Đề tài Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2008 và biện pháp giải quyết

Mục lục

1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT Trang 3

1.1. Các quan điểm về lạm phát Trang 3

1.2. Cách đo lường lạm phát Trang 4

1.3. Phân loại lạm phát Trang 6

1.4. Nguyên nhân lạm phát Trang 7

1.5. Các biện phát kiềm chế lạm phát Trang 8

2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VN HIỆN NAY Trang 10

2.1. Tình hình kinh tế và xã hội Trang 10

2.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ở VN Trang 13

3. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VN Trang 14

Danh mục tài liệu tham khảo Trang 16

pdf16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3769 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2008 và biện pháp giải quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát Theo K.Marx, “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy trần ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Như vậy, theo ông Marx lạm phát chỉ xuất hiện khi lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá nhu cầu tiền tệ của lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế. Trường phái Keynes thì cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả tăng kéo dài với tỉ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát”. Theo quan điểm này, một nhân tố nào khác ngoài tiền tệ không thể gây nên lạm phát cao được: “hiện tượng về phía cung cũng không phải là một nguồn gốc của lạm phát cao” (Frederic S.Mishkin, Quan điểm trường phái Keynes, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kĩ thuật, trang 810). Ngược lại, Paul A.Samuelson lại cho rằng: “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỉ lệ lạm phát là tỉ lệ thay đổi mức giá chung...”. Trên cơ sở đó ông đưa ra các phương pháp cụ thể để tính tỉ lệ lạm phát, như phương pháp tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index), chỉ số giá sản xuất (PPI – Product Price Index) và chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator). Trái với quan điểm của trường phái Keynes, Samuelson cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ. Vào những năm 70 của thế kỉ 20, trước những tranh cãi kéo dài về nguyên nhân của tình trạng giá cả tăng cao ở Mỹ và các nước phương Tây do cuộc khủng hoảng dầu lửa. Milton Friedman đã n ổi tiếng với tuyên bố “lạm phát dù lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ông còn nhấn mạnh: “Lạm phát ở bất cứ nơi nào luôn là một hiện tượng tiền tệ với nghĩa là, nó được và có thể được tạo ra chỉ bằng cách tăng lượng tiền nhanh hơn so với tăng sản lượng”. Như vậy theo ông một sự tăng giá cả tạm thời có thể do nhiều nguyên nhân nhưng không thể xảy ra lạm phát cao mà không có một tỉ lệ tăng trường tiền tệ nhanh được. Tuy vậy cũng có một khái niệm thận trọng được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như sau: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Mức chung của giá hàng hoá tức là mức trung bình của giá cả các hàng hoá trong nền kinh tế, nó thể hiện được xu thế biến động chung của mức giá cả - biểu thị sức mua của tiền tệ đối với các hàng hoá khác. Nhưng cần lưu ý rằng mức giá chung phải tăng một cách vững chắc và kéo dài trong một thời gian nhất định, thường là từ vài tháng trở lên mới có thể coi là đã xảy ra lạm phát. 4 1.2. Cách đo lường lạm phát 1.2.1. Chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng CPI – Consumer Price Index Chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội là một tỉ số phản ánh giá của rổ hàng hoá trong nhiều năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hoá đó trong năm gốc. Ở Việt Nam chỉ số này được tính trên 10 nhóm mặt hàng, được chia thành 86 phân nhóm, gồm 236 mặt hàng tiêu dùng chính và 64 dịch vụ. (Số liệu năm 2006) Cách tính chỉ số giá tiêu dùng: CPIt = ∑ Pit Q𝑖𝑖0∑Pi0 Qi0 × 100% Trong đó: • CPIt: chỉ số giá tiêu dùng năm t • Pit, Pi0: giá cả của sản phẩm i ở năm t và năm 0. • Qi0: số lượng của sản phẩm i dùng để tính ở năm 0. • Năm 0 được chọn là năm gốc. Cách tính tỉ lệ lạm phát: LCPI (t) = CPI𝑡𝑡 − CPIt−1CPIt−1 × 100% Trong đó: • LCPI (t): tỉ lệ lạm phát năm t (tính theo CPI). • CPIt: chỉ số giá tiêu dùng năm t so với năm gốc. • CPIt-1: chỉ số giá tiêu dùng năm t-1 so với năm gốc. Những thông tin về thước đo lạm phát đến dân chúng hàng ngày chủ yếu được tính từ phương pháp CPI. Nhưng CPI lại không thể đo lạm phát một cách chính xác bởi nó bị tác động bởi hai yếu tố gây sai lệch. Những yếu tố gây sai lệch này chủ yếu đến từ rổ hàng hóa được qui định trước. Thứ nhất là sai lệch cơ cấu vì rổ hàng hóa chậm thay đổi, nó không bao gồm những hàng hóa tiêu dùng mới phát sinh nhưng được đa số người tiêu dùng sử dụng. Ví dụ ở TP.HCM khi mọi người đều có mobile phone, giá của mặt hàng này đang giảm theo thời gian nhưng nó lại không nằm trong rổ hàng hóa. Sai lệch thứ hai là sai lệch thay thế, khi giá cả một loại hàng hóa nào đó trong rổ gia tăng, dân chúng sẽ chuyển sang tiêu dùng mặt hàng hóa thay thế với giá rẻ hơn. Ví dụ 5 khi thịt gà trở nên mắc hơn do dịch cúm thì ngư ời tiêu dung sẽ chuyển sang ăn cá biển với mục đích là cung cấp chất đạm cho cơ thể. Từ hai sai lệch trên chúng ta nhận thấy rằng, nếu tính lạm phát từ CPI thì có thể dẫn đến một dự báo lạm phát quá mức vì những mặt hàng trong rổ đang tăng giá còn những mặt hàng ngoài rổ lại đang giảm giá. 1.2.2. Chỉ số giá sản xuất PPI – Product Price Index Tỉ lệ lạm phát tính theo PPI cũng có cách tính thương t ự như tính tỉ lệ lạm phát theo CPI, nhưng PPI được tính trên một số lượng hàng hoá nhiều hơn CPI và tính theo giá bán buôn (giá trong lần bán đầu tiên). 1.2.3. Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội – GDP Deflator Chỉ số giảm phát GDP căn cứ vào toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm và giá cả ở hai thời điểm khác nhau, thông thường theo ngôn ngữ thống kê là giá cố định (constant price) và giá hiện hành (current price). Cách tính chỉ số giảm phát GDP 𝑃𝑃𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃 = 𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃𝑑𝑑𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃𝑡𝑡 × 100% Trong đó: • PGDP: chỉ số giảm phát GDP. • GDPd: GDP danh nghĩa (đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm hiện tại). • GDPt: GDP thực tế (đo lường sản lượng hiện tại theo giá năm gốc) Cách tính tỉ lệ lạm phát: 𝐿𝐿𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃 (𝑡𝑡) = 𝑃𝑃𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃 (𝑡𝑡) − 𝑃𝑃𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃 (𝑡𝑡−1)𝑃𝑃𝐺𝐺𝐺𝐺𝑃𝑃 (𝑡𝑡−1) × 100% Trong đó: • LGDP (t): tỉ lệ lạm phát năm t (tính theo GDP). • PGDP (t): chỉ số giảm phát GDP năm t. • PGDP (t-1): chỉ số giảm phát GDP năm t-1. 6 Hạn chế của cách tính này là chỉ tính được lạm phát của một năm sau khi có báo cáo về GDP của năm đó. 1.3. Phân loại lạm phát Có nhiều cách phân loại lạm phát và hiện nay đang dùng một cách phân loại khá phổ biến đó là căn cứ vào tốc độ và tác động của nó. Theo cách phân loại này, người ta chia thành 3 loại lạm phát 1.3.1. Lạm phát thấp(hay lạm phát vừa phải) Lạm phát vừa phải là loại lạm phát xảy ra với giá cả hàng hoá tăng chậm và có thể dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số một năm. Khi giá cả hàng hoá tương đối ổn định, người dân vẫn tin tưởng vào tiền tệ và vì vậy các chức năng của nó vẫn được thực hiện một cách bình thường. Thông thường ở các nước do loại lạm phát thấp có thể dự đoán trước và người ta có thể chỉ số hoá vào các chính sách của Nhà nước hoặc các hoạt động kinh tế nên đã hạn chế được các tác động tiêu cực của nó. Thậm chí, loại lạm phát này còn có thể có tác dụng mở rộng tín dụng một mặt kích cầu, một mặt gia tăng đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Chính vì thế, trong chính sách vĩ mô của hầu hết các quốc gia hiện nay, người ta thường chấp nhận một tỉ lệ lạm phát vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế. 1.3.2. Lạm phát phi mã Lạm phát phi mã là loại lạm phát xảy rả khi giá cả hàng hoá tăng nhanh ở mức từ 2 đến 3 con số một năm. Như ở Việt nam trong giai đoạn vừa qua có thể được xem là lạm phát phi mã. Khi lạm phát này xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nên người dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hàng hoá, vàng, ngoại tệ cất giữ. Tình trạng này càng làm cho giá cả tăng nhanh và biến động bất thường. Thị trường tài chính sẽ tàn lụi vì dòng vốn chạy ra nước ngoài. Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm, hiệu quả kinh tế suy giảm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người lao động bị xói mòn nghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao. 7 1.3.3. Lạm phát siêu tốc Lạm phát siêu tốc là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá tăng rất nhanh với tốc độ từ 4 con số trở lên một năm. Ví dụ như ở Bolivia năm 1985 là 11.800% /năm, Nhật Bản năm 1949 là 23.700%/năm, và trong năm nay là ở Zimbawe với hơn 11.000%/năm. Biểu hiện đặc trưng cơ bản của lạm phát siêu tốc là giá cả hàng hoá tăng nhanh quá mức, và biến động bất thường không thể dự đoán trước được. Người dân chạy trốn tiền và chuyển sang cất trữ “mọi thứ”. Nền kinh tế có thể bị biến dạng và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thất nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng. 1.4. Nguyên nhân lạm phát 1.4.1. Lạm phát tiền tệ (Monetary Inflation) Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%. Loại lạm phát này thường xảy ra tại các nước đang phát triển khi các nước này theo đuổi cơ chế áp chế tài chính (Financial repression) hoặc trong trường hợp quốc gia đang theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng. Áp chế tài chính là tình trạng ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát. 1.4.2. Lạm phát cầu kéo (Demand Pull) Loại lạm phát này xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường 8 do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến... 1.4.3. Lạm phát chi phí đẩy (Cost Push) Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng cao giá bán sản phẩm vì những lý do bất lợi. Khác với hai loại lạm phát trên, thì loại lạm phát này chủ yếu đến từ phía cung và nguyên nhân chủ yếu từ xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp. Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi. Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này. 1.5. Các biện phát kiềm chế lạm phát 1.5.1. Thắt chặt khối cung tiền tệ Khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng lên sẽ làm tăng tổng cầu và giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát NHTW sẽ thực hiện chính sách thắt chặt khối cung tiền tệ bằng các công cụ của mình như tăng lãi su ất chiết khấu, tái chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ pháp định, không phát hành thêm tiền vào lưu thông. 1.5.2. Kiềm giữ giá cả Bằng các biện pháp: • Nhập khẩu lượng hàng mà nền kinh tế thiếu • Xuất kho dự trữ ra bán • Thực hiện chính sách kiểm soát giá 1.5.3. Ấn định mức lãi suất cao Khi lãi suất tiền gửi được ấn định ở mức cao sẽ thu hút bớt tiền trong lưu thông về, tuy nhiện sử dụng biện pháp này cần sự hỗ trợ của NHTW và NSNN 1.5.4. Giảm chi tiêu ngân sách 9 Chi tiêu ngân sách là 1 bộ phận quan trọng của tổng cầu, giảm chi ngân sách những khoản chưa thật sự cần thiết sẽ làm giảm sức ép đối với tổng cầu và giá cả sẽ hạ xuống. 1.5.5. Hạn chế tăng tiền lương Tiền lương là 1 bộ phânh quan trọng trong chi phsi sản xuất, tăng tiền lượng sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất dẫn đến làm giá cả tăng lên, đồng thời tăng tiền lương cũng làm tăng thu nhập cho dân chúng gây sức ép làm tăng tổng cầu. 1.5.6. Lạm phát chống lạm phát Nhà nước gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất, kết quả của đầu tư sẽ làm tăng cung tạo điều kiện cân bằng quan hệ cung cầu. 1.5.7. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo Cạnh tranh hoàn hảo sẽ tránh được độc quyền đẩy giá lên, mặt khác cạnh tranh sẽ thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất góp phần làm cho giá cả hàng hóa hạ xuống 1.5.8. Mua lấy 1 tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát Lạm phát và thất nghiệp là 2 yếu tố đối nghịch nhau, người ta có thể mua lấy 1 tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát vừa phải để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bình thường và đời sống xã hội ổn định. 10 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình kinh tế và xã hội Biểu đồ lạm phát, lãi suất tái cấp vốn và tăng trưởng tín dụng của VN qua các năm Theo báo cáo, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng từ 25-30%. Một số chuyên gia nhận định với đà này thì con s ố có thể ở mức 29-30% vào cuối năm nay. Còn Chính phủ thì đang kì vọng sẽ kiểm soát nó ở mức 25-26% với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 5-7%. Tính riêng tháng 5/2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt 7,5 tỉ USD, đưa tổng số 5 tháng lên 14,7 tỉ USD, cao gấp trên 2,6 lần cùng kỳ năm trước. Nếu kể cả 0,6 tỉ USD của các dự án tăng vốn thì tổng lượng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt trên 15,3 tỉ USD, cao gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, không những lớn nhất so với cùng kỳ từ trước tới nay mà còn lớn hơn mức cả năm từ năm 2006 trở về trước, bằng trên hai phần ba lượng vốn của cả năm 2007. Với tình hình kinh tế thế giới đang khủng hoảng nghiêm trọng như hiện nay thì việc vốn FDI với lượng lớn đổ và nước ta là một điều đang lo ngại. Vì việc thực hiện các cam kết về vốn sẽ khó mà thành công. Mức nhập siêu 5 tháng đầu năm là 14,4 tỷ USD, chiếm 61,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô là 2,5 tỷ USD, 11 chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập siêu; nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước là 11,9 tỷ USD, chiếm 82,4%. Bên cạnh yếu tố về tăng số lượng hàng nhập khẩu, thì sự tăng giá của một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong thời gian gần đây cũng góp ph ần không nhỏ gây nên tình trạng nhập siêu. Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đã có 8 nhóm hàng đ ạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm dầu thô, than đá, hàng dệt may, giày dép, gỗ, thủy sản, gạo và cà phê. Nếu không có sự tăng trưởng từ xuất khẩu thì nhập siêu của nước ta còn lớn hơn nữa. Đặc biệt là giá dầu thế giới tăng cao trong thời gian vừa qua đã góp ph ần làm giảm sự thâm hụt cán cân thương mại nhờ vào việc xuất khẩu dầu thô. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kiều hối (bao gồm một phần rất lớn và ngày càng tăng tiền gửi của người đi xuất khẩu lao động), kết hợp với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Một sự kết hợp nữa là trong năm 2006, quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán đã đạt những bước phát triển lớn, khiến Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn và dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy mạnh vào nước ta. Theo ước lượng không chính thức, có khoảng hơn 5 tỷ USD kiều hối đã đư ợc gửi về, và khoảng 1 đến 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp đã được chuyển vào trong nước trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu trên thế giới tăng đã khi ến chi phí sản xuất cũng như giá thành các dịch vụ tăng lên, nhưng hoạt động thương mại cũng diễn ra khá sôi động trên hầu khắp các địa bàn trong cả nước. Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 5 tháng đầu năm đạt 370.000 tỷ đồng, tăng tới 29,5% so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu: là mặt hàng nhập khẩu 100%, kế hoạch cả năm nhập khoảng 14,5 triệu tấn các loại. Dự kiến sau tháng 6, tuỳ thuộc vào tình hình của thị trường trong và ngoài nước Bộ Tài chính mới có phương thức xử lý thích hợp đối với giá mặt hàng này. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang tính toán để bù một phần ngân sách cho nhập khẩu xăng dầu để đảm bảo nhu cầu nhập hơn 2,2 triệu tấn dầu của các doanh nghiệp đầu mối trong nước từ nay đến cuối tháng 6/2008. 12 Thép: Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết giá bán thép xây dựng trong nước đã giảm từ 200.000 đến 650.000 đồng/tấn và sẽ ổn định trong tháng tới Theo VNA, hiện giá thép xây dựng chưa trừ chiết khấu và chưa có thuế giá trị gia tăng tại các đơn vị sản xuất và liên doanh với Tổng Công ty Thép Việt Nam ở phía Bắc dao động trong khoảng 14,8 triệu đồng - 15,3 triệu đồng/tấn và ở phía Nam là 14,8 triệu đồng - 15,2 triệu đồng/tấn. Xi măng: năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành xi măng là giữ ổn định giá bán trong thời gian tới. Cà phê: Sau khi tăng nhẹ vào trung tuần tháng 5/2008, cuối tuần (từ 19- 23/5/2008) giá cà phê xuất khẩu của nước ta ổn định ở mức 2.120-2.135 USD/T. Trong khi đó, giá thu mua cà phê nhân trong nước vẫn tiếp tục tăng thêm 400-500 USD/T, lên mức 33.700-34.000 đ/kg. Phân bón: Giá thế giới và giá nhập khẩu tăng mạnh cộng với tình trạng đầu cơ đã đẩy giá phân bón trong nước từ đầu tháng 5/2008 đến nay liên tục tăng, hiện đã tăng tới 20-30% so với tháng trước. Gạo: tính đến hết tháng 5, các doanh nghiệp đã thực hiện giao hàng ước khoảng 1,8 triệu tấn và dự kiến đến hết quý II, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu được khoảng 2,05- 2,1 triệu tấn gạo. Để thực hiện đúng nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến hết quý III, xuất khẩu gạo được khống chế không vượt quá 3 triệu tấn. Dự báo, nếu không có những diễn biến bất thường, năm 2008 xuất khẩu gạo của Việt Nam tuy không đạt được con số xuất khẩu như năm 2007 nhưng sẽ ở con số 4 triệu tấn. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 đã tăng 3,91% so v ới tháng 4, đưa tốc độ tăng sau năm tháng đầu năm lên đến 15,96%, so với tháng 5.2007 đã tăng tới 25,2%. Một điểm khác biệt của năm nay so với mấy năm trước là tốc độ tăng giá theo cách tính mới (bình quân so với cùng kỳ năm trước) cao hơn cách tính cũ (so v ới tháng 12 năm trước) do tốc độ tăng các tháng năm nay đều cao hơn tốc độ tăng của các tháng cùng kỳ năm trước. 13 Đặc điểm đáng lưu ý khác là h ầu như tất cả các nhóm hàng hoá, dịch vụ giá đều tăng. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giá tăng cao nhất (tháng 5 tăng 7,25%, năm tháng tăng 26,56%, tính theo năm tăng 42,35%) và do chiếm tỷ trọng lớn nhất (42,85%) trong tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, nên đã tác động lớn nhất đến tốc độ tăng giá chung, làm giảm mức sống thực tế của những người nghèo, người làm công ăn lương cố định và góp phần làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo. Tiền thuê nhà, điện, nước, vật liệu xây dựng tháng 5 tăng 1,2%, năm tháng tăng 12,17%, tính theo năm tăng 22,99%. Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tháng 5 tăng 0,34%, năm tháng tăng 10,2%, tính theo năm tăng 15,52%. Ngoài các diễn biến xấu về kinh tế, Việt Nam còn phải hứng chịu các thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra. Đặc biệt là tình hình mưa bão di ễn ra vô cùng phức tạp ở các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 11 vừa qua. 2.2. Các nguyên dân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong thời gian vừa qua Có 5 nguyên nhân chính: • Về tiền tệ, năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng tới 53,8%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăng GDP. Năm tháng đầu năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Mãi tới 19.5 mới bỏ trần lãi suất huy động, nên tiền từ lưu thông vào ngân hàng có thể tăng cao hơn tiền từ ngân hàng ra lưu thông. Cùng với đó là một lượng lớn ngoại tệ đổ vào Việt Nam. Để giữ đồng tiền Việt ổn định (nhằm giữ lợi thế cho xuất khẩu), cơ quan tiền tệ Việt Nam đã phải mua vào ngoại tệ với lượng ngày càng lớn. Do đó, hằng năm một lượng lớn tiền đã được đẩy vào lưu thông. Lượng tiền này có thể lên tới 30% GDP hoặc hơn. • Về chi phí đẩy vẫn tiếp tục tăng cao, trong đó có chi phí vay vốn, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, làm tăng chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ. • Về cầu kéo, nếu tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng tới 29,5%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ vẫn còn tăng trên 10%, tuy tăng thấp hơn mấy năm trước, nhưng vẫn cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế. 14 • “Nhập khẩu lạm phát” tiếp tục gia tăng do hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ tăng, do tỷ giá VND/ngoại tệ của nhiều nước tăng mà nước ta nhập khẩu lớn; riêng tỷ giá VND/USD tăng thấp, có thời gian ngắn giảm, nhưng gần đây lại tăng trở lại. • Một lượng tiền lớn đầu tư vào chứng khoán trong năm trước và đầu tư vào bất động sản từ năm trước đến đầu năm nay, nay do hai thị trường này giảm giá nên đã chuyển sang thị trường hàng hoá, dịch vụ, tạo áp lực tăng giá tiêu dùng. Những nguyên nhân nói trên đó là những nguyên nhân cụ thể. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự bất ổn về kinh tế ở Việt Nam là sự quản lí yếu kém của Nhà nước. Dẫn đến việc đầu tư của các doanh nghiệp và các tập đoàn lớn của Nhà nước không hiệu quả. Các chính sách vĩ mô được đề ra lại có nhiều sai lầm, không có tầm nhìn xa và suy tính kĩ, m ặc dù các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã liên tục cảnh báo. Cùng với đó là sự thiếu minh bạch trong các thông tin của Chính phủ, việc kêu gọi của Chính phủ trong các vấn đề sẽ có ích hơn nếu các thông tin là chính xác và công khai. Niềm tin phải được xây dựng dựa trên sự thật chứ không phải bằng hình thức tuyên truyền. Và cuối cùng là việc lỏng lẻo trong các quy định làm cho khả năng kiểm soát nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. 3. CÁC BIỆN PHÁP NHẦM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM Khi biết được đích xác nguồn gốc của từng loại lạm phát thì việc chữa trị nó là điều khả thi. Tuy nhiên, trong từng phương thuốc kê đơn cho căn bịnh lạm phát bao giờ cũng có tác dụng phụ. Có nghĩa là không có một chính sách ổn định lạm phát nào hoàn chỉnh và lý tưởng cả. Và để có thể kiểm soát được lạm phát, chúng ta sẽ phải trả giá bằng những lợi ích kinh tế khác. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã thành công trong việc giảm sự bất ổn trong ngắn hạn, tình hình lạm phát đang có xu hướng tăng chậm. Trong đó một phần cũng nhờ vào giá cả chung của thế giới đang giảm, đặc biệt là giá xăng dầu, mặt hàng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và giá cả của các mặt hàng khác. Nhưng những yếu kém về mặt cơ cấu nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được giải quyết. Các giải pháp mới chỉ cứu chữa triệu chứng chứ chưa phải là nguyên nhân của căn bệnh. Ví như nền kinh tế Việt Nam bị cúm, và một toa thuốc đúng lúc đã c ắt cơn sốt. Đáng tiếc là virus cúm vẫn còn nằm trong hệ thống. Ngưng thuốc thì cơn sốt lại tăng lên. Virus ở đây chính là sự thiếu 15 vắng kỉ luật trong hệ thống tài chính. Điều đó có nghĩa là những trục trặc gặp phải trong thời gian vừa qua sẽ tái diễn một khi chính sách ngân sách và tiền tệ lại được nới lỏng. Việc duy trì tăng trưởng nhanh không thể có được nếu không đẩy mạnh công tác điều tiết và giám sát hệ thống tài chính, giảm đầu tư công kém hiệu quả và áp đặt kỉ luật thị trường lên các doanh nghiệp nhà nước. Trừ khi những vấn đề này được giải quyết, bất kì nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ và ngân sách nào cũng sẽ kích hoạt lạm phát tăng trở lại. Sau đây nhóm xin giới thiệu một số biện pháp, khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế mà nhóm đã t ổng hợp được nhầm giải quyết lạm phát nói riêng và tình hình khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam nói chung: 1. Lạm phát hiện nay ở nước ta nên được xem xét nghiêm túc và thẳng thắn là có căn nguyên từ chính sách tiền tệ. Trên cơ sở đó, các chính sách chống lạm phát nên mang tính tiền tệ. Điều ấy đồng nghĩa với việc nên hạn chế sử dụng chính sách tài khóa (như giảm thuế một số mặt hàng được quan sát thấy là tăng nhanh nhất), hay chính sách hành chính (đốc thúc doanh nghiệp, kêu gọi sự hỗ trợ của người dân). Chúng tôi cho rằng các biện pháp tài khoá và hành chính đều mang tính thoả hiệp, tạm thời và có khuynh hướng che đậy bản chất thực sự của lạm phát. Đi kèm với nó là chi phí cao, hiệu quả thấp. 2. Các biện pháp tiền tệ mang tính gốc rễ là giảm tốc độ tăng tiền và tín dụng. Các biện pháp như tăng dự trữ bắt buộc hay phát hành trái phiếu chỉ nên coi là tức thời và cục bộ mà thôi. Ví dụ, chính sách tăng dự trữ bắt buộc khiến khối ngân hàng gánh nhiều chi phí hơn các khu vực khác trong công cuộc chống lạm phát. Ngược lại, việc cắt giảm tín dụng và cung tiền trên toàn nền kinh tế, áp dụng cho toàn bộ các thành phần kinh tế, sẽ san sẻ chi phí chống lạm phát một cách bình đẳng hơn. 3. Bên cạnh cam kết chống lạm phát đã được thể hiện rõ ràng của chính phủ, cần công khai các biện pháp cụ thể để thể hiện cam kết là đáng tin cậy, đồng thời ràng buộc ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_lam_phat_viet_nam_2008_3272.pdf
Tài liệu liên quan