Đề tài Thực trạng kinh doanh tại chi nhánh Láng Hạ

PHẦN GIỚI THIỆU 5

1. Lý do chọn đề tài 5

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4. Quan điểm nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 6

6. Nội dung nghiên cứu 6

7. Kết cấu của chuyên đề 6

CHƯƠNG I, HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7

I. Chức năng và hoạt động của ngân hàng thương mại 7

1. Ngân hàng thương mại - Một trung gian tài chính 7

2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 10

3. Khái niệm năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại 12

I. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực kinh doanh của ngân hàng thương mại 15

1. Sự phát triển của nền kinh tế mở 15

2. Yếu tố pháp lý 16

3. Nhân tố cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 18

4. Nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 19

4.1. Tiềm lực vốn của ngân hàng 19

4.2. Về sản phẩm dịch vụ 20

4.3. Về nghiệp vụ và kỹ thuật nghiệp vụ 21

4.4. Về khách hàng của ngân hàng 21

4.5. Quản lý rủi ro 22

4.6. Hoạt động quản trị marketing 23

4.7. Đội ngũ nhân sự 24

4.8. Hệ thống kênh phân phối 25

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ 26

I. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 26

1. Khái quát về sự hình thành của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 26

2. Những sản phẩm và dịch vụ chính 27

3. Những mốc lịch sử đáng nhớ 28

3.1. Thành lập và chính thức đi vào hoạt động 28

3.2. Giai đoạn bước ngoặt năm 2000 28

4. Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2006-2010 29

4.1. Về nguồn vốn 29

4.2. Về tín dụng 30

4.3. Về đối tượng khách hàng 31

4.4. Về hướng phát triển các sản phẩm và dịch 31

4.5. Các dự kiến về tài chính 32

4.6. Về tổ chức đào tạo 32

5. Cơ cấu tổ chức 33

5.1. Mô hình cơ cấu tổ chức 33

5.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức 35

II. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2006 35

1. Khái quát tình hình tài chính giai đoạn 2002-2006 35

1.1. Về công tác nguồn vốn 36

1.2. Về hoạt động tín dụng 37

1.3. Quản lý rủi ro 38

1.4. Tình hình lợi nhuận 38

2. Thị trường 39

III. Những tồn tại chủ yếu 40

1. Tồn tại trong hoạt động dịch vụ 40

2. Tồn tại trong hoạt động quản trị marketing 42

3. Tồn tại trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ 42

IV. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại 44

1. Nguyên nhân khách quan 44

2. Nguyên nhân chủ quan 44

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG LÁNG HẠ 46

I. Hoàn thiện chiến lược giai đoạn 2006-2010 46

1. Bổ sung một số nội dung chiến lược về xây dựng văn hoá kinh doanh ngân hàng hiện đại. 46

2. Cần có chiến lược cụ thể hơn trong phát triển nguồn nhân lực. 46

3. Xây dựng chiến lược lâu dài và mang tính bền vững. 47

II. Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 48

1. Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng 48

2. Cần có chính sách marketing hợp lý và nhất quán 50

3. Phát triển mạng lưới chi nhánh, đa dạng hoá các kênh phân phối 52

III. Kiến nghị 54

1. Kiến nghị đối với Nhà nước 54

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 55

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 56

KẾT LUẬN 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kinh doanh tại chi nhánh Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngân hàng. Việc ứng dụng và triển khai các hoạt động marketing nội bộ đang được phát triển mạnh trong thực tế kinh doanh của Ngân hàng. 4.7. Đội ngũ nhân sự Mục này tham khảo từ: Một số kỹ năng giao tiếp khách hàng trong dịch vụ bán lẻ của ngân hàng thương mại, Phùng Thu Thủy - Sở giao dịch VCB, Tạp chí Ngân hàng, Số 21, 11/2006, tr. 37-39. Nhân viên kinh doanh ngân hàng luôn luôn phải tiếp xúc với tiền nên đòi hỏi phải đủ phẩm chất chuyên môn và văn hoá. Phong cách giao dịch của nhân viên ngân hàng phải nhiệt tình, hoạt bát, chân thành, thân thiện, ... Nhân viên ngân hàng cũng cần phải được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng trình bày, đàm phán, tiếp xúc qua điện thoại, ... Trong môi trường kinh doanh ngân hàng hiện nay, nhân viên giao dịch trực tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là những người trực tiếp phục vụ khách hàng, quyết định chất lượng dịch vụ, quyết định mối quan hệ với khách hàng, tạo uy tín, hình ảnh và sự khác biệt của ngân hàng, ... Đó là không chỉ là những mắt xích trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ từ ngân hàng đến tay khách hàng, mà còn là kênh cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, tạo hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Nhằm hướng đến một đội ngũ nhân viên ngân hàng hiện đại, các nhân viên giao dịch phải thoả mãn rất nhiều những tiêu chuẩn. + Những nhân viên giao dịch của ngân hàng là những con người yêu nghề, nhận thức được tầm quan trọng của công tác giao dịch. + Có những hiểu biết về khách hàng, nhu cầu của khách hàng. + Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, giải thích được cả những hạn chế cũng như tính hiệu quả của những sản phẩm dịch vụ. + Phục vụ tận tình, nhanh nhẹn và có khả năng đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp trong nhiều tình huống. + Hiểu biết rộng, tạo được sự tin tưởng và khả năng tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng và xử lý tốt những ý kiến phản hồi của khách hàng. Theo quan điểm marketing hướng nội, tất cả nhân viên đều thực hiện marketing. Nhân viên là những khách hàng bên trong nội bộ của ngân hàng. Công việc của nhân viên như những sản phẩm bên trong mà ngân hàng cần phải chú ý phát triển. 4.8. Hệ thống kênh phân phối Mục này tham khảo từ: Ngân hàng thương mại và giá trị của việc đa dạng hoá kênh phân phối, Nguyễn Việt Đức, Tạp chí Ngân hàng, số 11, 2005. Hệ thống kênh phân phối của ngân hàng cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, việc đa dạng hoá kênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố giảm chi phí, làm nên thành công trong cuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Sự xuất hiện của ATM - hệ thống máy rút tiền tự động - sau đó mạng lưới ATM đã nhanh chóng lan rộng, tiếp đến là Phone Banking - dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, và sự ra đời của Internet Banking, trong những năm tới sẽ là sự bùng nổ của Mobile Banking tuy còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang ngày càng chứng tỏ vai trò hữu hiệu trong việc giao dịch với khách hàng. Đa dạng hoá kênh phân phối là việc lựa chọn một hoặc một số kênh phân phối nhằm tạo ra một hệ thống kênh phân phối hỗn hợp, bổ khuyết lẫn nhau trong hoạt động, nhằm tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, tăng cường khả năng quan tâm tới từng khách hàng, giảm mức phí và giảm bớt công việc cho nhân viên tại hệ thống chi nhánh. Hơn nữa, việc thiết lập và gắn kết các kênh phân phối mới sẽ tạo ra khả năng cho các chi nhánh bán lẻ đem lại nhiều lợi nhuận và nâng cao khả năng chuyển tải các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân đã được cá nhân hoá tới khách hàng. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ I. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 1. Khái quát về sự hình thành của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Mục này tham khảo từ: Lịch sử Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, 12/2003, tr. 4 - 8. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ thành lập theo quyết định số 334/QĐ ngày 02/08/1996 của Thống đốc NHNN. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ chính thức khai trương hoạt động từ 17/3/1997. Hiện Chi nhánh đặt tại 24 Láng Hạ, phía Tây Quận Đống Đa, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn như: VINACONEX, Tổng Công ty Thép, Công ty FPT, … và hơn nữa mật độ các ngân hàng ở khu vực này thấp. Đây là môi trường tốt, có điều kiện thuận lợi để một ngân hàng hoạt động. Theo Quyết định 334/QĐ NHNN-02 ngày 2/8/1996 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng 44 Láng Hạ (24 Láng Hạ hiện nay), Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành, đại diện pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hạch toán kinh tế nội bộ. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHNO và PTNT Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHNO và PTNT Việt Nam. NHNO và PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ cho sự cam kết của chi nhánh trong phạm vi được uỷ quyền. Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ được ký kết các hợp đồng kinh tế dân sự, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp uỷ quyền của NHNO và PTNT Việt Nam. Trong 10 năm hoạt động, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã không ngừng phát triển về mọi mặt. Năm 1997, Chi nhánh ban đầu thành lập với 13 cán bộ đến nay (tính đến 31/12/2006) đã phát triển lên 215 cán bộ, với 11 phòng chức năng, 2 chi nhánh cấp 2 và 8 phòng giao dịch. Quá trình 10 năm hoạt động đã chứng minh truyền thống đoàn kết nhất trí, quyết tâm vượt mọi gian khó, giành những thành tích cao nhất của tập thể cán bộ viên chức. Nhất định Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ sẽ vươn lên góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước. 2. Những sản phẩm và dịch vụ chính Mục này được tham khảo từ: catalog quảng cáo của Ngân hàng Láng Hạ. - Nhận tiền gửi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ dưới nhiều hình thức: không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng, 9 tháng…, tiết kiệm bậc thang, phát hành kỳ phiếu. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. - Tài trợ xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế. - Dịch vụ nhận - chuyển tiền nhanh qua mạng chuyển tiền điện tử trên phạm vi toàn quốc. - Rút tiền, chuyển tiền tự động qua máy ATM. - Thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư trong và nước ngoài. - Cho vay cầm cố, tiêu dùng phục vụ đời sống. - Chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ. - Các dịch vụ ngân hàng khác. 3. Những mốc lịch sử đáng nhớ Mục này tham khảo từ: Lịch sử Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ, 12/2003. 3.1. Thành lập và chính thức đi vào hoạt động Sự ra đời của Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của NHNO và PTNT Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với qui luật phát triển của hệ thống NHNO và PTNT Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống NHNO và PTNT trên địa bàn Thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới. 3.2. Giai đoạn bước ngoặt năm 2000 Sau khi thành lập, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã không ngừng phát triển. Năm 1998, Chi nhánh triển khai hoạt động Thanh toán quốc tế. Năm 1999, đạt danh hiệu lá cờ đầu ngành NHNO và PTNT Việt Nam. Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được qua các năm, trong năm 2000, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã đặt quan hệ tín dụng với 27 đơn vị doanh nghiệp. Tổng dư nợ đạt 661 tỷ đồng, vượt 8,2% so với mục tiêu phấn đấu của NHNO và PTNT Việt Nam. Năm 2000 nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đạt 2.043 tỷ, đạt 143% kế hoạch đề ra. Đánh giá chung trong năm 2000 Chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu định hướng của Hội đồng quản trị NHNO và PTNT Việt Nam. Nợ quá hạn giữ ở mức thấp 0,24% tổng dư nợ. Kết quả tài chính tăng đều, vững chắc ở các tháng. Tổng thu nhập tăng 100% so với năm 1999, đạt 47,4 tỷ đồng. Ngày 18/9/2000 Chi nhánh Láng Hạ là một trong số 9 chi nhánh trên toàn quốc thuộc hệ thống ngân hàng nông nghiệp áp dụng hệ thống chuyển tiền điện tử công nghệ tiên tiến. Đây cũng là năm chi nhánh tiếp tục được Hội đồng quản trị NHNO và PTNT Việt Nam khen thưởng danh hiệu: lá cờ đầu xuất sắc nhất khu vực đô thị toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. 4. Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2006-2010 Mục này được tóm tắt từ: Tổng kết kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược kinh doanh giai đoạn 2006-2010, Phòng Kế hoạch, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ. 4.1. Về nguồn vốn Kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm từ 15 - 22% cụ thể nguồn vốn năm 2006 là 4,900 tỷ đồng lên 9,300 tỷ đồng năm 2010. Đồ thị 2.1: Kế hoạch huy động nguồn vốn giai đoạn 2006-2010 - Tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ tăng từ 22% năm 2005 lên 40% tổng nguồn vốn năm 2010. - Nguồn vốn từ dân cư tăng từ 1,491 tỷ đồng năm 2005 lên 4,200 tỷ đồng năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 20%. Phấn đấu đưa tỷ trọng tiền gửi dân cư từ 37% năm 2006 lên 45% tổng nguồn vốn năm 2010. Nguồn vốn từ TCTD chỉ chiếm dưới 2% tổng nguồn vốn. - Xây dựng nguồn vốn trên 12 tháng với tỷ trọng từ 40 - 50% tổng nguồn vốn, tăng trưởng cao nguồn vốn không kỳ hạn và dưới 12 tháng do chi phí đầu vào thấp mang lại thu nhập cho Ngân hàng. 4.2. Về tín dụng Tổng dư nợ năm 2010 là 4,200 tỷ đồng bằng 224% so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16%. Đồ thị 2.2: Kế hoạch dư nợ giai đoạn 2006-2010 - Tăng dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn ở mức từ 41% năm 2006 lên 45% trên tổng dư nợ năm 2010. - Nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu nợ xấu <1% tổng dư nợ. - Chuyển đổi dần cơ cấu cho vay, đến năm 2010 tỷ trọng cho vay khối quốc doanh và khối ngoài quốc doanh là ngang nhau. 4.3. Về đối tượng khách hàng - Tăng số lượng khách hàng có quan hệ nguồn vốn từ 27,000 người năm 2006 lên 30,000 người năm 2010, bình quân tăng hàng năm khoảng 1,000 người. - Số lượng khách hàng vay vốn đến năm 2010 là 2,950 người, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 10 - 15%. 4.4. Về hướng phát triển các sản phẩm và dịch Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng truyền thống bên cạnh đó triển khai rộng rãi các dịch vụ Ngân hàng mới. * Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - Tăng trưởng doanh số thanh toán từ 486.7 triệu USD năm 2006 lên 649.3 triệu USD năm 2010 trong đó doanh số hàng nhập khẩu lên 648.6 triệu USD năm 2010 và doanh số hàng xuất khẩu lên 0.71 triệu USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10%. Phí TTQT từ 2,201 triệu VND năm 2006 lên 3,222 triệu VND năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%. - Doanh số KDNT tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5%. Doanh số thanh toán biến giới tăng trưởng bình quân hàng năm 5%, lên 3.7 triệu NDT năm 2010. - Chi trả kiều hối từ 2.2 triệu USD năm 2006 lên 3.5 triệu USD năm 2010 trong đó Western Union từ 500 nghìn USD năm 2006 lên 2.2 triệu USD năm 2010. * Về nghiệp vụ thẻ - Số lượng máy ATM năm 2010 dự kiến tăng thêm so với năm 2005 là 10 máy, đưa tổng số máy lên 15 máy. - Số lượng thẻ ATM năm 2010 dự kiến tăng thêm so với năm 2005 là 48,000 thẻ, bình quân tăng trưởng hàng năm khoảng xấp xỉ 10,000 thẻ, đưa tổng số thẻ phát hành toàn Chi nhánh lên 62,000 thẻ. - Số điểm chấp nhận thẻ năm 2010 dự kiến tăng thêm là 245 địa điểm, bình quân tăng trưởng hàng năm là xấp xỉ 50 điểm. * Triển khai các dịch vụ mới - Dịch vụ Ngân hàng điện tử, quản lý tài sản, tiền mặt, bảo hiểm, tư vấn tài chính, quản lý danh mục đầu tư, chứng khoán, phát hành các công cụ nợ, Dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác. 4.5. Các dự kiến về tài chính - Quỹ thu nhập dự kiến tăng 67.5 tỷ năm 2005 lên 124.7 tỷ năm 2010. - Chênh lệch lãi suất tăng từ 0.22% lên 0.30%. - Phấn đấu tỷ lệ thu ngoài tín dụng từ 15,5 tỷ đồng năm 2006, chiếm 14% tổng thu nhập ròng lên 28 tỷ đồng năm 2010, chiếm 25% tổng thu nhập ròng. 4.6. Về tổ chức đào tạo Năm 2010 phấn đấu tăng số Phòng giao dịch lên 18 Phòng. Số lượng cán bộ tăng từ 215 người năm 2006 lên 250 người năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 3 - 4%. Thực hiện nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, tất cả cán bộ đều có trình độ Đại học chuyên ngành, số lượng cán bộ trên Đại học phấn đấu là 10 người năm 2010. 5. Cơ cấu tổ chức Mục này số liệu và mô hình cơ cấu tổ chức cung cấp bởi Phòng Tổ chức Cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ. 5.1. Mô hình cơ cấu tổ chức Tổng số cán bộ của Chi nhánh NHNO&PTNT Láng Hạ tính đến thời điểm 31/12/2006 là 215 cán bộ. Tại trụ sở chính: 117 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 3 phó giám đốc, 39 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 5 cán bộ phòng Tin học, 15 cán bộ phòng Hành chính quản trị, 5 cán bộ phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo, 16 cán bộ phòng Tín dụng, 5 cán bộ phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, 5 cán bộ phòng Thẩm định, 4 cán bộ tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ, 10 cán bộ phòng Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, 5 cán bộ tổ Nghiệp vụ Thẻ, 4 cán bộ tổ Tiếp thị. Tại Chi nhánh Bách Khoa: 35 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 9 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 9 cán bộ phòng Tín dụng, 3 cán bộ phòng Hành chính, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 4, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 9. Tại Chi nhánh Mỹ Đình: 15 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 6 cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ, 5 cán bộ phòng Tín dụng, 2 cán bộ phòng Hành chính. Tại các phòng Giao dịch: 48 cán bộ bao gồm 7 cán bộ phòng Giao dịch số 2, 6 cán bộ phòng Giao dịch số 3, 7 cán bộ phòng Giao dịch số 5, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 6, 8 cán bộ phòng Giao dịch số 7, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 8, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 10, 5 cán bộ phòng Giao dịch số 11. 5.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức Mục này tham khảo từ: Qui chế làm việc của Chi nhánh Láng Hạ. Cơ cấu nhân sự tại Hội sở và một số đơn vị trực thuộc chậm được hoàn thiện ảnh hưởng không nhỏ trong thực hiện điều hành tác nghiệp thuộc chức trách nhiệm vụ được giao. Hệ thống chi nhánh chưa có được cơ cấu mạnh đáp ứng mục tiêu chiến lược đề ra. Các phòng giao dịch chủ yếu vẫn trực tiếp do Hội sở chính của Chính nhánh Láng Hạ quản lý. Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch cần được mở rộng và tăng cường. II. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2002-2006 1. Khái quát tình hình tài chính giai đoạn 2002-2006 Các năm chi nhánh đều đạt những kết quả đáng khích lệ, nguồn vốn và dư nợ đều tăng trưởng ổn định, vững chắc góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từ 2002 đến 2006 Đơn vị tính: tỷ VNĐ. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 TH (%) TH (%) TH (%) TH (%) Nguồn vốn KD 3812 4037 106 4470 110 4024 90 5905 147 Tổng dư nợ 1466 1505 102 2200 146 1876 85 2057 110 Nợ quá hạn - - 2,8 7 250 9,7 138 Lợi nhuận 47,6 111 233 86,3 77,5 67 77,6 78 116 (Nguồn số liệu: Trích các báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ các năm 2002 đến 2006) Nhìn vào bảng số liệu có thể rút ra những phân tích cơ bản về tình hình tài chính của Chi nhánh Láng Hạ về hoạt động huy động nguồn vốn, hoạt động tín dụng, quản lý rủi ra và mức độ tăng trưởng của lợi nhuận. 1.1. Về công tác nguồn vốn Đồ thị 2.3: Tình hình nguồn vốn tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006. Nguồn vốn tăng trưởng không cao là do thị trường biến động khiến mặt bằng lãi suất tăng cao gây khó khăn cho việc thu hút khách hàng, có sự thay đổi về tổ chức tách Chi nhánh cấp hai Bà Triệu sang NHNo khác, cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng trong và ngoài hệ thống nên một số khách hàng lớn chuyển sang hoạt động tại NHNo khác. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tăng tiền gửi có tính ổn định là tiền gửi dân cư và giảm tỷ trọng tiền gửi TCTD là tiền gửi có kỳ hạn ngắn và lãi suất cao theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam. Năm 2005 tiền gửi TCTD giảm từ 766 tỷ đồng đầu năm xuống còn 88 tỷ đồng vào cuối năm, đây chính là nguyên nhân khiến cho nguồn vốn của Chi nhánh sụt giảm mạnh, chỉ đạt 90% so với năm 2004. Năm 2006, năm đầu của kế hoạch 2006-2010, Chi nhánh NHNO và PTNT Láng Hạ đã đạt những kết quả khả quan. Nguồn vốn tăng trưởng cao đạt 147% so với năm 2005, vượt 21% so với kế hoạch Trung ương giao. Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hơn với việc tăng trưởng tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức kinh tế, giảm tiền gửi từ tổ chức tín dụng, thu hút được một lượng vốn không kỳ hạn lớn bằng ngoại tệ từ việc làm Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án ODA do WB, ADB tài trợ. Chi nhánh cũng đã làm tốt các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, Trái phiếu AGRIBANK 2006. Nhiều hình thức tiết kiệm bậc thang đã tạo nhiều ưu thế cho Chi nhánh trong cạnh tranh huy động vốn với các tổ chức tín dụng trên địa bàn. 1.2. Về hoạt động tín dụng Đồ thị 2.4: Tình hình dư nợ tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006. Tổng dư nợ có sự tăng trưởng đều qua các năm, tuy nhiên giai đoạn 2004 - 2005 dư nợ giảm, tốc độ tăng trưởng là -15% do áp dụng quy định mới về cơ chế kế hoạch theo đó nguồn vốn giảm thì phải giảm dư nợ tương ứng để đảm bảo cân đối vốn. Cơ cấu cho vay đã có sự chuyển dịch từ cho vay khối doanh nghiệp Nhà nước sang cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng cầm cố. Việc chuyển dịch cơ cấu này sẽ giúp Chi nhánh tăng thu nhập do cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng cầm cố thường có lãi suất cao song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đòi hỏi công tác thẩm định, kiểm soát cho vay phải chặt chẽ đảm bảo chất lượng khoản vay. Tổng dư nợ 2006 tăng trưởng 10% so với năm 2005. Dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh đã tập trung đầu tư vào các dự án, phương án thực sự có hiệu quả không phân biệt các thành phần kinh tế, chú trọng tới công tác thẩm định đảm bảo chất lượng khoản vay. Chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần, công ty TNHH nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lên 90 doanh nghiệp. 1.3. Quản lý rủi ro Đồ thị 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006. Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh qua các năm. Giai đoạn 2001-2003, Chi nhánh không có nợ quá hạn. Năm 2004, Chi nhánh có nợ quá hạn là 2.8 tỷ đồng nhưng chủ yếu là nợ quá hạn dưới 90 ngày. Sang năm 2005, do áp dụng theo quyết định phân loại nợ mới, Chi nhánh phát sinh nợ xấu là 7 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng dư nợ, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số cá nhân vay đời sống tiêu dùng. Tổng nợ xấu năm 2006 là 9,7 tỷ đồng chiếm 0.48% trong dư nợ, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005, bảo đảm an toàn tín dụng trong tăng trưởng. 1.4. Tình hình lợi nhuận Đồ thị 2.6: Tình hình lợi nhuận tại chi nhánh Láng Hạ 2002-2006. Lợi nhuận có sự tăng trưởng từ năm 2002 – 2003 sau đó lại giảm dần từ 2004 - 2005 từ 47,6 tỷ năm 2002 lên 111 tỷ năm 2003 xuống 67 tỷ năm 2005. Lợi nhuận tăng đột biến chủ yếu do Chi nhánh đã lựa chọn cơ cấu vốn phù hợp và các nguồn vốn có lãi suất rẻ giúp giảm chi phí huy động vốn. Giai đoạn lợi nhuận giảm cũng do giảm nguồn vốn có chi phí rẻ đồng thời Chi nhánh thực hiện trích rủi ro theo văn bản mới và thực hiện mở rộng màng lưới khiến cho tăng tổng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận. Năm 2006, sau giai đoạn tái cơ cấu và thực hiện chiến lược mới, lợi nhuận của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng. Đây là sự khởi đầu triển vọng cho thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010. 2. Thị trường Dư nợ chủ yếu từ các đơn vị trong Tổng công ty 90, 91 như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt NamCông ty FPT, Tổng công ty lắp máy Việt Nam... Công tác nguồn vốn quá chú trọng thành phần kinh tế Nhà nước, chưa chú trọng các thành phần kinh tế khác. Những đối thủ cạnh tranh là những ngân hàng trong ngành, những ngân hàng nhà nước khác, những ngân hàng cổ phần và những ngân hàng nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Khách hàng có tiền gửi lớn: Tổng cục đầu tư, công ty Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, Kho bạc Nhà nước... Công ty FPT trả lương hầu như 100% cán bộ công nhân viên mở tài khoản cá nhân tại chi nhánh. Việc đọng vốn trên các tài khoản này tuy không lớn nhưng cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Từ chỗ nguồn vốn ban đầu là 14 tỷ do nhận bàn giao tiết kiệm của Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam), đến cuối năm 2006 đạt 5905 tỷ đồng. III. Những tồn tại chủ yếu 1. Tồn tại trong hoạt động dịch vụ Hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu thu và chưa được chú trọng đúng mức trong khi tiềm năng và môi trường có điều kiện thuận lợi để phát triển. + Thu dịch vụ năm 2006 đạt 19.2 tỷ đồng bao gồm thu từ dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ bảo lãnh và thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng 194% so với năm 2005 và chiếm 15% tổng thu về hoạt động kinh doanh. + Trong kế hoạch phát triển 2006-2010 của chi nhánh phần phát triển về dịch vụ không đề cập rõ chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng thu từ kinh doanh mà chủ yếu đề cập đến tốc độ tăng trưởng công tác thanh toán quốc tế (10%/năm) và tăng trưởng của hoạt động thẻ ATM (mỗi năm tăng 10,000 thẻ). Sản phẩm của hoạt động dịch vụ nghèo nàn. + Dịch vụ chủ yếu là chuyển tiền. Điểm lại tất cả các dịch vụ mà ngân hàng thương mại khác đang làm là: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc và đại lý phát hành thẻ tín dụng, séc du lịch, dịch vụ kiều hối, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ giữ hộ tài sản ... thì Ngân hàng Láng Hạ mới chỉ làm dịch vụ chuyển tiền trong nước và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hoạt động chuyển tiền trong nước còn thấp vì sự cạnh tranh gay gắt của công ty bưu chính viễn thông và các ngân hàng khác. + Hệ thống sản phẩm dịch vụ chưa định hướng theo khách hàng, còn năng về nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa thực sự được quan tâm và nghiên cứu phát triển. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ có tiềm năng lớn nhưng chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Mục này tham khảo từ: Hoạt động than toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, TS.Nguyễn Trọng Tài, Đinh Thị Thanh Long, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, số 58, 3/2007, tr.46-51. Bảng 2.2: Tình hình doanh số TTQT qua các năm 2002-2006 Đơn vị tính: triệu USD. Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 TH (%) TH (%) TH (%) TH (%) Doanh số TTQT 241 526,7 218 589 111 442 75 550 124 KD ngoại tệ - Doanh số mua - Doanh số bán 266 274 362 377 136 137 565 569 156 151 299 313 53 55 368 371 123 118 (Nguồn số liệu: Phòng Thanh toán quốc tế Chi nhánh Láng Hạ) + Trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đồng tiền giao dịch còn đơn điệu, chủ yếu là DOLAR Mỹ, các đồng tiền khác chưa được chú trọng kinh doanh, chủ yếu là mua hộ khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế và vì vậy đã bỏ qua cơ hội thu lợi nhuận. + Có sự mất cân đối lớn giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu trong thanh toán L/C. Doanh số thanh toán L/C xuất thông thường chỉ bằng khoảng từ 0,02% - 0,08% so với doanh số L/C nhập, thậm chí có những năm chỉ phát sinh doanh số thanh toán L/C nhập mà không phát sinh doanh số thanh toán L/C xuất. + Con người và phương tiện còn hạn chế. Các nhân viên làm công tác kinh doanh ngoại tệ tốt nghiệp đại học ngoại thương, chủ yếu tự thêm tài liệu phục vụ công việc. Phương tiện thu thập và xử lý thông tin kinh doanh yếu và thiếu. Số cán bộ hiểu cặn kẽ nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT chưa nhiều. 2. Tồn tại trong hoạt động quản trị marketing Hệ thống thông tin thị trường chủ yếu do trung ương cung cấp hoặc phản hồi của khách hàng. + Việc thu thập thông tin khách hàng, thu thập thông tin kinh tế xã hội từ các bộ, ngành hữu quan chưa được chú trọng và làm thường xuyên. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật từ các bộ ngành chưa được cập nhật làm căn cứ đánh giá. + Cách thức cạnh tranh chủ yếu vẫn là cạnh tranh về giá và kỳ hạn. Tuy nhiên các chính sách về lãi suất, mức phí dịch vụ, kỳ hạn vẫn chủ yếu dựa trên việc điều chỉnh theo đối thủ cạnh tranh trong mức qui định khống chế của trung ương. Công tác quản trị marketing còn mới trong giai đoạn đầu, chưa có một phòng chuyên biệt nhằm định hướng chiến lược marketing cụ thể. + Hoạt động chính vẫn là hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ mới chưa được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chút và việc tham gia tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0059.doc
Tài liệu liên quan