Đề tài Thực trạng kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỘT : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC 2

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỢP TÁC: 2

1. Định nghĩa 2

2. Các loại hình kinh tế hợp tác. 2

2.1. Kinh tế hợp tác giản đơn. 3

2.2. Hợp tác xã 3

2.2.1. Định nghĩa 3

2.2.2.Vai trò của HTX 4

2.2.3. Những đặc trưng cơ bản của HTX kiểu mới ở Việt Nam 4

2.2.4. Các loại hình HTX. 7

II. KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 8

III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA 9

1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội . 9

2. Các nhân tố khác 10

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA 11

I. KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1954-1987) 11

II. KINH TẾ HTX SAU ĐỔI MỚI (1988-2003) 16

1. Kinh tế HTX nông nghiệp khi có Nghị quyết 10 Bộ Chính trị 16

2. Kinh tế HTX trong nông nghiệp từ khi có luật HTX (1997-2003) 20

2.1- Những thành tựu đạt được 20

2.2. Những hạn chế 26

PHẦN BA: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP 30

I/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP. 30

II/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA 33

KẾT LUẬN 42

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X thống nhất quản lý. Do vậy chưa phát huy tính tự chủ của nông dân trong sản xuất. + Phương thức khoán ngày càng nẩy sinh nhiều bất hợp lý như: HTX giao khoán ngắn hạn, manh mún. Trong 8 khâu của quá trình sản xuất thì 5 khâu do HTX đảm nhận, hộ nhận khoán 3 khâu (Gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch). Dần dần HTX khoán trắng cả cho xã viên, nhưng định mức bù tương ứng xã viên không được nhận đầy đủ. Các khâu dịch vụ cho xã viên không được đáp ứng. - Hoạt động quản lý của HTX ngày càng yếu kém, bất hợp lý, tệ nạn tham mô, mất dân chủ và những nhược điểm trong phân phối không được khắc phục. Do vậy lợi ích của người lao động bị vi phạm nghiêm trọng. Kết quả là lòng tin, sự gắn bó của xã viên với HTX giảm sút. - Những khó khăn vô cùng to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tất cả những hậu quả nặng nề của nó cũng là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nước ta. Lực lượng lao động trẻ khoẻ ở nông thôn hầu như đã được huy động ra chiến trường. Trình độ sản xuất thấp kém, mất cân đối, ruộng đất bình quân đầu người thấp, công cụ lao động thô sơ, thiếu cả trâu bò, trình độ canh tác lạc hậu. Trong khi đó máy móc nông nghiệp được Nhà nước cung cấp thông qua nhận viện trợ, nhập khẩu không được tính toán kỹ dẫn đến lãng phí của cải vật chất, không những thế hiện tượng này còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạn phạm sai lầm của cán bộ HTX. - Đó là những hạn chế thuộc về cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô: về vai trò hiệu lực quản lý Nhà nước đối với kinh tế HTX. II. KINH TẾ HTX SAU ĐỔI MỚI (1988-2003) 1. Kinh tế HTX nông nghiệp khi có Nghị quyết 10 Bộ Chính trị Không phải ngẫu nhiên mà từ những ngày đầu của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp các cuộc vận động cải tiến quản lý HTX cũng đồng thời tiến hành. Mặc dù vậy cải tiến quản lý vẫn không khắc phục được khuyết tật của mô hình cũ, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái trì trệ. Từ thực tiễn của phong trào khoán hộ tự phát ở các địa phương được nhìn nhận một cách nghiêm túc thực tế hơn chỉ thị 100 CT/TW của Ban bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp ra đời nhằm cứu nền nông nghiệp Việt Nam trở thành bước công phá chính thức đầu tiên vào mô hình HTX nông nghiệp kiểu cũ. Một mảng (3/8 khâu trong hệ thống sản xuất nông nghiệp) của HTX nông nghiệp bị phá vỡ, chuyển về trực tiếp cho các hộ xã viên. Đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới kinh tế do Đảng khởi xướng đã tạo ra sự biển đổi sâu sắc trong sự phát triển kinh tế đất nước. Trước bối cảnh đó Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 05-04-1988 tiếp tục là bước công phá thứ 2 vào mô hình HTX kiểu cũ. HTX kiểu cũ không còn cơ sở tồn tại xét cả vè tính tất yếu kinh tế và địa vị pháp lý. Tuy vậy trong một thời gian sau đó việc ra đời HTX kiểu mới không dễ dàng. Nghị quyết Hội nghị TW5 (khoá 6 năm 1993, Luật đất đai ra đời từng bước tạo cơ sở pháp lý về quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân). Tuy vậy trong thực tế được triển khai chậm. Cơ sở pháp lý để HTX kiểu mới hình thành và phát triển như một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân chưa được xác lập. - Mô hình HTX kiểu mới xét về mục tiêu, nguyên tắc tổ chức và cơ chế hoạt động chưa được quan niệm rõ ràng, thống nhất từ lãnh đạo đến nông dân. - Đa số các HTX kiểu mới (đặc biệt là các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung) ra đời trên cơ sở các HTX cũ, song ở nhiều HTX cũ cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp và mất mát hư hao, tình trạng nợ nần giữa HTX với các hộ xã viên, giữa HTX với Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác diễn ra khá phổ biến. Không giải quyết được nững tồn đọng về tài sản và công nợ trên, HTX mới rất khó ra đời. Hoặc nếu cả 3 vấn đề trên dù có giải quyết được, HTX mới có thể ra đời song tổ chức hoạt động kinh doanh trên thực tế như thế nào để đứng vững và phát triển được là điều không đơn giản. Nghị quyết 10, nội dung đổi mới tổ chức quản lý nội bộ HTX và tập đoàn sản xuất được thực hiện theo các hướng chủ sau: + Tổ chức lại sản xuất tích cực chuyển sang sản xuất hàng hoá và hạch toán kinh doanh. + Thực hiện dân chủ công khai công tác quản lý, khắc phục tệ nạn tham mô, mệnh lệnh cửa quyền, mất dân chủ xoá bỏ bao cấp tràn nan trong phân phối cử HTX. + Đa dạng hoá các hình thức kinh tế hợp tác với quy mô thích hợp, đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường tính tự chủ của tổ chức kinh tế hợp tác, HTX, tập đoàn sản xuất thực hiện tự chủ trong quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, mua sắm, nhượng bán những tài sản không dùng đến cho xã viên (trừ ruộng, đất rừng, mặt nước) tự chủ trong việc tạo vốn, sử dụng và tiêu thụ sản phẩm sau khi dã làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, được phép lựa chọn hoặc tham gia vào các tổ chức kinh doanh, xuất khẩu. Tiếp đó hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khoá VI (tháng 3 năm 1989) đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó đã đề cập đến những quan diểm, phương hướng tiếp tục đổi mới HTX, tập đoàn sản xuất với các nội dung chủ yếu: *Hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ. *Kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô và trình độ kỹ thuật mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất đều là HTX. *HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các tổ chức kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Sau khi có Nghị quyết 10 các loại hình tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn cả nước đã có những biến đổi sâu sắc: khoảng 10-15% số HTX đã tự đổi mới chuyển phương thức hoạt động và thu được kết quả tốt thể hiện: kinh tế hộ gia đình xã viên được tự chủ và được tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng hoạt động kinh doanh của mình. Quan hệ HTX và hộ xã viên được thực hiện dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận, HTX chuyển đến hoạt động sang kinh doanh dịch vụ cho hộ xã viên ở các khâu: hướng dẫn xã viên tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ, chăm lo xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, phát huy các việc làm tình nghĩa, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để giúp kinh tế hộ phát triển, bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, thực hiện đúng các nguyên tắc về phân phối, tài chính, quản lý tốt đồng vốnnhờ đó hoạt động của HTX có hiệu quả rõ rệt, xã viên gắn bó với HTX. Những HTX hoạt động yếu kém. Trong nhiều năm chỉ tồn tại về mặt hình thức, hộ nông dân không gắn bó với HTX và muốn bứt khỏi sự ràng buộc của HTX do vậy các tổ chức kinh tế hợp tác này tự giải thể. Thực chất đây là quá trình tan rã mô hình HTX kiểu cũ. Tính đến cuối tháng 12 năm 1996 trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta các tổ chức HTX kiếu cũ đã tan rã hoàn toàn, hoặc còn lại chỉ là hình thức thực tế chúng không hoạt động và không đem lại lợi ích cho kinh tế hộ. Ví dụ: Bắc Cạn theo báo cáo là còn 2 HTX nhưng thực chất đã giải thể hết. Lào Cai báo cáo là còn 178 HTX nhưng thực tế chỉ còn lại 14 HTX. - Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhân dân tham gia HTX giảm từ 91% xuống còn 45%. - Ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng: tính đến cuối tahngs 12 năm 1996 toàn vùng còn lại là 2.646 HTX trong đó có 431 HTX đã làm thủ tục giải thể chiếm 16,2%. Một số tỉnh không có tình trạng giải thể HTX nông nghiệp: Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Hà Tây. -Ở Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá là tỉnh có số HTX nông nghiệp giải thể nhiếu nhất 87,5% trong khi Nghệ An và Hà tĩnh không có HTX nào giải thể. - Các tỉnh duyên hải Miền Trung đến cuối tháng 12 năm 1996 còn lại 917 HTX nông nghiệp trong đó 166 HTX đã giải thể chiếm 18%. - Các tỉnh Tây Nguyên cuối tháng 12 năm 1996 còn lại 295 HTX nông nghiệp trong đó HTX nông nghiệp đã giải thể chiếm 41%. - Khu vực Đông Nam Bộ tính đến cuối tháng 12 năm 1996 theo báo cáo còn lại 398 HTX nông nghiệp. Trong đó số HTX đã giải thể là 127 chiếm 32 %. - Vùng đồng bằng Sông Cửu Long tính đến cuối tháng 12 năm 1996 tổng số HTX còn lại là 60 trong đó số HTX làm thủ tục giải thể là 22 chiếm 36,6%. Qua số liệu trên ta thấy moọt đặc điểm riêng của các tỉnh trung du miền núi phía bắc mặc dù số lượng HTX nông nghiệp được thành lập nhiều hơn một số tỉnh đồng bằng, thành phố lớn song trên thực tế số HTX như không hoạt động và cũng không làm thủ tục giải thể chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều Việc tan rã các HTX kiểu cũ gây ra khó khăn về kinh tế và xã hội: Đó là mâu thuẫn về tranh chấp đất đai kinh tế hộ nông dân nghèo gặp nhiều khó khăn về sản xuất vì các khâu dịch vụ từ cung ứng vật tư (Đầu vào ) và tiêu thụ sản phẩm (Đầu ra) đến dịch vụ kỹ thuật hộ nông dân phải tự giải quyết trong khi không đủ điều kiện hoặc bị thua thiệt trong việc trao đổi sản phẩm nông sản với thị trường . Tuy vậy có thể khẳng định rằng NQ 10 Bộ chính trị cùng với Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp chấp hành TW khoá VI và luật đất đai năm 1993 với những quy định cụ thể về việc hộ xã viên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và được hưởng năm quyền: Sử dụng chuyển đổi, chuyển nhượng thừa kế và chấp nhận đẫ có tác dụng tạo bước nghoặt cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp: Đó là sản xuất nông nghiệp liên tục tăng ổn định với tốc độ > 4%. Đặc biệt là sản lượng lương thực tăng đáng kể Từ 1989 đến nay đã bả đảm đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nứơc và trở thành một trong ba nước đứng đầu thế giới về khối lượng lương thực xuất khẩu . Một số ngành khác cũng tạo được những bước phát triển đáng kể như ngành chè, cà phê cao su dâu tằm hoa quả thuỷ sản chăn nuôi trồng rừng. Kim ngạch nông sản tăng lên với tốc độ cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp đã được tăng cường một bước chủ yếu thông qua việc tự mua sắm của kinh tế nông hộ và kinh tế thị trường Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ tthuật công nghệ mới vào sản xuất được coi trọng và đã tạo đưộc bước phát triển cho việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi tăng hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ. Từng bước khôi phục và hình thành các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Đặc biệt là sự hình thầnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hướng tới mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Nhờ vậy đời sống kinh tế , vật chất tinh thần ở nông thôn từng bước được cải thiện. Từ việc nghiên cứu NQ 10Bộ chính trị và thực tiễn cho thấy một thực tế: Đó là nhu càu bức xúc của nông dân hiện nay trong việc giải thể những HTX kiểu cũ kém hiệu quả. Ngược lại những vùng có điều kiện thuận lợi thì người nông dân vẫn có nhu cầu xây dựng những HTX nông nghiệp kiểu mới phù hợp . 2. Kinh tế HTX trong nông nghiệp từ khi có luật HTX (1997-2003) 2.1- Những thành tựu đạt được Lịch sử loài người đã khẳng định; Hợp tác , giao lưu ,qua đó học hỏi kinh nghiệm, trao đổi hàng hoá phân công lao động là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của mọi dân tộc, mọi cộng đồng mọi cá thể. HTX nông nghiệp không nầm ngoài quy luật này. Tuy nhiên sự hợp tác phải dựa vào tính tự nguyện và boả đảm tính công bằng. Sự hưởng thụ phải tương xứng với mức đóng góp công sức tiền của bỏ ra và lợi nhuận qua sự hợp tác phải cao hơn lợi nhuận do tự thân làm ra. Phá vỡ quy luật này là phá vỡ hợp tác. Đầu những năm90 cuả thế kỷ XX, vì nhiều lý do khác nhau, quy luật này không được thực hiện ở phần lớn các HTX nông nghiệp trong cả nước. Ý thức được vấn đề này, sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới hoạt động của các HTX hoạt động theo luật (Ban bí thư TW Đảng có chỉ thị 68 –1996 Quốc hội đã ban hành luật HTX chính phủ ban hành 10 Nghị định hướng dẫn việc triển khai luật HTX ) Tính đến thời điểm 1996 cả nước có 13782 HTX nông nghiệp. Sau hơn ba năm(1997-2000) thực hiện luật HTX các địa phương đã rà soát, phân loại, cho phép giải thể 6222 HTX yếu kém, trên thực tế không tồn tại, số HTX thực sự chuyển đổi là 7531 HTX. Tới tháng 6/2000 cả nước đã chuyển đổi được 5692 HTX chiếm 75% so với tổng số HTX hiện còn, trong đó có 58% HTX được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Đồng thời đã có 1319 HTX mới được thành lập. Những công việc chính đã được làm trong quá trình chuyển đổi là: Kiểm kê đánh giá lại tài sản của HTX cũ (Bình quân 1 HTX có 556 triệu đồng, 80%là TSCĐ ) bàn giao cho chủ cụ thể, quản lý chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý những tài sản, cơ sở vật chất dùng cho cả cộng đồng dân cư, làm rõ các khoản phải thu (Bình quân 1 HTX là148 đồng ) nợ phải trả (Bình quân 1 HTX là 82,5 đồng ) xác nhận và thu hồi được 20%- 30% công nợ trong HTX, phân bổ lại giá trị tài sản và vốn quỹ được kế thừa từ HTX cũ thành vốn góp của xã viên trong HTX mới. Làm rõ tiêu chuẩn xã viên và củng cố lại ban quản lý. Các HTX quy định lại tiêu chuẩn xã viên (Là hộ hay lao động trong độ tuổi ). Lập danh sách xã viên (ở miền bắc và miền trung, số xã viên HTX chiếm tỷ lệ 80%- 100%) + Tổ chức bộ máy của HTX gọn nhẹ, ban quản trị 2-3 người, bộ máy giúp việc 4- 6 người, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận được làm rõ hơn. + Định lại nội dung, phương pháp hoạt động của HTX, hướng chủ yếu vào dịch vụ điện, nước, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm. Phù hợp với điều kiện vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng quản lý của cán bộ HTX và các biện pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ của HTX. Nhờ vậy tỷ lệ các HTX kinh doanh ổn định có lãi ngày càng tăng, nhiều mô hình mới điển hình tiến tiến xuất hiện. Từng bước khẳng định được vai trò vị trí của mình trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Năm 1998 tổng sản phẩm trong nước do khu vực kinh tế HTX tạo ra đạt khoảng 32979 tỷ đồng (tăng 17% so với 1997). Năm 1993 ước tính đạt 35100 tỷ (tăng 6,6% so với 1998) chiếm 9% GDP cả nước. Giá trị sản lượng của các HTX tiểu thủ công nghiệp tăng 10,8%, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng là 14%. Sau quá trình chuyển đổi hầu hết các HTX đã kế thừa, tiếp nhận, quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi điện, nước, đường giao thông, vốn quỹ và kinh nghiệm tổ chức các dịch vụ tích luỹ được từ nhiều năm qua. Một số nơi ở miền núi phía Bắc khi xoá bỏ HTX mà không có hình thức tổ chức khác phù hợp thay thế, nên đã xảy ra tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật không được quản lý chặt chẽ, bị thất thoát hư hỏng, xuống cấp nặng nề, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhiều HTX chuyển đổi đã huy động vốn và công sức lao động của xã viên kết hợp với sự hỗ trợ của HTX đã tu bổ nâng cấp và xây dựng một số cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là phong trào kiên cố hoá kênh mương số HTX là dịch vụ thuỷ nông chiếm 95%, bảo vệ thực vật 62%, khuyến nông 48%, cung ứng giống cây trồng 41%, cung ứng vật tư 36%,điện 52%, làm đất 15%, tiêu thụ sản phẩm 10%. Một số HTX còn tổ chức chế biến nông sản và làm ngành nghề (HTX Đông Xuân ở Sóc Sơn – Hà Nội) nhiều HTX ở miền Trung có vốn lớn đã cho xã viên vay lại để phát triển kinh tế gia đình. Nhiều HTX đóng vai trò tích cực trong việc tìm tòi, hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dùng giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ Các HTX cũng đã rà soát lại định mức thu chi của các dịch vụ phần lớn đã giảm giá nhưng vẫn nâng cao chất lượng dịch vụ cho xã viên. Ở Thanh Hoá nhiều HTX đã giảm 30% phí dịch vụ thuỷ nông, phí bảo vệ thực vật đã giảm từ 0,8kg thóc/sào xuống còn 0,5kg/sào, ở nhiều nơi giá điện giảm từ 1000-1100đ/kwh xuống còn 550-700đ/ kwh. Đa số các HTX mới thành lập, xã viên tham gia tự nguyện nên một số có lượng vốn lớn ( ở An Giang 800000-830000đ trên cổ phần, Hưng Yên 200000-30000đ trên cổ phần, có nơi tử 2-3 triệu đồng trên cổ phần. Nhiều HTX làm tốt các dịch vụ cho xã viên, ở An giang 80% HTX làm dịch vụ 1-2 khâu: Tưới tiêu làm đất, hoặc cung ứng vật tư đã làm giảm giá dịch vụ về nước 80-130 kg thóc/ha/vụ, giảm giá cày xới 25kg –30kg/ ha. Nhiều HTX liên kết với doanh nghiệp nhà nước tiêu thụ tốt sản phẩm do nông dân làm ra: Như HTX Bình Hoà Bắc ở Long An, cac ở khu vực gần nông trươòng sông hậu (Cần Thơ) vùng Lam Sơn( Thanh Hoá). Một số HTX ở Nam Bộ đã thu hút nông dân không có đất sản xuất vào làm dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập cho họ. Ở Miền Trung HTX điển hình nổi bật là HTX Duy Sơn 2 (Quảng Nam) đây là HTX miền núi, quy mô thôn, ngoài việc làm tốt các dịch vụ tưới tiêu , dịch vụ điện công suất 1200 Kw để cung cấp cho xã viên, dịch vụ bảo vệ thực vật. Dịch vụ giống,dịch vụ vật tư HTX còn mở rộng mối quan hệ liên kết hợp tác với các ngành , các cấp, phát triển ngành nghề, như liên kết với nhà máy làm đế giày xuất khẩu, doanh thu trên 8 tỷ đồng/năm liên kết may với nhà may xuất khẩu, doanh thu trên 2 tỷ đồng, dệt xuất khẩu, xưởng mây tre đan xuất khẩu doanh thu trên 2 tỷ đôàng. Sản phẩm của HTX được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Hàng năm tạo thêm việc làm cho gần 100 lao động với thu nhập ổn định từ 300-500 ngìn đồng/tháng/lao động. Doanh thu HTX năm 2000 là trên 21,5 tỷđồng. Ở miền núi phía Bắc nổi lên có HTX Phù Nam, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, tại HTX này đã hoạt động dịch vụ sản xuất, cung ứng giống và vật tư qua nhiều cửa hàng ở tất cả các tụ điểm dân cư, các bản làng. HTX còn tận dụng diện tích, tổ chức trồng cây ăn quả. Sản xuất kinh doanh, khai thác cát, sỏi vôi, kinh doanh vận tải và tiêu thụ ngô, lúa, sắn, chè,. Nhờ vậy mà doanh thu hàng năm của HTX đạt 4-5 tỷ đồng. Bên cạnh việc các HTX nông nghiệp tập trung phát triển cho nội bộ của mình, các HTX nông nghiệp còn mở rộng liên doanh, liên kết hợp tác kinh doanh với nhau và các loại hình kinh tế HTX khác tạo ra liên minh HTX. Liên minh HTX có tác dụng vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm trên thi trường trong và ngoài nước. Qua một số kết quả thông kê về kinh tế nông nghiệp nông thôn nói chung và của HTX nông nghiệp nói riêng sau thời kỳ ban hành Luật HTX đến nay. Một số nhà nghiên cứu kinh tế đã thóng kê dược những bảng số liệu sau: Bảng 1: Tổng số HTX Nông nghiệp phân theo loại hình dịchvụ Vùng Tổng số Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cả nước 7171 1495 20,85 4259 59,39 6284 87,63 ĐBSH 3311 846 25,55 2022 61,07 3241 97,89 Đông Bắc 802 27 3,37 464 57,86 593 73,94 Tây bắc 242 10 4,13 101 41,74 96 39,67 Bắc Tung Bộ 1388 267 19,24 1073 77,31 1298 93,52 Duyên Hải Miền Trung 697 200 28,69 378 54,23 654 93,88 Tây Nguyên 116 19 16,38 47 40,52 64 55,17 Đông Nam Bộ 191 55 28,80 82 42,93 112 63,87 ĐBSCL 424 77 16,75 92 21,70 216 50,94 Vùng Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng vật tư SL % SL % SL % Cả nước 4323 60,28 538 7,50 3457 48,21 ĐBSH 2520 76,11 191 5,77 1291 38,99 Đông Bắc 359 44,76 89 11,10 530 66,08 Tây Bắc 69 28,51 9 3,72 95 39,26 Bắc Trung Bộ 1114 80,26 83 5,98 865 62,32 Duyên Hải Miền Trung 168 24,10 64 9,18 275 39,45 Tây Nguyên 38 32,76 29 25 84 72,41 Đông Nam Bộ 32 16,75 39 20,42 111 58,12 ĐBSCL 23 5,42 34 8,02 206 48,58 Bảng 2. Tổng số HTX nông nghiệp mới thành lập phân theo loại hình dịch vụ Vùng Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cả nước 131 14,03 410 43,90 557 59,60 ĐBSH 11 17,74 24 38,71 56 90,32 Đông Bắc 6 4,65 56 43,41 66 51,16 Tây Bắc 1 3,45 11 37,93 3 10,34 Bắc T.Bộ 23 9,20 197 78,80 220 88,00 DH Miền Trung 3 37,50 7 87,50 Tây Nguyên 7 25,00 13 46,43 4 14,29 Đông Nam Bộ 18 40,00 20 44,00 13 28,89 ĐBSCL 65 16,97 86 22,45 188 49,09 Vùng Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng Số lượng % Số lượng % Số lượng % ĐBSH 307 32,87 135 14,46 478 51,18 Đông Bắc 36 27,91 29 22,48 63 48,84 Tây Bắc 5 17,24 9 81,03 Bắc T.Bộ 191 76,4 31 12,40 158 63,20 DH Miền Trung 1 12,50 3 37,5 Tây Nguyên 7 25,00 14 50,00 21 75,00 Đông Nam Bộ 12 26,67 21 46,67 31 68,89 ĐBSCL 21 5,48 31 8,09 179 46,74 Bảng 3. tổng số HTX nông nghiệp chuyển đổi phân theo loại hình dịch vụ Vùng Làm đất Giống cây trồng Thuỷ nông Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cả nước 1364 21,87 3849 61,71 5727 91,82 ĐBSH 835 25,70 1998 61,50 3185 98,03 Đông Bắc 21 3,12 408 60,62 527 78,31 Tây Bắc 9 4,23 90 42,25 93 43,66 Bắc T.Bộ 244 21,44 876 76,98 1078 94,73 DH Miền Trung 200 29,03 375 54,43 647 93,90 Tây Nguyên 12 13,64 34 37,64 60 68,18 Đông Nam Bộ 37 25,34 62 42,47 109 74,66 ĐBSCL 6 14,63 6 14,63 28 68,29 Vùng Bảo vệ thực vật Tiêu thụ sản phẩm Cung ứng vật tư Số lượng % Số lượng % Số lượng % Cả nước 4016 64,39 103 6,46 2979 47,76 ĐBSH 2486 76,52 182 5,60 1277 39,30 Đông Bắc 323 47,99 60 8,92 476 69,39 Tây Bắc 64 30,05 9 4,23 86 40,38 Bắc T. Bộ 923 81,11 52 5,57 747 62,13 DH Miền Trung 167 24,24 64 9,29 273 39,48 Tây Nguyên 31 35,25 15 17,05 63 71,59 Đông Nam Bộ 20 13,70 18 12,33 88 54,79 ĐBSCL 2 4,88 3 7,32 27 65,85 (Trích từ: Niên giám thống kê) 2.2. Những hạn chế Qua những bảng số liệu trên ta thấy từ khi có Luật HTX thì số lượng HTX chuyển đổi và mới thành lập phân theo loại hình dịch vụ khá đa dạng và phong phú nhưng bên cạnh đó còn tồn tại khá nhiều những hạn chế trong quá trình thực hiện luật HTX: Nhìn chung, hiện nay chúng ta vẫn còn lẫn lộn chưa rõ ràng về khái niệm HTX. Nhiều người vẫn cho rằng HTX có chức năng như doanh nghiệp và mang tính chất kinh doanh. Nhiều nơi còn coi việc xã viên đóng góp cổ phần và phân chia lợi nhuận theo cổ phần như doanh nghiệp, đó là một sự tiến bộ mới nhưng điều đó đã làm cho nhiều tư nhân đội lốt danh nghĩa HTX để kinh doanh trốn thuế Nhà nước. Bản chất HTX không mang tính chất kinh doanh và phi lợi nhuận, HTX chỉ giúp các xã viên kinh doanh và theo nguyên tắc một người một phiếu. Mặc dù chúng ta có nhiều chính sách về phát triển HTX nhưng nhìn chung phong trào HTX vẫn chưa có sự phát triển thực sự. Nguyên nhân chủ yếu là: - Các thể chế về HTX chưa sát thực tế. Luật HTX cũng như các quy định về tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai không thực sự sát thực với tình hình nông dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp. Các quy định này hầu như chỉ phù hợp cho tầng lớp nông dân khá giả ở nông thôn, trong khi tầng lớp này lại không có nhu cầu thành lập HTX như tầng lớp trung bình và nghèo. - Các ban ngành TW và địa phương chưa thực sự có các chính sách cụ thể, các chương trình lớn cấp Nhà nước để dầu tư phát triển HTX như kiểu chương tình giống, chương trình 135. - Nhận thức về HTX và phát triển HTX nông nghiệp của các địa phương rất hạn chế, đâu đó chúng ta vẫn còn mô hình HTX của tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nhà nước chỉ đạo thành lập HTX mang nặng tính chỉ đạo từ trên xuống và hành chính. Nhiều nơi chưa nhận thức được vai trò của HTX hiện nay là tập hợp hoọ gia đình nông dân, giúp đỡ kinh tế hộ phát triển. Khi đánh giá sự phát triển của HTX, chưa nới nào dùng chỉ tiêu đánh giá lợi ích mà các hộ gia đình nông dân được hưởng khi tham gia HTX, hiện nay chúng ta đánh giá lãi của HTX là chính, do vậy vai trò của HTX với kinh tế nông hộ không được coi trọng. - HTX còn lúng túng trong điều hành, chỉ đạo sản xuất, tổ chức làm dịch vụ. Có HTX chỉ thực hiện được 1- 2 khâu dịch vụ, tỉ lệ lãi còn thấp, một số HTX chưa tính đúng khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước, chưa đưa công quản lý vào đơn giá vai trò của HTX trong điều hành vụ , tham gia dồn ô, đổi thửa, từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. điều hành sản xuất khuyến nông ở một số nơi còn lu mờ. - Đội ngũ cán bộ tại các địa phương hạn chế năng lực về các kiến thức HTX cũng như thành lập HTX trong bối cảnh mới, kinh tế thị trường và sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá. - Thiếu các lớp đào tạo nông dân về thành lập HTX: chúng ta vẫn chỉ coi trọng việc đào tạo các cán bộ HTX trong cơ cấu lãnh đạo dịa phương mà không cho rằng việc đào tạo nông dân tự thành lập các HTX có thể tổ chức cho mọi nông dân có nhu cầu. 76,1% tổng số cán bộ HTX và 91,8% cán bộ ban kiểm soát chưa được quan tâm đào tạo. Vẫn còn tính trạng vi phạm hoặc chưa thực hiện đúng luật HTX như: dùng dấu cũ, chưa chia lãi theo tỷ lệ. - Không có kinh phí nghiên cứu về HTX nông nghiệp trong nhiều năm qua cả Bộ nông nghiệp- phát triển nông thôn và Bộ KHCN đều có rất ít kinh phí nghiên cứu về lí luận cũng như xây dựng HTX. Kinh phí chưa chủ yếu tập trung vào các chương trình công nghệ nhưng chúng ta ít có kinh phí về thể chế nông thôn để đón nhận công nghệ mới. Còn nhiều HTX vẫn gặp khó khăn về vốn, số vốn còn lại thực chất là số nợ phải thu, tổng số nợ HTX có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó HTX có hàng trăm triệu đồng tiền vốn nhưng chưa có phương án sử dụng hiệu quả nên phải gửi ngân hàng. Thực trạng đã cho thấy rõ một điều rằng: - HTX chậm tham gia vào tiến trình phát triển. Nguyên nhân có nhiều mà xét về góc độ triết lý chủ yếu là sự tác động đồng thời của 3 loại triết lý “trọng nông” của nền kinh tế tiểu nông chậm phát triển triết lý “đóng cửa” hướng nội của mô hình CNH cổ điển và triết lý “bình quân”, bảo đảm xã hội của mô hình kế hoạch hoá tập trung trong một thời kỳ dài trước đây. Mặc dù nền kinh tế nước t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV375.doc
Tài liệu liên quan