LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN – HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ . 2
I. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1. Khái niệm đầu tư phát triển 2
1.2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 3
II. VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP 7
2.1. Khái niệm vốn và vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 7
2.2. Vai trò của vốn trong đầu tư phát triển của doanh nghiệp 10
2.3. Phân loại vốn đầu tư của doanh nghiệp 11
III. LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐTPT TRONG DOANH NGHIỆP 12
3.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư 12
3.2. Các nguồn vốn tài trợ: 15
3.3 Hình thức huy động vốn dài hạn 19
3.4. Cân đối cung cầu vốn: 27
3.5. Biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn 27
IV.SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 29
4.1. Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn ĐTPT 29
4.2. Một số quy đinh của Nhà nước về quản lý sử dụng vốn cho các dự án đầu tư 30
4.3. Nội dung sử dụng vốn ĐTPT 32
4.4. Quản lý vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTPT 34
4.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM. 37
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP 37
1.1. Đặc điểm của ngành thép 37
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam 38
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA VSC 39
2.1. Nhu cầu vốn đầu tư của VSC 39
2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư của VSC 42
2.3 Các hình thức huy động vốn chủ yếu của VSC 44
III. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA VSC TRONG NHỮNG NĂM QUA. 49
3.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển phân theo cơ cấu công nghệ 49
3.2. Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư cho các chủng loại sản phẩm 53
3.3 Tình hình sử dụng theo cơ cấu tái sản xuất của vốn đầu tư 56
3.4. Sử dụng vốn đầu tư vào các liên doanh 58
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG 60
4.1. Kết quả đầu tư. 60
4.2. Hiệu quả đầu tư 61
4.3. Những khó khăn và tồn tại trong huy động và sử dụng vốn của VSC. 63
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP 67
I. KẾ HOẠCH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM: 67
1.1. Kế hoạch sản xuất : 67
1.2. Kế hoạch đầu tư phát triển 68
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ 71
2.1. Về huy động vốn: 71
2.2.Về sử dụng vốn: 75
2.3. Các giải pháp chung khác 80
III. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ: 82
3.1. Các giải pháp về huy động vốn 82
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
92 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Tổng Công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất và tái đầu tư, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đem lại của cải vật chất cho nền kinh tế xã hội.
Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng vốn ở Tổng công ty Thép Việt Nam.
I. Giới thiệu về Tổng công ty thép
1.1. Đặc điểm của ngành thép
Mỗi ngành có một đặc điểm riêng, cũng như mỗi nguyên tố hoá học có một tính chất đặc thù để nhận biết. Thép là một kim loại làm từ hợp kim sắt và cacbon nhưng nó cũng tạo ra đặc điểm riêng của nó:
Thứ nhất: Các sản phẩm thép là các sản phẩm lâu bền. Thép là hợp kim của sắt và cacbon, nó có nhiều cơ lý tính và tính sử dụng đặc biệt đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật cao như độ bền cao, kết hợp với độ dai, dẻo. Nên khả năng trong việc chịu mài mòn, ma sát, chịu nhiệt, chịu lạnh, chống gỉ sét, chịu axit và bazơ. Ngoài ra nó còn có nhiều tính chất sử dụng khác so với nhiều loại vật liệu khác như thép có giá rẻ và ít có biến động trong khoảng thời gian dài.
Thứ hai: Thép có khả năng tái chế. Đây là một đặc điểm rất quan riêng của ngành thép. Việc sử dụng lại đầu ra của mình làm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất mới là một thuận lợi lớn của ngành thép trong quá trình phát triển.
Trong điều kiện hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia ngày càng cạn kiệt thì chúng ta không thể dựa mãi vào nguồn đó được mà phải tìm các biện pháp khác nhau để giải quyết được nó như: biện pháp đổi mới công nghệ, tìm các sản phẩm thay thế, tìm nguồn nguyên vật liệu khác…nhằm thoã mãn nhu cầu không ngừng tăng cao của xã hội. Đối với ngành thép, vật liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình luyện thép là quặng sắt và thép phế liệu. Chính vì vậy, việc sử dụng thép phế liệu để thay thế cho quặng sắt là một giải pháp quan trọng và duy nhất có khả năng làm giảm sức ép về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-Thứ ba: ngành thép có mối quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp khác. Đầu vào và đầu ra của ngành thép có mối quan hệ chặt chẽ không thể thiếu với các ngành công nghiệp khác. Đầu vào ngoài nguyên liệu chính là quặng sắt và thép phế, để tạo ra được sản phẩm thép, để tạo ra sản phẩm thép còn phải kết hợp với ngành than, ngành điện, ngành năng lượng…đầu ra của ngành thép cũng không thể tách rời với các ngành xây dựng nhà cửa, ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ điện tử và tin học. Những ngành này coi thép và sử dụng các sản phẩm như một thứ nguyên vật liệu cho ngành mình.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam
Tổng công ty thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại: VIeT NAM STEEL CORPORATION, tên viết tắt là VSC, là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo mô hình Tổng công ty 91- mô hình tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Mục tiêu của tổng công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất kinh doanh thép làm nền tảng.
Tổng công ty thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hết các công đoạn từ khâu khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Thép như sau:
Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho công nghệ luyện kim.
Sản xuất gang thép và các kim loại, sản phẩm thép.
Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các trang thiết bị công trình luyện kim và xây dựng dân dụng.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng dầu, mỡ, ga, dịch vụ và vật tư tổng hợp khác.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp luyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng.
Đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và nước ngoài.
Xuất khẩu lao động
Bên cạnh, phạm vi chức năng, nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà nước giao, Tổng công ty Thép còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa được sản xuất để bình ổn giá cả thị trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo cho đời sống người lao động ở trong công ty.
II. Thực trạng huy động vốn của VSC
2.1. Nhu cầu vốn đầu tư của VSC
Nhu cầu vốn đầu tư được lập ra chủ yếu dựa trên nhu cầu đòi hỏi của thị trường về các loại sản phẩm thép theo từng thời kỳ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành để từ đó VSC đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Như vậy, để tìm hiểu các yếu tố xác định nhu cầu của VSC trước hết chúng ta xem xét những dự báo về thị trường thép đã đuợc nghiên cứu kỹ của các tổ chức chuyên gia trong ngành thép. Sau đó dựa theo các phương pháp xác định nhu cầu vốn cố định và lưu động như đã được nêu ở phần lí luận (chương I) mà chủ yếu dựa vào phương pháp xác định nhu cầu vốn trực tiếp và gián tiếp để dự tính tổng vốn đầu tư cho một dự án. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn là một bước tiên quyết cho huy động vốn được đầy đủ, đúng tiến độ của dự án.
Dưới đây là một ví dụ về việc xác định nhu cầu vốn đầu tư cho dự án xây dựng nhà máy cán nguội của VSC:
Để dự báo nhu cầu sản lượng thép cán nguội ở Việt Nam trong nghiên cứu khả thi, các chuyên gia của tổ chức JICA- Nhật Bản đã sử dụng kết quả thu thập theo tổng nhu cầu từng lĩnh vực có nhu cầu về thép cán nguội làm con số dự báo nhu cầu cho nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ có tính đến chi tiết từng ngành sử dụng.
Bảng : Dự báo nhu cầu cho nhà máy thép cán nguội Phú Mỹ
Đơn vị: Nghìn tấn
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2010
Nhu cầu lá và cuộn cán nguội
283
315
350
621
- Loại thông dụng
257
286
318
545
- Loại cao cấp
26
29
32
76
Thép dùng cho mạ kẽm
179
196
213
415
Nhu cầu tối đa đối với nhà máy cán nguội
462
511
563
1046
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thép cán nguôi Phú Mỹ)
Trên cơ sở dự kiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, VSC đề ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ:
Bảng 2: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ thép cán nguội
Đơn vị: Tấn
Năm lịch
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Năm dự án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Cuộn cán nguội
13
19
21
21
21
21
21
21
21
21
21
Thép cho mạ kẽm
110
165
184
184
184
184
184
184
184
184
184
Tổng cộng
123
184
205
205
205
205
205
205
205
205
205
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy cán nguội Phũ Mỹ)
Với phương xác định vốn cho tài sản cố định dựa vào kế hoạch trang bị, dựa vào nhu cầu tài sản cố định của dự án, nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để xây dựng nhà máy thép cán nguội được dự tính như bảng dưới. Trong đó, chi phí cho thiết bị và cho công tác xây lắp được ước tính từ những thông số kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng theo kết quả đã nghiên cứu, có tính đến kết quả khảo sát địa điểm và những kinh nghiệm tương tự trong quá khứ.
Những chi phí cho tồn kho, chuẩn bị sản xuất, dự phòng, chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật được ước tính từ những kinh nghiệm tương tự trong quá khứ.
Bảng 3 : Chi phí đầu tư xây dựng dự án nhà máy Thép cán nguội Phú Mỹ
Hạng mục
Chi phí (triệu USD )
1. Thiết bị
78,1
a. thiết bị sản xuất và phụ trợ
57,9
b. Phụ tùng
5,2
c. Vận chuyển, lắp đặt, bảo hiểm
15
2. Xây lắp
22,2
3. Tồn kho
2,8
4. Chuẩn bị sản xuất
2,9
5. Dự phòng
2,4
6. Thiết kế, trợ giúp kỹ thuật
5,6
7. Lãi vay thời gian xây dựng
11,8
Tổng cộng:
125,8
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh VSC
Về nhu cầu vốn lưu động cho dự án bằng phương pháp xác định trực tiếp dựa vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dự trữ các nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm VSC đã xác định nhu cầu từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động của toàn bộ dự án.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động dành cho việc mua sắm cuộn cán nóng và vật tư tiêu hao như dầu bôi trơn, vật liệu bao gói và cho những chi phí cần thiết khác tại giai đoạn bắt đầu vào sản xuất khoảng 2 triệu USD. Nếu vốn lưu động 2 triệu USD này được vay thì phải chịu lãi khoảng 0,2 triệu USD.
Với tổng nhu cầu khoảng 126 triệu USD dự án đã được phân kỳ thời gian và tổng nhu cầu vốn như sau:
Bảng 4: Phân kỳ thời gian huy động vốn:
Đơn vị: triệu USD
Danh mục
Tổng
2002
2003
2004
Vốn xây lắp
22,2
22,2
0,0
0,0
Vốn mua sắm thiết bị
71,7
39,6
27,8
4,3
Vốn khác
14,8
0,3
9,2
4,3
Trả lãi
11,7
2,8
9,0
0,0
Tổng
119,4
64,8
45,9
8,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh VSC 2002)
2.2. Khả năng huy động vốn đầu tư của VSC
Bảng 5: Nguồn vốn hoạt động năm 2001-2002 của Tổng công ty Thép Việt Nam
Đơn vị: triệu đồng
Danh mục
Năm 2000
Năm 2001
Tiền
%
Tiền
%
Tổng cộng nguồn vốn
3591624
100
3905852
100
A. Nợ phải trả
2066832
57,55
2386587
61,10
1. Nợ ngắn hạn
1827376
50,88
2079127
53,23
2. Nợ dài hạn
216838
6,04
286629
7,34
- Vay dài hạn
203988
5,68
274997
7,04
- Nợ dài hạn
12850
0,36
11632
0,30
3. Nợ khác
22618
0,63
20831
0,53
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1524.791
42,45
1519260
38,90
1.Nguồn vốn, quỹ
1432876
39,89
1415413
36,24
- Nguồn vốn kinh doanh
1410404
39,27
1399692
35,84
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-36
0,00
238
0,01
-Chênh lệch tỷ giá
-6069
-0,17
1043
0,03
- Quỹ đầu tư phát triển
65167
1,81
113390
2,90
- Quỹ dự phòng tài chính
13473
0,38
22946
0,59
- Lợi nhuận chưa phân phối
-65002
-1,81
-136718
-3,50
- Nguồn vốn đầu tư XDCB
14940
0,42
14822
0,38
2. Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác.
91915
2,56
2,66
(Nguồn: Tài chính kế toán-VSC )
Qua bảng nguồn vốn hoạt động trên ta thấy nguồn vốn dùng cho việc kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn chiếm 39,27% năm 2000 và năm 2001 chiếm 35,84%, trong khi đó các khoản nợ phải trả của VSC lại chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2000 chiếm 57,55% và năm 2001 chiếm 61,1%. Như vậy, trong kinh doanh tổng công ty đã chưa phát huy thế mạnh của mình, việc kinh doanh bị kém hiệu quả, lợi nhuận thấp. Chính vì vậy mà các khoản đi vay nợ lớn, đặc biệt tổng công ty dùng vốn để đầu tư phát triển còn quá nhỏ, năm 2000 chiếm 1,81% và năm 2001 chiếm 2,9%. Nguồn vốn bị hạn hẹp cho nên đầu tư dài hạn phát triển thay đổi dây chuyền sản xuất, nâng cấp máy móc, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm rất thấp vì thế sản phẩm sản xuất ra kém không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và máy móc cũ kỹ lạc hậu nên chỉ tiêu tiêu hao thiết bị lớn và giá thành sản xuất ra sản phẩm cao nên cũng khó lòng cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả năng hay không còn thể hiện ở khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính hay mức độ độc lập về mặt tài chính- được đánh giá qua chỉ tiêu “tỷ suất tài trợ”:
Tỷ suất tài trợ năm 2000 = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
= 1524791/3591624 = 0,4245
Tỷ suất tài trợ năm 2001= 15119260/3905852 = 0,3889.
Từ chỉ tiêu trên ta thấy mức độ độc lập của VSC không cao, đều nhỏ hơn 50%. So sánh hai năm 2000, 2001, ta thấy tỷ suất tài trợ của năm 2001 nhỏ hơn 2000 chứng tỏ tỷ lệ các tài sản của VSC trong năm 2001 được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay so với tổng nguồn vốn nhiều hơn năm 2000. Hệ số này giảm tức nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng chậm hơn mức tăng của tổng số vốn, điều này cũng tương đương với số vốn nợ của doanh nghiệp năm 2001 tăng nhanh hơn mức tăng của tổng vốn, làm chỉ số mắc nợ chung tăng:
Chỉ số mắc nợ chung năm 2000 = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
= 2066832/3591624
= 0,5754
Chỉ số mắc nợ chung năm 2001 = 2386587/3905852
= 0,6111.
Khả năng huy động vốn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất thanh toán chung năm 2000 = Tổng tài sản lưu độn/ Tổng nợ ngắn hạn
= 2525037/1827376 =1,3818.
Tỷ suất thanh toán chung năm 2001 = 2766742/2079127
=1,33072.
Ta thấy rằng tỷ suất thanh toán chung của VSC đều lớn hơn 1. Chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường. Tuy nhiên tài sản lưu động của doanh nghiệp năm 2001 tăng hơn năm 2000 nhưng do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn tăng lớn hơn nên tỷ suất thanh toán năm 2001 giảm so với năm 2000. Điều này ảnh hưởng, làm khả năng huy động vốn của doanh nghiệp giảm.
Như vậy, trong năm 2001, ngoài chiến lược đẩy mạnh hoạt động đầu tư doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài vào lớn thì khả năng huy động vốn đã giảm đi còn là do các đơn vị vẫn chưa có kế hoạch vay vốn phù hợp, làm vốn vay, nợ tăng lên, nhưng hiệu quả hoạt động không tăng. Qua các chỉ số trên chúng ta thấy khả năng huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động đầu tư của VSC là chưa cao. Hạn chế này một phần là do các dự án đầu tư của VSC nói riêng và của ngành thép nói chung đều có mức sinh lời thấp nên sức hấp dẫn các tổ chức cho vay vốn yếu; một phần do tình trạng sử dụng vốn kinh doanh của các đơn vị thành viên kém hiệu quả. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời gian tới, VSC cần tập trung vào cải thiện tình hình tài chính thông qua chính sách phù hợp về các vấn đề như xử lý nợ khó đòi, giải quyết lượng hàng tồn kho…và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận để từ đó tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
2.3 Các hình thức huy động vốn chủ yếu của VSC
Vốn ngân sách cấp:
+ Từ khi sát nhập hai tổng công ty (Tổng công ty kim khí và Tổng công ty Thép) để thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam, TCTy được nhà nước cấp vốn khi thành lập tổng công ty là 1.300 tỷ đồng Việt Nam. Trên cơ sở vốn pháp định ban đầu đó TCTy điều hành sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, đầu tư tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tại các đơn vị thành viên trong cả nước. Số vốn pháp định này chỉ chiếm 23% trong tổng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.
+ Vốn cấp bổ sung hàng năm: VSC là một doanh nghiệp Nhà nước nên vốn ngân sách là nguồn vốn có vai trò quan trọng để hỗ trợ cho các dự án lớn và các dự án ít hấp dẫn.
Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn Ngân sách, vốn ODA để xây dựng quy hoạch phát triển ngành; các dự án trọng điểm, phát triển vùng nguyên liệu quặng sắt, chất trợ dung; đầu tư các công trình hạ tầng đối với các khu khai thác nguyên liệu, các nhà máy luyện kim mới quy mô lớn; các dự án xử lý môi trường; đầu tư cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành. Một số dự án cụ thể sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước được thực hiện trong những năm qua:
Công trình nghiên cứu khoa học, giáo dục: hàng năm VSC dùng vốn Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học, giáo dục tại trường đào tạo nghề cơ điện luyện kim gang thép Thái Nguyên với số vốn đầu tư thể hiện: năm 1998 là 900 triệu đồng, năm 1999 là 1 tỷ đồng, năm 2000 là 2,4 tỷ đồng, năm 2001 là 3,2 tỷ đồng, năm 2002 là 5,5 tỷ đồng.
Vốn Ngân sách Nhà nước còn được VSC đầu tư cho y tế như đầu tư cho bệnh viện Gang Thép và Trại Cau, đầu tư các công trình môi trường như lọc bụi, xử lý thải phênol, trồng mới 5 triệu ha rừng; hay xây dựng kết cấu hạ tầng của khu vực kinh tế.
Ngoài ra, vốn Ngân sách cũng được sử dụng một phần để đầu tư sản xuất nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ và chỉ mang tính hỗ trợ.
Nhà nước cho phép các doanh nghiệp của VSC hiện nay đang sản xuất phôi thép được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005), coi đây là khoản Ngân sách Nhà nước cấp cho doanh nghiệp để nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bổ sung vốn lưu động.
Trước đây thời kỳ bao cấp Ngân sách được cấp phát trực tiếp hàng năm không theo dự án nên đã gây lãng phí lớn. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, vốn Ngân sách Nhà nước không còn đóng vai trò quyết định mà chỉ có tính chất hỗ trợ phát triển. Tuy vậy, đối với ngành Thép nói chung mặc dù số vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ song nó có vai trò rất quan trọng để tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất thép phát triển.
Vốn tín dụng:
Đối với VSC, vốn tín dụng để đầu tư phát triển chủ yếu từ vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và vốn tín dụng thương mại vay các ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường quan hệ tín dụng trở nên phổ biến thì nguồn vốn tín dụng đầu tư trở thành nguồn vốn cơ bản nhất để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng các nhà máy. Đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn ở VSC.
Hàng năm trên cơ sở cân đối thu chi, Nhà nước tạo quỹ tín dụng với mức lãi suất tương đối ưu đãi so với lãi suất ngân hàng thương mại cho một số ngành kinh tế trọng điểm, trong đó có ngành thép, được phép vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ cho ngành đó phát triển, vừa thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư.
Đối với các dự án phát triển thượng nguồn của VSC( khai thác quặng sắt, sản xuất phôi thép) sẽ được sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định như:
+Vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo mức lãi suất ưu đãi 3%/năm như quy định Nghị định tại quyết định số 05/2001/NĐ-CP ngày 24/5/2001 của chính phủ. Thời gian vay vốn 12 năm, có 3 năm ân hạn.
+ Là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Lợi thế của nguồn vốn này là lãi suất vừa phải có thể chấp nhận được, cơ chế cho vay vốn không ngặt ngèo như vay vốn từ các nguồn khác, cụ thể:
Vay vốn để góp vốn pháp định, không cần phải bảo lãnh cũng như thế chấp tài sản…Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước cho VSC dưới các hình thức: Cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Nguồn vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp
Các đơn vị thuộc VSC hằng năm ngoài huy động từ các nguồn vốn trên còn trích vốn từ các nguồn quỹ của mình để bổ sung vốn đầu tư. Các quỹ đó hằng năm được trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp, nó có thể là quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
-Vốn trích từ quỹ khuyến khích phát triển dùng để đầu tư các dự án hợp lý hoá sản xuất và cải tiến kỹ thuật như:
+ Cải tiến một phần máy móc thiết bị, thay thế thiết bị cũ, mua thêm thiết bị lẻ, cải tiến nhỏ quy trình công nghệ sản xuất, bố trí sản xuất lại dây chuyền sản xuất, nâng cao công suất máy móc thiết bị hay hiệu quả sử dụng máy móc và xây dựng nhỏ các công trình phục vụ hợp lý hoá sản xuất và cải tiến kỹ thuật.
+ Mua sắm, cải tạo, thay thế những máy móc thiết bị nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, xây dựng bổ sung các công trình bảo vệ an toàn cho máy móc thiết bị và công nhân.
Vốn trích từ quỹ phúc lợi dùng để đầu tư cho các dự án:
+Xây dựng, mở rộng và sữa chữa nhà ở, câu lạc bộ, nhà nghỉ, trại điều dưỡng, nhà ăn, căng tin, các công trình thể dục thể thao, các công trình khác phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên của đơn vị.
+ Cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hoá và chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, mua sắm trang bị dụng cụ, phương tiện cho nhà ăn, căng tin…
Nguồn vốn khấu hao cơ bản:
Cùng với lợi nhuận để lại, VSC được tăng tích luỹ nội bộ bằng chính sách để lại khấu hao cơ bản để tái đầu tư. Nhờ có chính sách này của Nhà nước, vốn khấu hao cơ bản đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của VSC.
Nguồn vốn nước ngoài
Nguồn vốn nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức liên doanh, vốn do các tổ chức nước ngoài cho vay hoặc hỗ trợ, vốn vay thương mại nước ngoài qua hình thức tín dụng thuê mua hàng hoá thiết bị. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, các dự án có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của VSC đã được chính phủ xem xét bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Vốn vay nước ngoài: Điều kiện để được vay vốn nước ngoài là phải có sự bảo lãnh của ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính hoặc ngân hàng thương mại. Tuy vậy, vay vốn với hình thức này rất khó vay để góp vốn pháp định mà thông thường chỉ sau khi các bên đã triển khai góp vốn thì mới thực hiện khoản vay vốn này.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Trong các liên doanh với nước ngoài, VSC chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tỷ lệ góp vốn thấp từ 30-40%. Nguồn vốn này không tăng lên trong những năm gần đây thậm chí khả năng thu hút ngày càng giảm do các dự án đầu tư của ngành thép có tỷ suất sinh lời không cao, ít sức hấp dẫn các đối tác nước ngoài ít quan tâm đến việc hợp tác đầu tư các dự án lớn sản xuất tấm cán nóng, phôi thép và nhà máy liên hợp.
Vốn vay thương mại theo hình thức OECD: Đây là hình thức vay vốn nhằm hỗ trợ xuất khẩu, bên cho vay vốn đồng thời cũng là bên cung cấp thiết bị. Thông thường nguồn vốn này có mức lãi suất nhỏ hơn mữc lãi suất cho vay thương mại khác khoảng từ 0,5-1,5%. Thời gian cho vay cũng thuận lợi hơn 5 năm, 10 năm và trong một số trường hợp có thể trên 12 năm.
g. Các hình thức khác:
Bao gồm các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thuê mua tài sản, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Các hình thức tạo vốn này ở nước ta hiện nay cũng như ở VSC còn đang rất hạn chế vì thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển, chưa đóng góp vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế.
Để thấy được toàn bộ nguồn huy động vốn đầu tư của VSC, chúng ta xem xét qua bảng số liệu thể hiện số tiền huy động từng nguồn vốn dưới đây:
Bảng 5: Cơ cấu các nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư của VSC
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tổng nguồn vốn huy động
70.809
100,00
66.386
100,00
379.951,32
100,00
536.824
100,00
Vốn Ngân sách Nhà nước
11.715
16,53
5.654
8,52
4.928,94
1,29
9.000
1,67
Vốn tín dụng
45.999
64,89
24.170
36,41
129.379,81
34,05
153.462
28,58
Vốn KH CB
5.803
8,19
9.786
14,74
4.110,55
1,08
10.864
2,02
Vốn tự bổ sung
1.185
1,67
19
0,03
28.828,00
7,59
35.468
6,6
Vốn nước ngoài
2.047
2,89
-
-
211.358,70
55,63
324.567
60,46
Vốn khác
4.060
5,83
26.757
40,3
1.345,32
0,35
3.463
0,65
(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)
III. Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của VSC trong những năm qua.
Thép được đánh giá là vật tư chiến lược không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng, có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Để nghiên cứu tình hình sử dụng vốn của VSC trong thời gian qua ta lần lượt nghiên cưú việt sử dụng vốn phân theo cơ cấu công nghệ,theo cơ cấu tái sản xuất,cơ cấu vốn đầu tư theo chủng loại sản phẩm.
3.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển phân theo cơ cấu công nghệ
Cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư phát triển là mối tương quan của vốn đầu tư theo công dụng tức tương quan giữa các phần cho công tác xây lắp, thiết bị và chi phí xây dựng cơ bản khác.
Giai đoạn 1996-2000 là 5 năm cuối của chiến lược phát triển 10 năm nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhanh chóng bắt kịp với thế giới, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược. VSC đã tích cực đầu tư hơn 596 tỷ đồng.
Trong 5 năm, sự phát triển về ngành công nghiệp xây dựng, công nghiệp cơ khí, …đã kéo theo sự gia tăng lớn nhu cầu về thép. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thép bình quân đạt 12%.Năng lực sản xuất toàn ngành về cán thép đạt 2 triệu tấn/năm và nhịp độ tăng tiêu thụ bình quân là 15%/năm.
Công ty Gang Thép Thái Nguyên: Công ty GTTN là nhà máy đầu tiên được xây dựng vào đầu những năm 60 với sự giúp đỡ của Trung Quốc và cũng là công ty duy nhất có dây chuyền công nghệ luyện kim khép kín từ khai thác quặng sắt, than, các nguyên liệu khác đến các nhà máy luyện cốc…Thời kỳ bao cấp và những năm đầu đổi mới công ty luôn là đơn vị dẫn đầu của VSC về đầu tư, sản lượng, tiêu thụ. Từ năm 1995 trở lại đây, do có những khách quan, công ty GTTN mất dần vị thế. Tổng vốn đầu tư chỉ đạt hơn 100 tỷ đồng, sản lượng giảm mạnh, năng lực sản xuất bị hạn chế và lượng tiêu thụ cũng giảm đáng kể so với thời kỳ 1991-1995 và so với toàn Tổng công ty.
Giai đoạn này GTTN chủ yếu đầu tư chiều sâu, cải tạo và nâng cấp thiết bị trên cơ sở hiện có như:
-Dự án cải tạo lò luyện than cốc với số vốn là 13.641 triệu đồng có công suất 120.000 tấn/năm (song do thiếu than cốc và thiết bị là cũ nên sản lượng cốc tối đa là 110.000 tấn/năm).
-Dự án mở rộng sản xuất thép dây của Lưu Xá với tổng vốn 32.684 triệu đồng đạt công suất 65.000 tấn/năm.
Dự án mở rộng công ty GTTN đến nay đã thực hiện xong.
Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư ở công ty GTTN là: Vốn xây lắp chiếm tỷ trọng 8,4%, vốn thiết kế cơ bản khác12,45%, vốn thiết bị 79,15%.
Công ty gang thép Miền Nam: Là công ty lớn thứ hai sau công ty GTTN, được thành lập sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Hiện nay công ty có vốn đầu tư thực hiện và tài sản lớn nhất trong VSC. Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư của công ty này như sau: Vốn xây lắp 22,0%, vốn thiết kế cơ bản khác 3%, vốn thiết bị 75,0%. Dựa vào cơ cấu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0121.doc