Luôn coi nguồn nhân lực là vốn quý giá nhất của doanh nghiệp, với triết lý “Con người thích hợp là tài sản quý giá nhất”. FBS đã sớm có chính sách trọng dụng nhân tài, đầu tư phát triển năng lực cá nhân, nâng cao môi trường làm việc, tối ưu hóa phương pháp làm việc.
Với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, giỏi về chuyên môn, với kinh nghiệm thực tế và lòng tận tuỵ với khách hàng, chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của khách hàng và đối tác.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng Marketing và một số giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing của công ty CPTM và PTDN- FBS Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối
môi trường marketing
phân đoạn thị trường
vị trí và sự khác biệt của công ty
mục tiêu
marketing
4. Phân tích môi trường marketing.
Tất cả các tổ chức đều hoạt động trong một môi trường nhất định. Có nghĩa là các tổ chức đều bị bao bọc bởi và phải đối đầu với những lực lượng bên ngoài. Nhà quản lý không thể điều chỉnh sự tồn tại khách quan của những lực lượng môi trường bên ngoài nhưng chúng có lại có tác động và gây ảnh hưởng tới thái độ khách hàng và sự phát triển hỗn hợp marketing có hiệu quả của doanh nghiệp. Công việc của nhà quản trị marketing là phát hiện và phân tích một cách xác đáng các biến số không thể kiểm soát được đó để làm cơ sở hoạch định marketing mix cho phù hợp. Như vậy môi trường marketing là tổng hợp các yếu tố, các lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Phân tích môi trường marketing là giúp doanh nghiệp thấy được các ảnh hưởng của môi trường, dự đoán sự tác động của chúng và đưa ra các quyết sách marketing thích nghi với các tác động đó.
Môi trường marketing bao gồm những yếu tố sau:
4.1- Môi trường văn hóa xã hội.
Hoạt động marketing dưới hình thức này hay hình thức khác đều trong phạm vi xã hội và từng xã hội lại có một nền văn hóa hướng dẫn cuộc sống hàng ngày của nó. Văn hóa là tất cả mọi thứ gắn liền với xu thế hành vi cơ bản của con người từ lúc được sinh ra, lớn lên... Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Thức thường nghiên cứu đó là:
+ Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường. thông qua tiêu thức này cho phép doanh nghiệp xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu.
+ Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình và các lớp già trẻ. Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể đánh giá được dạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.
+ Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động.
+ Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. yếu tố này liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu theo khả năng tài chính.
+ Nghề nghiệp tầng lớp xã hội.
+ Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.
4.2- Môi trường chính trị, pháp luật.
Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động marketing. Các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.
Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như:
+ Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế.
+ Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu của chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ.
+ Mức độ ổn định chính trị, xã hội.
+ Hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực thi pháp luật trong đời sống kinh tế, xã hội.
4.3- Môi trường kinh tế và công nghệ.
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
4.4- Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình. Điều kiện để cạnh tranh và các thành phần tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh để vượt lên phía trước tạo ra môi trường cạnh tranh trong nên kinh tế. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp. Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tranh khỏi.
5. Phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ.
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược marketing là công ty cần phải tiến hành phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ.
5.1- Nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu hàm chứa ba mức độ đó là: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán. Trong đó, nhu cầu tự nhiên phản ánh sự cần thiết của con người về một vật phẩm nào đó, nhu cầu này được hình thành do trạng thái ý thức thiếu hụt về một vật phẩm, dịch vụ cho tiêu dùng. Mỗi người có một trạng thái ý thức khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh lý, môi trường giao tiếp xã hội và chính bản thân người đó. Còn nhu cầu mong muốn là nhu cầu tự nhiên của con người nhưng phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân. Mỗi người có một trình độ văn hóa và tính cách khác nhau nên nhu cầu mong muốn có dạng đặc thù khác nhau.
Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh nói chung và kế hoạch, chiến lược marketing nói riêng. Căn cứ vào việc phân tích, tìm hiểu và phát hiện nhu cầu khách hàng các nhà quản trị marketing có thể thiết lập được chiến lược marketing và tổ chức thực hiện các hoạt động marketing sao cho mọi nỗ lực của tất cả các bộ phận trong công ty đều hướng về khách hàng, đảm bảo rằng sản phẩm bán ra phù hợp với thị hiếu và khả năng tài chính của người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng thoả mãn ở mức độ cao nhất có thể đạt được.
5.2- Phân tích hành vi mua của khách hàng.
Hành vi mua hàng của khách hàng vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi người có một nhu cầu mua sắm riêng và vì thế hành vi mua sắm của khách hàng không hề giống nhau. Việc phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau là công việc vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp. Nhận biết và đưa ra các phương án thích hợp với hành vi mua sắm của khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và nhờ đó mà thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ. Có nhiều cách phân loại khách hàng khác nhau nhau nhưng đối với doanh nghiệp thương mại người ta thường phân khách hàng theo hai nhóm cơ bản khách hàng là người tiêu thụ trung gian và khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng.
Hiểu biết đầy đủ về khách hàng, nhu cầu và hành vi mua sắm của họ là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của doanh nghiệp.
6. Xác định mục tiêu và nguồn lực của công ty.
6.1- Xác định mục tiêu của công ty.
Muốn thực hiện kinh doanh có hiệu quả cần phải có tư duy chiến lược và mục đích hành động, nhất là trong marketing cụ thể của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là các kết quả mong muốn mà doanh nghiệp phấn đấu để đạt được bao gồm cả mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Các mục tiêu của doanh nghiệp thường đề cập đến là mức lợi nhuận, tăng trưởng, vị thế và an toàn nhưng mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn phải là mục tiêu lợi nhuận (không tính đến các tổ chức phi lợi nhuận), tuy vậy trong quá trình hoạt động công ty có thể đề ra các mục tiêu khác, mục tiêu ưu tiên, quan trọng số một trong một thời kỳ, trung hoặc ngắn hạn tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Mỗi một doanh nghiệp cần xác định cho mình mục tiêu kinh doanh vì đây sẽ là kim chỉ nam cho hành động, mọi thành viên trong công ty hiểu được đích và hướng mọi nỗ lực của mình vào đấy, mục tiêu của doanh nghiệp thực sự có tác dụng tập hợp sức mạnh của cả doanh nghiệp, tạo ra sự nhất quán và thống nhất cao. Các mục tiêu, mục tiêu tổng quát mà lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến việc lựa chọn chiến lược. Mọi mục tiêu cần được phân tích để xác định chiến lược nào phù hợp với các mục tiêu đó.
Như vậy mục tiêu có vai trò quan trọng trong quản trị chiến lược, mục tiêu được phân bổ thành các chỉ tiêu, là căn cứ để đánh giá các tình huống xử lý khác nhau, nó gắn liền và chi phối mọi hoạt động trong quản lý doanh nghiệp.
6.2- Nguồn lực của công ty.
Phân tích tiềm lực của doanh nghiệp là nhằm đánh giá tiềm lực hiện tại để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác cơ hội hấp dẫn đã xác định. Ngoài ra việc phân tích này còn nhằm xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển tiềm lực, tiềm năng của doanh nghiệp để tóm tắt cơ hội mớivà thích ứng với sự biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong kinh doanh. Khi phân tích tiềm lực các yếu tố được nói đến bao gồm:
+ Tiềm lực tài chính: là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được và khả năng phân phối, quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó.
+ Tiềm năng con người: trong kinh doanh và đặc biệt là kinh doanh thương mại, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.
+ Tiềm lực vô hình: là tiềm lực không thể lượng hóa được một cách trực tiếp mà phải thông qua các tham số trung gian. Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Sức mạnh này thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn chấp nhận và quyết định mua hàng của khách hàng. Các yếu tố có thể được coi là tiềm lực vô hình bao gồm: hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của hàng hóa, uy tín và mối quan hệ xã hội của ban lãnh đạo.
+ Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp. Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
+ Trình độ tổ chức quản lý: là sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản lý. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu.
Ngoài ra tiềm lực của doanh nghiệp còn có nhiều yếu tố khác cấu thành, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp với những điều kiện khác nhau mà tiềm lực này được coi trọng, tiềm lực kia là thứ yếu. Vấn đề ở chỗ doanh nghiệp biết rõ tiềm lực của mình để từ đó nắm bắt tốt hơn những cơ hội kinh doanh hấp dẫn- phù hợp với năng lực của mình.
7. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
Đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là xu thế tất yếu, việc phân tích đối thủ cạnh tranh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm xác định số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các đối thủ tiềm năng, mục tiêu của họ, các chiến lược của họ như thế nào, kế hoạch của họ trong thời gian tới, ưu nhược điểm của họ... căn cứ vào những thông tin thu thập được doanh nghiệp sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược kinh doanh thích hợp và đứng vững trong “thương trường”.
Chương II: Phân tích thực trạng marketing ở công ty – FBS
I. Giới thiệu chung về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1 Quá trình phát triển
Tiền thân của Công ty FBS là Phòng kinh doanh bất động sản của Tập đoàn Gami - thành lập năm 1993, hoạt động theo 3 nhóm chính: Thương mại, Đầu tư tài chính và Kinh doanh bất động sản.
Ngày 19/3/2001, Phòng kinh doanh bất động sản chính thức tách ra thành lập pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Tài chính & Phát triển doanh nghiệp (FBS).
Cuối năm 2002, 2003 một loạt các chi nhánh ra đời tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, đáp ứng yêu cầu triển khai các Dự án mà FBS là chủ đầu tư:
Chi nhánh Công ty FBS tại Thái Bình
Chi nhánh Công ty FBS tại Miền Trung
Chi nhánh Công ty FBS tại Gia Lai
Hiện nay, Công ty FBS đã và đang tích cực đầu tư xây dựng các Khu đô thị, Khu công nghiệp, Khu Du lịch tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Khu đô thị Trần Hưng Đạo (Thành phố Thái Bình) là ví dụ cho một phong thái kiến trúc đô thị mới mà FBS thiết kế và xây dựng. Ngoài ra, các khu du lịch, làng sinh thái, khu công nghiệp hiện đại của FBS đang được triển khai tại Pleiku, Phú Yên, Đà Nẵng, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Quốc….
Để mở rộng hơn nữa phạm vi kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường, FBS tiếp tục thành lập thêm các chi nhánh:
Tháng 11-2003, thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại Phú Yên
Tháng 3-2006, thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại Việt Trì
Tháng 8-2006, thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại TP. Hồ Chí Minh
Định hướng hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, lập dự án đầu tư và tổ chức thi công các dự án khu đô thị, khu du lịch, công trình nhà ở, thương mại, khách sạn… và một số thể loại công trình khác, các công ty thành viên của FBS lần lượt ra đời:
Tháng 10 - 2004: Nhà máy chiết nạp Gas Thái Bình ra đời (sau này là Công ty Gami Gas) là công ty có 100% vốn đầu tư của FBS.
Tháng 1 - 2005: Thành lập Công ty CP ĐT du lịch & Kinh doanh hội nghị Gami Hội An (GHP).
Tháng 10 - 2009: Thực hiện tái cấu trúc tổ chức, Công ty FBS trở thành công ty con của Gami Land (khối bất động sản của Tập đoàn Gami).
Là một Công ty thành viên của Tập đoàn kinh tế thương mại Gami, được điều hành thống nhất bằng hệ thống lý thuyết quản trị kinh doanh Gami Group, FBS đã tích cực tham gia đầu tư và thành lập các Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (TechcomBank), Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Phuong nam Bank) và đầu tư một số các công ty liên doanh, liên kết như Công ty Quản lý Quỹ An Phú, Công ty CP Chứng khoán Thủ Đô, Công ty CP Tài chính và phát triển Năng lượng, Công ty Cp Đầu tư Ford An Đô.
FBS tin tưởng rằng, Công ty sẽ được ảnh hưởng tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam cũng như nhu cầu về thị trường bất động sản tại Việt Nam của người dân Việt Nam, kiều bào và những người nước ngoài đang ngày càng tăng cao và dự kiến sẽ còn tăng nhanh hơn trong những năm tới đây khi Việt Nam thực hiện hết các cam kết với WTO.
Với phương châm hoạt động “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường” và khẩu hiệu “Kết nối sự thịnh vượng ”, “Vượt qua thử thách, tiếp bước thành công”, với triết lý kinh doanh “ Thiện chí là một tài sản quý giá và là một sức mạnh duy nhất mà cạnh tranh không thể vượt qua hay đánh bại được”, FBS mở rộng hợp tác thực hiện các dự án đầu tư, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, góp phần đưa Gami Group trở thành một trong những Tổ chức kinh tế tư nhân đa năng hàng đầu Việt Nam.
1.2 Các mốc lịch sử quan trọng
03/2001: Thành lập Công ty CP Tài chính và Phát triển Doanh nghiệp FBS.
12/2002: Chi nhánh Công ty FBS tại Thái Bình ra đời và đã thành công trong việc triển khai dự án khu phố mới Trần Hưng Đạo.
11/2003: Thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại Phú Yên với dự án chính là Khu phố mới Hùng Vương với quy mô trên 10 ha.
12/2003: Chi nhánh Công ty FBS tại Miền Trung được thành lập với các dự án lớn có vị trí hấp dẫn như Thủy Tú, Hội An, Ngô Quyền, Quang Trung.
12/2003: Ra đời Chi nhánh Công ty FBS tại Gia Lai với dự án Khu phố mới Hoa Lư Phù Đổng có quy mô 16 ha thuộc dự án khu đô thị lớn nhất thành phố Pleiku.
10/2004: Nhà máy chiết nạp Gas Thái Bình ra đời (sau này là Công ty Gami Gas) là công ty có 100% vốn đầu tư của FBS.
01/2005: Thành lập Công ty CP Đầu tư du lịch & Kinh doanh hội nghị Gami Hội An
03/2006: Thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại Việt Trì với dự án Trung tâm thương mại và nhà ở biệt thự Đồng Mạ
08/2006: Thành lập Chi nhánh Công ty FBS tại TP. Hồ Chí Minh
10/2007: Thành lập Ban Quản lý dự án Khu đô thị và Dịch vụ phía Tây Quốc Oai
10/2009: Tái cấu trúc, theo mô hình công ty mẹ con. Ra mắt Gami Land
Cơ sở pháp lý
Tên đầy đủ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH & PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
Tên tiếng Anh:
Financial & Business Solutions Joint Stock Company
Tên viết tắt tiếng Việt:
Tên giao dịch quốc tế:
FBS
FBS.,JSC
Logo tiếng Việt
Trụ sở chính:
Số 157/118 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
Địa chỉ giao dịch:
11 Phạm Hùng – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại:
(84- 4) 37687141
Fax:
(84- 4) 37687140
Website:
www.gamiland.com / www.fbs.vn
Vốn chủ sở hữu : 200.000.000.000 đồng VN
Giấy CNĐKKD: Số 0103000292 do Sở KH và ĐT Tp Hà nội cấp lần đầu ngày 29 tháng 3 năm 2001.
2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty
Tư vấn đầu tư; tư vấn tài chính, tư vấn quản lý doanh nghiệp;
Môi giới thương mại;
Tư vấn, môi giới, kinh doanh bất động sản;
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn;
Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc nội, ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp;
Tư vấn xây dựng bao gồm: lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, kiểm định chất lượng, thẩm tra thiết kế dự toán, quản lý dự án, xây dựng thực nghiệm;
Sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng, tấm bê tông đúc sẵn, ống cột bê tông, cọc bê tông cốt thép;
Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;
Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện đến 35KV;
Thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, các công trình ngầm và công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu dân cư, đô thị và công nghiệp;
Sản xuất mua bán, lắp ráp, bảo dưỡng, bảo hành máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện phục vụ công nghiệp xây dựng, giao thông, thủy lợi;
Sản xuất, mua bán, lắp đặt các sản phẩm từ gỗ;
Mua bán xăng dầu, khí hoá lỏng (gas) và các sản phẩm của chúng;
Dịch vụ vận tải, chiết nạp xăng dầu, khí hóa lỏng (gas) dân dụng và công nghiệp;
Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng vật tư, trang thiết ngành gas công nghiệp và dân dụng, xăng dầu;
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh;
Đào tạo nghề: (điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, cơ khí, dệt may, lắp ráp ô tô xe máy);
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY FBS
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY FBS
BAN KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
CHI NHÁNH
ĐẠI HỘ ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
NHÂN LỰC HỆ THỐNG
CÔNG TY LIÊN KẾT
BAN QUỐC OAI
4. Nguồn lực của công ty
4.1 Lao động
Luôn coi nguồn nhân lực là vốn quý giá nhất của doanh nghiệp, với triết lý “Con người thích hợp là tài sản quý giá nhất”. FBS đã sớm có chính sách trọng dụng nhân tài, đầu tư phát triển năng lực cá nhân, nâng cao môi trường làm việc, tối ưu hóa phương pháp làm việc.
Với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, giỏi về chuyên môn, với kinh nghiệm thực tế và lòng tận tuỵ với khách hàng, chúng tôi luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của khách hàng và đối tác.
Cơ cấu lao động theo trình độ:
Cơ cấu lao động theo chuyên môn/ ngành nghề
4.2 Nguồn vốn
Với đặc điểm ngành hàng kinh doanh của công ty đòi hỏi công ty cần có một khối lượng vốn lớn để đảm bảo kinh doanh và phát triển. Đặc biệt là trong nghành đầu tư bất động sản đòi hỏi cần rất nhiều vốn để đầu tư các dự án lớn.
Một số chỉ tiêu về tình hình tài chính của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng tài sản
544.369,44
100%
583.218,42
100%
I. Tài sản ngắn hạn
455.024,77
83.59%
486.549,37
83.42%
1. Vốn bằng tiền
17.464,03
3.21%
5.251,42
0.90%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
162.914,96
29.93%
155.014,96
26.58%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
74.405,73
13.67%
98.129,33
16.83%
4. Hàng tồn kho
191.604,46
35.18%
208.388,73
35.73%
5. TSLĐ khác
8.635,59
1.59%
19.764,93
3.39%
II. Tài sản dài hạn
89.344,67
16.41%
96.669,05
16.58%
1. Các khoản phải thu dài hạn
17,08
0.003%
2.Tài sản cố định
23.886,68
4.39%
16.511,18
2.83%
3. Đầu tư tài chính dài hạn
32.839,97
6.03%
44.289,56
7.60%
4. Các tài sản dài hạn khác
32.600,94
5.99%
35.868,31
6.15%
Tổng Nguồn vốn
544.369,44
100%
583.218,42
100%
I. Nợ phải trả
323.067,16
59.35%
361.863,57
62.05%
1. Nợ ngắn hạn
321.012,17
58.97%
360.604,48
61.83%
2. Nợ dài hạn
2.045,99
0.38%
1.259,09
0.22%
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
221.302,28
40.65%
221.354,85
37.95%
1. Vốn chủ sở hữu
215.957,99
39.67%
215.153,21
36.89%
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
5.344,29
0.98%
6.201,64
1.06%
II. Hoạt động Marketing của công ty
Sản phẩm của công ty.
FBS có các nhóm sản phẩm - dịch vụ chủ yếu gồm:
Doanh thu từ lĩnh vực xây dựng, kinh doanh Bất động sản.
Doanh thu từ đầu tư tài chính.
Doanh thu từ dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý...
Tỷ trọng từng loại sản phẩm, dịch vụ trong tổng doanh thu của toàn Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Doanh thu (DT)
Tỷ trọng DT (%)
Doanh thu (DT)
Tỷ trọng DT (%)
DT từ hoạt động tài chính
7.001,93
9,16%
74.725
38,74%
DT từ thiết kế, xây dựng, kinh doanh Bất động sản
68.530,91
89,63%
106.816
55,37%
DT khác
926
1,21%
11.365
5,89%
Tổng
76.457,71
100%
192.905
100%
Ta thấy FBS có doanh thu chính từ thiết kế, xây dựng,kinh doanh bất động sản chiếm 89.63% năm 2008 và 55.37% năm 2009. Do đó có thể nói sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của công ty là từ bất động sản.
Trong những năm gần đây nước ta có tốc độ đô thị hóa rất nhanh do đó nhu cầu nhà ở cũng như văn phòng cho thuê rất là cao… nắm được cơ hội đó Công ty đã ra sức đàu tư và phát triển kinh doanh vào lĩnh vực bất động sản và đã đạt được những thành công to lớn với mức phát triển vượt bậc.
Sơ đồ tăng trưởng tổng diện tích các dự án của FBS qua các năm:
Với diện tích nhỏ lẻ ban đầu với 28.02 ha năm 2002 công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào năm 2004 với 100.53ha tới năm 2008 thì diện tích thực hiện các dự án dã là 197.502 ha tức gấp 2 lần so với năm 2004.
Các dự án của công ty không chỉ thực hiện ở một số nơi trọng điểm như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh nữa mà còn phát triển ở khắp mọi miền đất nước như : khu đô thị mới Trần Hưng Đạo với quy mô 11,95ha ( Thái Bình), khu đô thị có quy mô lớn với diện tích 59,5ha ( Đà Nẵng ), TP Việt Trì-Phú Thọ (2,8ha); TP Pleiku-Gia Lai (15,6ha); TP Tuy Hòa - Phú Yên (10,4ha); Quốc Oai - Hà Nội (52,5ha); Phú Quốc (33,14ha).
Như vậy lĩnh vực kinh doanh bất động sản của công ty đã được khẳng định và có vị thế trên thị trường Viêt Nam.
Khách hàng của công ty
FBS là một công ty lớn do đó việc nắm bắt thị trường tiềm năng và khách hàng tiềm năng được coi là một nhiệm vụ cấp thiết. Phân loại khách hàng không những làm tăng doanh thu mà còn tránh được những rủi ro không cần thiết. Do đó công ty đã thực hiện phân loại khách hàng và định hướng khách hàng :
Phân loại khách hàng: Việc phân loại khách hàng gồm khách hàng thuộc diện có nhu cầu mua nhà để ở và khách hàng có nhu cầu mua nhà để đầu tư hoặc bảo toàn vốn. Với diện khách hàng thứ nhất được đánh giá là khả năng tài chính vừa phải nhưng chắc chắn, có các đòi hỏi về sản phẩm rất đa dạng, các yêu cầu về thủ tục, tiến độ, chất lượng chặt chẽ. Với các dự án của FBS lượng khách hành này thường chiếm từ 50- 60%.
Với diện khách hàng thứ hai là những khách hàng có tiềm năng tài chính lớn nhưng không ổn định, phụ thuộc vào thị trường. Thị phần của khối khách hàng này thường chiếm từ 40%-50% thị phần của công ty. Đối với các khách hàng này Công ty chỉ đạo phải làm hợp đồng chặt chẽ về mặt pháp lý với các điều khoản cụ thể có tính đến rủi do của thị trường. Ngoài ra Công ty xây dựng cơ chế thuê hoặc ủy quyền cho các đại lý là các nhà kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp nhằm tận dụng khả năng của họ và giảm thiểu rủi do của Công ty.
Một biện pháp khác là Công ty đang liên kết với một số ngân hàng lớn đứng ra bảo lãnh cho khách hàng theo hình thức cho vay có thế chấp.
3. Đối thủ cạnh tranh
Ra đời và tham gia thị trường BĐS muộn hơn so với một số công ty lớn khác cùng ngành, Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS đã lựa chọn chiến lược phát triển đầu tư vào các thị trường chưa có sự đầu tư lớn về BĐS, do đó bước đầu Công ty đã đạt những thành công nhất định tại các địa phương.
Với chiến lược phát triển như thế công ty đã tự tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bất động sản, và có thể nói là đã đứng trong tôp đầu trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế bất đông sản.
Nhưng so với một số công ty BĐS và xây dựng lớn như Tổng công ty xây dựng sông Đà, các công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26035.doc