Đề tài Thực trạng kênh phân phối và các hoạt động Marketing trong kênh tại công ty thương mại và dịch vụ Thăng Thiên

LỜI NÓI ĐẦU

Chương I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THĂNG THIÊN .

1. Giới thiệu về công ty TM&DV Thăng Thiên 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 3

1.2 Cơ cấu tổ chức . 6

2. Kết quả tiêu thụ của công ty trong thời gian qua 7

2.1 Cơ cấu doanh thu . . 7

2.2 Cơ cấu chi phí . 10

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty . 13

3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . . 13

3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 25

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG KÊNH TẠI CÔNG TY 1. Các dạng kênh phân phối của công ty TM&DV Thăng Thiên 31

1.1 Sơ đồ các dạng kênh phân phối của công ty TM&DV Thăng Thiên . 32

1.2 Đánh giá các thành viên kênh . 34

2. Các hoạt động marketing hỗ trợ trong kênh phân phối 38

2.1 Các chiến lược trong kênh . 38

2.2 Khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối . 41

2.3 Sử dụng Marketing-mix trong quản lý kênh phân phối . 42

3. Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường của công ty TM&DV Thăng Thiên .

52

3.1 Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các nhà cung ứng . 52

3.2 Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng 53

4. Vấn đề định vị tại công ty TM&DV Thăng Thiên 54

Chương III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TM&DV THĂNG THIÊN .

1. Một số cơ sở của các giải pháp được đề xuất . 57

1.1 Những căn cứ từ bản thân công ty . 57

1.3 Những căn cứ từ phía các nhà cung cấp và khách hàng . 60

2. Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ của công ty TM&DV Thăng Thiên .

2.1 Các chiến lược tổng thể cho sự phát triển của công ty TM&DV Thăng Thiên 62

2.2 Các biện pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của công ty TM&DV Thăng Thiên .

64

Kết luận . 74

Tài liệu tham khảo . 75

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kênh phân phối và các hoạt động Marketing trong kênh tại công ty thương mại và dịch vụ Thăng Thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên, các sản phẩm,dịch vụ được họ sản xuất ra và bán trực tiếp cho khách hàng. Trong nhóm sản phẩm này, chỉ có dịch vụ Internet là có một đối tượng khách hàng (khách hàng cá nhân), còn các sản phẩm dịch vụ khác đều có cả hai loại khách hàng (khách hàng cá nhân và khách hàng công nghiệp). 1.1.3 Kênh phân phối mặt hàng Điện thoại di động. Công ty Nhà cung ứng Khách hàng cá nhân Trong kênh này có sự tham gia của các nhà cung ứng, công ty đóng vai trò trung gian. Khách hàng của công ty là các cá nhân, không có sự tham gia của các tổ chức. 1.2. Đánh giá các thành viên trong kênh phân phối của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên 1.2.1. Nhà cung ứng Trong phạm vi kênh phân phối của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên, nhà cung cấp có thể là những nhà sản xuất, nhà nhập khẩu những hàng hoá hữu hình, cũng có thể họ là những đối tác mà Công ty mua hàng hoá đầu vào của họ. Ngoài ra, còn có các nhà cung cấp dịch vụ mà những dịch vụ này góp phần hoàn thiện "sản phẩm" để giao cho khách hàng, như các hãng vận chuyển, các nhà cung cấp phần mềm, Tuy nhiên, trong phần này chúng ta chỉ quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty TM&DV Thăng Thiên. Khi đánh giá những nhà cung ứng này, chúng ta cần đánh giá những ưu, nhược điểm của họ và cách mà Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên đã tận dụng được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm đó. * Đối với nhà sản xuất Họ là những nhà cung cấp những hàng hoá do họ sản xuất và có gắn tên hiệu của họ cho Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiênlàm yếu tố đầu vào. Họ là những nhà sản xuất ngoài nước như Intel, Compaq, IBM, và những nhà sản xuất trong nước như CMC, Lạc Việt,... - Ưu điểm Những nhà sản xuất cung cấp hàng hoá có chất lượng cao và ổn định, giá thấp, và họ thường cung cấp cả những hướng dẫn về kĩ thuật, đôi khi họ cung cấp cho Công ty những khoá đào tạo ngắn hạn. - Nhược điểm Các nhà sản xuất luôn đòi hỏi Công ty phải dự trữ một lượng hàng hoá lớn, và hơn nữa các nhà sản xuất đa số là ở nước ngoài, do đó khi mua hàng hoá Công ty thường phải nhập khẩu; chủng loại hàng hoá của mỗi nhà sản xuất không nhiều. * Đối với nhà nhập khẩu (những Công ty bán buôn lớn) Họ là những Công ty chuyên nhập khẩu hoặc đặt mua của các nhà sản xuất trong nước với khối lượng lớn rồi bán lại cho các Công ty có nhu cầu. - Ưu điểm của họ là họ đã thay Công ty giữ vai trò dự trữ hàng hoá, hàng hoá của họ thường đa dạng về chủng loại, có nhiều nhãn hiệu khác nhau, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của Công ty. - Nhược điểm: Giá cả của họ thường cao và họ không có các dịch vụ đào tạo, hỗ trợ Công ty về mặt kĩ thuật. * Đối với các đối tác Họ là những Công ty cùng kinh doanh trong một lĩnh vực với Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên, họ thường là các đối thủ cạnh tranh, nhưng có lúc trao đổi hàng hoá giữa Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiênvà họ diễn ra. - Ưu điểm: Họ hầu như chẳng có lợi gì cho Công ty mà ngược lại họ cạnh tranh với Công ty. Tuy nhiên, có những lúc mà hàng hoá của Công ty thiếu và các nhà cung cấp khác không có thì Công ty có thể mua lại của họ. - Nhược điểm: Giá cao, khả năng mất lợi thế cạnh tranh cao. Mặc dù nhận thức được tất cả các ưu và nhược điểm của các nhà cung cấp nhưng trong năm 2005, do mới thành lập, Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiênchưa thiết lập được mối quan hệ với các nhà sản xuất, hơn nữa Công ty cũng chưa có nhân viên phụ trách việc nhập khẩu nên nguồn đầu vào chủ yếu là các nhà sản xuất trong nước và các Công ty nhập khẩu, các đối tác. Như vậy, Công ty phải gánh chịu chi phí đầu vào cao và phải phụ thuộc vào các Công ty này. Ngoài ra, các nhà sản xuất trong nước chỉ cung cấp được một vài mặt hàng với chất lượng không đảm bảo và chưa được thị trường tin tưởng. Để khắc phục tình trạng này, năm 2001 Công ty đã tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ với các nhà sản xuất ở nước ngoài và tuyển dụng nhân viên xuất nhập khẩu có kinh nghiệm để giúp Công ty mua được hàng hoá đầu vào có lợi nhất. Cùng với việc này, Công ty cắt giảm việc mua hàng của các đối tác và các Công ty nhập khẩu khác, nhưng vẫn cố gắng duy trì quan hệ tốt với họ. Kết quả của những cố gắng này cuối năm 2001, Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên đã trở thành đại lý của một số hãng như Intel, Compaq, IBM và trở thành khách hàng trực tiếp, có quan hệ tốt với các Công ty như Microsoft, 3M 1.2.2. Nhà phân phối Là tất cả các Công ty, các tổ chức tham gia vào quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hoá từ Công ty tới khách hàng, mà trong quá trình này các Công ty, tổ chức này cũng có ít nhất một lần sở hữu hàng hoá đó. Họ bao gồm: các đối tác và các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống phân phối của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiêntương đối phức tạp, có nhiều sự chồng chéo, đan xen giữa chức năng của các cấp, các thành viên trong hệ thống. Và tất yếu sẽ xảy ra xung đột giữa các thành viên và giữa Công ty với các thành viên. Trong việc đánh giá hiệu quả của các nhà phân phối, chúng ta xem xét họ trên một số khía cạnh như: khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khả năng thanh toán, tốc độ tiêu thụ của họ và một điều rất quan trọng nữa là tôn chỉ và phương hướng kinh doanh của họ. Tuy nhiên, đánh giá được điều này là rất khó và cần có sự nghiên cứu cụ thể, trong phạm vi đề tài này người thực hiện xin không đề cập đến. * Các đối tác Đây là các Công ty cùng kinh doanh trong lĩnh vực với Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên, họ có những khả năng, nguồn lực và cách thức tiến hành hoạt đông kinh doanh giống với Công ty. Họ cũng nhập khẩu hàng hoá và bán ra thị trường, nhưng đôi khi do sức ép nhu cầu từ phía khách hàng mà họ không thể nhập khẩu kịp thời mặt hàng đó được, lúc đó họ sẽ mua hàng của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thăng Thiên. Giá trị đơn hàng của họ không lớn, họ mua chủ yếu là linh kiện các loại, tốc độ thanh toán chậm. Chủ yếu họ thanh toán bằng phương thức hàng đổi hàng với công ty TM&DV Thăng Thiên. Khi bán cho những đối tác này, Công ty cần cố gắng để gắn nhãn của Công ty lên sản phẩm, nhằm giúp cho khách hàng biết đến Công ty, tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Bên cạnh đó công ty TM&DV Thăng Thiêncũng cần cố gắng cung cấp cho các đối tác những hàng hoá có chất lượng tốt nhất và những dịch vụ kỹ thuật đầy đủ, nhằm giúp họ có được những hàng hoá tốt nhất với những dịch vụ đầy đủ nhất. Điều này làm tăng uy tín của công ty TM&DV Thăng Thiên. * Các cửa hàng bán lẻ Họ là những tổ chức không có lợi thế về vốn và khả năng nhập khẩu hàng hoá, nhưng họ có khả năng về địa điểm và nhân lực bán lẻ. Họ thường mua nhiều về chủng loại và số lượng, giá trị đơn hàng tương đối lớn, tuy nhiên họ thường thanh toán chậm và ít khi chịu dự trữ hàng hoá. Khả năng tiếp cận với khách hàng của họ là lớn do họ có ưu thế về địa điểm và kinh nghiệm bán hàng. Nhưng họ chỉ bán được chủ yếu là các loại máy tính cá nhân với giá trị đơn hàng nhỏ. Một vấn đề cần quan tâm nữa là các cửa hàng bán lẽ thường ít trung thành với Công ty. Đối với những khách hàng này công ty TM&DV Thăng Thiênvẫn duy trì và cung cấp cho họ đầy đủ hàng hoá mà họ yêu cầu với số lượng và chất lượng đảm bảo, và các dịch vụ cần thiết. Các hoạt động Marketing hỗ trợ kênh phân phối của công ty TM & DV Thăng Thiên. 2.1 Các chiến lược trong kênh. - Định nghĩa chiến lược kênh. Philip Kotler đã định nghĩa chiến lược marketing “Như là một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó đơn vị kinh doanh đạt được mục tiêu marketing của họ ở thị trường mục tiêu”. Chiến lược kênh Marketing có thể coi như là một trường hợp đặc biệt của chiến lược Marketing tổng quát. Vì vậy, chúng ta có thể định nghĩa chiến lược Kênh Marketing như là “ Một tập hợp các nguyên tắc nhờ đó công ty có thể hy vọng đạt được mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu của nó ” (1) Các chiến lược phân phối là một vấn đề có liên quan tới chiến lược chung của Marketing. Tuỳ vào chiến lược tổng thể của mỗi công ty mà chiến lược kênh Marketing có tầm quan trọng hơn, hay kém hơn các biến số khác của Marketing Mix. Trong thị trường công nghiệp, các kênh Marketing thường là kênh ngắn, chỉ có một hoặc hai cấp giữa nhà sản xuất và khách hàng. Trong cấu trúc kênh của nhà sản xuất thì công ty Thăng Thiênlà một thành viên của kênh, dù ít hay nhiều thì công ty cũng phải chịu ảnh hưởng từ phía nhà sản xuất. Bản thân kênh phân phối của công ty Thăng Thiêncũng rất ngắn, và công ty muốn phát triển kênh trực tiếp không qua các trung gian khác. Đây là quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo trong việc tìm phương án tốt nhất để cân bằng giữa các chiến lược Marketing-mix. Quyết định về kênh là một trong những quyết định rất quan trọng mà công ty chú ý, nhất là trong thị trường công nghiệp. Khi mà khả năng tài chính, nhân lực của công ty ngang bằng hoặc kém hơn đối thủ cạnh tranh thì kênh phân phối là một trong những công cụ cạnh tranh và chống cạnh tranh có hiệu quả. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công nghệ mới liên tục ra đời, một công nghệ nào được coi là ưu việt thì ngay sau đó nó bị đánh cắp hoặc có một công nghệ khác vượt qua trội hơn, lợi thế cạnh tranh công nghệ bây giờ không còn mạnh. Hơn nữa, những thay đổi về công nghệ tác động chủ yếu lên sản xuất. Nếu công ty cạnh tranh về giá, đây là chiến lược bất đắc dĩ vì chẳng ai muốn lợi nhuận của mình giảm đi, và hơn nữa các nhà sản xuất sẽ can thiệp để tránh sự xung đột về giá giữa các thành viên kênh của họ. Ngoài ra các công ty cạnh tranh với Thăng Thiênhầu hết là các công ty thương mại, họ hoạt động như Thăng Thiên, tức là kinh doanh các sản phẩm tương đồng về mặt kỹ thuật. Như vậy, quyết định về kênh phân phối là quyết định mang tính chiến lược cao, quyết định này ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Quyết định này hợp lý sẽ tránh cho công sự cạnh tranh của các công ty lớn và có thể sẽ tiêu diệt các đối thủ yếu hơn. Bởi vì, khi quyết định phân phối qua một cấp độ trung gian nữa, công ty cần phải lựa chọn những người tốt nhất và đàm phán cam kết với họ về một số lợi ích của hai phía, những cam kết có lợi cho công ty có thể là việc không bán hàng cho các đối thủ khác hoặc dành ưu tiên cho hàng của mình, bù vào đó công ty phải trả cho họ khoản hoa hồng cao hơn, dành cho họ nhiều sự hỗ trợ hơn các đối thủ cạnh tranh. Khi đã có quan hệ tốt và chắc chắn với các nhà phân phối cấp dưới công ty đã có một hàng rào cản rất tốt để ngăn cản và có thể tấn công các đối thủ khác. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ở chỗ, khi phân phối qua một cấp trung gian nữa chắc chắn lợi nhuận của công ty sẽ giảm; công ty không thể chắc chắn được rằng hàng hoá của mình khi đến tay khách hàng có đảm bảo về chất lượng, giá cả và đầy các dịch vụ hỗ trợ hay không; các nhà phân phối kinh doanh nhiều sản phẩm của nhiều công ty khác, như vậy thì có chắc chắn là họ sẽ ưu tiên cho việc bán sản phẩm của mình hay không? Một quyết định về kênh phân phối mà công ty sẽ thực hiện cho dù nó có nằm trong nhận thức hay không đó là kênh trực tiếp. Công ty TM & DV Thăng Thiên, ngay từ khi hoạt động kinh doanh đã sử dụng kênh này mà có thể không nhận ra đây là một dạng kênh phân phối trong bán hàng công nghiệp, kênh trực tiếp là một kênh rất hiệu quả và tất nhiên là rất quan trọng. Bán trực tiếp cho khách hàng, công ty đảm bảo được chất lượng hàng hoá của mình và sẽ hỗ trợ kịp thời các vấn đề mà khách hàng gặp phải, cũng như sẽ đảm bảo được phần lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, công ty sẽ gặp phải vấn đề chi phí lưu kho và sẽ cần phải có đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi mới có thể cạnh tranh được với các công ty khác. Tuỳ thuộc vào từng nhóm sản phẩm, từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ sống sản phẩm mà công ty đưa ra những quyết định khác nhau. Đối với sản phẩm mới và sản phẩm trong giai đoạn phát triển thuộc nhóm sản phẩm máy tính và linh kiện, máy in, các thiệt bị văn phòng, và các sản phẩm như các dịch vụ in ấn, các sản phẩm dịch vụ của công ty, điện thoại di động, máy fax, công ty TM&DV Thăng Thiênsử dụng chiến lược “kéo” một số biện pháp sẽ được thực hiện như: chào hàng trực tiếp, gửi tờ rơi, E-mail, thư chào hàng đến các trung gian, các bạn hàng, các khách hàng công nghiệp lớn nhằm mục đích thu hút khách hàng đến với công ty. Đối với các sản phẩm ở giai đoạn chín muồi và suy thoái, hàng tồn kho, hàng chậm tiêu thụ công ty TM&DV Thăng Thiênsử dụng chiến lược đẩy, các biện pháp như khuyến mại, tăng chiết khấu cho các trung gian, giảm giá, sẽ được thực hiện nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, đẩy hàng hoá đến các trung gian và khuyến khích họ bán những sản phẩm này càng nhanh càng tốt. Quyết định về chiến lược trong kênh phân phối là những chiến lược nằm trong chiến lược về Marketing mix mà tất cả các công ty phải thông qua. Công ty TM & DV Thăng Thiênsẽ phải cân nhắc sao cho các quyết định về chiến lược kênh phù hợp với các chiến lược Marketing mix còn lại như chiến lược về sản phẩm, chiến lược giá và chiến lược xúc tiến. Trong bốn yếu tố của Marketing-mix để thoả mãn thị trường mục tiêu thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các yếu tố đó được nhấn mạnh hay giảm đi. Với công ty Thăng Thiêncó hai biến số được ưu tiên là kênh phân và xúc tiến bán, và tất nhiên hai biến số còn lại là sản phẩm và giá cũng được cân nhắc cẩn thận. 2.2 Khuyến khích các thành viên trong kênh. Trong mục này chúng ta đề cập kênh gián tiếp một cấp của công ty Thăng Thiên, và có hai loại thành viên kênh mà chúng ta sẽ đề cập đến là các trung gian thương mại và các đối tác. Còn với kênh trực tiếp, hoạt động khuyến khích các thành viên kênh tức là việc khuyến khích các nhân viên bán hàng trực tiếp sẽ được đề cập trong đề mục 2.7 hoạt động xúc tiến trong kênh. Để đạt được mục tiêu phân phối của mình, công ty cần phải làm gì đó để các thành viên kênh hoạt động có hiệu quả nhất. Cũng như tất cả các công ty khác, công ty TM&DV Thăng Thiêncũng cần phải tìm những khó khăn trở ngại và nhu cầu của thành viên kênh để từ đó đưa ra những trợ giúp có hiệu quả, và công ty cũng cần sử dụng những nguồn lực của mình một cách có hiệu quả trong việc quản lý kênh. - Đối với thành viên kênh là các trung gian thương mại. Họ chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh máy vi tính và các thiết bị văn phòng với quy mô không lớn lắm. Những khó khăn trở ngại họ gặp phải là: thiếu vốn, khả năng dự trữ lưu kho nhỏ, đội ngũ nhân viên bán hàng không có trình độ kỹ thuật cao và họ mong muốn rằng công ty có thể dự trữ cho họ, đào tạo huấn luyện nhân viên bán hàng cho họ, cuối cùng là sự hỗ trợ trong công việc bán hàng, họ cần có sự trợ giúp dịch vụ kỹ thuật của công ty. Trước những nhu cầu và trở ngại đó, công ty cố gắng giúp đỡ các trung gian thương mại. Cụ thể là công ty hỗ trợ cho họ công việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, đối với những hàng hoá có tính năng sử dụng mới công ty thường mở một lớp hướng dẫn mới huấn luyện cho các nhân viên bán hàng của các trung gian thương mại trong thời gian ngắn, và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể công ty có những chương trình hỗ trợ riêng, còn vấn đề dự trữ lưu kho hàng hoá vẫn chưa giải quyết được. - Đối với thành viên kênh là các đối tác. Những đối tác này chỉ mua hàng của công ty Thăng Thiênkhi họ không thể hoặc không kịp mua từ nhà sản xuất hoặc không kịp mua từ nhà nhập khẩu, cũng có vài trường hợp khi mua hàng của công ty thì có lợi hơn. Như vậy các công ty này hạn chế trong việc mua hàng của công ty Thăng Thiên. Nhưng không vì thế mà chúng ta lại không cố gắng bán cho họ mà ngược lại công ty lại khuyến khích họ mua hàng của mình. Điều này thực hiện vì lý do ngoài đạt được mục tiêu phân phối thì đây là một cơ hội tốt cho công ty để quảng bá công ty mình đến các đối tác mà ở đây chính là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đối với các thành viên này thì hình thức khuyến khích là việc giảm giá. 2.3. Sử dụng Marketing-mix trong quản lý kênh phân phối tại công ty Thăng Thiên. Trong quá trình quản lý kênh phân phối, cần thiết phải có sự điều tiết hiệu quả các biến số khác của Marketing-mix để đạt được hiệu quả cao. Như vậy, công ty Thăng Thiênđã làm gì và tương lai phải làm gì với các vấn đề như sản phẩm, giá cả và xúc tiến hỗn hợp. Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến các biến số này. A. Vấn đề về sản phẩm trong quản lý kênh. Không giống như nhà sản xuất quản lý kênh của họ, công ty Thăng Thiênlà một trung gian thương mại hơn là một nhà sản xuất. Vấn đề là sản phẩm được dùng trong quản lý kênh ở đây khác với các công ty sản xuất. Chúng ta tiếp cận vấn đề này theo 3 hướng sau: (1) Đặt kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới. (2) Chu kỳ sống của sản phẩm. (3) Quản lý chiến lược sản phẩm. A1. Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới và vấn đề quản lý kênh. Lập kế hoạch sản phẩm mới không phải là kế hoạch sản xuất một loại sản phẩm nào đó mà là những cân nhắc, những kế hoạch kinh doanh một loại sản phẩm nào đó của một nhà sản xuất nào đó. Những cân nhắc, những kế hoạch kinh doanh này có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề quản lý kênh, là điều chúng ta cần xem xét ở đây. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có sự biến đổi cao về môi trường công nghệ, những sản phẩm mới liên tục ra đời. Liệu những sản phẩm mới này có được thị trường chấp nhận hay không? là những câu hỏi không chỉ dành riêng cho những nhà sản xuất, nó không chỉ ảnh hưởng đến những công ty sản sinh ra nó mà còn tác động đến những người đem nó ra thị trường. Đứng trước quyết định có nên tham gia vào kinh doanh sản phẩm mới hay không, công ty phải cân nhắc một số vấn đề quan trọng như: + Sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không? + Các trung gian cấp dưới có chấp nhận sản phẩm hay không? + Sản phẩm mới có phù hợp với các sản phẩm mà các trung gian cấp dưới kinh doanh hay không? + Công ty cần hỗ trợ gì cho các trung gian cấp dưới khi họ kinh doanh sản phẩm này? - Vấn đề sản phẩm mới và nhu cầu thị trường. Một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, gần như ngày nay nó đón ở tất cả các cấp độ trung gian vì nó là dấu hiệu mang lại thành công cho tất cả các công ty tham gia vào việc mua bán nó. Tuy nhiên với tư cách là một trung gian thương mại, công ty Thăng Thiênkhông thể đứng đợi xem sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay không rồi mới quyết định kinh doanh. Làm như thế công ty chỉ thu được khói xe của các đối thủ cạnh tranh. Công ty chấp nhận một mức độ rủi ro nào đó khi quyết định tham gia kinh doanh sản phẩm mới. Công ty phải lựa chọn những phương án tiêu thụ sản phẩm này sao cho có hiệu quả nhất. Sản phẩm mới sẽ được bán trực tiếp cho khách hàng hoặc phải trải qua các trung gian hay phối hợp cả hai. Đầu tháng 2/2006 khi Intel cho ra đời bộ vi xử lý Pentium 4, đây là một sản phẩm mới nâng cấp mà tiền thân của nó là các thế hệ Pentium1, Pentium2, Pentium3 với những tính năng đã được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty TM&DV Thăng Thiênđã quyết định kinh doanh sản phẩm này, phân phối nó qua các trung gian thương mại và bán trực tiếp cho khách hàng. Khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới thì vấn đề là làm sao để có đủ hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Công ty đã phải đặt một lượng lớn bộ vi xử lý Pentium4 trực tiếp từ Intel và tiến hành nhập kho nhanh chóng. Cho đến cuối tháng 4/2006 công ty TM&DV Thăng Thiênđã bán được 37 bộ máy tính có sử dụng bộ vi xử lý Pentium4, với giá trị trung bình mỗi bộ là 9 triệu đồng, và 45 bộ vi xử lý dạng linh kiện, với giá khoảng 2.3 triệu đồng đem lại cho công ty khoảng 430 triệu đồng doanh thu. - Các trung gian cấp dưới và sản phẩm mới. Hầu như các trung gian cấp dưới chỉ mua một hay một số mặt hàng công ty kinh doanh. Họ kinh doanh nhiều mặt hàng chuyên sâu cho một lĩnh vực, hoặc họ kinh doanh ở một vài lĩnh vực với mức độ cao hơn. Ví dụ, các cửa hàng buôn bán các thiết bị văn phòng hầu như chỉ mua của công ty sản phẩm là máy in, mực in, các linh kiện; còn các cửa hàng bán và sữa chữa máy vi tính thì chỉ quan tâm đến các thành phần cấu thành nên máy vi tính, các linh kiện, các dịch vụ kỹ thuật của công ty. Do đó, khi tiến hành tiêu thụ sản phẩm mới, công ty Thăng Thiênphải quyết định cân nhắc đưa sản phẩm mới đến những nơi nào cho phù hợp và công ty làm gì để họ đồng ý bán sản phẩm mới của công ty. Câu trả lời tốt nhất cho cho câu hỏi này sẽ là công ty phải làm sao cho các trung gian tin rằng họ sẽ bán sản phẩm mới một cách dễ dàng, họ sẽ không phải bận tâm tới chúng sau khi mua. Khi họ đã chấp nhận sản phẩm mới, để chứng tỏ là chúng dễ tiêu thụ, công ty Thăng Thiênbằng cách nào đó dành được chỗ trưng bày thuận tiện và việc ưu tiên bán cho các tổ chức khách hàng. Công ty cần phải cân nhắc xem những sản phẩm và hỗ trợ nào là cần thiết và hợp lý đối với các trung gian cấp dưới. Như vậy, khi quyết định kinh doanh một sản phẩm mới công ty phải cân nhắc nhiều khía cạnh để đưa ra các quyết định hợp lý cả trong việc tiến hành kinh doanh và cả trong việc tiến hành quản lý việc tiêu thụ. A2. Chu kỳ sống của sản phẩm và vấn đề quản lý kênh. Các sản phẩm trong ngành công nghệ thông tin không hẳn là những sản phẩm mang tính “mốt”, nhưng chúng lại có chu kỳ sống rất ngắn. Điều này là do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu đối với các sản phẩm của ngành công nghệ thông tin. Những thế hệ máy tính liên tục ra đời và nâng cấp đổi mới nhanh chóng, những dòng máy 286, 386 nay chỉ còn trong dĩ vãng nhường chỗ cho thế hệ Pentium, Celeron, Các sản phẩm điện thoại di động cũng có chu kỳ sống rất ngắn, một mặt do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ một mặt do sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu, người tiêu dùng Việt Nam coi điện thoại di động như một mặt hàng thời trang do đó nhu cầu về nó cũng thay đổi theo tính “mốt” của các mặt hàng thời trang. Thế hệ điện thoại di động đầu tiên, sử dụng công nghệ Analog (công nghệ tương tự) cho phép người dùng truyền âm thanh và giọng nói, thế hệ điện thoại di động thứ hai sử dụng công nghệ Digital (kỹ thuật số) cho phép truyền âm thanh, giọng nói và số liệu, hình ảnh, truy cập Internet. Các nhà sản xuất chuẩn bị cho ra đời thế hệ điện thoại di động thứ 3 sử dụng công nghệ Internet cho phép chiếc điện thoại di động có chức năng như một máy tính, máy fax với các chức năng tương đối đầy đủ. Vòng đời của các dòng điện thoại di động ngày càng rút ngắn do tính “mốt” của chúng trên thị trường điện thoại di động Việt Nam. Vòng đời của sản phẩm ngắn. Để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, mà hơn nữa là để thích ứng với nhu cầu thị trường của, các nhà sản xuất liên tục đổi mới, cải tiến, và đưa thêm nhiều ứng dụng mới vào sản phẩm. Đối với việc quản lý kênh, mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có tác động khác nhau tới quyết định của nhà sản xuất cũng như các trung gian thương mại và các khách hàng. Chúng ta lần lượt xem xét các giai đoạn đó. Các sản phẩm thuộc giai đoạn triển khai. Đây là giai đoạn mà sản phẩm mới đã được công ty chấp nhận kinh doanh và bắt đầu đưa ra thị trường. Giai đoạn này cần nỗ lực xúc tiến mạnh mẽ của nhà sản xuất và cả của công ty. Công ty cần phải đảm bảo rằng các trung gian cấp dưới đã được cung ứng đủ sản phẩm cho một đơn vị thị trường tối thiểu, và cần phải kiểm tra xem nó có được bày bán hay không. Trong thời gian qua, không có một nhóm sản phẩm nào mà Công ty TM&DV Thăng Thiênkinh doanh nằm trong “giai đoạn triển khai”. Chỉ có một số sản phẩm mới như các loại máy vi tính, máy in và các thiết bị mạng,được công ty kinh doanh. Thông thường các sản phẩm này được công ty tiêu thụ qua kênh trực tiếp và qua các trung gian thương mại. Những thiết bị như máy tính, thiết bị mạng đắt tiền và phức tạp về mặt kỹ thuật thường được tiêu thụ trực tiếp - Giai đoạn phát triển và vấn đề quản lý kênh. Trong giai đoạn này sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, cầu tăng lên nhanh chóng. Để duy trì được sự tăng trưởng này công ty phải làm sao có đủ hàng, tức là làm sao cho nhà cung cấp không bị lãng quên việc cung cấp hàng hoá cho công ty, và phải làm sao đáp ứng kịp thời cho các trung gian cấp dưới và các khách hàng trực tiếp, bên cạnh đó công ty cũng cần phải để ý các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm công ty đang kinh doanh. Giai đoạn bão hoà và vấn đề quản lý kênh. Một số sản phẩm máy tính, máy in, dịch vụ chế bản nằm trong giai đoạn này, ở giai đoạn này, thị trường đã tràn ngập sản phẩm, tốc độ tăng trưởng chậm. Đối với việc quản lý kênh, công ty Thăng Thiêncần phải đảm bảo rằng sẽ cung ứng đủ và kịp thời số lượng sản phẩm mà trung gian cấp dưới yêu cầu. Thứ hai, cần duy trì tồn kho tôi thiểu và cần phải lựa chọn những thành viên kênh mới, cần phải chuyển sản phẩm sang một đoạn thị trường khác để kéo dài đời sống của nó, như thị trường bao gồm các khách hàng là học sinh, sinh viên. Cũng trong thời gian này công ty cần cân nhắc để chuẩn bị rút những mặt hàng này ra khỏi danh mục kinh doanh. - Giai đoạn suy thoái và vấn đề quản lý kênh. Có rất ít sản phẩm thoát khỏi cái chết khi bước vào giai đoạn này. Khi sản phẩm bước vào gian đoạn này, lợi nhuận cũng giảm dần và bắt đầu lỗ. Công ty cần cân nhắc quyết định rút khỏi thị trường, và cần phải tránh khỏi sự bất đồng từ phía trung gian cấp dưới và từ phía các khách hàng, cũng như từ phía nhà cung cấp. Điển hình của những sản phẩm thuộc giai đoạn này là dịch vụ internet, công ty đã quyết định rút khỏi thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5292.doc
Tài liệu liên quan