Đề tài Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung

Phần I: Cơ sở lí luận chung về đầu tư trong nước 2

I, Khái niệm và bản chất của đầu tư trong nước 2

1, Khái niệm về đầu tư trong nước. 2

2, bản chất của vốn đầu tư . 2

II,Vai trò của vốn trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế. 3

1.Các nguồn hình thành vốn đầu tư. 3

a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN): 3

b. Nguồn vốn từ các tổ chức, DNNN: 3

c. Nguồn vốn từ khu vực dân cư: 3

2.Vai trò của vốn trong nước. 3

a. Vai trò của nguồn vốn từ NSNN. 3

b.Vai trò của nguồn vốn từ các doanh nghiệp. 3

c. Vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng. 3

d. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tư nhân và hộ gia đình. 3

3. Tầm quan trọng của vốn trong nước. 3

III.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước 3

1. Sự ổn định về chính trị: 3

2. Hệ thống pháp luật: 3

3. Các chính sách kinh tế: 3

4.Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: 3

Phần II 3

Thực trạng huy động vốn trong nước ở Việt Nam những năm qua 3

I-/ Thực trạng huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. 3

a. Những thành tựu đạt được. 3

b. Một số tồn tại đáng quan tâm: 3

II-/ Thực trạng huy động vốn từ DNNN 3

1. Những mặt đã đạt được. 3

2. Những vấn đề còn tồn tại: 3

III-/ Thực trạng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. 3

1. Một số mặt đã đạt được: 3

2. Những mặt còn tồn tại: 3

IV-/ Tình hình huy động vốn từ dân cư: 3

1. Những mặt đã đạt được. 3

2. Những vấn đề còn tồn tại: 3

Phần III: Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước. 3

I. Mục tiêu huy động vốn trong nước những năm tới. 3

II. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm tới. 3

1.1. Cần có các biện pháp để hình thành nguồn đầu tư trong

ngân sách. 3

1.2. Phải có các biện pháp phân bổ và giám sát sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách. 3

2. Đối với nguồn vốn đầu tư của các DNNN. 3

3. Đối với nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. 3

4. Đối với nguồn vốn của tư nhân và hộ gia đình. 3

Kết luận 3

Tài liệu tham khảo 3

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4188 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững thì vẫn đề thu hút vốn đầu tư là hết sức cần thiết nhưng để thu hút được đồng vốn có hiệu quả và chắc chắn thì cần phải biết thu hút vốn phụ thuộc vào các yếu tố nào, tại sao các yếu tố đó lại ảnh hưởng đến vẫn đề huy động vốn. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư: 1. Sự ổn định về chính trị: Chính trị ổn định sẽ khuyễn khuyễn khích các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu, thật vậy nếu một quốc gia có nền chính trị bất ổn địng, rễ gây nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư như: chi phí lớn cho sự khủng hoảng về chính trị tỷ lệ hoàn vốn không chắc chắn, lợi nhuận không đảm bảo, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ. 2. Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của nhà đầu tư và quyết định đầu tư của họ. Chẳng hạn như luật thuế, ưu đãi về thuế,nếu mức thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ quá cao,thì nhà đầu tư kinh doanh có thể chỉ đủ để trả nợ thuế,nhiều khi mức kinh doanh thu không trang trải đủ nợ thuế. Vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hợp lý, công bằng và thông thoáng. 3. Các chính sách kinh tế: Thực tế cho thấy đồng vốn bao giờ cũng biết tìm đến nơi có điều kiện sinh lời cao và ổn định. Vì vậy để thu hút có hiệu quả đồng vốn cho đầu tư,Chính phủ và các nước luôn phải đưa ra cá chính sách kinh tế hợp lý và hoàn thiện như; các quy định về chuyển giao lợi nhuận, các chính sách thương mại,các quy định về quyền sở hữu, đểm bảo an toàn và công bằng cho các nhà đầu tư. 4.Các chỉ tiêu phát triển kinh tế: Bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, GDP/ đâu nguời… có ảnh hưởng lớn Tới quyết định của nhà đầu tư. Thực vậy khi một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao, đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, chu trình quay vòng vốn được nhanh chóng và thuận tiện, tỷ lệ lợi nhuận thu được cho chủ đầu tư. Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế, thì cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng tác động tới thu hút vốn đầu tư như: sân bay, bến cảng, đường giao thông hệ thống thông tin liên lạc….là các nhân tố cần thiết cho sản xuất, đảm bảo sự liên tục của các hoạt động thương mại, dịch vụ và lưu thông hàng hoá. Trên đây là những nhan tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư. Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như: vị trí địa lí,tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên du lịch, khí hậu…. phần II Thực trạng huy động vốn trong nước ở Việt Nam những năm qua Kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới đến nay (năm 1986) liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân mỗi năm thời kỳ 1991 - 1995 tăng 8,1%, năm 1996 tăng 9,34%, năm 1997 đạt 8,15%, năm 1998 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và thiên tai khắc nghiệt, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt được là 5,8% tuy thấp hơn so với các năm trước nhưng so với các nước trong khu vực thì thật đáng khích lệ: theo báo Tài chính số 1 năm 1999 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 của Singapore là 0,5%, Malaixia là: -0,3%, Thái Lan: -0,7%, Inđônêxia: -15%, Nhật Bản là -0,2%, trong đó chỉ riêng Trung Quốc tốc độ tăng trưởng khả quan hơn cả là 7,8%. Đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm đáng kể chỉ đạt 4,8% (số liệu thống kê kinh tế Việt Nam năm 1999), dự tính kết quả này sẽ là 5,5-6% trong năm 2000 và theo thống kê chi tiết tình hình chung cả 6 tháng đầu năm 2000, tỷ lệ ước tính đạt được là 6,2%. Đạt được kết quả tăng trưởng cao như vậy là do chúng ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm huy động các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế bằng các phương thức huy động đa dạng và phong phú, nhờ đó mà vốn đầu tư xã hội hàng năm đều tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 1995 đến 1999 Đơn vị: Tỷ đồng. Năm Vốn đầu tư Trong đó Vốn trong nước % Vốn nước ngoài % 1995 68047,8 46047,8 67,8 22000 32,2 1996 79367,4 56667,4 71,4 22700 28,6 1997 96870,4 66570,4 68,8 30300 31,2 1998 96400 72100 74,8 24300 25,2 1999 103900 85000 81,8 18900 18,2 Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 1/2000 Qua bảng trên cho thấy: Tổng đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng, đây là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Trong tổng đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn nước ngoài (FDI) có xu hướng ngày càng giảm năm 1995 là 32,2%, đến năm 1999 chỉ còn 18,2%. Dự đoán trong năm 2000 - 2001 vẫn tiếp tục giảm. Do đó để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, thì cần phải huy động mạnh nguồn vốn trong nước. Vấn đề đặt ra là khai thông nguồn vốn trong nước như thế nào? Ta cần xem xét cụ thể: I-/ Thực trạng huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. a. Những thành tựu đạt được. * Về thu NSNN: Trong những năm qua quy mô ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên, nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau nhưng chủ yếu huy động từ thuế và chi phí nhiều hơn 90% tổng thu ngân sách hàng năm. Tỉ lệ động viên GDP vào NSNN đã tăng: nếu bình quân trong giai đoạn 86-90 là 13,1% năm thì đến giai đoạn 91-95 mức đóng góp này đã tăng lên là 22,5%, trong đó năm tăng cao nhất là năm 1994 là 25%. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng chững lại mấy năm: năm 1996 là 22,2%, năm 1997 là 20,7%, năm 1998 là 21,5%, đến năm 1999 chỉ đạt 18,3%, và mục tiêu năm 2000 là 18%. Nguồn thu chính của NSNN là thuế và phí, trong cơ cấu thu NSNN, nguồn này chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Kết quả thu thuế cho NSNN so với năm 1990 Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 % 100 165,7 325,7 457 560,5 709,98 843,89 902,4 956 1025,5 1115,2 Nguồn: Tạp chí Thông tin Tài chính số 14/2000 Với mức thu thuế hàng năm tăng nhanh như vậy, đáp ứng khá tốt các nhu cầu thu chi thường xuyên cấp bách, tăng khả năng trang trải được cho nhu cầu chi đầu tư phát triển của NSNN. Về cơ bản thuế vừa thực hiện chức năng kinh tế, vừa thực hiện chức năng xã hội. Đồng thời dành ra khoản tiết kiệm cho dự phòng, tăng dự trữ tài chính, đầu tư phát triển và trả nợ. Theo thống kê của Bộ KH - ĐT nguồn vốn từ ngân sách đóng góp cho tiết kiệm trong nước diễn biến qua các năm như sau: Bảng 4: Đơn vị: Triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 (ước) Tiết kiệm trong nước 4088 5486 7033 9046 10968 13450 Từ NSNN 1041 1688 2453 3437 4686 6299 Từ các thành phần khác 3047 3798 4580 5609 6281 7150 Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước. Tháng 7/2000 Như vậy nguồn vốn tiết kiệm trong nước qua các năm tăng nhanh, nếu năm 1995 chỉ là 4088 tr USD thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên là 10968 tr USD (tương đương với tăng 168,2%). Trong đó nguồn vốn từ NSNN chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm. Điều này sẽ hiện ngày càng rõ nét chính sách động viên của Nhà nước theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế, tăng tích tụ vốn để tái đầu tư cho các doanh nghiệp. * Về chi NSNN: Trong thời gian qua, cơ cấu chi cho NSNN đã có sự chuyển biến tích cực theo ưu tiên cho đầu tư phát triển (ĐTPT); xây dựng các công trình lớn quan trọng của nền kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội, chú trọng chi trả nợ trong và ngoài nước, thực hiện cam kết trả nợ khi đến hạn, đảm bảo chi cho sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế,... từng bước xác định phạm vi NSNN trong từng lĩnh vực. Mặt khác để thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô, Nhà nước đã có sự can thiệp mạnh mẽ bằng các biện pháp tài chính như trợ giá hàng xuất khẩu, hàng chính sách, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, tăng dự trữ thu mua nông sản vào những thời điểm cần thiết nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội. Chi ĐTPT là một nhiệm vụ quan trọng được quan tâm đầu tư trong giai đoạn qua. Tỷ lệ chi NSNN cho ĐTPT luôn được đảm bảo, tốc độ tăng chi ĐTPT cao hơn so với tốc độ tăng của tổng chi NSNN và chi thường xuyên. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Đơn vị: % so với GDP Năm 1986-1990 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng chi NSNN 21,5 26,3 25,6 24,9 21,9 21,3 21,5 Chi ĐTPT 7,3 6,4 6,0 6,2 5,4 5,4 6,0 Nguồn: Báo Thông tin Tài chính số 14/2000 (tháng 7) Xét về cơ cấu chi ĐTPT cho thấy bên cạnh việc tăng cường chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chi hỗ trợ vốn doanh nghiệp Nhà nước, chi giải quyết việc làm NSNN còn tập trung vào chi cho xoá đói giảm nghèo phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng núi khó khăn,... Bảng 6 Đơn vị: % Năm 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng chi ĐTPT 100 100 100 100 100 100 - Chi XDCB 85,5 92,1 89,9 91,2 93,6 94 - Chi hỗ trợ vốn DNNN 6,0 2,4 2,1 2,7 1,0 1,0 - Chi giải quyết việc làm 3,7 1,5 0,5 0,3 0,2 0,2 - Chi 327, 773 2,4 2,8 2,6 2,1 2,0 2,0 Nguồn: Báo Thông tin Tài chính số 14 tháng7/2000 Như vậy trong thời gian qua cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển có sự thay đổi, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư XDCB, giảm tỷ lệ bao cấp cho DNNN, giảm tỷ lệ chi cho giải quyết việc làm và chi cho 327, 773 (xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp nông thôn,...). Đặc biệt năm 1999 thực hiện các chính sách kinh tế; (kích cầu đầu tư,...) tỷ lệ vốn NSNN dành cho đầu tư có chiều hướng tăng lên, nhất là chi cho các chương trình mục tiêu, kể cả chi cho xây dựng kiên cố hoá kênh mương và số vốn khoảng 400 tỷ đồng. Trong dự toán năm 2000, tổng chi NSNN cho ĐTPT tăng 25,3% so với năm 1999, nhưng trên thực tế thực hiện vốn đầu tư XDCB của vốn NSNN tập trung trong 6 tháng đầu năm mới đạt 42,1% kế hoạch năm và bằng 97% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung việc cân đối thu chi cho NSNN những năm qua đã đạt được nhiều thành công đáng mừng. Bội chi NSNN được kiềm chế trong tầm kiểm soát và có tác động tích cực đối với quá trình kích thích tăng trưởng, chống thiểu phát, nâng cao sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế. Bội chi NSNN so với GDP năm 94 là 5,2%, năm 95 là 4,4%, năm 96 là 3,1%, năm 97 là 4,2%, năm 98 là 3,6% và năm 99 là 4,9% và dự đoán năm 2000 là 5%. Bù đắp bội chi bằng vay trong và ngoài nước. Số vay bù đắp bội chi được dành cho ĐTPT. Điều đáng khích lệ là 8 năm trở lại đây chúng ta không phải phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì tình hình thu chi NSNN còn nhiều điều bất cập cần được xem xét. b. Một số tồn tại đáng quan tâm: Mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chính sách về vấn đề nộp thuế, thu thuế phù hợp và đảm bảo công bằng, song vẫn còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng vi phạm luật thuế, chốn thuế, lậu thuế. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thu thuế còn chưa nghiêm túc, bòn rút thuế một cách khéo léo và tinh vi. Mặt khác việc thu thuế từ hàng hoá xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do nhân tố khách quan là kim ngạch nhập khẩu chịu thuế đạt thấp hơn dự kiến và Nhà nước điều chỉnh giảm thuế xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng do giá quốc tế tăng cao. * Về chi NSNN: - Mặc dù đã có nhiều chú trọng đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, nhưng số vốn đầu tư cho vùng này quá ít so với yêu cầu cần phát triển kinh tế, nên chưa tạo được đà thúc đẩy cho sự phát triển. - Trong chi cho đầu tư XDCB, mới chú trọng xây dựng mới, chưa quan tâm nhiều đến thiết bị, nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, nhất là trong giai đoạn hiện nay trang thiết bị ở một số cơ sở còn quá lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng. Thêm vào đó chưa có nhiều dự án chiến lược trong chính sách đầu tư, việc quy hoạch phát triển đầu tư XDCB chưa được thực hiện có quy mô, nhiều công trình xây dựng còn chắp vá, do vậy hiệu quả của công trình đôi khi bị giảm sút, công tác tổ chức cũng như thủ tục đầu tư còn rườm rà, thiếu hiệu quả nên nhiều dự án đầu tư còn dàn trải, phân tán, hiệu quả chưa cao, gây lãng phí và thất thoát lớn. Mặc khác chi NSNN cho một số chương trình còn bị trùng lắp, lại có quá nhiều kênh quản lý với cơ chế khác nhau, nên quá trình thực hiện vừa trùng lắp, vừa thiếu đồng bộ, mà lại có một bộ phận sâu mọt, tham ô, tham nhũng, làm cho sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa nhịp nhàng, thống nhất, gây thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư thấp. II-/ Thực trạng huy động vốn từ DNNN 1. Những mặt đã đạt được. Doanh nghiệp Việt Nam những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng, số lượng, chất lượng các doanh nghiệp ngày càng được nâng lên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã đi sâu vào mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, đáp ứng mọi yêu cầu tiêu dùng của người dân. Đóng góp vào kết quả này DNNN chiếm một phần quan trọng. Số lượng các DNNN chiếm chưa tới 20% trong tổng số 35.000 doanh nghiệp của cả nước (Báo Tài chính tháng 10/2000), con số này không phải là thấp nhưng về cơ bản các DNNN vẫn nắm giữ hầu hết các nguồn lực chính của xã hội và giữ vait rò điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế. Đạt được kết quả như vậy là do, nhiều năm qua Nhà nước ta đã thực hiện nhiều cơ chế chính sách nhằm thay đổi lại cơ chế quản lý, phương thức hoạt động, lĩnh vực kinh doanh,... Điển hình là chủ trương, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ; số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hoá ngày càng tăng, chỉ tính riêng năm 1999 cổ phần hoá được 250 doanh nghiệp, gấp 7 lần so với 6 năm trước đó (1992 - 1997) cộng lại. Như vậy cho đến nay đã cổ phần hoá được trên 370 doanh nghiệp. Điều này góp phần làm tăng số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, số lượng lao động tăng, thu nhập bình quân của người lao động cũng được nâng cao. Bên cạnh đó tỷ lệ nộp ngân sách cũng tăng. Chính sự thay đổi đó đã làm từng bước nâng cao vai trò của nguồn vốn từ các doanh nghiệp và thúc đẩy việc đầu tư hoạt động có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy tỷ lệ trong đầu tư từ nguồn vốn này trong mấy năm vừa qua đã có những bước tiến quan trọng. Vốn tự có của các doanh nghiệp được huy động vào vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội tăng nhanh qua các năm. Bảng 7: Vốn đầu tư xã hội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Vốn Nhà nước 26047,8 35894,4 46570,4 516000 64000 Vốn tự có của DNNN 9408,8 11070,3 13300,0 16100 19000 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 6/3/2000 Phần lớn lượng vốn này được dùng để tái đầu tư theo chiều sâu, nhằm nâng cao trình độ công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, và tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Mặt khác tỷ lệ đóng góp của DNNN trong GDP cũng tăng nhanh qua các năm và tính tỷ trọng ngày càng lớn. Bảng 8: Năm 1995 1996 1997 1998 GDP (tỷ đồng) 228892 272036 313623 361468 DNNN (tỷ đồng) 91977 108634 126970 144841 Tỷ trọng (%) 40,17 39,93 40,48 40,07 (Niên giám Thống kê 1999) Vậy, về cơ bản vốn của DNNN những năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào tiến trình phát triển nền kinh tế, đáp ứng hầu hết các công cuộc đầu tư, góp phần giải quyết hàng triệu lao động với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình huy động vốn từ các doanh nghiệp thì hoạt động này còn tồn tại một số hạn chế sau. 2. Những vấn đề còn tồn tại: Tính đến 1/1/2000, số lượng DNNN hiện có là 5.500 doanh nghiệp, trong đó có 732 doanh nghiệp công ích, 1802 doanh nghiệp TW, 3698 doanh nghiệp địa phương, số doanh nghiệp được cổ phần hoá là 370 doanh nghiệp. Nhìn chung số lượng doanh nghiệp như vậy là quá nhiều và dàn trải ở nhiều ngành, lĩnh vực, dẫn đến tình trạng khó quản lý, khó cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả còn khá nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, trông chờ sự trợ cấp của NSNN, không đủ điều kiện để đổi mới công nghệ, dẫn đến hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Hàng năm những doanh nghiệp này chỉ tạo ra một lượng rất thấp (khoảng 30%) sản phẩm xã hội, và tỷ lệ nộp ngân sách từ các doanh nghiệp này cũng không cao (17,4% trong tổng số DNNN). Bên cạnh đó, kết quả cổ phần hoá như vậy là chưa nhiều, còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với kết quả phân loại doanh nghiệp, chỉ chiếm 6,8% tổng số DNNN. Mà một trong những mục tiêu cổ phần hoá DNNN là thu hút vốn ngoài xã hội cần thiết để cơ cấu lại doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, số doanh nghiệp được cổ phần hoá đều là các doanh nghiệp nhỏ. Tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 0,7%, tức là không vượt quá 1.000 tỷ đồng: tỷ lệ bình quân cổ phần do Nhà nước và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nắm giữ chiếm 70-80%, từ đó có thể thấy vốn thu hút ngoài xã hội không được nhiều. Như vậy, hệ thống DNNN ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết và có một hướng đi hợp lý hơn. III-/ Thực trạng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. 1. Một số mặt đã đạt được: Nguồn vốn tín dụng những năm qua cũng được tăng khá cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng, phù hợp với việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sang cơ chế thị trường. Bảng 9: Năm Vốn thực hiện (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Vốn Nhà nước Vốn tín dụng Vốn Nhà nước Vốn tín dụng 1995 26047,8 3064,0 100 11,76 1996 35894,4 8280,2 100 23,07 1997 46570,4 12700,0 100 27,27 1998 51600 14800 100 28,68 1999 64000 19000 100 29,68 (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam số 1/2000) Vậy vốn tín dụng được đưa vào vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Có được kết quả khả quan như vậy là do hệ thống ngân hàng đã tự hoàn chỉnh thích ứng với cơ chế mới bằng các phương thức hoạt động hiện đại, năng động và có hiệu quả. Biết coi trọng và tận dụng mọi nguồn vốn trong dân, triển khai mọi hình thức huy động nhằm khuyến khích người có vốn mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Đã tổ chức cải tiến dịch vụ thanh toán với tốc độ nhanh, giảm bớt các thủ tục phiền hà và chi phí giảm. Đặc biệt là quá trình điều chỉnh chính sách tiền tệ năm 1999, thực hiện theo các giải pháp kích cầu của Chính phủ. Đã 5 lần điều chỉnh giảm thấp lãi suất để kích cầu, kết quả tính đến hết năm 1999, tổng số dư nguồn vốn huy động của ngân hàng và tổ chức tín dụng ước tính tăng gần 20% so với cuối năm 1998. Tạo khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh linh động hơn trong trường hợp cần vốn phục vụ cho hoạt động của mình. Mặc dù đạt được những kết quả như vậy nhưng vấn đề huy động vốn qua hệ thống ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. 2. Những mặt còn tồn tại: - Nhìn lại chương trình củng cố hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua, có thể thấy đến hết năm 1999, chất lượng và sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa được nâng lên đáng kể, nợ quá hạn vẫn cao, chưa giảm so với các năm trước, vẫn ở mức 13% tổng dư nợ, có nhiều NHTM bị thua lỗ, hoặc lợi tức cổ phiếu thấp, thu nhập thấp. Tình hình tài chính suy giảm. Đây là diễn biến đáng lo ngại trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn. - Do quá trình quản lý và điều hành hoạt động của hệ thống ngân hàng chưa được đồng bộ, thống nhất, gây nên nhiều khách hàng dư nợ cao, không có khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn, bên cạnh đó có khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng vốn vay nằm trong các tài sản liên quan các vụ án hoặc các ngân hàng đã xiết nợ, nhưng việc phát mại tài sản khó khăn, nên vẫn không thể thu hồi được. - Nguồn vốn huy động vào hệ thống ngân hàng còn được phân bổ theo quyết định của Nhà nước theo yêu cầu của cơ chế chính sách do Nhà nước quy định làm cho nhiều tổ chức ngân hàng bị động, khó phản ứng kịp thời trước những biến động xẩy ra trong khi đó việc quản lý còn nhiều sơ hở gây thất thoát lớn. IV-/ Tình hình huy động vốn từ dân cư: 1. Những mặt đã đạt được. Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ KH - ĐT hiện nay nguồn vốn trong dân còn khoảng trên 100.000 tỷ đồng trong đó: 44% giành cho việc mua vàng và ngoại tệ, 20% giành cho mua nhà đất và cải thiện điều kiện sinh hoạt, 17% giành gửi tiết kiệm chủ yếu là tiết kiệm ngắn hạn, 19% để dành của dân là dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư. Điều này cho chúng ta thấy lượng vốn huy động vào đầu tư của khu vực dân cư còn thấp chỉ đạt 36%, chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực này. Nhận thấy tầm quan trọng của vốn trong dân Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản, đưa ra nhiều phương thức nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Kết quả là những năm trở lại đây lượng vốn huy động từ dân vào đầu tư xã hội đã có dấu hiệu đáng mừng. Bảng 10: Vốn đầu tư xã hội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 Vốn của dân góp xây dựng CSHT 150 200 150 220 Dân xây dựng nhà ở 165 172 250 400 Niên giám thống kê 1999 Vốn góp của dân vào tổng vốn đầu tư xã hội tuy không cao, nhưng kết quả đáng mừng là tỷ lệ này tăng đều qua các năm, nếu năm 1996 tổng vốn góp của dân là 315 tỷ đồng chiếm 2,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên là 620 tỷ đồng chiếm 5,9% tổng vốn đầu tư xã hội. Ngoài tiền tích luỹ của dân chúng ta còn có nguồn tiết kiệm chuyển từ nước ngoài vào: đó là những người lao động ở nước ngoài mang về, mỗi năm lượng tiền này khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Các chuyên gia, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mang về nước: theo thống kê nguồn này khoảng từ 14.000 - 16.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% vốn trong dân. Vốn trong dân bên cạnh những khoản tiết kiệm, khoản tiền trữ, họ còn tham gia vào sản xuất kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào sản xuất tăng nhanh, năm 1991 chỉ có 123 doanh nghiệp với lượng vốn là 69 tỷ đồng, thì đến năm 1996 đã là 26091 doanh nghiệp với tổng lượng vốn là 8257 tỷ đồng. Ngoài ra còn xuất hiện các hình thức hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể,... với mức đóng góp vào vốn đầu tư toàn xã hội tănh nhanh qua các năm. Bảng 11: Vốn đầu tư toàn xã hội Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1999 Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 1990 2088 1860 2475 Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1142 1055 930 1350 Các hợp tác xã sau chuyển đổi - 180 30 - Các hộ cá thể tự đầu tư 758 853 900 1125 Nguồn: Cục Thống kê (niên giám Thống kê năm 1999) Nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh nếu năm 1996 là 1990 tỷ đồng chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư xã hội thì đến năm 1999 con số này tăng lên là 2475 tỷ đồng, chiếm 23,4% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Với các hình thức kinh doanh như vậy đã góp phần nâng cao mức sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Như vậy có thể thấy, nguồn vốn trong dân còn rất lớn, nếu nguồn vốn này được khai thác đầy đủ và có hiệu quả sẽ chiếm một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên trên thực tế thì nguồn vốn này đã và đang bộc lộ những mặt yếu sau. 2. Những vấn đề còn tồn tại: Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ KH - ĐT, hiện nay tỷ lệ huy động vào đầu tư thấp mới chỉ đạt 36% trong khi đó tỷ lệ cất trữ chiếm tới 44%. Nguyên nhân là do tâm lý người dân còn dè dặt trong vấn đề bỏ vốn đầu tư trực tiếp, gửi tiết kiệm hay cho Chính phủ vay, mà nếu có gửi, thì chủ yếu tiền gửi ngắn hạn, còn tiền gửi dài hạn đang là phía trước, vì người có tiền đang chờ lãi suất cao hơn so với lãi hiện hành. Mặt khác lâu nay mới chú trọng huy động vốn bằng tiền, còn vàng đã nhiều lần được các NHTM huy động thử nghiệm nhưng không thành công. Vàng nhà nào cũng có (trừ gia đình nghèo khổ), chỉ một phần nhỏ dùng cho “trang sức” còn lại là cất trữ. Nếu nguồn vốn này huy động được ở mức 70% thì vốn nội tại cho nền kinh tế không thể thiếu trầm trọng như hiện nay. Các doanh nghiệp do dân đầu tư trực tiếp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đòi hỏi vốn ít, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp. Phần III Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước. I. Mục tiêu huy động vốn trong nước những năm tới. Trong Hội nghị lần thứ mười BCHTW Đảng khoá VIII (4/7/2000), đã đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển nền kinh tế nước ta từ nay đến năm 2010 là chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong đó dự tính đến năm 2010, tổng thu nhập quốc dân (GDP) sẽ tăng gấp đôi năm 2000 và phấn đấu đạt tốc độ tăng GDP ít nhất khoảng 7% một năm. Như vậy để đạt được mức tăng trưởng GDP với tốc độ cao như vậy đòi hỏi chúng ta phải huy động được một số vốn ít nhất là 45 đến 60 tỷ USD trong thời kỳ này. Với mức vốn đòi hỏi cao như vậy Bộ KH-ĐT dự báo nhu cầu vốn đầu tư từ nay đến năm 2010 là: Bảng 12: Nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam từ nay đến 2010 (2000-2010) Đơn vị: tỷ USD Tổng vốn đầu tư Vốn đầu tư trong nước Vốn NSNN Vốn DNNN Vốn hộ gia đình và tổ chức tài chính 50-55 25-28 9-11 8-10 8-9 Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế Như vậy có thể thấy nhu cầu vốn trong nước là rất lớn. Theo các nhà phân tích kinh tế thì nguồn vốn này sẽ phải chiếm trên 70% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Và để đạt được mục tiêu đề ra thì điều cần thiết là phải đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những gì đã đạt được. II. Một số giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm tới. 1. Đối với vốn đầu tư từ nguồn ngân sách. 1.1. Cần có các biện pháp để hình thành nguồn đầu tư trong ngân sách. Biện pháp quan trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản thu trong nước. Đối với nguồn thu từ thuế, phí thì phải có biện phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc394.doc
Tài liệu liên quan