MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 4
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI 6
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ (CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ) 8
1. Những ảnh hưởng tích cực của FDI 8
2. Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 15
1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI 15
1.1. Những thuận lợi 15
b. Môi trường xã hội và chính trị ổn định 15
c. Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực 16
d. Có những lợi thế so sánh 16
1.2. Khó khăn trong việc thu hút vốn FDI 18
a. Nền kinh tế thị trường còn sơ khai 18
b. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế 19
c. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm 20
d. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao. 20
II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua 21
1. FDI từ năm 1988 – 2011. 21
2. Đánh giá tình hình giải ngân của các dự án đầu tư FDI 31
II. Đánh giá tác động của nguồn vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam 33
1. Tác động tích cực: 33
2. Tác động tiêu cực: 36
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 38
1. Nhóm giải pháp về quy hoạch: 38
2. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách: 38
4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: 39
5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương: 40
6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính: 41
KẾT LUẬN 42
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính trị xã hội của nước ta luôn ổn định. Theo đánh giá của các TNCs thì Việt Nam được coi là nước có sự ổn định về chính trị và xã hội đặc biệt cao, không tiềm ẩn xung đột về tôn giáo và sắc tộc. Đó là điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế đối ngoại, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài
c. Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực
Cùng với sự ổn đinh về chính trị-xã hội , Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài.
Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương. Việt Nam đã là thành viên thứ 7 của ASEAN từ ngày 28/7/1995, gia nhập APEC tháng 11/1998, là thành viên đầu tiên của ASEM, là thành viên của WTO từ ngày 7/11/2006.
Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư FDI
d. Có những lợi thế so sánh
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á, là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới
Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới, cụ thể:
Nhóm khoáng sản năng lượng nước ta có tiềm năng dầu khí đáng kể, trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi. khu vực biển đông được dự đoán có trữ lượng tới 210 tỷ thùng dầu. Hiện tại, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác trên300 triệu tấn dầu quy đổi mỗi năm. Với sản lượng khai thác dầu khí hằng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông - Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Than biến chất cao đạt hơn 18 tỷ tấn, riêng bể than Quảng Ninh là lớn nhất, với trữ lượng đạt hơn 3 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay, phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Các nhà khoa học địa chất đã phát hiện nhiều tụ khoáng u-ra-ni ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên u-ra-ni ở Việt Nam được dự báo hơn 218 nghìn tấn U308, có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
Nhóm khoáng sản kim loại nước ta có nhiều loại như sắt, man-gan, crôm, ti-tan, đồng, chì, kẽm, cô-ban, ni-ken, nhôm, thiếc, vàng, bạc, v.v. Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bô-xít (quặng nhôm) trữ lượng hơn 6 tỷ tấn xếp thứ 3 thế giới, ti-tan hơn 500 triệu tấn, vôn-phram trữ lượng đạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800 tấn Cu, 20,8 tấn Au và 107.000 tấn Bi, crôm, đất hiếm hơn 10 triệu tấn
Ngoài ra, Việt Nam còn có 2.5 tỷ tấn apatit, 25 triệu tấn baryt khoáng chất phục vụ công nghiệp, nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có nhiệt độ 300C trở lên.
Ðất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích 33 triệu hecta trong đó đất có khả năng nông nghiệp là 10.5 triệu hecta (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên). Do vị trí và địa hình đặc biệt của nước ta làm cho thổ nhưỡng Việt Nam mà có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị xuất khẩu như lúa, cà phê, cao su, tiêu, điều. Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khoảng từ 10-11 triệu ha trong đó mới chỉ sử dụng được 6, 9 triệu ha đất nông nghiệp gồm 5, 6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).
Việt Nam có dân số trẻ trên 60% trong độ tuổi lao đông, nguồn lao động dồi dào trên 60% trong độ tuổi lao động và đặc biệt là sự chăm chỉ, cần cù, lao động giá rẻ.
Nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông- Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.
Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các nhà đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài. Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu hút các vốn FDI vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nhữg lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi.
1.2. Khó khăn trong việc thu hút vốn FDI
Bên cạnh những mặt thuận lợi thu hút vốn FDI còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó một số vấn đề khó khăn đặc biệt phải kể đến nhu sau:
a. Nền kinh tế thị trường còn sơ khai
Hơn 20 năm qua nền kinh tế của Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn rất sơ khai. Tính chất sơ khai được biểu hiện ở những khía cạnh như:
Thị trường hàng hoá dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng lậu, hàng nhái nhãn hiệu làm rối loạn thị trường).
Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha. Một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh nhiều hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn rất nhiều so với mức cầu.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở. Rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng về thủ tục. Trong khi nhiều ngân hàng thương mại lại không thể cho vay nên để dư nợ quá hạn đến mức báo động. Thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động nhưng vẫn còn thiếu “hàng hoá” để mua bán và chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trình độ sơ khai của nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đủ đảm bảo cho một môi trường đầu tư thuận lợi, chưa thực sự có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Sự yếu kém này đang đặt ra thách thức lớn đối với chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam.
b. Năng lực của đối tác Việt Nam còn nhiều hạn chế
Các đối tác Việt Nam hiện nay vẫn còn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước (chiếm 98%). Trên thực tế trình độ năng lực của các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế và yếu kém. Theo kết quả điều tra của viện Nghiên cứu kinh tế trung ương và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản cho thấy Phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 - 3 thế hệ. 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì đổi mới công nghệ thuộc loại năng lực yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
Các hoạt động R&D chưa thực sự được các công ty quan tâm một cách thích đáng. Phần lớn chỉ giành một phần kinh phí rất hạn hẹp (dưới 0.2% doanh thu) cho hoạt động này. Công tác nghiên cứu thị trường còn rât yếu kém. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 1 cuộc điều tra với 175 doanh nghiệp thì có 16% tiến hành nghiên cứu thường xuyên, 84% không thường xuyên. Chưa đầy 10% tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài.
Với quy mô còn nhỏ bé, lại yếu kém về năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa trở thành các đối tác thực sự tin cậy và ngang tầm để các nhà đầu tư tin tưởng đặt quan hệ làm ăn lâu dài. Đây cũng là khó khăn trở ngại rất lớn mà chúng ta cần phấn đấu để nhanh chóng vượt qua.
c. Thể chế và luật pháp còn nhiều nhược điểm
Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.
- Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.
- Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.
Hiện tại thì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mẫu thuẫn và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu này đã được đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ sửa đổi này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra.
d. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa cao.
Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực. Theo kết quả điều tra do Viện Nghiên cứu phát triển Đức (GDI) tiến hành cho thấy hơn 2/3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải dùng đường bộ để vận tải hàng hoá của mình. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài được phỏng vấn đều chì trích hệ thống vận tải nghèo nàn là một trở ngại lớn trong kinh doanh. Đồng thời họ còn cho biết, chi phí vận tải của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với bình quân chung trong khu vực và hầu hết các nước quanh vùng. Chẳng hạn giá vận chuyển một Container 40feet từ Việt Nam đi Nhật Bản là 1500 USD, gấp 2 lần so với Malaysia, cao hơn 500USD so với Philipin, 600USD so với Ấn Độ, 200USD so với từ Thái Lan. Theo đánh giá của UNDP thì mật độ đường giao thông /km của Việt Nam chỉ bằng 1% mức trung bình của thế giới, tốc độ truyền thông trung bình của Việt Nam chậm hơn thế giới 30 lần.
Hầu hết các dự án kết cấu hạ tầng sử dụng nhiều vốn. Cho đến nay, đầu tư vào kết cấu hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, bao gồm viện trợ ODA và các khoản vay ưu đãi. Sự tham gia của khối tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu là theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, viễn thông. Quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng tập trung vào một số ít công ty nhà nước. Điều này dẫn đến thiếu tính cạnh tranh, hoạt động kinh doanh không hiệu qủa.
II. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam trong thời gian qua
FDI từ năm 1988 – 2011.
Quy mô tăng vốn FDI
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài. Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miền Bắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở miền Nam. Hiện nay có 82 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực khác chiếm 7,5%. Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nước và vùng lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Malaysia và Mỹ. Mười nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ¾ tổng số dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút dược 20,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm năm từ 2001 đến 2005.
Hơn 20 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kinh tế nước ta tươi tắn hơn.Sản phẩm của FDI với nhiều mẫu mã và chất lượng cao, phần đưa về chính quốc để hoàn chỉnh, phần xuất khẩu, phần bổ sung vào quỹ hàng hoá xã hội của ta để bớt phần nhập khẩu trực tiếp. Với sự đóng góp khoảng 16-18% GDP trong những năm gần đây, FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo đường hướng mới, được kỳ vọng là động lực quan trọng cho công cuộc đổi mới.
Đây cũng là một trụ cột không thể thiếu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam theo hướng tiếp cận với văn minh, hiện đại.
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999, có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ ,vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu của “làn sóng ĐTNN” thứ hai vào Việt Nam.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn 2005 – 2010, Việt Nam đã thu hút được 155 tỉ USD vốn đăng kí FDI, với số vốn thực hiện đạt 47 tỉ USD, bằng 30,9% lượng vốn đăng kí. Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%).. Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu chưa được phục hồi thì kết quả giải ngân nguồn vốn FDI nêu trên là một thành công lớn đối với Việt Nam.
Trong 11 tháng đầu năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10,05 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2010.
Quy mô dự án FDI
Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....).
Trong năm 2010, Việt Nam đã thu hút được 18,59 tỉ USD vốn ĐTNN đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ bằng 82,2% so với cùng kỳ 2009 và gần đạt mục tiêu cho năm 2010, nhưng vốn FDI vào Việt Nam duy trì được con số đáng khích lệ như trên trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngành công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cả năm 2010, ngành này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trong ngành này là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cơ cấu đầu tư của các dự án FDI
Theo phân ngành
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v.
Theo số liệu báo cáo trong tháng 10/2008, cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.
Trong cả năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu cả năm 2010, ngành này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư, với 532 dự án cấp mới, tổng vốn đầu tư đạt trên 8,68 tỉ USD và 209 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là trên 1 tỉ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm trong ngành này là 9,68 tỉ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực dịch vụ
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có sự chuyển dịch thích cực sang lĩnh vực dịch vụ. Đây là nét mới và rõ nhất về tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong những tháng đầu năm nay, khi vẫn chưa xuất hiện những dự án được coi là “đình đàm” về quy mô vốn đầu tư, như trong năm 2006: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ từ 22,6% của 6 tháng đầu năm 2006 tăng lên 43,2%.
Năm 2007, vốn FDI đăng ký mới vẫn theo hướng đổ vào lĩnh vực dịch vụ từ 43,2% lên 44,1% (2,81 tỷ USD) của 220 dự án, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp từ 56,5% xuống còn 53,8% (3,43 tỷ USD) của 460 dự án.
Trong khu vực dịch vụ ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%)
Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư
Trong giai đoạn 1990-2009 tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp phép là 12.575 dự án với số vốn đăng ký 194.429,5 triệu USD. Trong đó số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 738 dự án, chiếm 5,9% tổng số dự án đăng ký, với số vốn đăng ký là 4.379,1 triệu USD, chiếm 2,3% tổng số vốn đăng ký.(2) Riêng năm 2009 có 1.208 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23.107,7 triệu USD; trong đó số dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 29 dự án, chiếm 2,4% tổng số dự án với số vốn là 134,5 triệu USD, chiếm 0,6% tổng vốn đăng ký, không có dự án quy mô lớn.
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010)
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số
12463
194572.2
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
478
3095.8
Khai khoáng
68
2943.4
Công nghiệp chế biến, chế tạo
7385
95148.3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
63
4870.4
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
24
64.8
Xây dựng
707
11589.1
Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác
517
1649.1
Vận tải, kho bãi
304
3181.5
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
302
11390.9
Thông tin và truyền thông
656
4819.1
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
75
1321.5
Hoạt động kinh doanh bất động sản
354
48043.2
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
991
707.6
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
99
182.8
Giáo dục và đào tạo
136
342.4
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
75
1093.2
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
124
3483.1
Hoạt động khác
105
646.0
ĐTNN phân theo vùng, lãnh thổ
Tính đến thời điểm hiện tại, Hải Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,56 tỷ USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình thu hút vốn FDI trong từ 1988-2011.doc