Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh trong trường THCS. Nhưng vì thời gian có hạn ( chỉ có 3 tuần) nên tôi chỉ đủ khả năng tìm hiểu về hứng thú học tập môn toán của các em học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên,Thái Nguyên. Lớp 6A2 là một lớp gồm 39 học sinh trong đó có 20 nam, 19 nữ. Đa số các em ngoan ngoãn lễ phép, có nề nếp, có năng lực quản lý lớp. Các thành viên trong lớp hăng say học tập. Trong thời gian 3 tuần tôi đã thực hiện tìm hiểu hứng thú học tập của các em lớp 6A2 bằng cách:
- Tham dự giờ học và trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn và các em học sinh lớp 6A2.
- Lập phiếu điều tra hứng thú học tập và phát phiếu cho 39/39 học sinh.
- Lấy số liệu kết quả học tập của 3 môn: Toán, Anh, Văn để so sánh.
Từ đó tôi có thể tìm hiểu được hứng thú học tập môn toán của các em và tìm ra những nguyên nhân, biện pháp nhằm tạo ra hứng thú học tập cho các em.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 36269 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi hiểu nhờ đâu mà các em có hứng thú học tập, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hứng thú học tập. Bước đầu biết cách làm một đề tài nghiên cứu khoa học và vận dụng tâm lý học, giáo dục học vào thực tế từ đó tìm ra cách tổ chức công tác chủ nhiệm và xây dựng cho mình phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Đối tượng và khách thể điều tra
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
Khách thể nghiên cứu: chính gồm 39 HS trong đó có 20 HS nam và 19 HS nữ của lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
Khách thể nghiên cứu bổ trợ là 30 GV gồm các GV trực tiếp dạy những HS được nghiên cứu và các GV dạy các bộ môn ở các khối lớp 7, 8, 9.
Trưng cầu ý kiến 64 CMHS. Một số khách thể phỏng vấn sâu: 25 HS, 30 CMHS, 15 GV,...
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: Hứng thú, hứng thú học tập, đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS nói chung, hứng thú học môn Toán của HS lớp 6A2 nói riêng; các yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển hứng thú của HS THCS.
Điều tra, phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng hứng thú học môn Toán của HS ở một số trường THCS; xác định những đặc điểm của hứng thú học môn Toán ở HS THCS.
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao hứng thú học môn Toán cho HS.
Đề xuất kiến nghị sư phạm nhằm phát triển hứng thú học môn Toán của HS THCS.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một vấn đề có rất nhiều phương pháp tuy nhiên việc thực hiện các phương pháp còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan. Do điều kiện hạn chế nên tôi không vận dụng được tất cả các phương pháp trong quá trình nghiện cứu. Tôi đã vận dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: phương pháp này được sử dụng trong các giờ học các giờ truy bài để nhận xét thái độ, ý thức học tập của học sinh.
Phương pháp điều tra: phương pháp này được sử dụng dưới các hình thức như phát phiếu điều tra, thu thập số liệu....để nắm được hứng thú của học sinh với môn học.
Phương pháp toán học: đây là phương pháo được áp dụng trong khi thống kê, xử lí số liệu thu thập được. Trên cơ sở đánh giá, phân loại học sinh.
Phương pháo đàm thoại: tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với học sinh và giáo viên bộ môn, từ đó nắm được tình hình chung của lớp và chất lượng học tập của học sinh.
Ngoài ra đề tài còn được thực hiện nhờ việc đọc, phân tích các tài liệu có liên quan.
VI. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Về khách thể nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế nên không thể nghiên cứu HS THCS từ lớp 6 đến lớp 9, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu được HS lớp 6A2 lớp đặc trưng của trường THCS Túc Duyên.
- Về đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS lớp 6A2.
+ Biện pháp tâm lý sư phạm: chủ yếu áp dụng một số tác động tâm lý thông qua phương pháp dạy học của GV nhằm tăng tính chủ động, tìm tòi, sáng tạo và tạo lập bầu không khí tâm lý HS tích cực trong quá trình học tập để nâng cao hứng thú học môn Toán.
- Địa bàn nghiên cứu:
Chỉ triển khai nghiên cứu tại lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
PHẦN THỨ HAI
Nội dung và các kết quả nghiên cứu
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hứng thú là vấn đề hấp dẫn và phức tạp cho việc nghiên cứu. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú có giá trị trên thế giới, đặc biệt là của các nhà tâm lý học nổi tiếng. Từ những công trình nghiên cứu có giá trị ấy có thể khái quát lịch sử nghiên cứu theo các xu hướng sau:
+ Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep. Năm 1944 tác giả tiến hành thành công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học.+ Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng. Đại diện cho xu hướng này là L.LBôgiôvích “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét hứng thứ trong mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn ...+ Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi: Đại diện là G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trường trung học. V.N. Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”(1957). Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.
Đề tài này đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tôi cũng nhận thấy đề tài này rất hay và lý thú nhưng trong giới hạn của đề tài nên tôi chỉ nghiên cứu một mặt mới đó là nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên nói riêng, từ đó có một số nhận định về hứng thú học tập môn toán của học sinh THCS nói chung.
II. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
Lịch sử đã chứng minh có rất nhiều con đường để tiếp thu và nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo như bằng lao động sản xuất, bằng các hoạt động xã hội, bằng hoạt động dạy học. Trong các con đường đó thì con đường dạy học là con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất giúp người học có thể nắm vững khối lượng kiến thức nhiều nhất trong một thời gian ngắn nhất. Hiện nay dạy học rrat được coi trọng, được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Mục đích của dạy học là đào tạo những con người độc lập có năng lực, trí tuệ, có bản lĩnh để đưa đất nước theo kịp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, theo kịp với các quốc gia trên thế giới. Để đạt được mục đích này chúng ta cần phải có chất lượng giáo dục cao. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Một trong những yếu tố đó thì hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng tạo nên chất lượng học tập. Chính vì vậy việc tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh là điều kiện cần thiết và tất yếu đối với mỗi giáo viên, giúp ng giáo viên có hướng giảng dạy và giáo dục thích hợp, không tạo cho học sinh sự gò ép trong họ tập, tạo điều kiện cho các em lĩnh hội tri thức có hiệu quả cao nhất,. Trong quá trình đó người giáo viên phải tích lũy cho mình kinh nghiệm, tri thức, tự rèn luyện hoàn thiện mình đáp ứng nhu cầu nhận thức ngày càng cao của học sinh. Dạy học là một trong những con đường đặc trưng và cơ bản nhất của nhà trường để thực hiện mục tiêu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Dạy học là sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Trong đó người thầy là người được xã hội giao cho nhiệm vụ giáo dục cho thanh thiếu niên, giáo dục con người. Học sinh tiếp thu tri thức, giá trị văn hóa của loài người đồng thời vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống nhằm tái tạo và phát triển di sản văn hóa làm cho kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Trong mối quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò thì mọi hoạt động tổ chức của ng thầy đều nhằm vào thúc đẩy sự nhận thức của học sinh. Bằng mọi khả năng và kinh nghiệm của mình ng thầy cần tạo cho học sinh có sự say mê trong học tập. Người học với nhu cầu nhận thức của mình mà tạo cho mình hứng thú học tập. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú học tập là thái độ thích học hay không thích học ở mỗi em học sinh, là sự say mê hấp dẫn, sự tập trung chú ý cao độ của các em trong học tập.
+ Hứng thú học tập của học sinh phụ thuộc vào điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan.
+ Điều kiện khách quan đó là điều kiện, hoàn cảnh tác động đến học sinh tạo cho các em tập trung chú ý học tập như: do thầy dạy tốt, do có điều kiện học tập tốt, do cha mẹ quan tâm......
+ Điều kiện chủ quan đó là bản thân mỗi em học sinh thích, say mê học các môn học.
+ Do muôn tạo cho học sinh có hứng thú học, người thầy phải có phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt trí thức thế nào để tạo cho học sinh cảm giác thích học, say mê với môn học và chính bản thân mỗi em học sinh cần tự tạo cho mình hứng thú học tập.
Hứng thú học tập của học sinh còn bị ảnh hưởng của vốn kiến thức phong phú, sâu rộng của thầy và năng lực tiếp thu của trò, thầy dạy có giỏi, học sinh tiếp thu bài nhanh, sáng tạo thì trở thành động lực thúc đẩy các em say mê học tập.
+ Hứng thú học tập được biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung bài học, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. Do vậy sự tập trung chú ý cao đọ cảu các em trong mỗi bài học có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, có đặc điểm tâm lý khác nhau. Do đó việc khơi gợi hứng thú cho học sinh cũng khác nhau.
+ Hứng thú có vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức vào đối tượng, khiến cho việc nhận thức sâu sắc và nhạy bén hơn. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, hành động sáng tạo, khi đó hứng thú trở thành động lực, động cơ thúc đẩy lôi cuốn cá nhân hành động để thỏa mãn hứng thú đó. Chính vì vậy nó giúp con người trong quá trình hành động, đem lại hiệu quả cao. Hứng thú làm tăng cường sức làm việc, khi làm việc tạo cho cá nhân có sức chịu đựng khó khăn làm việc rất dẻo dai.
+ Học sinh có hứng thú học tập, các em nảy sinh khát vọng học tập. Khi đó nó thúc đẩy, lôi cuốn các em tập trung chú ý, say mê học tập nghiên cứu, các em tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn, do đó chất lượng học tập của các em cao hơn.
+ Ý nghĩa của việc tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh thông qua sự tập trung chú ý cao độ của các em trong học tập giúp chúng ta biết được thái độ của các em đối với môn học, từ đó phần nào ta có thể biết được kết quả học tập của các em, nếu các em thích học môn nào đó, các em có sự say mê nghiên cứu nó thì chắc chắn các em sẽ đạt kết quả cao, ngược lại nếu các em phải học với sự gò ép thì kết quả không cao, giúp người giáo viên tự điều chỉnh mình, rút kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đó là nâng cao chất lượng học tập và giáo dục ở trường THCS.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở thực tiễn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh trong trường THCS. Nhưng vì thời gian có hạn ( chỉ có 3 tuần) nên tôi chỉ đủ khả năng tìm hiểu về hứng thú học tập môn toán của các em học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên,Thái Nguyên. Lớp 6A2 là một lớp gồm 39 học sinh trong đó có 20 nam, 19 nữ. Đa số các em ngoan ngoãn lễ phép, có nề nếp, có năng lực quản lý lớp. Các thành viên trong lớp hăng say học tập. Trong thời gian 3 tuần tôi đã thực hiện tìm hiểu hứng thú học tập của các em lớp 6A2 bằng cách:
- Tham dự giờ học và trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn và các em học sinh lớp 6A2.
- Lập phiếu điều tra hứng thú học tập và phát phiếu cho 39/39 học sinh.
- Lấy số liệu kết quả học tập của 3 môn: Toán, Anh, Văn để so sánh.
Từ đó tôi có thể tìm hiểu được hứng thú học tập môn toán của các em và tìm ra những nguyên nhân, biện pháp nhằm tạo ra hứng thú học tập cho các em.
2. Tinh thần thái độ
Đa số các em có tinh thần học tập hăng hái, thái độ say mê hào hứng đối với môn toán.
3. Kết quả công tác điều tra
Ngày đầu tiên vào truờng thì số lượng HS giỏi, và HS kém toán là bao nhiêu nên tôi không biết, em hỏi, họ ngại, nên nói có vẻ như ngượng ,nói như vậy sợ sẽ đánh giá của lớp cô dạy như thế nào mới như vậy. Vì vậy qua quá trình thực tập dạy học và chủ nhiệm em tự mình điều tra hỏi HS kết quả học tập của từng em như thế nào, qua tìm hiểu em thấy đa số lớp nào cũng có từ 3 đến 4 em, số lượng không nhiều nhưng nó ảnh hưởng đến kết quả của cả lớp. Cho nên GV cần phải quan tâm nhiều đến HS và cả gia đình. Trong quá trình dạy và chủ nhiệm thì em phát hiện trong lớp có em học kém toán như: Đức Thắng, Vĩnh Phú, Ngọc Yến, Vân Anh các em đều có chung một điểm là: Đối với môn toán các em học rất thuộc các quy tắc, đọc lưu loát, nhưng khi hỏi công thức thì các em không nói được, hoặc không nhớ, nên rất khó vận dụng vào việc giải toán. GV hướng dẫn cho em kèm HS yếu trong tuần, ngày nào em cũng phải kiểm tra bài và cả lý thuyết, lí thuyết thì các em học thuộc,còn em ra đề cho HS làm bài tâp thì các em không làm, hoặc nói là quên, mất, làm sai, em hướng dẫn sửa bài thì các em vẫn chú ý lắng nghe, nhưng khi cho các em sửa bài tập lại thì làm cũng không được,các em chỉ học máy móc điều quan trọng là không tự mình suy nghĩ, đợi chờ chép bài của bạn là xong, lúc nào cũng vậy, các em đều không tự làm, mặc dù em đã nhiều lần nhắc nhở. Trong lúc dạy tiết học tôi được dạy 1 tiết, còn bạn tôi được dạy 2 tiết toán, lúc dạy chúng tôi luôn cố gắng truyền tải đầy đủ hết nội dung của bài hướng dẫn làm bài tập một cách tận tình để các em yếu có thể theo kịp và làm được đúng các bài tập, trong lúc học dưới sự hướng dẫn của GV thì HS đều có thể hiểu bài, nhưng khi các em làm vào vở bài tập, thì các em lại găp khó khăn về cách đổi các đơn vị đo thời gian như ngày đổi ra tháng năm … và đổi ngược lại vì các em chưa thật sự hiểu sâu, chỉ có nhưng em học giỏi toán thì tiếp thu kiến thức thật nhanh còn HS kém thì càng gặp khó khăn nhiều, tình trạng này luôn diễn ra trong lớp học hằng ngày, mặc dù GV chủ nhiệm đã cố gắng hướng dẫn, nhưng việc học yếu toán của Hs do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy GV cần phải tìm hiểu và xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng đến HS rồi từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp để giúp đỡ HS. Việc HS học kém toán ở trường THCS nói chung và lớp 6A2 luôn có, số lượng HS nhiều hay ít là do mỗi trường,mỗi lớp có biện pháp giúp đỡ tốt hay không? Và HS yếu kém ở mỗi môn học là tất yếu, có lúc HS này không thích học nên việc học được tốt môn toán là rất hạn chế vì đặc trưng của môn toán là suy luận, tư duy và khái quát cao nên các em cần phải tự phát hiện, tìm tòi rất khó với HS, nhưng nói như vậy không phải là khó hoàn toàn nếu ta biết cách học sẽ học tốt, nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Qua việc tìm hiểu ý kiến của HS thì có rất nhiều HS không thích học toán, HS ngại và sợ tính toán, mặc dù các em đều đạt điểm 9,10 nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không thích học toán mà đạt điểm cao, một câu hỏi khó mà trả lời được, với những lí do đó tôi tự mình tìm hiểu, thật ra là qua việc tiếp xúc và trò chuyện thì các em nói rằng: “ Môn Toán thật lòng các em không thích, em thích Tiếng Việt, Nhạc, Mĩ thuật… học toán phải tính, suy nghĩ mệt mà có lúc không hiểu gì…” rất nhiều ý kiến nhưng vấn đề ở đây không biết có phải là cách tổ chức dạy học của GV không sinh động, hấp dẫn thu hút HS không tạo được hứng thú trong học tập, nên các em không quan tâm tới, cứ học từ từ, không cần phải quan tâm đến kết quả có đúng không khi làm sai, khi gọi các em giải thích tại sao làm như vậy thì HS không giải thích được mà chỉ im lặng. Điều đó cho thấy các em học mà không hiểu, chứng tỏ là chép bài của bạn nên không lí giải được, nên không biết đúng hay sai chỗ nào, chỉ đối phó với GV. Vấn đề ở đây nó thể hiện hai mặt, một mặt việc học kém toán xuất pháp từ phía HS học mà không cố gắng cũng như không chịu tự khám phá, tìm tòi trong lúc học tập hoặc do ý thức học tập của các em chưa cao, xác định động cơ chưa đúng…. Hay bắt nguồn từ phía gia đình, hoặc GV chưa có phương pháp hay hình thức học tập chưa lôi cuốn HS, chưa tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực của mình, nên hạn chế khả năng sáng tạo của HS, việc dạy và hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức là khó khăn đòi hỏi GV phải tận tình giúp đở mới đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế cho thấy qua việc em được dự thao giảng 1 tiết toán do cô Nhâm Thị Chung ở lớp 6A2: “Thứ tự trong tập hợp số nguyên” tiết dạy cũng tốt nhưng còn nhiều vấn đề ở đây là trong việc hình thành các kiến thức mới thì qua việc HS được học rồi các giá trị tuyệt đối thì GV cần dùng những câu hỏi là HS có thể làm được, nhưng GV vẫn hướng dẫn còn HS chăm chú lắng nghe không cần phải động não vì khi hỏi HS, HS trả lời không đúng ý định, rồi sửa chữa rất mất nhiều thời gian, hướng dẫn xong việc hình thành kiến thức rồi qua phần bài tập thì bài đầu tiên tất nhiên GV phải hướng dẫn, đối với bài tập 9 GV nên cho nhắc lại cách so sánh các số, sau đó cho HS làm bài trong 2 phút rồi cho HS lên bảng làm, ở đây GV cho 2 HS lên bảng làm luôn, phải tính toán rất lâu, rồi sửa bài mất nhiều thời gian, rồi tiếp tục làm câu b) tương tự như bài a) GV cho HS đọc lại. Qua bài tập 10 không làm.
- Qua 3 tuần thực tập và được dạy 1 tiết toán thì tôi thấy tình hình học Toán của hs lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên là tốt và số lượng hs giỏi là chiếm phần đông, và trường cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nề nếp học tập cũng rất tốt, nhưng trong khi điều tra xin ý kiến những em hs trong lớp thì có một điều rất lạ là hs học toán trong lớp đều được điểm 9,10 mà lại không thích học toán ,cũng không biết học môn Toán dễ hay khó nữa và các em đều cho là không biết, câu hỏi đặt ra tại sao lại như vậy? Phần dông hs học được toán có thể là các em được học thêm hay trên lớp được GV hướng dẫn hết hs không cần phải suy nghỉ cũng như xác định đề yêu cầu làm gì, hỏi gì, chỉ ghi lại kết quả mà không cần suy luận, mà khi ghi kết quả lại hs cũng ghi sai nữa. Vì vậy trong lúc thực tập dạy học thì đa số hs thích học môn Tiếng Việt, Mĩ Thuật, Âm Nhạc,…các em không thích học toán, nhưng chất lượng học vẫn cao. Đây không phải là chất lượng thực sự. Trong giáo dục ngành học hay môn học nào cũng có hs giỏi, khá và yếu, nếu trong việc dạy học mà ta chấp nhận lấy chất lượng học tập của hs thật sự thì việc dạy và học có thể nâng cao, nhưng thực tế thì cho thấy trong tất cả các lớp sự yếu kém của hs có lẽ GV còn e ngại, cố dấu đi sự yếu kém của hs trước sự thăm dò của sinh viên (SV) và cho đó là một số hs học vẫn tốt nhưng điểm vẫn trên 5, thật sự hs là không hiểu bài nên không vận dụng vào làm bài tập được, sự tiếp thu của hs rất yếu nên các em chỉ việc chép bài là xong, đối phó với GV chớ không khi nào tự giác làm bài. Như thế làm hạn chế sự phát triển của hs, nếu như GV chúng ta cho hs thuộc dạng yếu kém toán mà qua đó tìm hiểu nguyên nhân, các biện pháp để giúp đỡ hs học toán như vậy mới tốt……………
Để tìm hiểu cụ thể về hứng thú học tập của các em học sinh lớp 6A2 tôi đã lập phiếu điều tra hứng thú học tập môn toán. Trong phiếu tôi đặt ra một số câu hỏi như: em hãy cho biết thái độ của em đối với môn toán như thế nào? Em nhận thức thế nào về vai trò của môn toán trong chương trình học tập của nhà trường? Em thích học môn toán vì lý do nào?..... Sau đó tôi phát phiếu điều tra cho 39/39 học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên. Kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 1: bảng mức độ hứng thú học tập môn toán
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Tổng
Nam
Nữ
Bảng 2: Bảng mức độ hứng thú học tập của các em ở các môn toán, văn và anh
Môn học
Mức độ hứng thú
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
Toán
Anh
Văn
Bảng 3: Kết quả học tập ba môn văn, toán , anh của học sinh tính theo %
Môn học
Toán
Văn học
Ngoại ngữ
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Nam
Nữ
Tổng
3. Phân tích kết quả điều tra
Qua việc phát phiếu điều tra hứng thú học tập môn toán tôi thấy đa số học sinh thích học môn toán trong đó số học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ. Tôi nói chuyện với một số học sinh nam có điểm tổng kết cao được các em trả lời:“ chúng em thích học toán vì nó gắn liền với thực tế và là môn chúng em phải thi sau này. Cô giáo giảng bài rất dễ hiểu“. Em Đỗ Văn Hải nói “ em thích học cả 3 môn toán, văn, ngoại ngữ vì phương pháp giảng dạy của các thầy cô lôi cuốn em với những điều mới. Trong mỗi tiết học cô hay gợi cho chúng em sự thích thú. Còn đối với môn toán là một trong những môn học em dự định thi đại học.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy phần lớn các em học sinh đều có hứng thú học môn toán. Ở môn toán các em chuẩn bị bài rất tốt trước khi đến lớp. Nhiều em tích cực tham gia phát biểu ý kiến như: Cao Phương Anh, Vũ Đình Biển, Đỗ Văn Hải, Đinh Hồng Tuyên, Bùi Quốc Khánh...
Ở bảng 3 ta thấy xét chung các em đều đạt kết quả khá cao ở cả 3 môn toán – ngoại ngữ - văn số học sinh đạt tỉ lệ yếu kém là rất ít, số học sinh đạt loại giỏi chiếm tỉ lệ tương đối 8.8%.
Tất nhiên kết quả cụ thể của 3 môn vẫn có sự chênh lệch tuy nhiên là không lớn.
Môn Văn là môn có số học sinh xếp loại giỏi nhiều nhất: 4 em chiếm 7%, môn toán có 2 em chiếm 3.5%, và môn ngoại ngữ không có em nào.
Môn toán và môn ngoại ngữ là môn có số học sinh xếp học lực khá nhiều nhất: môn toán có 35 em chiếm 61.4%, môn văn có 39 em chiếm 68.4%, môn anh văn ít nhất chỉ có 20 em chiếm 35.1%.
PHẦN THỨ BA
Kết luận và nhận xét
1. Kết luận
Các em đã có hứng thú học tập và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng nhiều em chưa chú trọng vào học tập môn toán và kết quả học tập chưa cao.
2. Nguyên nhân
- Đối với HS:
+ HS chưa nắm vững các kiến thức cơ bản trong môn Toán.
+ HS còn quá yếu chưa theo kịp bạn bè, trong môn Toán thiếu sự tích cực, chủ động, sáng tạo cũng như sự linh hoạt, không có sự tìm tòi, tự giác giải quyết các bài tập, phần lớn là chờ vào sự hướng dẫn hay giải của GV.
+ Các em còn sợ học môn Toán vì phải tính toán rất nhiều số, các em chưa thích học Toán vì nó phức tạp và suy luân hơi cao.
+ Do tâm lý sợ, thiếu tự tin, lười học, cẩu thả, chán ngán e sợ khi học Toán.
+ Các em còn chưa biết cách học, tự tập luyện, đa số là các em học thêm chứ chưa tự nghiên cứu bài tập ở nhà.
+ Không có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản yếu.
+ Các em còn e sợ, ngại bạn bè chê cười khi các em hỏi những thứ mà các em không hiểu. Như vậy vấn đề không hiểu dẫn đến ngày càng các em bị mất căn bản và rất nguy hiểm cho các lớp học tiếp theo.
+ Các em còn chủ quan, ham chơi chưa thật sự quan tâm đến việc học.
+ GV ra đề và dặn HS về nhà làm nhưng các em vẫn không làm.
+ Các em học mà không hiểu, khi nêu các quy tắc là ghi ra dược công thức, nhưng các em đọc được lí thuyết mà ghi công thức không được.
+ HS chưa được sự quan tâm từ phía gia đình, gia dình không nhắc nhở HS trước khi vào lớp là làm bài tập, nhưng qua kiểm tra thì ngày nào các em yếu kém điều vẫn không làm bài tâp.
+ Chưa nắm vững kiến thức nên việc vân dụng vào tính toán, giải toán găp nhiều khó khăn.
+ Vì những kiến thức chỉ được học một lần trên lớp nên HS khó mà nắm vững, gây ảnh hưởng đến các kiến thức sau.
+ Các lớp dưới ,1,2,3,4 các em đã bị mất căn bản nên khó mà học tốt các lớp sau.
+ Do hoàn cảnh gia đình như: Gia dình không hạnh phúc, ly hôn…Làm cho các em thiếu tự tin, chán ngán học hành, mà học toán dòi hỏi các em phải tư duy và suy luận.
+ Các em còn có thái độ trong chờ vào GV, hay vào lớp mượn bài chép của bạn là xong, không cần phải suy nghĩ.
+Không xác định đuợc mục đích của mình là học để làm gì để cần có sự cố gắng.
+ Kiến thức của các em chưa khắc sâu vì khí lên lớp các em hiểu bài,về nhà làm bài tập thì làm không được quên cách đổi, giải toán.
+ Vì khi đã thực hiện truy bài đầu giờ hằng ngày, nhắc lại thường xuyến các quý tắc, công thức, cũng như các cách tính của từng bài tập, nhưng do ý thức của từng HS, một số HS hiểu bài thì làm bài tốt, một số HS đọc vẫn đọc nhưng khi làm bài thì không được, sai rất nhiều mà sai chủ yếu là cách đổi đơn vị, cách tính tỉ số phần trăm, giải toán về chu vi, thể tích…
+ Các em đọc đề nhầm hoặc không kỉ, dẫn đến kết quả sai.
+ Do hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em luôn bị lôi cuốn vào chúng nên các em bị chi phối, thời gian học ít, chơi nhiều, dẫn đến kết quả yếu kém.
- Đối với GV:
+ Nội dung phương pháp chưa thật sự thu hút và lôi cuốn HS vào việc học toán.
+ Phương pháp học không thích hợp.
+ Không có phương tiện dạy học hay tổ chức ở trường chưa phù hợp với từng đối tượng HS.
+ Thời gian không đảm bảo viễc truyền thụ và rèn kĩ năng cho HS.
+ GV ôm làm hết và HS chỉ biết chép là xong.
+ GV chưa chú ý đến HS yếu và chưa bao quát HS.
+ Cách thức hướng dẫn của GV chưa kỉ lắm, nặng về cách giải nên HS không cần suy nghĩ, tìm tòi cách giải nên khó mà giải bằng năng lực thật sự của mình.
+ Chưa thật sự quan tâm sâu sát đến HS yếu.
+ Thời gian trên lớp quá ngắn nên không chú ý nhiều đến HS.
+ GV chứa phối hợp tốt đối với gia đình và nha trường tróng việc kèm và hướngdẩn HS kém toán.
+ Dạy quá nhiều phân môn nến không có thời gian để hướng củng như ôn luyện thường xuyên cho HS.
+ Chưa có biện pháp cụ thể đối với từng HS.
+ Chưa tạo ra nhiều tình huống học tập để giúp đở HS học tốt môn Toán hơn.
+ Chưa tác động kịp thời đến từng HS, để hạn chế khả năng học kém toán
3. Ý kiến đề xuất
Trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên,Thái Nguyên.doc