MỤC LỤC
CHƯƠNG I 2
GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI 2
1.Lịch sử khách sạn: 2
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn 2
3-Môi trường hoạt động của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi 7
4. Loại hình hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ chính 8
4.1 Cơ cấu khách của khách sạn 8
4.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách 9
CHƯƠNG II 10
THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFTEL PLAZA HANOI 10
1.Tình hình du lịch Viêt Nam 2010. 10
2. Tình hình kinh doanh lưu trú và các giải pháp kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi 13
2.1 Tình hình kinh doanh của khách sạn quý I -2009 13
2.2 Tình hình kinh doanh phòng quý II 2009 19
2.3 Tình hình kinh doanh phòng của quý III - 2009: 23
2.4 Tình hình kinh doanh phòng của quý IV - 2009 27
CHƯƠNG III 29
PHƯƠNG HƯỚNG ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SOFITEL PLAZA HANOI 29
1. Phương hướng của khách sạn trong thời gian tới: 29
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hà nội. 30
2.1-Xác định vị thế 30
2.2-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) 31
3-Một số biện pháp khác 32
3.1 Yếu tố con người 32
3.2. Quảng bá rộng rãi hình ảnh của khách sạn qua các kênh thông tin: 33
3.3. Gặp gỡ khách hàng thường xuyên: 34
KẾT LUẬN 35
37 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu” hiệu quả, lau bền thu hút đối tượng khách quốc tế lần đầu đến với Việt Nam cũng như mời gọi khách quốc tế quay trở lại Việt Nam.
Năm 2010, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 4,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
BẢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VIỆT NAM THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2010
Ước tính
tháng 9/2010
9 tháng năm 2010
Tháng 9/2010 so
với tháng
trước (%)
Tháng 9/2010
so với tháng
9/2009 (%)
9 tháng 2010 so với cùng kỳ 2009 (%)
Tổng số
383.463
3.731.919
89,6
126,0
134,2
Chia theo phương tiện đến
Đường không
303.463
2.990.776
88,5
136,9
132,7
Đường biển
5.000
37.500
111,1
122,0
68,9
Đường bộ
75.000
703.643
93,2
93,0
149,0
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi
229.182
2.347.227
84,1
129,4
143,3
Đi công việc
83.654
757.506
94,8
108,2
139,8
Thăm thân nhân
34.362
424.629
80,0
117,6
102,0
Các mục đích khác
36.265
202.557
149,4
174,3
110,0
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc
77.682
675.930
89,9
139,2
189,2
Hàn Quốc
33.861
365.379
80,0
133,4
129,4
Mỹ
29.110
324.888
100,7
123,4
102,4
Nhật Bản
40.042
317.727
107,1
103,2
118,7
Đài Loan
24.006
251.692
84,1
117,8
120,7
Úc
21.016
205.424
120,0
124,5
127,9
Campuchia
24.789
189.915
110,7
137,7
192,2
Thái Lan
17.627
161.659
96,7
175,0
139,5
Malaisia
17.563
149.879
105,6
135,7
123,1
Pháp
9.880
147.421
49,5
99,5
112,0
Các thị trường khác
87.887
942.005
80,2
121,0
131,2
( Nguồn: Cục thống kê Việt Nam,
Trong tháng 9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 383.463 lượt, tăng 26,0% so với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 9 tháng năm 2010 ước đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009.
2. Tình hình kinh doanh lưu trú và các giải pháp kinh doanh của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi
2.1 Tình hình kinh doanh của khách sạn quý I -2009
Trong xu thế phát triển chung của ngành du lịch, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi cũng đã đưa ra nhiều chính sách kinh doanh khác nhau để thu hút khách du lịch và doanh nhân đến với khách sạn và cũng đạt được những thành quả nhất định. Điều này được thể hiện qua các tỉ lệ phần trăm công suất phòng và tỉ lệ giá trung bình khá cao so với năm ngoái.
Trong 3 tháng đầu năm, nhìn chung doanh thu về công suất phòng và các dịch vụ ăn uống đạt mức khá cao: ví dụ năm 2009, tỉ lệ công suất phòng đạt 70.5%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra 68%; giá trung bình là USD134.85/phòng/đêm, cao hơn mục tiêu là USD4.8.
Nguồn khách du lịch trong tháng này đạt tỉ lệ thấp ở hầu hết các khách sạn trong Hà Nội và thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2008. Một số khách sạn áp dụng giá thấp để thu hút khách hàng như: khách sạn InterContinental đưa ra giá USD150++ đến hết tháng 9 năm 2009 cho tất cả các khách hàng có hợp đồng, còn khách sạn Sheraton thì chỉ với USD175++ khách hàng có cả bao gồm ăn sáng trong tiền phòng, v.v…
Tất cả các nguồn khách đều có xu hưóng tăng vựơt chỉ tiêu, trừ nguồn khách đi du lịch cá nhân. Tỉ lệ doanh nhân đi công tác theo đoàn cũng tăng mạnh: ví dụ như “ Hội nghị kinh tế 2008” mang đến 220 phòng, Đại sứ quán Mỹ mang đến 110 phòng v.v…Tỉ lệ khách đi công tác (business) đạt 68% ( trong đó 8.4% là khách của hàng không Vienam Airline) và khách du lịch đạt 38%. Dưói đây là kết quả đạt được từ các nguồn khách khác nhau trong năm 2009:
Nguồn khách doanh nhân lẻ:
Nguồn khách này tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và cũng vượt chỉ tiêu đề ra nhờ có sự quay trở lại của các công ty Nhật như Marubeni, NTT Vietnam, Itochu, Toyota VN, Mitsubishi. Ngoài ra còn có thêm sự hỗ trợ của công ty mới như Sun Micro System hứa hẹn mang đến công suất phòng là 1000 phòng cho năm 2009 ( tính đến tháng 1 công ty này đã đem đến 75 phòng). Lượng khách ở dài hạn cũng đóng góp một phần không nhỏ cho tỉ lệ công suất phòng và doanh thu của khách sạn: công ty Detecon – 77 phòng, Systra – 57 phòng…Các chương trình khuýên mãi đặc biệt cũng mang lại kết quả tốt cho khách sạn, điều này cho thấy chính sách kinh doanh của khách sạn là đúng.
Nguồn khách doanh nhân đoàn:
Nguồn khách này không những đạt chỉ tiêu về công suất phòng mà còn tăng về tỉ lệ giá trung bình/phòng, hơn USD11.95 năm 2009 so với cùng kỳ 2008. Doanh thu từ khách doanh nhân đoàn đặt qua công ty du lịch cũng tăng đáng kể cả về công suất phòng và các dịch vụ ăn uống.
Nguồn khách du lịch đoàn:
Nhờ có sự hỗ trợ của các công ty du lịch như: Vietnamtourism Hanoi ( 260 phòng ), Indochina Services ( 374 phòng ), và O.S.C Travel ( 171 phòng )…mà khuồn khách này tăng lên một cách đáng kể, cao hơn rất nhiều so với năm ngoái ( tăng USD40.55, tương đương với 58.27%) và tậm chí còn cao hơn chỉ tiêu đặt ra là USD2.77. Nguồn khách du lich 2009 cao hơn hẳn so với cùng kỳ 2008.
Nguồn khách du lịch lẻ:
Ngược lại với các nguồn khách kể trên, nguồn khách này lại giảm đi rất nhiều do các công ty du lịch trong nước không đáp ứng đủ lượng công suất phòng như đã cam kết trong hợp đồng. Nếu tình hình này còn tiếp tục thì khách sạn sẽ không giữ một lượng phòng nhất định cho các công ty du lich nữa.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong quý I của các năm là khá hiệu quả, tuy nhiên, cũng có năm như năm 2008, tháng 2 và tháng 3 lại không đạt được kết quả như mong muốn cả về doanh thu và công suất phòng.
Bảng báo cáo kinh doanh trong 2 và tháng 3 2009
Tỉ lệ công suất phòng(%)
Giá bình quân(USD)
Dự đoán
Thực tế
Chỉ tiêu
Dự đoán
Thực tế
Chỉ tiêu
Tháng 2
64.4%
71.0%
71.2%
118.0
126.5
129.69
Tháng 3
89.5%
86%
89.2%
119.0
140.33
141.1
(Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi)
Tháng 2 doanh thu và công suất phòng khá thấp do kỳ nghỉ Tết rơi vào tháng này. Trong tháng này khách đi du lịch và khách doanh nhân sang Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tạm thời làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách sạn.
Trong thời gian này, các khách sạn 5 sao trong Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy rất nhiều chính sách hẫp dẫn đã được đề ra nhằm thu hút khách đến với khách sạn nhằm tăng công suất phòng và các dịch vụ khác trong khách sạn. Ví dụ như:
Hilton Hotel: Đưa ra mức giá phòng chỉ với USD165++ có bao gồm ăn sáng cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian Tết, giá cho ăn trưa cũng chỉ với USD20++/ một khách.
Sheraton Hotel: Đưa ra chương trình giảm giá đặc biệt vào cuối tuần cho khách Việt Nam là USD180nett/phòng có ăn sáng. Giá phòng cho các ngày trong tuần là USD175++ bao gồm ăn sáng.
Melia Hotel: Cũng giống như các khách sạn trên, Melia đưa ra giá là USD135++ /phòng đồng thời kết hợp với chương trình nghe nhạc La tinh sống động miễn phí 1 đồ uống vào các ngày thứ sáu hàng tuần để thu hút khách.
Với tình hình vắng khách như vậy, khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đã phải đưa ra một số chương trình tiếp thị như:
Tập trung đặc biệt vào các công ty mới hợp tác với khách sạn.
Nhân viên tiếp thị đi các tỉnh, thành phố, đặc biệt là Hồ Chí Minh nhằm thương lưọng lại giá cho mùa thấp điểm này và thông báo cho khách các chương trình khyến mại đặc biệt cho khách cũng như người đặt phòng.
Tập trung vào thị trường khách Nhật vì đây là thời điểm họ quay trở về từ kỳ nghỉ lễ.
Thúc đẩy việc quảng cáo qua mạng internet như giảm giá đặc biệt khi khách đặt phòng qua internet.
Đưa ra chương trình khuyến mại đặc biệt vào các ngày cuối tuần như chỉ với USD145++ khách hàng có thể ở loại phòng cao cấp và có ăn sáng cho 2 người v.v…
Nhờ có các chương trình khuyến mại đặc biệt và chính sách tiếp thị đúng đắn mà ta thấy tỉ lệ công suất phòng trong năm 2009 cũng gần đạt chỉ tiêu, dưới 0.2% và giá bình quân thấp hơn USD3.19.
Tháng 3 thông thường là tháng được cho là một trong những tháng đông nhất trong năm. Tuy nhiên, tháng 3 năm 2009 lại khá khiêm tốn, công suất phòng chỉ đạt 86% và giá trung bình là USD140.33/phòng. Tuy nhiên, so với năm 2008 thì giá trung bình năm nay cao hơn USD41.41 và công suất phòng năm nay cao hơn 2.5%. Tổng doanh thu về phòng ở tính đến thời điểm này đạt hơn 1 triệu USD trong khi đó năm ngoái là gần 800nghìn USD. Hai tuần đầu tháng tỏ ra khá là bận rộn vì có rất nhiều ngày khách sạn bị kín phòng, vì vậy nhiều khách có đi công tác và có giá hợp đồng không thể đặt được trong thời gian này. Vì vậy lượng phòng xét về mảng khách doanh nhân lẻ có bị giảm chút ít do khách sạn không có phòng để cung câps cho họ. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa khách sạn và các công ty gửi khách đến.
Trong tháng này hầu hết các nguồn khách đều tiến triển rất tốt xét về giá phòng. Giá phòng trung bình là USD120.66 / phòng trong khi đó năm 2008 giá trung bình chỉ đạt được USD82.63 / phòng.
Sang hai tuần cuối của tháng 3, nhu cầu của khách lại giảm xuống, thậm chí còn xuống thấp hơn so với năm ngoái. Hầu hết các khách sạn ở Hà nội đều có công suất phòng rất thấp, thấp hơn so với năm 2008. Chúng ta hãy cùng đi vào từng đối tượng khách cụ thể để có thẻ thấy rõ hơn tình hình kinh doanh trong tháng 3 này.
Nguồn khách doanh nhân đi công tác lẻ:
Lượng khách này khá là khiêm tốn, như đã đề cập ở trên, do khách sạn co nhiều ngày bị kín phòng nên không có phòng để phục vụ cho họ. Tuy nhiên, giá trung bình cho tối tượng khách này lại đạt khá cao, USD168.33 / phòng trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là USD159.50 / phòng, như vậy là cao hơn so với chỉ tiêu là USD8.83 / phòng và đồng thời tăng lên 24.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến thời điểm này thì các công ty có nhiều doanh nhân ở tại khách sạn nhất là IBM với 196 phòng, Sun Micro System với 114 phòng, Marubeni với 69 phòng, Mitsubishhi Heavy Industry là 63 phòng, Itochu 46 phòng, Đại sứ quán Hungary 34 phòng v.v…
Nguồn khách tham dự hội thảo và đi công tác theo đoàn:
Nhìn chung trong tháng 3 lượng khách này khá đông và đóng góp cho khách sạn là USD356000, trong khi đó chỉ tiêu đặt ra là USD251000. Xét về giá trung bình cho đối tượng kháhc này ta thấy tăng đáng kể là USD38.22 / phòng so với cùng kỳ năm ngoái. Vói tình hình này khách sạn óc thể sẽ đạt được chỉ tiêu cho toàn tháng. Các đoàn khách đóng góp nhiều phòng cho khách sạn nhất là hội thảo Collier International đóng góp 210 phòng, hội thảo của Haw Par Healthcare với 154 phòng, Grant Thornton 104 phòng, Yanma Cooperation 79 phòng, Hinomoto 123 phòng, và Mitsubishi Electric là 70 phòng. Nhờ có hội thảo của các công ty này mà doanh thu của phòng tiệc và dịch vụ ăn uống cũng tăng lên đáng kể.
Nguồn khách đi du lịch cá nhân:
Nguồn khách này lại tương đối thấp và thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra. Tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn năm ngoái 51.62% , tăng USD3.86/ phòng. Các công ty du lịch có lượng khách nhiều nhất phải kể đến Buffalo Tour với 80 phòng, Travel Indochina với 68 phòng, Guilliver 35 phòng, American Express 33 phòng và Asia Pacific Travel 59 phòng. Thêm vào đó khách sạn cũng nhận được nhiều đặt phòng vào phút chót của các công ty với giá cao nên giá cũng tăng lên đáng kể. Dưới đây là kết quả khách đặt thông qua một số phương tiện điện tử:
+ TARS : 400 phòng ( qua internet thông qua các kênh của đại lý du lịch )
+ LO1 + LO2: 482 phòng ( khách đặt trực tiếp với khách sạn qua điện thoại hoặc tại quầy lễ tân trong đó LO1 là giá không bao gồm ăn sáng, LO2 là giá có bao gồm ăn sáng trong tiền phòng.)
+ RA2 : 81 phòng ( qua internet với 1 số điều kiện được áp dụng)
+ RA3 : 59 phòng ( qua internet với điều kiện khách sẽ phải trả tiền bằng thẻ tín dụng ngay sau khi đặt phòng. Đặt phòng qua kênh này khách hàng sẽ không được hủy phòng và không được thay đổi lịch trình. Nếu thay đổi lịch trình hoặc hủy phòng khách sẽ vẫn phải trả tiền.)
Nguồn khách du lịch đi theo đoàn:
Trong tháng này khách sạn cố gắng giảm thiểu lượng khách đoàn theo serie ( tức theo một chu kỳ và một lượng phòng nhất định, giá phòng không đổi theo 1 dây chuyền) để tăng tối đa các đoàn khách theo thời vụ nhằm tăng doanh thu của khách sạn ( vì thông thường các đoàn khách thời vụ giá phòng cao hơn giá phòng đoàn khách serie). Kết quả là giá phòng trung bình của các đoàn khách thời vụ tăng lên USD5.36 / phòng. Nhìn chung cả 2 lọai hình khách trên đều vượt chỉ tiêu 9.7% với tổng doanh thu là USD104609.
Xét về 3 tháng đầu năm trong quý I, doanh thu nguồn khách này đạt USD675000, cao hơn USD51.8 so với chỉ tiêu.
Nhìn chung trong năm 2009 khách sạn cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể, cả doanh thu và giá trung bình đều cao hơn năm 2007 như đã phân tích ở trên. Điều này cho thấy nhu cầu về phòng ở của khách doanh nhân và du lịch đến với Hà nội vẫn khá ổn định.
2.2 Tình hình kinh doanh phòng quý II 2009
Như chúng ta biết, mùa hè là mùa du lịch của Việt Nam nhưng nó lại không phải là mùa du lịch của đa số khách phương Tây, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến ngành du lịch trong nưóc nói chung và tình hình kinh doanh của các khách sạn ở Hà Nội nói riêng, đặc biệt là các khách sạn 5 sao.
Hơn nữa, nền kinh tế Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm nay cùng đang phải đối mặt với tình trạng chung là lạm phát và suy thoái kinh tế.
Trong tháng 5, tỉ lệ lạm phát cuả Việt Nam là 25.2%, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái tỉ lệ lạm phát là 7%. Tỉ lệ lạm phát cao đang đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, nó làm ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bị gián đoạn. Điều này hiển nhiên có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn khách doanh nhân.
Một yếu tố nữa làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách sạn 5 sao nói chung và Sofitel Plaza Hanoi nói riêng, đó là Chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu trong nứơc lên 31%. Điều này tuy có tác dụng làm giảm phát, giảm thâm hụt ngân sách và thương mại nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua hàng của các nguồn khách du lịch từ các đại lý du lịch và các công ty điều hành du lịch. Các đại lý này phải tăng giá xe và các dịch vụ khác để bù vào việc giá xăng dầu tăng, vì vậy đã làm ảnh hưởng xấu đến nguồn khách du lịch cá nhân và theo đoàn. Kết quả là:
à Các Tour du lịch không được thực hiện như dự định bởi vì điểm đến là một nơi ngày càng đắt đỏ về mọi thứ.
à Các đại lý du lịch đồng loạt chọn các khách sạn nhỏ 3 - 4 sao hoặc các khách sạn do dân địa phương đầu tư để khấu trừ vào việc tăng giá xăng và phương tiện vận chuyển.
Dưới đây là bảng dự kiến kinh doanh phòng trong quý II 2009
Công suất phòng
Giá trung bình/phòng/đêm
Đang giữ
Dự kiến
Chỉ tiêu
Đang giữ
Dự kiến
Chỉ tiêu
Tháng 4
63.6%
73%
83.3%
$130.2
$140.7
$138.04
Tháng 5
51.6%
75%
77.38%
$121.8
$140.3
$135.41
Tháng 6
45%
60.8%
75%
$121.5
$133.5
$134.91
(Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi)
Từ bảng trên ta thấy, tháng 4 đang giữ công suất phòng là 63% với giá trung bình là USD130++ / phòng /đêm. Hầu hết các khách sạn ở Hà Nội đang giữ công suất phòng khoảng từ 45 đến 60%. Các khách sạn cạnh tranh đã bắt đàu các chương trình khuyến mãi để giữ chân các nguồn khách. Đặc biệt là khách sạn Intercontinental luôn luôn sẵn sàng đưa ra giá thấp để đạt được công suất phòng trong mùa vắng khách này.
Các đoàn khách hội thảo trong tháng 4 tại khách sạn là ABB - 34 phòng với giá USD140++/phòng/đêm, Dow Corning với giá USD185++/phòng/đêm x 13 phòng, Achive Global với 100 phòng có giá la USD160++/phòng/đêm…
Đối với khách du lịch, tuy nhiên, lại rất thấp, giá trung bình chỉ đạt USD120nett/ phòng/đêm chung cho cả khách du lịch lẻ và theo đoàn.
Với tình hình vắng khách như vậy, khách sạn đã đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt nhằm thu hút nhiều khách đến với khách sạn như: chỉ phải trả thêm USD15++, khách có thể được nâng cấp lên loại phòng cao hơn vói các tiện ích như internet miễn phí trong phòng, hoa quả miễn phí và có đồ uống trong lúc làm thủ tục nhận phòng. Ngoài ra còn tăng gấp đôi điểm cho người đặt phòng và có thể quy ra các phần quà tương ứng với số điểm.
Nhờ đó, tỉ lệ công suất phòng trong tháng 4 đã đạt được 75.5%, cao hơn dự kiến là 2.5% nhưng vẫn dưới chỉ tiêu 7.8%. Giá trung bình cho tất cả các nguồn khách đạt USD135++/phòng, dưới chỉ tiêu USD5.7++/phòng, tuy nhiên vẫn cao hơn dự kiến là USD4.8++.
Tuy nhiên các chương trình khuyến mãi vẫn được áp dụng. Kết quả là giá trung bình tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trung bình thực tế đạt USD136.32/phòng/đêm, vượt chỉ tiêu đặt ra là USD0.91++/phòng/đêm. Chi tiết được thể hiện ở từng nguồn khách như sau:
Doanh nhân đi công tác:
Nguồn khách này vượt chỉ tiêu là 100 phòng, tuy nhiên giá trung bình lại thấp hơn so với dự kiến. So với năm 2007 thì nguồn khách này tăng 774 phòng, tương đương với 7.1%. Các công ty có nhiều khách đến ở nhất là Toyota với 89 phòng, Marubeni 58 phòng, IBM 53 phòng, Sun Microsystem 52 phòng, Detecon 47 phòng và Systra 37 phòng…
Doanh nhân dự hội thảo :
Nguồn khách này cũng khá tốt cả về giá và số lượng phòng. Doanh thu của nguồn khách này đạt USD329000 vượt chỉ tiêu ( chỉ tiêu đề ra là USD209.615). Giá trung bình của nguồn khách này cũng tăng lên đáng kể là USD4.25 / phòng so với năm ngoái và vượt chỉ tiêu là USD118.51 /phòng.
Lướt qua các báo cáo kinh doanh ta thấy hội thảo của Contrast Sweden đóng góp 330 phòng, IDP là 245 phòng, Honda Vietnam 197 phòng, GTZ 97 phòng, Bộ Thương mại đóng góp 165 phòng…
Khách du lịch lẻ:
Cũng như mọi năm, nguồn khách này không đạt chỉ tiêu, tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn chỉ tiêu và tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính sách đặt ra là khách sạn cần phải cỉa thiện nguồn khách này trong tương lai đặc biệt là trong mùa thấp điểm. Một số chương trình khuyến mại được đưa ra như: áp dụng giá đồng bộ là USD150nett/phòng/đêm có bao gồm ăn sáng cho 1 hoặc 2 người từ 1 tháng 5 đến 31 tháng 7. Chương trình được áp dụng cho tất cả các công ty du lịch trong nước cũng như ở nước ngoài. Kết quả đạt được từ chương trình khuyến mãi như sau:
+ TARS : 510 phòng.
+ LO1+LO2 : 494 phòng
+ RA2 : 101 phòng
+ RA3 : 97 phòng.
Khách du lịch theo đoàn tour:
Lượng khách này không đạt được chỉ tiêu cho toàn tháng, tuy nhiên giá trung bình vẫn cao hơn năm ngoái là USD29.31/phòng/đêm, tăng 40%. Nhu cầu nguồn khách này bị giảm trong toàn Hà nội đặc biệt là thị trường khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều giảm đáng kể. Các khách sạn khác tiếp tục giảm giá xuống USD120nett/phòng nhằm tăng doanh thu.
Sang tháng 6 vẫn là mùa thấp điểm nên hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội rất vắng khách. Tuần đầu lượng khách vẫn tạm chấp nhận nhưng từ tuần thứ hai cho đến hết tháng tỉ lệ công suất phòng rất thấp. Mặc dù chương trình khuyến mại vẫn được áp dụng và nhiều nỗ lực đã được đưa ra nhưng kết quả cuối tháng vẫn không được khả quan cho lắm. Giá trung bình là USD135.13/phòng/đêm so với chỉ tiêu đặt ra là USD134.91, có tăng 1 chút ít nhưng không đáng kể với công suất phòng thực tế là 44.95%. Cụ thể được thể hiện ở các nguồn khách như sau:
Doanh nhân đi công tác lẻ:
Dù đã chấp nhận hi sinh giá để tăng doanh thu trong thời điểm vắng khách này nhưng giá trung bình vẫn không đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên tổng doanh thu vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Các công ty trung thành vẫn ủng hộ khách sạn như: IBM ( 80 phòng), Itochu ( 76 phòng), ADBI ( 27 phòng), Hewlett Packard ( 22 phòng)…
Doanh nhân dự hội thảo:
Ngược lại với nguồn khách trên, nguồn khách này lại khá tốt, doanh thu cho loại khách này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Tổng doanh thu là USD229.900 và cao hơn chỉ tiêu đặt ra (USD84,48.00). Giá trung bình vượt chỉ tiêu USD4.06 và cao hơn năm ngoái là USD37.80, tương đương với 40.4% và xét về công suất phòng là tăng 11.2%.
Các hội thảo đã diễn ra trong tháng này là Bộ Thương Mại ( 764 phòng), Văn phòng hợp tác Canada( 140 phòng), Đại sứ quán Morocco( 384 phòng), Honda Vietnam ( 93 phòng) và INC Global ( 154 phòng). Nhê ®ã doanh thu vÒ phßng ë, phßng tiÖc, vµ c¸c dÞch vô kh¸c t¨ng lªn ®¸ng kÓ.
Khách du lịch lẻ:
Lượng khách này khá thấp và không nằm ngoài dự đoán. Nhiều chương trình khuyến mại cũng đã được đặt ra như áp dụng chính sách một giá cho tất cả các công ty du lịch trong và ngoài nước, đồng thời áp dụng giảm giá cho khách đặt qua mạng internet. Nhờ đó giá trung bình đối với các công ty du lịch đã tăng USD41.87, tương đương với 52.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời khách đặt qua các kênh điện tử cũng tăng lên đáng kể như sau, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với tháng 5:
TARS : 299 phòng
LO1 + LO2 : 379 phòng
RA2 : 63 phòng
RA3 : 26 phòng.
Khách du lịch đi theo đoàn tour:
Lượng khách này, ngược lại, lại rất thấp và không đạt chỉ tiêu đặt ra. Những nguồn khách chủ yếu cũng giảm tương đối, đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc giảm 8.6%, khách Hàn Quốc giảm 6.6%, khách Mỹ giảm 3.8% và khách Nhật giảm 3.5%.
Tổng kết quý II ta thấy cả công suất phòng và giá trung bình đều thấp hơn quý I do những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế Thế giới nói chung và trong nứơc nói riêng. Và điều này chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến các quý còn lại trong năm, mà kế cận nhất là quý III sắp tới.
2.3 Tình hình kinh doanh phòng của quý III - 2009:
Quý III vẫn được coi là mùa thấp điểm trong năm cho đến hết tháng 9, vì vậy tình hình kinh doanh của các khách sạn 5 sao ở Hà Nội nói chung và Sofitel Plaza Hanoi nói riêng cũng bị giảm sút so với những mùa khác. Cộng với việc Chính phủ tăng giá xăng dầu, vé máy bay tăng, và tình hình lạm phát cao đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến quyết định sang Việt Nam du lịch của khách nước ngoài. Do giá xăng dầu tăng nên tất cả các mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng theo như lương thực, thực phẩm, đồ điện tử… Các công ty chứng khoán trong nứơc và các nhà đầu tư đã bán cổ phần của họ để lấy tiền mặt do lo ngại công ty sẽ không đối đầu được với giá cả ngày càng tăng như hiện nay. Điều này làm ảnh hưởng đến thói quen mua bán và du lịch của khách hàng rất nhiều vào các ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ.
Quý III được mở đầu bằng tháng 7, cũng không có nhiều hứa hẹn trong kinh doanh. Hầu hết các khách sạn 5 sao ở Hà Nội đều có công suất phòng dao động trong khoảng từ 48% đến 58%, ngoại trừ khách sạn Melia Hà Nội là 78% do có nhiều hội thảo của Chính Phủ được tổ chức ở đó.
Kết quả cuối tháng 7 của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi đạt 54.5%, giá trung bình dưới chỉ tiêu là USD2.63, tuy nhiên so với năm ngoái thì giá trung bình của năm nay cao hơn 33.71%. Để rõ hơn về tình hình của tháng 7 chúng ta hãy cùng nhìn vào từng nguồn khách sau đây.
Doanh nhân đi công tác:
Lượng khách này không đạt được chỉ tieuu dặt ra và dưới chỉ tiêu là 577 phòng mặc dù khách sạn vẫn áp dụng các chương trình khuyến mãi đối với tất cả các loại phòng. Tuy nhiên giá trung bình lại tăng 18.63% so với năm ngoái, vẫn dưới chỉ tiêu USD8.01. Hiện tại thì giá phòng không phải là mối quan tâm hàng đầu đối với chiến lược kinh doanh mà công suất sử dụng phòng là quan trọng nhất. Khách sạn có thể chấp nhận giá thấp để đạt được công suất phòng vì vậy việc tìm kiếm các công ty tiềm năng mới là một việc làm cần thiết để cải thiện thình hình vắng khách hiện nay.
Doanh nhân dự hội thảo theo đoàn:
Thực tế nhìn vào bảng ta thấy nguồn khách này không quá tồi so với chỉ tiêu đặt ra và so với năm ngoái, số lượng phòng chỉ dưới chỉ tiêu 158 phòng nhưng cao hơn năm ngoái là 355 phòng. Nguồn khách này đóng góp 19.9% vào tổng công suất phòng cho tháng 7 này. Vì vậy cần phải tập trung vào nguồn khách này cho những tháng tiếp theo.
Một số công ty tổ chức hội thảo tại khách sạn và có nhiều khách đến trong tháng này là University of Hawaii với 166 phòng, Grant Thornton 43 phòng, Văn phòng Quốc Hôị 43 phòng và một số đoàn khách hội thảo đặt qua công ty du lịch Exotissimo là 159 phòng.
Khách đi du lịch lẻ:
Lượng khách này tương đối thấp so với chỉ tiêu đặt ra, chủ yếu là do tháng này không phải là mùa du lịch. Thậm chí lượng khách này còn giảm đáng kể so với năm ngoái:
TARS : 358 phòng Tháng 7 /2009: 832 phòng
LO1+LO2: 401 phòng Tháng 7/2009 : 920 phòng
RA2 : 64 phòng Tháng 7/2009: 221 phòng
RA3 : 73 phòng Tháng 7/2009: 56 phòng
Tổng : tháng 7/2008 : 896 phòng Tháng 7/2009: 2029 phòng
Như vậy là lượng khách đặt qua các kênh kể trên giảm 1133 phòng so với năm ngoái. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu trong tháng và buộc khách sạn phải tìm ra những chương trình khuyến mại mới nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách đến với khách sạn.
Khách đi du lich theo đoàn tour:
Cũng giống như nguồn khachs du lich lẻ, nguồn khách này cũng rất thấp, chủ yếu là do khách từ Hàn Quốc và Nhật giảm. Chi tiết được thể hiện dưới bảng sau:
Thực tế
Chỉ tiêu
Khác biệt
%
Năm trước
khác biệt
%
Số phũng
861
1670
-809
-48%
1935
-1074
-56%
Giỏ phũng
103.35
110.79
-7.44
-7%
68.66
34.69
51%
Doanh thu
$ 88,982.00
$ 185,025.00
-$ 96,043.00
-52%
$ 132,850.00
-$ 43,868.00
-33%
(Nguồn: phòng doanh thu khách sạn Sofitel Plaza Hanoi)
Chiến lược đặt ra là cần phải tập trung vào nguồn khách này hơn nữa đặc biệt là khách Châu âu và Mỹ.
Bước sang tháng 8 là tháng cũng không có nhiều hứa hẹn cho sự bội thu, hầu hết các khách sạn đều có công sất phòng từ 50% đến 60%. Tuy tháng 8 có khá hơn tháng 7 nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu cả về giá bình quân vầ công suất sử dụng phòng. Sự giảm sút chủ yếu là do nguồn khách doanh nhân và khách đi du lịch theo đoàn ( mặc dù thị trường khách Tây Ban Nha rất tốt trong tháng này). Các chương trình khuyến mãi đã được kéo dài đến hết tháng này n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng kinh doanh lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza Hanoi.doc