LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU. 2
1.1. Những vấn đề chung về đầu tư và phân loại đầu tư. 2
1.1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển. 2
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư. 2
1.1.1.2. Bản chất của các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia. 2
1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư 3
1.1.2.1. Tái sản xuất 4
1.1.2.2. Đầu tư theo chiều rộng 5
1.1.2.3. Đầu từ theo chiều sâu 6
1.1.3. Nội dung của đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu. 8
1.1.3.1. Đầu tư theo chiều rộng. 8
1.1.3.2. Đầu tư theo chiều sâu 8
1.2. Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 9
1.2.1. Bản chất mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. 9
1.2.2. Sự tác động 2 chiều giữa hai hình thức đầu tư này 11
1.2.3. Mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong sự tác động của môi trường 13
1.2.3.1. Sự tác động từ yếu tố cung cầu thị trường 13
1.2.3.2. Đặc tính của sản phẩm 14
1.2.3.3. Môi trường vĩ mô : 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SẦU Ở VIỆT NAM. 18
2.1. Tình hình chung về đầu tư ở Việt Nam 18
2.2. Những hạn chế 19
CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾTHÀI HOÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀURỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SÂU. 28
3.1. Phương hướng. 28
3.2. Giải pháp. 28
LỜI KẾT 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO| 33
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sầu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m do doanh nghiệp đó sản xuất ra sẽ lạc hậu, không tiêu thụ được.
Tiêu chí dùng để phân biệt 2 hình thức đầu tư này là quan hệ giữa tốc độ tăng vốn với tốc độ tăng năng suất lao động, là trình độ thiết bị công nghệ đưa vào đầu tư. Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư mới hay mở rộng sản xuất. Trong trường hợp này, với một số vốn ban đầu nhất định sẽ làm cho lao động tăng nhanh hơn nhưng trình độ kỹ thuật- công nghệ không tiên tiến, hoạt động hơn kỹ thuạt công nghệ hiện có. Còn đầu tư theo chiều sâu là đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo , mở rộng và nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có hoặc có thể đầu tư một dây chuyền công nghệ , xây dựng một nhà máy mới, nhưng kĩ thuật công nghệ phải hiện đại hơn kĩ thuật công nghệ hiện có hay bình quân chung của ngành, địa phương.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai hình thức đầu tư này chỉ mang tính chất tương đối bởi trong hình thức đầu tư này thường chứa đựng hình thức đầu tư kia, và ngược lại. Khi áp dụng hình thức này sẽ không làm hạn chế hình thức kia mà là điều kiện và tiền đề để hình thức đầu tư kia phát triển. Khi một doanh nghiệp có kế hoạch thực hiện đầu tư, họ sẽ đứng trước một quyết định khó khăn,đó là đầu tư vào đổi mới công nghệ tăng năng suất lao đọng hay đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên như đã nói ở trên hai việc này thường đi kèm với nhau, do vậy doanh nghiệp cần phải kết hợp một cách hợp lí nhất hai hình thức đầu tư này. Mặt khác nguồn lực đầu vào cho hoạt động đầu tư là hạn chế, nếu đầu tư vào chiều rộng thì sẽ thôi hay giảm bớt nguồn lực cho đầu tư theo chiều sâu và ngược lại. Hai cách thức đầu tư này có những đặc điểm, quy trình thực hiện... tương đối giống nhau. Tuy nhiên đầu tư theo chiều rộng mang tính chất tạo mới những điều kiện sản xuất kinh doanh trong khi những điều kiện kĩ thuật khác giữ nguyên. Còn đầu tư theo chiều sâu thì lại đi từ những thứ có sẵn và đổi mới, phát triển chúng lên một trình độ cao hơn hiện tại. Tuy đối lập song hai hình thức này tạo thành một mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất đó thể hiện ở tác động ngang nhau của chúng.
1.2.2. Sự tác động 2 chiều giữa hai hình thức đầu tư này
Trong nền kinh tế , muốn tăng trưởng và phát triển được đều phải thực hiện một cách hiệu quả việc tái sản xuất. Thực chất đây là quá trình đầu tư cho sản xuất và đầu tư cho phát triển. Mọi quá trình sản xuất đều phải không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Tái sản xuất vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc mở rộng sản xuất sẽ là điều kiện cần cho tổng sản phẩm quốc dân tăng thêm và là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển. Nền kinh tế càng phát triển càng có nhiều điều kiện tốt hơn cho đầu tư.
Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư theo cơ cấu tái sản xuất. Hai hình thức này tuy có sự khác biệt tương đối song chúng luôn gắn liền với nhau, đi kèm thúc đẩy lẫn nhau. Đầu tư theo chiều rộng được tiến hành khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh muốn mở rộng quy mô. Đến một thời điểm nào đó, khi dây chuyền sản xuất đã cũ, khó tiếp tục duy trì năng suất hiện có, chúng ta nên tiến hành đầu tư theo chiều sâu. Khi yêu cầu của hãng là tăng thị phần, tăng chỗ đứng cho sản phẩm và vị thế của mình, hoặc khi muốn cải thiện hay duy trì năng lực, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, tạo đà cho một sự phát triển ổn định lâu dài. Hai hình thức này gắn kết, bổ sung cho nhau để cùng đưa ra các giải pháp kĩ thuật cải tiến phù hợp với doanh nghiệp để đạt công suất cao nhất có thể và đem lại lợi ích tối đa. Không một doanh nghiệp nào có thể sử dụng một trong hai biện pháp riêng lẻ mà phải sử dụng chúng một cách linh hoạt, kết hợp giữa đầu tư theo chiều sâu và đầu tư theo chiều rộng nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Đầu tư theo chiều rộng là nền tảng để đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả. Doanh nghiệp khi mới hình thành và hoạt động đều phải bắt đầu đầu tư theo chiều rộng . Đó là chuẩn bị các điều kiện để tiến hành sản xuất kinh doanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm các máy móc thiết bị , đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực. Đây là nền tảng không thể thiếu và hết sức quan trọng nó chính là đòn bẩy là giai đoạn tiền đề giúp cho các doanh nghiệp có những bước tiến tiếp theo. Việc tiến hành đầu tư theo chiều rộng phải đảm bảo tiến độ, khi những điều kiện khởi đầu được hoàn thành tốt, kịp thời thì việc sản xuất theo kế hoạch sẽ thu được những lợi thế rõ rệt. Tuy nhiên, khi quá trình sản xuất kinh doanh đi vào ổn định , chúng ta cần đầu tư tiếp để hoàn thiện bộ máy cho năng suất cao, ổn định.
Và ngược lại đầu tư theo chiều sâu là yếu tố quan trọng để có quyết định đầu tư theo chiều rộng một cách cụ thể. Đầu tư theo chiều sâu là việc tiến hành cải tạo, nâng cấp dây chuyền công nghệ, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…Những biện pháp này sẽ làm tăng năng suất lao động , sản xuât được nhiều sản phẩm với chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường. Hoạt động đầu tư theo chiều rộng chỉ đem lại hiệu quả trong một giới hạn nhất định của công nghệ , trình độ sản xuất. Nếu đầu tư theo chiều rộng quá mức sẽ dẫn tới mâu thuẫn với trình độ quản lí , trình độ sản xuất , khả năng công nghệ …làm cho doanh nghiệp cồng kềnh mà không đạt hiểu quả thậm chí còn giảm năng suất.
Có thể lấy một ví dụ về việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu , đó là công ty gạch ngói Mĩ Xuân. Trước kia đây là công ty phát trỉên khoáng sản 6 thuộc tổng công ty khoáng sản 5 , Năm 1996 công ty phát triển khoáng sản 6 đầu tư xây dựng nhà máy Mĩ Xuân với công suất thiết kế là 25 triệu viên sản phẩm quy chuẩn /năm , tổng vốn đầu tư là 22,5 tỉ đồng. Một năm sau nhà máy đi vào sản xuất sản phẩm sản xuất ra luôn trong tình trạnt “cháy” sản phẩm. Do đó năm 2001 nhà máy đã đầu tư thêm 10,5 tỉ đồng để mở rộng công suất thiết kế lên 37 triệu viên/năm. Nhờ việc đầu tư mở rộng này mà doanh thu liên tục tăng: năm 2004 là 33.050tr đồng (tăng 1% so với 2003) . Năm 2005 là 39.959tr đồng (tăng 21%).Đến 2005 công ty đã đầu tư dây chuyền hiện đại sản xuất ngói xi măng mầu với công nghệ phủ màu ướt của Italy , công suất thiết kế là 2triệu viên /năm với vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng , sản phẩm này nhanh chóng chiếm được thị trường, Nâng doanh thu 2006 lên 44 tỉ đồng(tăng 15%) .Nhờ có sự thành công đó công ty không ngưng mở rộng thị trường ra cả nước, do vậy đến nay công ty đã có tới 300 đại lí và cửa hàng đặc biệt có trên 90% sản phẩm từ dây chuyền ngói mới tiêu thụ ở TP HCM. Cuối 2006 công ty lại tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất thứ 3 với công suất thiết kế 25tr viên gạch ngói/năm tổng giá trị đầu tư là 23tỷ đồng.
Đây là ví dụ khá điển hình thể hiện mối quan hệ rõ nét giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu . đầu tư theo chiều rộng là bước đầu tạo vốn cho công ty đầu tư theo chiều sâu. Nhờ có sự thành công trong đầu tư theo chiều sâu công ty lại tiếp tục đầu tư theo chiều rộng mở rộng quy mô sản xuất ngày càng thu được lơi nhuận lớn hơn.
Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu không bao giờ tách rời nhau hỗ trợ, bổ sung thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào muốn tăng trưởng và phát triển đều phải đầu tư mở rộng sản xuất . Và quá trình đầu tư đó phải biết kết hợp một cách hợp lí hình thức đầu tư theo chiều sâu và hình thức đầu tư theo chiều rộng .
1.2.3. Mối quan hệ mật thiết giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu trong sự tác động của môi trường
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu là vấn đề không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi nền kinh tế. Việc xem xét chúng có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau song để vấn đề được làm sáng tỏ hơn ở đây trong bài viết này xem xét dưới góc độ của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Sự tác động từ yếu tố cung cầu thị trường
Cung cầu là hai yếu tố mật thiết có tác động đan xen, chi phối quá trình đầu tư. Trong đó , cầu thị trường là yếu tố cần có, chi phối việc ra quyết định. Khi cầu về sản phẩm cao, sản phẩm không đáp ứng đủ so với mong muốn của thị trường. Lúc đó, phải đánh giá được nhu cầu thị trường mong muốn cũng như khả năng đáp ứng để có kế hoạch cụ thể. Trong ngắn hạn , các nhà đầu tư sẽ thực hiện việc đầu tư theo chiều rộng (mở rộng quy mô các yếu tố đầu vào như nguyên liệu , lao động…) nhằm tận dụng lợi thế theo quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường . Bên cạnh đó để có thể đáp ứng được nhu cầu trong dài hạn nhà đầu tư không thể không quan tâm tới việc nâng cao năng năng suất lao động nhằm đáp ứng số lượng sản phẩm nhiều hơn với nguồn nguyên liệu đầu vào vẫn không thay đổi. Ngược lại, nếu cầu sản phẩm thấp , hoạt động đầu tư sẽ bắt đầu từ việc cải tiến công nghệ , tăng chất lượng sản phẩm hoặc tìm ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng, hoặc có thể đầu tư theo chiều rộng đưa sản phẩm mới ra đời tạo ra nhu cầu mới .
Tương tự như cầu, cung cũng có tác động trực tiếp đến việc quyết định đầu tư . Việc đầu tư theo chiều rộng sẽ được áp dụng khi các nhà sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trên thị trường . Còn ngược lại, khi cung thị trường quá cao đòi hỏi các nhà cung ứng đầu tư theo chiều sâu .
Cung và cầu là hai yếu tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư theo chiều rộng hay đầu tư theo chiều sâu , chúng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy hiệu quả của hoạt động đầu tư . Dưới sự tác động qua lại giữa cung và cầu, các nhà đầu tư phải hoạch định được sự biến đổi không ngừng giữa chúng để có những quyết định đầu tư hiệu quả, chính xác. Có những ý kiến cho rằng cầu có tác động quan trọng nhất, nó quyết định việc sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Thật vậy, khi cầu sản phẩm ở mức cao, việc đầu tư làm tăng khối lượng (đầu tư theo chiều rộng ) hay làm tăng chất lượng ( đầu tư theo chiều sâu ) sẽ là những biện pháp tốt nhất để kích cầu, giúp các doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn, tăng doanh thu . Tuy nhiên , chúng ta không nên quá đề cao cầu mà quên đi sự tác động cũng hết sức quan trọng của tình hình cung cấp hàng hóa trên thị trường. Khi cung ở mức cao, các doanh nghiệp sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ. Nếu cạnh tranh quá găy gắt sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư cảu các doanh nghiệp, làm cho họ thích đầu tư vào các sản phẩm khác mà lượng cung trên thị trường đang ở mức độ ít hơn. Việc này nếu thành công doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu cao nhờ khả năng đi đầu về mặt hàng mới . Nhưng nó cũng đem lại những rủi ro khi mà sản phẩm mới chưa được khách hành chấp nhận , hay chi phí cho việc quảng cáo , marketing sản phẩm mới sẽ cao hơn khi sản xuất sản phẩm cũ. Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm , khi mà khả năng đẩy mạnh chất lượng ,mẫu mã…của sản phẩm nằm trong khẳ năng hiện có , và doanh nghiệp có tiềm năng về mặt này hơn các đối thủ cạnh tranh.
1.2.3.2. Đặc tính của sản phẩm
a. Vòng đời của sản phẩm
Đối với những loại hàng hóa , dịch vụ có tuổi thọ ngắn như lương thực thực phẩm , vật dụng sinh hoạt, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp chế biến …được sử dụng trong thời gian ngắn, việc thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm phải được tiến hành một cách thường xuyên nếu như các nhà sản xuất không muốn sản phẩm của mình bị đào thãi , lãng quên trên thị trường . Do đó họ thường áp dụng các hình thức đầu tư theo chiều sâu , làm cho sản phẩm sản xuất ra ngày một tốt hơn, mẫu mã phong phú hơn. Trong khi đó, với những mặt hàng mang tính chất lâu bền, được sử dụng trong thời gian dài và thường có giá trị lớn hơn rất nhiều so với các hàng hóa nêu trên thì việc các hãng phải cạnh tranh nhau chính là về chất lượng sản phẩm . Những sản phẩm này thường hay thu hút được sự quan tâm, chú ý nhất định của khách hành, và trong quyế định tiêu dùng họ luôn có sự cân nhắc nên các hãng luôn có sự cân nhắc nên các hãng muốn cạnh tranh với nhau thông qua chất lượng sản phẩm là hiệu quả nhất. Vì thế việc nâng cao trình độ tay nghề người lao động cũng như cải tiến kĩ thuật là những vấn đề không thể thiếu, có tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp . Với những sản phẩm có tuổi thọ dài thường có giá trị cao nên việc đầu tư theo chiều rộng cần kết hợp với đầu tư theo chiều sâu để tăng tính cạnh tranh
b. Chu kì sống của sản phẩm
Do đặc tính của từng loại sản phẩm mà ta cần có hình thức đầu tư cho phù hợp nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả đầu tư. Với những sản phẩm có chu kì sản phẩm ngắn việc đầu tư theo chiều sâu sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu, sự đầu tư đó sẽ không nhiều khả năng đem lại hiệu quả trước khi sản phẩm đó rơi vào quên lãng . Trong khi đó những mặt hàng mang tính chất lâu bền, tồn tại trong thời gian dài và thường có giá trị lớn hơn rất nhiều so với các loại hành hóa nêu trên thì việc các hãng phải cạnh tranh nhau chính là về chất lượng sản phẩm. Do đó các công ty sản xuất loại sản phẩm này sẽ chú trọng đến các biện pháp đầu tư theo chiều sâu nhiều hơn.
Chu kì sống của sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi hàng hóa được tung ra trên thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường . Sự tồn tại chu kì sống của sản phẩm là hiển nhiên, hy vọng về sự tồn tại lâu dài với hiệu quả cao đối với mỗi loại sản phẩm là chính đáng khi ta bỏ ra nguồn lực để đầu tư . Nhưng hy vọng đó chỉ đạt được khi doanh nghiệp biết được diễn biến của chu kì sống , đặc điểm của nó , đồng thời có những điều chỉnh chiến lược đầu tư cho thích hợp . Có bốn giai đoạn trong chu kì sống của sản phẩm , trong mỗi giai đoạn có những hình thức khác nhau để gia nhập thị trường một cách phù hợp nhằm đạt được hiệu quả đầu tư .
- Giai đoạn hình thành sản phẩm : Trong giai đoạn này, sản phẩm vừa được tung ra thị trường, khách hàng bắt đầu làm quen với sản phẩm , chưa có nhiều nhà cung cấp. Khi đó, đầu tư sản xuất sản phẩm này chủ yếu sử dụng những công ngệ sẵn có chưa cần thiêt phải đổi mới.
- Giai đoạn phát triển : sau một thời gian , đã có nhiều người sử dụng và ưa thích sản phẩm , thị trường có xu hướng cần ngày một nhiều hơn số sản phẩm được đáp ứng, ta nên cần tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất . Ben cạnh đó cũng cần có sự nghiên cứu nhằm cải tiến kĩ thuật để có thể đáp ứng với số lượng lớn hơn, sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
- Giai đoạn bão hòa : Lúc này sản phẩm đã tràn ngập thị trường , do đó muốn đầu tư đạt hiệu quả thì nên lựa chọn hình thức đầu tư theo chiều sâu . Việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào nhằm cải tiến sản phẩm , cho ra những sản phẩm tốt hơn là cần thiết để cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại đang chiếm thị trường cao .
- Giai đoạn suy thoái : Đây là giai đoạn mà mức tiêu thụ các loại sản phẩm bắt đầu giảm sút rõ rệt . Vì thế vấn đề đặt ra trong họat động đầu tư lúc này là làm sao kết hợp hài hòa các hình thức đầu tư . Việc đổi mới , cải tiến công nghệ để tìm ra sản phẩm mới có khả năng được thị trường chấp nhận . Và nếu cần thiết sẽ mở rộng cơ sở để vừa thu hẹp dần quy mô của sản phẩm củ , vừa mở rộng quy mô của sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
1.2.3.3. Môi trường vĩ mô :
Môi trường vĩ mô bao gồm rất nhiều yếu tố như môi trường kinh tế , chính trị văn hóa tác động trực tiếp hay gián tiếp , tại một thời điểm hay trong một thời gian dài , ảnh hưởng đến giai đoạn chuẩn bị hay giai đoạn thực hiện hoặc vận dụng các kết quả trong hoạt động đầu tư .
a. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh và chúng có thể gây ảnh hưởng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư . Đặc biệt là những ngành phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường tự nhiên như ngành nông ngiệp , lâm nghiệm , khai thác chế biến thủy hải sản …thì việc mở rộng , phát triển các ngành này luôn phải gắn liền với việc nghiên cứu môi trường tự nhiên. Mặt khác môi trường tự nhiên là điều kiện tiên quyết để đánh giá cơ hội đầu tư . Tài nguyên thiên nhiên khoáng sản , nguyên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu cho rất nhiều ngành nhất là ngành công nghiệp khai khoáng. Và toàn bộ nền kinh tế muốn duy trì và phát triển được thì phải đáp ứng đủ nguồn nguyên liệu cho tất cả hoạt động kinh tế .
Sự khác biệt giữa điều kiện tự nhiên ở các vùng làm cho hoạt động đầu tư phải có sự nhạy bén linh hoạt . Chúng ta phải biết được nơi nào, khi nào thì đầu tư theo chiều rộng , ở đâu và vào lúc nào thì cần phải đổi mới và cải tiến kĩ thuật
b. Môi trường kinh tế xã hội
- Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành , vùng kinh tế. Tình hình đó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và kích thích việc tiêu thụ sản phẩm . Môi trường tác động đến các hoạt động đầu tư thông thường sẽ tỉ lệ với quy mô của hoạt động đầu tư .
- Môi trường chính trị là một trong các yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới quyết định đầu tư của các doanh nghiệp . Môi trường chính trị bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật , các công cụ chính sách của Nhà nước, tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Sự tác động của môi trường chính trị tới các quyết định đầu tư phản ánh sự can thiệp của chủ thể quản lí vĩ mô tới hoạt động đầu tư .
Môi trường văn hóa : văn hóa được định nghia là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực , hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể. Văn hóa là một vấn đề khó nhận biết và hiểu một cách thấu đáo, mặc dù nó tồn tại ở khăp mọi nơi và thường xuyên tới toàn bộ quá trình chuẩn bị , tiến hành đầu tư . Văn hóa tác động trực tiếp đến những người thực hiện hoạt động đầu tư và sau đó tác động đến việc lựa chọn những người tiêu dùng sản phẩm đầu tư đó .
- Lực lượng lao động : Là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình đầu tư , khi nguồn lao động ở một vùng hay một ngành phù hợp và đáp ứng được những yêu cầu sẽ kích thích được hoạt động đầu tư của ngành đó, vùng đó. Với vai trò như vậy việc đầu tư vào lực lượng lao động là lĩnh vực đầu tư không thể thiều trong mỗi doanh nghiệp .Việc đầu tư có thể là theo chiều rộng nguồn lao động như tăng các cơ sở đào tạo … cũng như kết hợp với việc đầo tạo lại nhằm nâng cao tay nghề, trình độ của lao động, sử dụng công nghệ mới .
Tóm lại , môi trường vĩ mô cũng hết sức rộng lớn và ảnh hưởng nhiều mặt tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp . Chúng bao gồm các yếu tố , các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác động ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư . Các yếu tố này tồn tại khách quan và chúng ta rất khó có thể kiểm soát chúng . Vì vậy cần có sự nghiên cứu, theo dõi một cách chặt chẽ , đầy đủ các điều kiện này mà từ đó có những định hướng hợp lí nhằm kết hợp hài hòa hai hình thức đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu . Và từ đó có những hoạt động đầu tư cho phù hợp với từng thời điểm , từng giai đoạn .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THEO CHIỀU RỘNG VÀ ĐẦU TƯ THEO CHIỀU SẦU Ở VIỆT NAM.
2.1. Tình hình chung về đầu tư ở Việt Nam
Dưới góc độ toàn xã hội có thể nói hoạt động đầu tư ở Việt Nam ngày càng có những bước tiến bộ .
Khi nói đến đầu tư vấn đề trước tiên phải bàn tới là nguồn vốn. Và để giải quyết được vấn đề này chính sách đầu tư của Việt Nam đã dần hoàn thiện . Luật doanh ngiệp và luật đầu tư chung có hiệu lực là biểu hiện cho nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi. Điều đó sẽ là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế , các nhà đầu tư đẩy mạnh đầu tư ở Việt Nam .Song không phải chờ đến khi hai luật này có hiệu lực mà ngay từ giai đoạn đầu của thời kì đổi mới , hoạt động huy động vốn đã đạt những kết quả tốt. Và theo đà của nhu cầu đầu tư , lượng vốn đầu tư toàn xã hội có sự tăng tiến về lượng , và cả sự chuyển biến tốt về cơ cấu vốn đầu tư .Tỉ trọng đầu tư toàn xã hội so với GDP đều tăng qua các năm. Điều đó góp phần không nhỏ cho tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn của Việt Nam .
Cơ cấu Đầu tư phân theo các thành phần kinh tế ;
Bảng 1: Mức tăng GDP ở Việt Nam qua các năm.
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế ở Việt Nam qua các năm.
( Nguồn: Tổng cục Thống kê )
Cũng từ biểu đồ có thể thấy Việt Nam đã có sức hấp dẫn ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư nước ngoài .Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cả về tỉ trọng và số lượng . Việt Nam đang trở thành điểm đầu tư của một số tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới như Intel , Microsoft…
Hoạt động đầu tư ngày càng khởi sắc có thể coi là nguồn gốc cho sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản , tập trung một số những công trình trọng điểm quốc gia là nét tiến bộ trong hoạt động đầu tư .
2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực dễ nhận thấy là hoạt động đầu tư vẫn tồn tại rất nhiều điểm đáng lo ngại. Hiệu quả đầu tư vẫn còn hạn chế. Để có thể thấy rõ điều này chúng ta xem xét sự đóng góp của các nhân tố tổng hợp đến ngành công nghiệp từ đó rút ra những nhận định chung bởi lẽ công nghiệp có thể nói là sự biểu hiện rõ nét và tập trung về hoạt động đầu tư .
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (năng suất các nhân tố tổng hợp viết tắt tiếng anh là TFP) là tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất tổng hợp chung (năng suất tính chung cho cả vốn và lao động).
Đây là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như tính chất phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá sự tiến bộ khoa học công nghệ của một ngành, một địa phương hay mỗi quốc gia.
Xét về quan hệ tính toán, tốc độ tăng TFP là phần trăm còn lại của tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất nói chung, sau khi trừ đi phần trăm tăng kết quả sản xuất do tăng vốn và tăng lao động đóng góp.
Phù hợp với quan hệ đó, có công thức tính tốc độ tăng TFP (iTFP) như sau:
iTFP = i y(a.iK + b.iL); (1)
Trong đó:
iy Tốc độ tăng kết quả sản xuất
iK Tốc độ tăng của vốn hoặc tài sản cố định
iL Tốc độ tăng của lao động
a và b là các hệ số đóng góp vốn và lao động (a+b = 1). Các hệ số này có thể được tính theo phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglass hoặc phương pháp hạch toán.
Khi áp dụng công thức 1, nhất thiết phải có số liệu về 3 chỉ tiêu: giá trị tăng thêm (GTTT) đối với từng ngành hoặc tổng sản phẩm trong nước (GDP) đối với nền kinh tế quốc dân (KTQD) theo giá so sánh, vốn hoặc giá trị tài sản cố định (TSCĐ) theo giá so sánh và lao động để tính các tốc độ tăng iy , iK và iL
Đối với các hệ số a và b: Nếu tính theo phương pháp hàm sản xuất Cobb-Douglass thì chỉ cần có số liệu của 3 chỉ tiêu trên là đủ, nhưng đòi hỏi thông tin phải liên tục nhiều năm và xu thế biến động của các chỉ tiêu qua các năm phải tuân theo những quy luật nhất định. Còn nếu a và b tính theo phương pháp hạch toán thì số liệu về GTTT hoặc GDP, vốn hoặc giá trị TSCĐ và lao động không nhất thiết phải có liên tục nhiều năm, nhưng phải có thêm thông tin về thu nhập của lao động được hạch toán đầy đủ (ở đây gọi là thu nhập đầy đủ) và GTTT hoặc GDP tính theo giá hiện hành.
Công thức tính hệ số đóng góp của:
Thu nhập đầy đủ của lao động
b = --------------------------------------- ; (2a)
GTTT hoặc GDP
lao động (b) và của vốn (a) như sau:
Từ đó
a = 1-b vì a+b = 1; (2b)
Trong các chỉ tiêu để tính tốc độ tăng TFP như đã nêu trên thì giá trị tăng thêm hoặc GDP theo giá so sánh và lao động làm việc có thể tính toán được một cách thuận tiện trên cơ sở hệ thống số liệu thống kê hàng năm hiện có. Số liệu này đảm bảo độ tin cậy cần thiết và cho phép sử dụng để nghiên cứu xu thế biến động của chúng cũng như để tính toán các chỉ tiêu khác liên quan. Trong quá trình sử dụng tuỳ theo nhu cầu cụ thể phải tiến hành xử lý, tính toán bổ sung cho phù hợp. Riêng chỉ tiêu vốn hoặc giá trị TSCĐ, ở nước ta hiện nay, nguồn số liệu theo dõi được để tính toán còn gặp nhiều khó khăn. Về nguyên tắc, tổng số vốn hoặc giá trị TSCĐ của từng ngành hay toàn bộ nền KTQD phải được tổng hợp từ số liệu của các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở theo quy trình từ dưới lên trên. Song thực tế hiện nay chỉ có ngành công nghiệp mới có thể thực hiện được theo cách tiếp cận đó. Còn các ngành khác đều chưa có điều kiện. Đối với toàn nền KTQD có thể xác định số vốn hoặc giá trị TSCĐ hiện có bằng phương pháp gián tiếp trên cơ sở vốn đầu tư làm tăng TSCĐ hoặc giá trị tích luỹ TSCĐ qua các năm. Phương pháp xác định gián tiếp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Các số liệu về thu nhập đầy đủ và GTTT hoặc GDP theo giá hiện hành để tính các hệ số được tính toán trên cơ sở số liệu hiện có trong báo cáo thống kê công nghiệp hàng năm và số liệu có trong bảng IO của Tổng cục Thống kê.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng số liệu để tính toán tốc độ tăng TFP có đặc điểm riêng, giữa giá trị TSCĐ và kết quả sản xuất có độ trễ thời gian (tăng thêm TSCĐ phải sau một thời gian mới mang lại kết quả sản xuất), và trong đó hàng năm TSCĐ lại tăng lên không đều đặn. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến kết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0204.doc