Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GẮN THƯƠNG HIỆU CHO

PHẦN MỀM VIỆT NAM 3

I. CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM THẾ GIỚI 3

1. Khái niệm phần mềm và lợi ích phần mềm 3

1.1. Khái niệm phần mềm và đặc điểm phần mềm 3

1.2. Lợi ích phần mềm 9

2. Toàn cảnh công nghệ phần mềm thế giới. 13

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GẮN THƯƠNG HIỆU CHO PHẦN MỀM VIỆT NAM 17

1. Khái niệm thương hiệu. 17

1.1. Thương hiệu là gì? 17

1.2. Tại sao phải có thương hiệu. 18

2. Sự cần thiết phải gắn thương hiệu Việt Nam cho phần mềm

Việt Nam. 20

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN

MỀM MANG THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 22

I. MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT

KHẨU PHẦN MỀM 22

1. Chính sách nhà nước đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu

phần mềm. 22

2. Nguồn lực con người. 26

3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho sản xuất và xuất khẩu phần mềm

ở Việt Nam. 29

4. Dung lượng thị trường. 32

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM VIỆT NAM 33

1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay. 33

2. Thị trường phần mềm, doanh nghiệp phần mềm 36

2.1. Thị trường phần mềm 36

 

doc82 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 759 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm mang thương hiệu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách Công nghiệp (Bộ Công nghiệp) đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng Trung tâm công nghệ phần mềm nhằm ứng dụng các tiến bộ CNTT hỗ trợ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Sự phối hợp đồng loạt của các doanh nghiệp trong khu công nghệ phần mềm sẽ tạo nên sự ăn khớp trong các hoạt động từ thu hút đầu tư, tìm kiếm đối tác, thị trường, sản xuất tiêu thụ, cũng như đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở hạ tầng và tận dụng tốt các ưu đãi của Nhà nước. 4. Dung lượng thị trường. Với chất lượng tốt, giá thành hạ nhờ chi phí nhân công thấp, phần mềm Việt Nam đang dần dần khẳng định được uy tín trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Nhiều nhà cung cấp phần mềm nước ngoài, các khách hàng trong và ngoài nước đã biết đến phần mềm Việt Nam và đặt niềm tin vào đó. Bước đầu đã có một số khách hàng lớn như IBM, CISCO đã đặt hàng của các công ty phần mềm Việt Nam, điều này càng nâng cao uy tín tạo thuận lợi cho danh tiếng của phần mềm Việt Nam vang xa trên trường quốc tế. Cũng chính nhờ đó mà các khách hàng lớn trong nước đã tin cậy giao phó cho công nghệ phần mềm Việt Nam, từ bỏ tư tưởng chỉ có phần mềm nước ngoài sản xuất mới đạt tiêu chuẩn chất lượng. Trong thời đại cơ số hoá, mã hóa bùng nổ và lan rộng tới mọi khía cạnh của cuộc sống, thực tế nếu biết khai thác triệt để thì tiềm năng về dung lượng thị trường phần mềm của ta hiện nay là rất lớn: Về phạm vi ta có thị trường trong nước, thị trường thế giới; Về lĩnh vực ta có thị trường phần mềm công nghiệp, thị trường phần mềm nông nghiệp, giáo dục quốc phòng, an ninh Khi mà Đảng và Nhà nước đang kêu gọi chuẩn bị cho một "Chính phủ điện tử " thì "Chính phủ" cũng là khách hàng lớn cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh muốn đứng vững và phát triển tốt trên thương trường, cũng không thể đi ngược lại với xu thế thời đại công nghệ thông tin nếu không muốn bị tụt hậu và phá sản trong cuộc cạnh tranh gay gắt. Do đó hiện tại và trong tương lai các doanh nghiệp sẽ là khách thường xuyên của các công ty phần mềm. Theo điều tra mới nhất của PC World Việt Nam và Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Directory 2002, HCA & PC Wold Việt Nam) số các đơn vị đăng ký sản xuất phần mềm hoạt động hiện nay là 313, nếu tính thêm một số đơn vị chưa khai báo thì con số này lên tới 330, trong đó 50% là các đơn vị trong 2,5 năm trở lại đây (năm 2000, 2001 và nửa đầu năm 2002) điều đó chứng tỏ thị trường phần mềm phát triển tốt, các chính sách biện pháp của Nhà nước đã phát huy hiệu lực. II. thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam 1. Thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay. Điểm khác biệt nổi bật của xuất khẩu phần mềm với xuất khẩu hàng hoá thông thường là ở chỗ các sản phẩm phần mềm là vô hình. Chính đặc điểm này của đã quyết định và hình thức cũng như tính chất của các giao dịch mà ở đó phần mềm là đối tượng trao đổi. Hiện nay có các hình thức xuất khẩu phần mềm phổ biến là: * Xuất khẩu lao động (Onsite Service): Đây là hình thức xuất khẩu mà sau khi ký hợp đồng, người xuất khẩu trực tiếp đến làm việc tại cơ sở của khách hàng theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Thực chất của hoạt động này là người xuất khẩu tiến hành cung cấp dịch vụ ngay tại cơ sở của người mua là các khách hàng nước ngoài. * Xuất khẩu dịch vụ - hay còn gọi là gia công phần mềm cho nước ngoài (Software Outsourscing): Theo hình thức người xuất khẩu là các công ty phần mềm trong nước thực hiện viết chương trình phần mềm theo đơn đặt hàng của khách hàng (có thể từng phần hay toàn bộ chương trình) ngay tại cơ sở của mình. ở hình thức này, sản phẩm không mang thương hiệu của nhà sản xuất, bản quyền của sản phẩm trong trường hợp này thuộc về khách hàng nước ngoài. Hiện ở Việt Nam hình thức này chiếm đa số. * Xuất khẩu sản phẩm: Là hình thức mà công ty phần mềm trong nước dựa trên các kết quả phân tích và nghiên cứu thị trường của mình, lựa chọn sản phẩm một số sản phẩm phần mềm trọn gói rồi bán cho khách hàng nước ngoài. Theo hình thức này, công ty phần mềm Việt Nam phải chịu trách nhiệm toàn bộ từ phân tích hệ thống, viết chương trình sơ bộ, chương trình chi tiết, chạy thử, giao hàng, cài đặt và bảo hành cho sản phẩm của mình. Trong trường hợp này bản quyền, thương hiệu sản phẩm thuộc về nhà sản xuất là các công ty phần mềm . Dưới đây là sơ đồ các bước hoàn thiện một sản phẩm phần mềm trọn gói (1)- 1. Tạp chí Sost Letter 2002 Sơ đồ 2: Chu kỳ hoàn thiện sản phẩm phần mềm trọn gói. Bước 1: Nhận định ý tưởng ò Bước 2: Dự đoán khả thi ò Bước 3: Phân tích hệ thống ò Bước 4: Thiết kê sơ bộ ò Bước 5: Thiết kế chi tiết ò Bước 6: Mã hoá ò Bước 7: Chạy thử chương trình ò Bước 8: Bỏ hành và hỗ trợ kỹ thuật ò Bước 9: Bảo hành hỗ trợ kỹ thuật Hình thức xuất khẩu lao động không mang lại nhiều ngoại tệ bằng hình thức gia công phần mềm và hình thức xuất khẩu sản phẩm vì dù không phải bỏ vốn và đòi hỏi công sức nhiều, chỉ làm theo ý tưỏng của khách hàng nhưng chỉ là bán với sức lao động thuần tuý. Mà với điều kiện và môi trường phát triển công nghệ phần mềm tốt như hiện nay thì chúng ta nên trực tiếp sản xuất phần mềm để bán hay ít ra cũng thực hiện là một số bước trong chu trình thực hiện sản phẩm nêu trên bằng chính sức mình tại cơ sở của mình. Tuy nhiên, để sản xuất và xuất khẩu phần mềm trọn gói đòi hỏi công ty phần mềm không chỉ có đội ngũ lập trình viên giỏi mà cần giỏi cả về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, phân tích thị trường, phân phối sản phẩm. Hiện nay, dù có nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có khả năng lập trình tốt nhưng hầu hết lại yếu về khả năng phân tích hệ thống, quản lý dự án, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nên khó tồn tại trước nạn vi phạm bản quyền. Thực trạng này khiến nhiều nhà sản xuất đành ngậm ngùi chọn giải pháp gia công phần mềm cho nước ngoài. Như đã đề cập ở trên, gia công phần mềm là việc công ty phần mềm trong nước theo các yêu cầu đặc tả của khách hàng mà làm ra sản phẩm phần mềm và nhận chi phí gia công. Vì khách hàng là các công ty phần mềm nước ngoài, sử dụng hình thức này như một biện pháp giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho dự án nhờ phân chia công việc hợp lý, cho nên công việc giao cho các công ty phần mềm Việt Nam nhiều khi chỉ đơn thuần là giải một bài toán hay cũng có thể một bộ phận của một chương trình phần mềm lớn. Nếu như khối lượng công việc tương đối lớn, khách hàng có thể có hỗ trợ tài chính nhất định. Bên đặt gia công thường yêu cầu bên nhận gia công sử dụng một ngôn ngữ lập trình nào đó để làm phần mềm, có khi không yêu cầu gì. Thông thường, nếu là một ngôn ngữ thông dụng và bên nhận gia công đã có sẵn ở cơ sở mình, thì bên nhận gia công sử dụng ngôn ngữ đó theo yêu cầu khách hàng. Nếu đây là một ngôn ngữ đặc biệt mà bên nhận gia công chưa có thì bên đặt gia công sẽ cung cấp cho bên nhận gia công, bên nhận gia công tự tìm hiểu ngôn ngữ và tiến hành công việc theo yêu cầu của khách hàng. Không giống như trường hợp gia công các hàng hoá hữu hình thông thường, trong gia công phần mềm không có việc bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu thô cho bên nhận gia công. Do vậy toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật như máy tính, đường truyền Internet các công ty phần mềm nhận gia công phải tự mình trang bị trước. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là người xuất khẩu không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo khâu thiết kế và tạo lập ý tưởng về sản phẩm, không phải đầu tư vốn vào sản phẩm. Trên tầm vĩ mô thì gia công phần mềm còn giúp nước nhận gia công khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước đồng thời tiếp cận với công nghệ mới và bước đầu nắm bắt thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của gia công phần mềm xuất khẩu là bên nhận gia công không giữ được bản quyền sản phẩm và sản phẩm không mang thương hiệu của bên nhận gia công. Cho dù sản phẩm làm ra có tốt, tiện ích lớn thế nào thì cũng không đem lại danh tiếng trực tiếp cho người sản xuất. Hơn nữa bên nhận gia công lại phải thụ động từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đa số các trường hợp người nhận gia công chỉ thu được phần phí gia công rất nhỏ so với giá trị của sản phẩm cuối cùng bán ra. Hiện nay tuy đã có một số công ty phần mềm sản xuất để bán cho khách hàng trong và ngoài nước, nhưng phần lớn doanh thu xuất khẩu phần mềm là doanh thu từ hoạt động gia công phần mềm xuất khẩu. Tóm lại, ở một khía cạnh nào đó có thể nói, thực chất của hoạt động xuất khẩu phần mềm hiện nay là gia công phần mềm xuất khẩu. 2. Thị trường phần mềm, doanh nghiệp phần mềm 2.1. Thị trường phần mềm Theo con số tổng hợp từ nhiều nguồn thì tổng giá trị thị trường tin học Việt Nam năm 2000 là khoảng 250 triệu USD trong đó khoảng 200 triệu USD là nhập khẩu phần cứng, số còn lại là phần mềm và dịch vụ trong đó phần mềm chỉ chiếm khoảng 5%. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều lo ngại trước nạn sao chép, vi phạm bản quyền ồ ạt hiện nay cho nên họ tỏ ra ngao ngán với thị trường trong nước mặc dù họ đều có chung nhận định rằng với thị trường nội địa, nếu như doanh nghiệp được tạo cơ hội, thì "làm cả năm cũng không hết việc". Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam lại thường có đòi hỏi cao, đưa ra các tiêu chuẩn riêng không theo một định lượng nào. Thời gian thực hiện phải nhanh chóng giá thành đưa ra lại rất thấp. Cùng một nội dung nhưng nếu làm cho doanh nghiệp nội địa thì chỉ được trả công bằng 1/3 hay 1/4 so với làm cho nước ngoài. Đó là chưa kể khách hàng Việt Nam thường thanh toán chậm. Thất vọng trước nhu cầu của thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp phần mềm xoay sang thị trường nước ngoài với hai phương thức kinh doanh: xuất khẩu tại chỗ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà ưu điểm của phương thức này là có tính ổn định cao, lợi nhuận khá nhưng thị trường nhỏ, chỉ đủ chỗ cho một vài doanh nghiệp. Hướng còn lại là tìm nhu cầu của thị trường thế giới mà một số doanh nghiệp đã làm như FPT, VASC, Lạc Việt, hay gia công phần mềm cho nước ngoài. Năm 2001, tổng thị trường công nghệ thông tin ước tính 340 triệu USD, trong đó phần cứng 280 triệu, còn phần mềm và dịch vụ 60 triệu. Tỷ lệ phần mềm - dịch vụ/ tổng chi phí công nghệ thông tin đạt 21%, tăng 4% so với năm 2000, đây vẫn là con số thấp so với tỷ lệ trung bình trên thế giới là 49%. Tỷ lệ này thấp có thể do hai nguyên nhân chính là: Mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư cho công nghệ thông tin và đầu tư cho phần mềm/ dịch vụ, điều này kèm theo hiệu quả đầu tư vào công nghệ phần mềm thấp. Một lý do nữa là tình trạng vi phạm bản quyền cao. Theo đánh giá của Business Software Alliance (BSA,www.bsa.org 5/2002), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm năm 2001 tại Việt Nam là 94%, giảm 3% so với năm 2000 nhưng vẫn ở vị trí quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền trên toàn cầu và 0,6% giá trị vi phạm tại châu á. Khách hàng trong nước của các doanh nghiệp phần mềm khá đa dạng, nhưng tập trung chủ yếu và nhóm khách hàng là các công ty kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các Ngân hàng thương mại, các cơ quan nhà nước. Căn cứ vào số liệu 26 đơn vị chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm với tổng số 1040 lao động có số liệu về doanh số, trong năm 2001 được 8,8 triệu USD, tương đương với năng suất 8450 USD/người/năm, tăng 30% so với năm 2000, đây là tiến bộ rất lớn, có thể giải thích bởi việc các công ty phần mềm bé mới thành lập dễ đạt năng suất cao, còn các công ty phần mềm mới lớn đã có tiến bộ đáng kể trong việc tổ chức thực hiện dự án và có nguồn việc tốt, các đơn vị làm phần mềm ký được các hợp đồng tốt và hệ số tái sử dụng được cải thiện. Bảng 10. Năng suất phần mềm các năm 1998 - 2001. (Đơn vị: USD/ người năm) Năm 1998 1999 2000 2001 Năng suất 4300 5500 6400 8400 Nguồn: IT Report 2002 Hội tin học TPHCM Những con số ở bảng này cho thấy thị trường phần mềm đã có sự mở rộng. Doanh thu phần mềm đã tăng nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi sự ra tăng về cung phần mềm. Năng suất của các công ty phần mềm làm gia công cho nước ngoài cao hơn, năm 2001 đạt khoảng 13.000USD/người/năm tăng 18% so với 11.000USD năm 2001(1). Nghĩa là ở đây đã có sự tăng trưởng thị trường phần mềm Việt Nam. Phần mềm do công ty phần mềm Việt Nam làm toàn bộ hay từng phần đã dần được khẳng định. Theo nhận định của ông Rajiv Nair Chủ tịch Microsoft khu vực Châu á trong chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua, khi trao đổi kinh nghiệm làm phần mềm của ấn Độ với các doanh nghiệp Việt Nam (và cũng là ý kiến của nhiều doanh nghiệp), thị trường nội địa là "thước đo" kiểm tra năng lực, "lò luyện thép" tốt nhất cho các doanh nghiệp phần mềm trước1 1) "Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2002"-Hội Tin Học TP.HCM 2002 khi xuất hành ra thị trường quốc tế. Ngược lại, khi doanh nghiệp phần mềm đã nhận và hoàn thành tốt các hợp đồng của nước ngoài thì đó chính là hình ảnh quảng cáo thương hiệu tốt nhất ở thị trường nội địa. Điều này được khẳng định vào cuối năm 2000, các dự án phát triển công nghệ thông tin trong nước đã bắt đầu có triển vọng cho các doanh nghiệp nội địa với trị giá cả triệu USD/dự án. Do vậy trong định hướng của nhiều công ty trong năm 2001 thì 75% trong kế hoạch của họ là nhằm đến thị trường nội địa. Về thị trường nội địa của các doanh nghiệp phần mềm là như vậy còn thực trạng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam thì ra sao?1,2,3. Tổng hợp từ nhiều nguồn: "IT Report 2002" - Hội Tin Học TP. HCM, Tạp chí PC World 2001, Tap chí Tin Học và Đời Sống 5/2002. Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu phần mềm của cả nước trong năm 1997 đạt 2,5 triệu USD; năm 1998 đạt 4 triệu và năm 1997 đạt 7 triệu. Năm 2000, doanh số tăng từ thị trường phần mềm Việt Nam đạt con số 45 triệu USD trong đó tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng 40%.(1) Có thể nói trong giai đoạn 1996 - 2000, thị trường CNTT tăng trưởng khá tốt, với tốc độ trung bình tăng khoảng 20 - 25%/năm và có phát triển nhảy vọt vào năm 2000 (28%). Sang năm 2001 tổng thị trường CNTT ước tính 340 triệu USD (chỉ tăng13%), trong đó phần cứng 280 triệu, còn phần mềm và dịch vụ mới chỉ đạt 60 triệu USD. Trong nửa đầu năm 2002 CNTT Việt Nam nhất là công nghệ phần mềm hầu như không có gì đặc sắc. Trên thực tế tốc độ tăng trưởng của CNTT đang có dấu hiệu chững lại trong năm 2002.(2) Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay con số 500 triệu USD mục tiêu cho doanh thu xuất khẩu phần mềm năm 2005 của "Dự thảo kế hoạch tổng thể phát triển CNTT" được coi là "Quá sức" đối với ngành công nghiệp phần mềm còn đang gặp nhiều khó khăn hiện nay. Sau nhiều ý kiến của các chuyên gia, mục tiêu này đã được điều chỉnh ở mức độ khiêm tốn hơn: đến năm 2005, tổng sản lượng phần mềm đạt 500 triệu USD trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD.(3) Nhìn vào cơ cấu doanh thu các sản phẩm CNTT, nếu nói trong năm 1998 chẳng hạn, tổng doanh thu CNTT là 500 triệu thì trong đó giá trị phần mềm chỉ chiếm khoảng 5%, và là một điều bất hợp lý bởi con đường cho một quốc gia không có tiềm lực đủ mạnh để sản xuất phần cứng như chúng ta chỉ có một cách là đưa phần mềm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chứ không phải vẻn vẹn chỉ có dăm phần trăm như vậy. Cũng phải nói rằng, trong thời gian qua các công ty Tin học tham gia xuất khẩu phần mềm gia tăng đáng kể và cho ra đời nhiều sản phẩm phần mềm có chất lượng, trong đó có sản phẩm được người sử dụng đánh giá cao như phần mềm kinh tế của Công ty FAST, Từ điển Lạc Việt của công ty Lạc Việt, phần mềm VASC Y2K của Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng (VASC) Hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp tin học trong nước là giới thiệu và bán sản phẩm cho công ty nước ngoài, gia công và Việt hoá những sản phẩm nước ngoài, gia công từng phần do những công ty tin học nước ngoài, đưa ra những chương trình giải trí, những ứng dụng đơn giản. Doanh thu của những đơn vị này đạt 20-39 tỷ đồng/năm. Số đơn vị đạt doanh thu 50-60 tỷ đồng rất ít. FPT- đơn vị tiên phong trong hướng xuất khẩu - cùng với công ty Lạc Việt đã đạt huy chương vàng phần mềm doanh số cao (trên 5 tỷ VND), năm 2002(1). Thực tế tên sản phẩm phần mềm của FPT đã ra ngoài thế giới từ năm 1995, khi phần mềm SIBA được ứng dụng trong hai chi nhánh Public Bank ở Lào và Campuchia. Một số phần mềm kế toán và Ngân hàng khác cũng được ứng dụng nhiều trong các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc FPT với doanh thu xuất khẩu phần mềm năm 2002 đạt 1,7 triệu USD là doanh nghiệp duy nhất đạt huy chương vàng đơn vị phần mềm doanh thu xuất khẩu cao (trên 350.000USD trên tổng số 613 doanh nghiệp phần mềm có đăng ký sản xuất và kinh doanh phần mềm tính đến cuối tháng 6/2002) ở Hà Nội và 1310 ở Thành phố HCM đã phản ánh thực tế là công nghiệp công nghệ phần mềm Việt Nam chưa thực sự nhập cuộc vào cuộc chơi trên sàn quốc tế. Bên cạnh đó, trong số các hãng tin học hàng đầu thế giới đã tham gia vào thị trường phần mềm Việt Nam, hiện chỉ có Oracle là hãng đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất phần mềm. Các hãng như IBM, Compaq mới chỉ tập trung cung cấp các sản phẩm sẵn có chứ 1. "IT Report 2002" Hội Tin Học TPHCM chưa chú ý đến phát triển sản phẩm mới và điều này là nguyên nhân cản trở quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn toàn cầu và Việt Nam. Các công ty này nhận định rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa hội đủ các kỹ năng phát triển công nghệ phần mềm. Ngoài kỹ năng lập trình mà doanh nghiệp Việt Nam có ít nhiều kinh nghiệm thì kỹ năng phân tích hệ thống, phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá yếu. Chính nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng thừa nhận rằng tới nay hoạt động xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp phần mềm trong nước là hầu như chưa có gì và mang tính tự phát. Như vậy, với hiện trạng này, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam rất khó tiếp cận với thị trường thế giới. 2.2. Doanh nghiệp phần mềm. Số doanh nghiệp làm phần mềm hiện nay là 330. Chúng ta có thể thấy được phần nào hiện trạng xuất khẩu phần mềm của Việt Nam hiện nay theo điều tra của nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội vào tháng 8/2001. Bảng 8: Tổng hợp kết quả điều tra 15 đơn vị phần mềm tại Hà Nội. S TT Tên đơn vị điều tra Số chuyên gia phần mềm/ số nhân viên Tham gia hoạt động xuất khẩu phần mềm 1 Trung tâm công nghệ thông tin (CDIT) 85/100 Không 2 Công ty cỏ phần máy tính Việt Nam (CTM) 14/17 Có 3 Công ty phát triển Đông á (EADC) 10/14 Có 4 Công ty Công nghệ và đào tạo Trường Giang (TGC) 6/10 Không 5 Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng 80/200 Không 6 Công ty thiện ý (First Ltd.Co.) 10/35 Không 7 Công ty phát triển kỹ thuật và thương mại Tân dân (TANDAN) 12/20 Không 8 Công ty thương mại và kỹ thuật (TTC) 30/104 Không 9 Công ty TNHH Tungshing (TST) 10/420 Có 10 Công ty đầu tư công nghệ và tin học (VIT - INFO TECH) 25/30 Không 11 Công ty Công nghệ tun học Tinh Vân 18/25 Có 12 Công ty Hài Hoà (HC) 40/80 Có 13 Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) 90/800 Xuất khẩu tại chỗ 14 Viện Công nghệ thông tin (IOIT) 120/156 Có 15 Trung tâm ứng dụng và đầu tư công nghệ (AIT) 11/20 Không Bảng 9: Kết quả điều tra hoạt động xuất khẩu của các đơn vị phần mềm tại Hà Nội (Tháng 8/2001). STT Tên đơn vị xuất khẩu phần mềm Hình thức xuất khẩu Ghi chú 1 Công ty cổ phần máy tính Việt Nam (CMT) GCXK XKLĐPM - Allegra: phần mềm quản lý bệnh viện Novato, California; Thị trường: Hoà Kỳ - XKLĐPM; Thị trường: Pháp 2 Công ty phát triển Đông á (EADC) GCXK - Phần mềm quản lý tài chính ngân hàng; thị trường Mỹ và Canada 3 Công ty TNHH Tungshing (TST) XKPMTP - Lectra system cad/cam: quản lý kinh doanh; thị trường toàn cầu. 4 Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân GCXK - Business Directory: phần mềm quản lý kinh doanh thị trường Đan Mạch 5 Công ty Hài Hoà (HC) -XKPMTP -GCXK - NovaCAD: Công cụ trợ giúp trang thiết kế; thị trường: Châu Âu. - Các công cụ tiện ích phục vụ thiết kế; thị trường; Châu Âu, Mỹ. 6 Viện Công nghệ thông tin (IOIT) XKPMTP Mạng VAREnet phục vụ cộng đồng nghiên cứu giáo dục của UN - POPMAP: bộ chương trình phát triển hệ thống phần mềm tương tác và trợ giúp quyết định phục vụ công tác quản lý dân số; được trên 100 nước sử dụng. 7 Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) XKTC Chú thích: GCXK: Gia công xuất khẩu. XKLĐPM: Xuất khẩu lao động phần mềm XKPMTP: Xuất khẩu phần mềm thương phẩm XKTC: Xuất khẩu tại chỗ. Dưới đây là tình hình xuất khẩu phần mềm ở một số doanh nghiệp chủ chốt: * Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT). Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT) ra đời ngày 18 tháng 9 năm 1998 với hai bàn tay trắng cho đến nay công ty đã có đội ngũ lớn mạnh hơn 400 người, tỷ lệ tăng vốn lên đến 85%/ năm. Ngay từ tháng 9 năm 1998, trong báo cáo tổng kết 10 năm FPT tại Hà Nội, ông Trương Gia Bình, Tổng Giám đốc công ty đã tuyên bố kết thúc giai đoạn 1 và bước sang giai đoạn 2 với định hướng là xuất khẩu phần mềm. Mục đích của FPT là trở thành thành viên quốc tế trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin và để chuẩn bị nguồn lực cho phát triển phần mềm, FPT đã liên kết với công ty Aptech Computer Education của ấn Độ giúp đào tạo mỗi năm khoảng 1000 chuyên gia lập trình. Ngoài ra để chuẩn bị cho quá trình xuất khẩu phần mềm, Ban lãnh đạo của FPT đã thực hiện chuyến khảo sát 20 ngày tại thị trường Bắc Mỹ. Qua chuyến khảo sát, Ban lãnh đạo rút ra nhận định rằng tất cả các đối tác đều rất quan tâm đến Việt Nam và khá nhiều công ty muốn hợp tác với ta, họ đánh giá rất cao năng lực của người Việt Nam. Cũng trong chuyến khảo sát này, đã có rất nhiều hợp đồng được ký kết, mở ra hướng đi cho FPT trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Tiêu biểu trong số những hợp đồng được ký kết trong chuyến đi, có thể đề cập tới hợp đồng tham gia sản xuất phần mềm với công ty Winsoft Canada, một công ty hàng đầu chiếm lĩnh thị trường phần mềm bảo hiểm của Canada. Hợp đồng được thực hiện tại Việt Nam trong thời gian 6 tháng, do 30 lập trình viên của FPT thực hiện. Phần mềm này có tên là LifeServer, được cung cấp cho hơn 40 hãng bảo hiểm lớn và trên 40.000 đại lý trong khu vực. Đây là lần đầu tiên Winsoft sử dụng nguồn lực bên ngoài để hợp tác phát triển phần mềm. Đây là cơ hội tốt để FPT tích luỹ được những kiến thức, kinh nghiệm để có thể cạnh tranh với các thị trường khác bởi chiến lược về lâu về dài của chính họ là tìm được chỗ vững chắc trên thị trường phần mềm thế giới. * Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VASC). Mặc dù mới đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VASC) thuộc công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) đã có nhiều đóng góp cho việc phát triển mạng VNN/ Internet, mạng thông tin đã được PC World Việt Nam trao giải "Mạng thông tin ưa chuộng nhất trong năm 1999". Qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, VASC đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, dự định của VASC trong thời gian tới là tiếp tục mở thêm các dịch vụ mới trên mạng, đồng thời tuỳ theo nhu cầu của thị trường VASC sẽ xây dựng các dịch vụ đáp ứng khách hàng, đẩy mạnh kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ, giải pháp sẵn có, tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm phần mềm theo nhu cầu thị trường, đặc biệt tập trung vào thị trường các nước phát triển. Trung tuần tháng 5 năm 2000 VASC đã đưa ra trang "phần mềm Việt Nam" lên Internet trên địa chỉ http:// www. vnn. vnsoft. Tại trang web này, các sản phẩm dịch vụ có uy tín trên thị trường các nước của các công ty phần mềm Việt Nam sẽ được giới thiệu. Đây là những nỗ lực nhằm giới thiệu các sản phẩm phần mềm Việt Nam đến toàn thế giới, giúp công ty phần mềm Việt Nam tìm kiếm đối tác trên thị trường nước ngoài, qua đó có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế. Một tin mừng nữa cho ngành công nghiệp phần mềm non trẻ Việt Nam là vừa qua tại Hà Nội, VASC đã ký hợp đồng xuất khẩu phần mềm với công ty phần mềm 4 Real Software (Mỹ) trị giá 150.000USD. Theo bản hợp đồng này VASC sẽ xây dựng trình duyệt Web trên hệ điều hành Paltn Pilot cho các máy Palm trong vòng hai năm. Cần nói thêm rằng Palm là một thiết bị bỏ túi được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Châu âu và các nước phát triển khác. Trước xu thế phát triển của Internet, các công ty đã nghiên cứu đưa ra giải pháp sử dụng các máy Palm để truy cập vô tuyến vào Internet. Điều này cho phép những người sử dụng Palm có thể truy nhập Internet bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Xây dựng trình duyệt Web cũng là một trong những công đoạn quan trọng của giải pháp này, đây là công việc khá phức tạp mà công ty 4 Real Software đã tin tưởng chọn VASC là đối tác. Trước đó VASC cũng đã ký hợp đồng xây dựng cơ sở dữ liệu trang Web động cho công ty Share logic (Mỹ) để thực hiện các giao dịch thương mại điện tử. Hoạt động chuyên sâu vào lĩnh vực xây dựng các trang Web cũng là một trong những hướng đi hiệu quả, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ mạng Internet như hiện nay và điều này nói lên hướng đi đúng đắn của một công ty phần mềm trong việc tìm một chỗ đứng trên thương trường rộng lớn toàn cầu. III. Khó khăn và tồn tại trong hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam 1. Khó khăn về tìm đầu ra cho phần mềm xuất khẩu. Khó khăn của doanh nghiệp phần mềm mới là chưa có danh tiếng trên thị trường, chưa có sự năng động trong Makerting, chưa đầu tư chú trọng đúng mức vào công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan