Thanh Trì là huyện ngoại thành cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, trên
đường trục quốc lộ 1A. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận
Đống Đa. Phía Nam, Tây nam giáp tỉnh Hà Tây (Thị xã Hà Đông và Huyện
Thường Tín). Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Gia Lâm với rang giới tệ
nhiên là sông Hồng.
Toạ độ địa lý của Thanh Trì từ 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và từ 105045
đến 10056 kinh độ Đông.
Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài Đông sang Tây vào khoảng
100 Km. Có tổng diện tự nhiên 9988,54 ha
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n rõ nét hơn. Họ mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất khi cần thiết, khi
đến hạn trả sòng phẳng, việc sử dụng vốn thường có hiệu quả hơn nơi khác.
V. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đầu tư tín dụng để phát triển
kinh tế nông thôn.
Do nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp nông
thôn trong nền kinh tế quốc dân, nhiều nước trên thế giới nhất là các nước
nông nghiệp trong khu vực Đông Nam á đã rất coi trọng hoạt động tín dụng
ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh nghiệm
của một số nước sau đây về vấn đề này cần được nghiên cứu và tham khảo.
Thứ nhất: Ngân hàng nhân dân Indonesia
Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) là ngân hàng thương mại thuộc
quyền hữu chính phủ song hoạt động như một ngân hàng thương mại độc lập.
BRI hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo những nguyên tắc, quy chế
được soạn thảo trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tê. BRI có bốn lĩnh vực
hoạt động chính. Một trong bốn lĩnh vực này là hoạt động ngân hàng vi mô do
hệ thống ngân hàng đơn vị BRI đảm nhiệm và hệ thống này chịu trách nhiệm
cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng dân cư ở nông
thôn. mạng lưới rộng lớn với 3-703 đơn vị ở khu vực nông thôn là một trong
những hệ thống lớn nhất của hệ thống ngân hàng đơn vị.
BRI có một số lượng rất hạn chế các sản phẩm tín dụng. Điều này giúp
khách hàng hiểu một cách dễ dàng về các sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nâng cao trình độ cán bộ song song với việc nâng cao chất lượng dịch
vụ cho khách hàng. Các đặc tính chủ yếu của các sản phẩm không thay đổi
theo thời gian. Tóm lại đơn giản hoá là một trong những nguyên tắc quản lý
của BRI.
BRI không cho vay nhóm nhưng trong các sản phẩm tín dụng đều được
lồng ghép bởi một "hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng" nằm
khuyến khích khách hàng vay vốn hoàn trả đúng hạn. BRI đặt ra các mức lãi
suất cho vay khác nhau phụ thuộc vào việc thanh toán đúng hạn. Khách hàng
khi vay thực tế phải chịu một lãi suất cố định hàng tháng trong đó bao gồm
255 số tiền lãi đã thu là lãi phạt. Nếu trả nợ khách hàng sẽ đợc hoàn lại một số
lãi phạt đã thanh toán cho ngân hàng. Mặc dù nguyện vọng được vay những
lần tiếp theo là yếu tố chủ yếu khuyến khích người vay trả nợ nhưng "hệ thống
khuyến khích" đã tạo ra một động cơ rất mạnh mẽ để người vay than toán nợ
khi đến hạn. Tính hiệu quả của phương pháp này đực thể hiện bởi tỷ lệ quá
hạn là 5,77% và tỷ lệ thất thoát vốn dài hạn là 2,6%.
BRI chỉ cho vay đối với khách hàng có thể chứng minh được mình đã
có 3 năm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tất cả các khoản vay đều phải có tài
san thế chấp mặc dù việt phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ rất hiếm khi
xảy ra. Ngân hàng xem tài sản thếp chấp chỉ là một chỉ số đánh giá tính
nghiêm túc của mục đích vay vốn của khách hàng.
Quá trình chấp thuận khoản vay và kiểm soát khoản vay nhất là với
những khách hang vay lần đầu rất được ngân hàng chú trọng. Việc tới thăm
các khách hàng tại nhà trước và sau khi cho vay là bắt buộc đối với cán bộ tín
dụng. Đối với khách hàng xin vay vốn lần thứ hai thì mức độ chi tiết tại các
lần thăm thực tế sẽ thấp hơn.
Thứ hai: Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan (BAAC)
* Tổ chức nguồn vốn.
Mục tiêu hoạt động chính của B.A.A.C là trợ cấp cho nông dân thông
qua đầu tư vốn tín dụng. Vì vậy B.A.A.C có các nguồn vốn ưu đãi sau đây:
- Ngân hàng trung ương trợ cấp cho B..A.A.C bằng hình thức cho vay
không lãi (trên thực tế lãi suất từ 1 - 3%/năm nhưng do ngân sách trả).
- Hàng năm chính phủ có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại
phải cho vay đối với nông nghiẹe. Nếu ngân hàng thương mại không cho vay
hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số còn lại vào ngân hàng phát triển nông
nghiệp.
- Ngân hàng trung ương bảo lãnh cho ngân hàng phát triển nông nghiệp
vay vốn nước ngoài.
- Trong hoạt động B.A.A.C được miễn ký quỹ bắt buộc.
* Tổ chức cho vay.
- Đối tượng được vay vốn phát triển nông nghiệp Thái Lan gồm:
+ Hộ nông dân cá thể.
+ Các hiệp hội nông dân Thái Lan.
* Loại cho vay:
B.A.A.C áp dụng cả 2 loại cho vay đối với hộ nông dân.
- Cho vay ngắn hạn dưới 1 năm.
- Cho vay trung và dài hạn từ 1 - 5 năm.
* Phương thức cho vay.
- Cho vay bằng tiền mặt.
- Cho vay bằng hiện vật như: máy móc nông nghiệp, công cụ lao động,
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng vật nuôi.
* Điều kiện vay vốn.
- Nông dân có thu nhập dưới 10.000 Bath/năm (khoảng 400 USD/năm).
- Nông dân có ít ruộng đất thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu
vực).
- Tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh.
- Có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất 1 năm ở địa
phương đó.
- Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn nông dân đực tổ chức thành từng
nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi
nhóm có từ 15 - 25 người. Mỗi hộ nông dân được vay tối đa là 60.000 Bath.
Người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông
dân.
Trong từng trường hợp có hộ nông dân nghèo không trả được nợ, ngân
hàng sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với nguyên nhân của nó như:
- Nếu do nguyên nhân khách quan ngân hàng cho gia hạn nợ.
- Nếu do nguyên nhân chủ quan ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và
yếu cầu nhóm trả thay. Nếu một nhóm có trên hai người không trả được nợ thì
ngân hàng huỷ hợp đồng với cả nhóm và khởi tố người vay.
- Nếu do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh... cán bộ
tín dụng sẽ đến ngay hiện trường lập biên bản và đề nghị Nhà nước có chính
sách xử lý thoả đáng.
- Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của B.A.A.C thấp hơn so
với lãi suất cho vay các đối tượng khác. hiện nay B.A.A.C đang cho hộ nông
dân nghèo vay với lãi suất 8%/năm, trong khi lãi suất cho vay thông thường là
12%/năm.
* Một số nhận xét rút ra từ những kinh nghiệm của các nước trên thế
giới về đầu tư tín dụng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm hoạt động đầu tư tín dụng để phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một số nước trên ta có thể rút ra một số
nhận xét sau:
- Hầu hết các nước trong khu vực đều có hệ thống ngân hàng phục vụ
cho nông nghiệp riêng, tạo điều kiện phục vụ tốt cho sự phát triển nông nghiệp
nông thôn.
- Lãi suất cho vay đối với nông nghiệp nông thôn đều thấp hơn lãi suất
trung bình so với các đối tượng khác.
- Ngân hàng nông nghiệp ngoài đầu tư trực tiếp cho nông dân còn đầu
tư gián tiếp cho nông dân qua tổ tín dụng, tổ chức tài chính ở nông thôn.
- Quy chế cho vay nhìn chung có tiêu chuẩn xác định rõ ràng đối với
từng đối tượng vay vốn, cho vay cả ngắn hạn và trung dài hạn. Đối với việc
cho hộ sản xuất vay vốn không yêu cầu thế chấp tài sản, đều áp dụng các hình
thức cho vay trực tiếp và gián tiếp (thông qua hợp tác xã tín dụng, tổ chức tài
chính nông thôn), thành lập các tổ nhóm liên doanh, liên đới chịu trách nhiệm,
ngân hàng thông qua đó để cho vay trên cơ sở tín chấp.
- Đối tượng vay vốn chủ yếu ở nông thông là hộ nông dân trong đó đặc
biệt quan tâm đến hộ nông dân nghèo.
- Thủ tục cho vay cũng thường xuyên thay đổi cho phù hợp với tình
hình thực tế của bà con nông dân.
Chương II
Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân
hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện
Thanh Trì
I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động tín
dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì.
1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì có ảnh
hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
1.1. Vị trí địa lý.
Thanh Trì là huyện ngoại thành cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, trên
đường trục quốc lộ 1A. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận
Đống Đa. Phía Nam, Tây nam giáp tỉnh Hà Tây (Thị xã Hà Đông và Huyện
Thường Tín). Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Gia Lâm với rang giới tệ
nhiên là sông Hồng.
Toạ độ địa lý của Thanh Trì từ 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và từ 105045
đến 10056 kinh độ Đông.
Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài Đông sang Tây vào khoảng
100 Km. Có tổng diện tự nhiên 9988,54 ha.
1.2. Về nguồn nước:
Thanh Trì có 6 con sông chảy qua, trong đó có hai con sông lớn, đó là
sông Hồng và sông Nhuệ. Riêng sông Hồng hàng năm bồi đắp phù sa cho
khoảng 800 ha, đồng thời còn có khả năng cho hàng vạn m3 cát. Và sông
Nhuệ là con sông tiêu nước chính của huyện cùng với 4 sông là: Sông Lừ,
sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu từ nội thành chảy ra. Hàng năm 4
nhánh sông này vận chuyển khoảng 100 triệu m3 nước thải của nội thành chảy
ra, đây là mặt thuận lợi để phát triển chăn nuôi cá của Thanh Trì. Tuy nhiên
lượng nước thải ở đô thị dồn về Thanh Trì chưa qua xử lý cũng đang đặt ra
nhiều vấn đề cần được giải quyết để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền
vững.
1.3. Địa hình và đất đai của huyện.
Thanh Trì là vùng đồng bằng trũng, có cao độ trung bình 4-4,5 m. Cao
nhất là 6,5 m, thấp nhất là 2,5 - 2,8 m được xếp vào vùng ô trũng ven đô của
đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp nghiêng và dốc từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp. Khu vực
ngoài đê gồm 4 xã ven sông Hồng, thổ cư là sống đất bồi cao nằm giữa đê và
lòng sông cao khoảng 8 - 9,5 m, đồng bãi có cao độ 7 - 7,5m nhiều đầm hồ
chạy dài theo chân đê giữa được nước khi sông cạn. Phần trong đê gồm 21 xã
và một thị trấn (Văn Điển) bị chia cắt bởi ba trục đường đê sông Hồng, quốc
lộ 1A, đường sông Tô Lịch, các trục đường cao ngang Pháp Văn - Yên Sở,
Văn Điển - Đồng Chì, đường 70A... và các con sông tiêu nước chảy của thành
phố.
Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa cổ 80% là đất thịt nặng,
còn lại là cát phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm.
Về độ dày của đất trên 1 m, độ dốc dưới 1506 và không bị nhiễm mặn
đều đạt 100% diện tích đất canh tác. Có 486 ha (chiếm 11% đất canh tác)
thuộc đất có độ phì nhiêu trung bình, số còn lại thuộc loại đất tốt. Chân đất
thịt năng hay sét có 2021 ha (chiếm 46,2%0 đất khó tưới 884 ha (chiếm
20,2%) đất bị ngập dài ngày 1.119 ha (chiếm 27,4%).
Đất đai của huyện Thanh Trì chủ yếu là đất bãi, đất đồng có độ phì
nhiêu cao phù hợp với phát triển, trồng lúa, rau, màu hoa... Do hiểu rõ chất đất
trong những năm gần đây người dân trong huyện đã bước chuyển hướng cây
trồng có giá trị cao gấp 5 - 10 lần cây lúa.
Về mặt sông ngòi, trên địa bàn có 6 con sông chảy qua, trong đó có 2
con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy đất đai, sông ngòi huyện Thanh Trì
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng phải chọn cơ cấu cây trồng,
vật nuôi thích hợp sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm nâng cao
thu nhập cho các hộ nông dân và tận dụng hết lượng lao động dư thừa.
1.4. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu
nhiệt đới gió mùa có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Có mùa đông lạnh từ tháng 12
đến tháng 2 năm sau.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ bình
quân 290C, ngày nóng nhất là 42,80C. Ngoài ra lạnh tập trung vào tháng 12 -1.
Độ ẩm bình quân năm 85%, tháng 3 có độ ẩm cao nhất 89% tháng 11, 12 có
độ ẩm thấp nhất 81%.
Lượng mưa hàng năm thường từ 170 đến 2000 ly. Trung bình có 142
ngày mưa trong năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 với 1.420 ly bằng 79%
lượng mưa cả năm. Năm mưa nhiều, mưa dồn dập vào tháng 7, 8, 9 theo quy
luật gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa, tháng 12 hầu như không có mưa.
Số ngày nắng cả năm của Thanh Trì là 220 ngày với khoảng 1.640
giờ/năm. Tháng 1, 2, 3 ít nắng nhất chỉ có 1,3 - 1,4 giờ/ngày. Các tháng này
có tác dụng tích cực cho thời kỳ làm dòng phơi màu của lúa.
1.5. Phân vùng kinh tế:
Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội trên phạm vi
huyện đã hình thành 4 vùng kinh tế đặc thù thể hiện.
Vùng 1: Là các xã ven đô như: Vĩnh Tuy, Thanh Liệt, Định Công... với
phương hướng sản xuất là rau màu, thực phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm và phát
triển dịch vụ. Những năm gần đây đang phát triển mạnh sang trồng rau cao
cấp, hoa và cây cảnh, các ngành dịch vụ.
Vùng 2: Là vùng đất giữa các xã như: Hoàng Liệt, Yên Sở, Đại Kim, Từ
Hiệp... với lợi thế nhiều đầm ao và đầu nguồn nước thải nên thuận lợi cho việc
phát triển nghề thuỷ sản.
Vùng 3: Là các xã vùng phía nam của huyện như: Vĩnh Quỳnh, Đại
ánh, Thanh Liệt, Tả Thanh Oai... Phương hướng sản xuất chủ yếu là cây
lương thực, chăn nuôi lợn, gia cầm và phát triển một số ngành dịch vụ.
Vùng 4: Là vùng đất bãi gồm các xã Vạn Phúc, Yên Mỹ, Lĩnh nam,
Ngũ Hiệp... Phương hướng sản xuất chủ yếu là rau, cây lương thực kết hợp
chăn nuôi gia súc gia cầm. Nghề nuôi cá lồng trên sông, nuôi bò sữa có xu
hướng phát triển.
1.6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện.
Với số dân là 234.439 người trong đó tỷ lệ hộ giàu chiếm 25%, tỷ lệ
nghèo 0,75% (chiếm 395 hộ).
Kinh tế của huyện ổn định và tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân mỗi năm đạt 10,4%. Tổng giá trị sản xuất năm 2000 ước đạt
325.370 triệu đồng.
Tăng trưởng nông nghiệp bình quân mỗi năm đạt 7,4%.
Năm 1996, nông nghiệp chiếm 55,75% trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) chiếm 30,32%, thương mại dịch
vụ (TM - DV) chiếm 13,93% . Đến năm 2000, nông nghiệp chiếm 52,7% tổng
giá trị sản xuất, CN - TTCN chiếm 33,1%, TMDV chiếm 14,20%.
* Về sản xuất nông nghiệp:
trong sản xuất nông nghiệp, nhìn chung tỷ trọng trồng trọt có xu hướng
giảm, từ 58,47% năm 1996 giảm xuống còn 47,93% năm 2000. Tỷ trọng chăn
nuôi tăng dần, từ 41,53% năm 1996 tăng lên 52,07% năm 2000.
Giá trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng, do các dộ nông dân đã tích
cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
để đưa cây con có chất lượng năng suất và giá trị kinh tế cao và sản xuất theo
hướng hàng hoá. Đã đưa giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất, chuyển
đổi 100ha trồng câu lương thực sang trồng rau muống đạt giá rtị kinh tế cao.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 171.180 triệu đông năm 2000 tăng
5,7% so với năm 1999, đạt 83,86% kế hoạch.
- Đối với trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 8.172 ha sản lượng lương
thực quy thóc đạt 26.399 tấn, diện tích trồng màu tăng 67 ha, diện tích cây
thực phẩm tăng 174 ha, diện tích trồng lúa giảm 152 ha.
- Đối với chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi của huyện vẫn ổn định và phát
triển. Phát triển lợn theo hướng nạc, mở rộng chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm
(nhất là đàn vịt siêu thịt, gà Tam hoàng, ngan Pháp vịt siêu thịt).
- Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích thả cá được tăng lên trong 5 năm, đã
chuyển đổi được 180 ha sang nuôi 1 vụ cá, cấy một vụ lúa. Diện tích nuôi thả
cá là 1031,9 ha năm 2000, sản lượng cá đạt 3.600 tấn.
Tuy nhiên tốc độ sản xuất trong nông nghiệp chưa đều có năm tăng cao
12,18%, có năm lại xuống thấp 1,56%.
Từ những phân tích tình hình đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở trên ta
thấy có nhiều ảnh hưởng thuận lợi cũng như khó khắn đối với hoạt động kinh
doanh của ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì nói chung và hoạt động tín dụng
hộ sản xuất nói riêng.
Thuận lợi: Thanh Trì là một huyện giáp ranh thủ đô có lợi thế về cơ sở
hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn
nữa huyện tập chung nhiều làng nghề với nhiều ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp nổi tiếng đang được khôi phục và phát triển. Đây là những điều kiện
thuận lợi để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả.
Có cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, cơ cấu nông nghiệp có xu
hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Một số ngành có điều kiện phát triển
huy tiềm năng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động vay vốn của ngân hàng.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như:
Thiên nhiên không ưu đãi, hạn hán kéo dài, cây con bị dịch bệnh, nạn
chuột phá hoại mùa màng gây hậu quả và làm ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn.
Nền kinh tế chậm phát triển, do ảnh hưởng của tài chính tiền tệ khu vực
cũng gây nên nhiều bất lợi cho nền kinh tế của nước ta và cũng có tác động
trực tiếp trên địa bàn huyện, ngoại tệ mạnh có lúc đột biến bất thường, tình
hình sản xuất đình đốn khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, sản phẩm tồn kho.
Tình hình quản lý xuất nhập khẩu, chống gian lận thương mại kém hiệu
quả, nên nhiều hàng hoá nhập lậu tràn vào cả nước nói chung và trên địa bàn
Hà Nội nói riêng, mặt khác tên nạn xã hội ngày càng phát triển đã gây nhiều
khó khăn, cản trở trực tiếp sức sản xuất, sản phẩm của nông dân sản xuất ra
khó tiêu thụ.
Nền sản xuất xã hội phát triển không đồng đều, nhu cầu vốn tín dụng
còn ở mức độ thấp, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp còn ở trình độ thấp,
ngành nghề bị thu hẹp do cạnh tranh của hàng ngoại và tiêu dùng xã hội đã ở
mức cao hơn, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.
Tình hình xã hội diễn biến phức tạp, sản xuất, thu nhập, tiêu dùng
không cân đối trong một số khu vực dân cư, đã khiến cho không ít cơ sở sản
xuất, kinh tế gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, một số hộ vay không trả
nợ được.
2. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh
Trì.
Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, do vậy Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của
Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
hạch toán báo sổ, đại diện pháp nhân theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc
trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc
huyện.
Là ngân hàng đóng trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp là chủ yếu nên
khách chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì
là các hộ sản xuất. Và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư xây dựng
nông thôn mới đối với ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay
theo Quyết định 67, thực sự phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu
vay lớn l\kinh doanh, dịch vụ kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp ách tắc do
không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay.
Thật vậy ngân hàng luôn coi cho vay nông dân và các hộ sản xuất khác
là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực chấp hàng đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước, của ngành và trực tiếp là nghị quyết của lãnh đạo huyện uỷ,
UBND, HĐND huyện, đầu tư cho nông nghiệp, mang nặng tiềm tàng rủi ro về
thiên tai dịch bệnh. Những Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thanh Trì vẫn mạnh dạn cho vay các dự án sản xuất có hiệu quả, tạo công ăn
việc làm cho nông dân, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo từ
2,2% năm 1996 giảm xuống còn 0,75% (395 hộ) năm 2000.
II. Tình hình huy động vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện
Thanh Trì.
1. Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
Từ thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện
Thanh Trì ở trên (chương I) cho ta thấy, sức sản xuất của các hộ nông dân còn
thấp, trong khi điều kiện để phát triển thì rất lớn. Kinh tế hộ đang trong quá
trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá với bước phát
triển khá nhanh. Do trình độ sản xuất thấp, sản xuất nhỏ là chủ yếu, thu nhập
thấp dẫn đến khả năng tích luỹ vốn thấp. Do vậy mà nhu cầu vay vốn tín dụng
ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì là rất lớn để đầu tư cho trang
thiết bị, tập trung cho sản xuất hàng hoá.
Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế của hộ sản xuất huyện Thanh Trì
được thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1: Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất huyện Thanh Trì
Đơn vị tính: Triệu đồng
1996 1997 1998 1999 2000
- Nhu cầu vay vốn 62.027 52.950 50.870 52.120 50.821
Nguồn: Do NHNo & PTNT Thanh Trì cung cấp.
Như vậy, nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện
Thanh Trì là rất lớn. Vào năm 1996 do thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tục làm
ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, làm thiệt hại nhiều tiền của đối với những
hộ sản xuất nông nghiệp, nên nhu cầu vay vốn để phục hồi lại kinh tế là rất
lớn. Nhìn chung nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng là rất lớn song có chiều
hướng chững lại.
Để hiểu rõ hơn nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tại huyện ta xem xét cụ
thể hơn về cơ cấu nhu cầu vay vốn.
Tiến hành điều tra phân loại tình hình tài chính của các hộ trong huyện,
quá trình sản xuất và mức nhu cầu vay vốn có thể ước tính cho bình quân mỗi
năm như sau:
Bảng 2: Bẳng phân loại và ước tính khả năng cần vay vốn của hộ sản xuất theo
thu nhập.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Hộ sản xuất
Số hộ % Số tiền
Tổng số hộ 8.152 61.370
- Hộ khác 7.762 60.818
- Hộ nghèo 390 552
Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì
Trong đó hộ trung bình có nhu cầu vay vốn cao nhất nhưng đấy là xét
trên bình diện tổng số hộ cần vay vốn, nhưng xét theo nhu cầu vay vốn thì hộ
nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (hầu như 100%). Điều này chứng tỏ hộ nghèo
ở huyện Thanh Trì là rất cần vốn từ ngân hàng để đầu tư cho sản xuất, vượt
qua nghèo khó.
* Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất phân theo ngành kinh tế.
Vì tính chất sản xuất của mỗi ngành khác nhau nên mức nhu cầu nguồn
vốn đầu tư cho mỗi ngành có thể khác nhau.
Bảng 3: Mức nhu cầu vay vốn theo ngành kinh tế.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Ước tính bình quân mỗi năm
Số tiền %
1. Ngành nông nghiệp 24.120 44,9
* Trồng trọt 1.850 3,4
* chăn nuôi 23.270 43,3
2. Ngành nuôi trồng thuỷ sản 11.101 20,6
3. Ngành CN & TTCN 9.832 18,3
4. Ngành thương nghiệp dịch vụ 6.100 11,3
5. Các ngành khác 1.604 2,9
Tổng 53.757 100
Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì
Qua bảng trên ta thấy, nhu cầu đầu tư vốn cho ngành sản xuất nông
nghiệp rất là lớn chiếm 44,9% tổng nhu cầu, đặc biệt là ngành chăn nuôi
(chiếm 43,3). Vì Thanh Trì là một huyện sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu
mà phát triển chăn nuôi là một thế mạnh của nền nông nghiệp của huyện.
Bên cạnh đó ngành môi trường thuỷ sản cũng đòi hỏi một số vốn khá
lớn. Với điều kiện ao hồ nuôi thả cá là 955 ha nên hàng năm nhu cầu vốn đầu
tư vào cũng lớn (chiếm 22,5% tổng nhu cầu vốn). Ngược lại thì ngành trồng
trọt có một nhu cầu mức vốn rất là thấp (chiếm 3,4% trong tổng nhu cầu vốn)
vì đây là một ngành mức vốn đầu tư ban đầu không đòi hỏi lớn.
* Như đã nêu ở phần trên, huyện dưới sự tác động của các yếu tố kinh
tế xã hội nên huyện đã phân ra từng vùng kinh tế khác nhau, với hình thức sản
xuất và kinh doanh của mỗi vùng khác nhau nên nhu cầu vay vốn của mỗi
vùng có cơ cấu khác nhau. Theo thống kê chung nhu cầu vay vốn chung của
mỗi vùng bình quân mỗi năm có thể phân ở bảng sau:
Bảng 4: Nhu cầu vay vốn phân theo vùng kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)
- Vùng 1 28.000 48,1
- Vùng 2 12.000 23,0
- Vùng 3 3.500 14,4
- Vùng 4 13.500 30,0
Tổng 48.000
Với đặc điểm kinh tế của mỗi vùng kinh tế khác nhay nên mức nhu cầu
đầu tư cho sản xuất chênh lệch nhau rất rõ. Vùng 1 là vùng đi với ngành nghề
chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm và các dịch vụ nên nhu cầu về vốn là rất
lớn, chiếm tới 48,1% trong tổng cơ cấu nhu cầu của các vùng. Còn các vùng
như vùng 2 và vùng 4 là các vùng liên quan đến các ngành nghề thuỷ sản nên
nhu cầu đầu tư vốn cùng tương đối lớn.
Trong đầu tư chăn nuôi lợn, về hiệu quả đầu tư mỗi lứa lợn là 6 tháng:
- Chi phí giống 10kg/con = 250.000 đ
- Thức ăn 6 tháng = 500.000 đ
- Lãi suất vay ngân hàng + Chi phí khác = 150.000 đ
Tổng chi phí = 900.000 đ
Từ mức chi phí cụ thể ở trên ta có thể nhận thấy một phần chi phí của
ngành chăn nuôi lợn.
2. Tình hình vay vốn của hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Thanh trì
Bảng 5: doanh số vay vốn của hộ sản xuất tại NHNo Thanh trì giai đoạn 1996-
2000
Đơn vị: Triệu đồng
1996 1997 1998 1999 2000Chỉ tiêu DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ
- Tổng số 51.388 38.352 30.715 31.142 38.498 40.303 29.364 35.155 35.984 37.698
- Số hộ 4.925 3.260 2.500 3.900 3.000 4.115 3.155 4.461 4.500 5.400
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 1996, 1997, 1998, 1999,
2000
DSCV: Doanh số cho vay
Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng
đối với khu vực hộ sản xuất là rất khó khăn, hộ sản xuất vay vốn gặp ắc tắc.
Thể hiện ở doanh số cho vay không tăng trong 4 năm trên ( 1997 - 2000) và
thấp hơn năm 1996. Năm 1996 doanh số cho vay có mức tăng đột biến. Doanh
số cho vay năm 1997 chỉ bằng 60% so với năm 1996.
Doanh số cho vay giai đoạn sau không tăng, phản ánh một điều mà
ngân hàng ngày càng chú trọng đến chất lượng tín dụng khi mà môi trường
kinh doanh, nền kinh tế và sản xuất của hộ gia đình chưa ổn định.
Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn cho vay ngắn
hạn (< 1năm) và cho vay trung, dài hạn.
Bảng 6: Doanh số vay vốn của hộ sản xuất theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu đồng
1996 1997 1998 1999 2000Năm
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
- Ngắn hạn 49.332 96 28.266 92 36.028 93,6 25.758 87,7 29.435 81,8
- Trung, dài hạn 2.006 4 2.449 8 2.470 6,4 3.606 12,3 6.549 18,2
Tổng số 51.338 100 30.715 100 39.498 100 29.364 100 35.984 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất.pdf