Đề tài Thực trạng mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài xác định lại trong một văn bản công bố trong năm 2009. Theo đó, giai đoạn tới sẽ điều chỉnh ưu tiên thu hút đầu tư.

Cụ thể về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, sẽ chọn lọc vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tỷ trọng xuất khẩu lớn, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,.

Ngoài ra, thu hút vốn FDI cũng ưu tiên tập trung phát triển các vùng khó khăn, khu vực nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mối quan hệ giữa hai nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì cần rất nhiều các yếu tố nguồn lực.Trong đó yếu tố vốn đóng vai trò quyết định.Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước sẽ không thể đáp ứng được, có thêm nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nguồn vốn nước ngoài làm thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư: chuyển đổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ; thay đổi cơ cấu bên trong một ngành sản xuất từ năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, lao động nhiều sang sản xuất có năng suất cao, công nghệ hiện đại, sử dụng lao động ít; Thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất từ lĩnh vực có hàm lượng công nghệ thấp sang ngành sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Khi cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến gần hơn so với thế giới thì sẽ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển do đã có đựơc những điều kiện sản xuất phát triển ở một mức độ hợp lý. Từ đó cũng góp phần gia tăng tích luỹ nội bộ cho nền kinh tế Tạo thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần tăng tích luỹ nguồn vốn trong nước Nguồn vốn nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam, sẽ hoạt động theo luật pháp của Việt Nam, và cũng như doanh nghiệp trong nước phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Một thực tế mà chúng ta đều thấy, doanh nghiệp nước ngoài thường hoạt động có hiệu quả hơn so với doanh nghiệp trong nước vì vậy, số thuế thu được từ những doanh nghiệp này sẽ nhiều hơn, bao gồm nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng, thu nhập từ mua bán tài sản.... Đó cũng là nguồn bù đắp lớn cho Ngân sách Nhà nước, mà đây cũng chính là nguồn cung ứng vốn lớn ở trong nước Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với nguồn vốn trong nước hình thành những hình thức hợp tác như công ty liên doanh, công ty cổ phần.... Việc liên doanh liên kết này sẽ giảm bớt gánh nặng về vốn, đầu tư đổi mới công nghệ do được san sẻ giữa các bên. Bên cạnh đó tạo điều kiện tốt cho phía trong nước có cơ hội học hỏi kỹ năng quản lý chuyên nghiệp từ bên ngoài, tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao tay nghề cho công nhân. Cộng vào đó sản phẩm đầu ra sẽ có thương hiệu tốt hơn, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận cao hơn so với việc không liên doanh liên kết . Và như thế, nó đã góp phần gia tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế Như vậy, nếu sử dụng tốt thì vốn đầu tư nước ngoài về ngắn hạn là đáp ứng vốn đầu tư phát triển, về dài hạn góp phần gia tăng nguồn vốn tích luỹ trong nước. 2.2.2 Những tác động tiêu cực nếu như việc sử dụng và quản lý nguồn vốn nước ngoài không tốt Đúng như trên chúng ta đã phân tích, những tác động tích cực của nguồn vốn nước ngoài mang lại cho chúng ta là rất lớn, song không phải lúc nào nguồn vốn nước ngoài cũng mang lại hiệu quả như mong muốn mà nó cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho nước tiếp nhận và tác động tới nguồn vốn trong nước đặc biệt là về khả năng trong tương lai của nguồn vốn này 2.2.2.1 Luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài nhất là đối với nguồn ODA Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Chính vì vậy, ODA mang yếu tố chính trị. Các nước viện trợ nói chung đều không quên đựơc lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo phát triển. Viện trợ các nước không chỉ đơn thuần là việc giúp đỡ hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ đòi hỏi những nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phất triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nước cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là do xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Mặt khác với ODA là nguồn vốn vay lâu dài, do ban đầu chưa phải trả nợ ngay nên ODA hay được sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Khi đến kì trả nợ thì người phải trả lại là thế hệ sau, vì vậy, nó còn kìm hãm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA cần phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu. 2.2.2.2 Nguồn vốn nước ngoài di chuyển vào trong nước làm tăng thu nhập của vốn nước ngoài trên thị trường trong nước và làm giảm thu nhập của nguồn vốn trong nước.Về thực chất đây là việc tái phân phối thu nhập của vốn trong nước cho vốn nước ngoài, do đó có thể gây ra làn sóng “bài ngoại” của vốn trong nước và hiện tượng xung đột ngấm ngầm, hoặc công khai trong quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài 2.2.2.3 Nguồn vốn nước ngoài được đầu tư khá nhiều vào khai thác tài nguyên, dẫn đến làm giảm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước. Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên là bắt nguồn từ tính chất quý hiếm và sự phân bố không đòng đều giữa các vùng trên trái đất. Các nước đang phát triển thường có nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn các nước phát triển. Một trong những động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài là nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở những nước tiếp nhận. Họ có thể khai thác để đem về nước sản xuất hoặc sản xuất thành sản phẩm ngay tại nước sở tại. Có một hình thức khai thác khác là khai thác những địa điểm du lịch hấp dẫn có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng của chúng ta. Nhưng nguồn tài nguyên của chúng ta chỉ có hạn, nếu cứ khai thác như vậy thì không biết trong bao lâu nữa sẽ cạn kiệt. Thế hệ sau sẽ không có nguyên, nhiêu liệu để sản xuất vì vậy sẽ gặp bất lợi do có thể sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu hoặc tốn kém chi phí cho nghiên cứu tìm ra nguyên liệu khác thay thế. Việc này sẽ làm giảm khả năng phát triển về lâu dài của nguồn vốn trong nước 2.2.2.4 Tình trạng lũng đoạn thị trường của nhà đầu tư nước ngoài và cạnh tranh không cân sức giữa doanh nghiệp trong nước với và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể làm phá sản doanh nghiệp trong nước và gây thất nghiệp. Một thực tế mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy, đó là doanh nghiệp nước ngoài thường làm ăn có hiệu quả hơn với doanh nghiệp trong nước đó là bởi các lý do sau Thứ nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đang phát triển thường rất hạn chế bởi đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn. Cộng thêm vào đó là đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp… Thứ hai, sự lạc hậu về khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, trong đó số máy móc hiện đại chiếm tuỷ lệ thấp. Bên cạnh đó đầu tư để dổi mới công nghệ lại thường chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0.2 dên 0.5 % doanh thu Thứ ba, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp Thứ tư, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. 2.2.2.5 Làm chảy máu chất xám sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp nước ngoài còn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực bởi chính sách lương, thưởng và những trợ cấp. Thông thường do được hưởng nhiều ưu đãi và môi trường làm việc tốt hơn mà đa số những người có trình độ tay nghề thường làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này đã làm giảm đáng kể nhân tài cho khu vực trong nước, góp phần làm giảm khả năng phát triển của khu vực này . Chương II. Mối quan hệ giữa hai nguôn vốn- Thực trạng ở Việt Nam 1 Nguồn vốn trong nước tác động đối với nguồn vốn nước ngoài 1.1 Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn đối ứng nhằm tạo cơ sở cho nguồn vốn nước ngoài vào hoạt động có hiệu quả: Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 72447 30447 20000 22000 1996 87394 42894 21800 22700 1997 108370 53570 24500 30300 1998 117134 65034 27800 24300 1999 131171 76958 31542 22671 2000 151183 89417 34594 27172 2001 170496 101973 38512 30011 2002 200145 114738 50612 34795 2003 239246 126558 74388 38300 2004 290927 139831 109754 41342 2005 343135 161635 130398 51102 2006 404712 185102 154006 65604 2007 532093 197989 204705 129399 2008 610876 174435 244081 192360 Cơ cấu (%) Năm Tổng số Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 100,0 42,0 27,6 30,4 1996 100,0 49,1 24,9 26,0 1997 100,0 49,4 22,6 28,0 1998 100,0 55,5 23,7 20,8 1999 100,0 58,7 24,0 17,3 2000 100,0 59,1 22,9 18,0 2001 100,0 59,8 22,6 17,6 2002 100,0 57,3 25,3 17,4 2003 100,0 52,9 31,1 16,0 2004 100,0 48,1 37,7 14,2 2005 100,0 47,1 38,0 14,9 2006 100,0 45,7 38,1 16,2 2007 100,0 37,2 38,5 24,3 2008 100,0 28,6 40,0 31,4 Nguồn: trang web của tổng cục thống kê Từ những số liệu trên cho thấy vốn trong nước luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và có xu hướng tăng lên. Nguồn vốn trong nước phần lớn là do đóng góp của thành phần ngoài nhà nước, mà vốn đối ứng là do Ngân sách nhà nước chi trả, điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn vốn đối ứng của Việt nam hiện nay. Đó là nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án, ông Đinh Đức Thuận, Giám đốc Ban Quản lý dự án phát triển ngành lâm nghiệp (một dự án đã thực hiện được gần 5 năm nhưng chỉ giải ngân được 35% tổng số vốn đầu tư), cho biết: “Khi hiệp định ký kết tài trợ có hiệu lực, chúng tôi mới bắt đầu triển khai các hoạt động, xây bộ máy quản lý nên cần có tiền để nuôi bộ máy này hoạt động. Nếu WB chưa ứng tiền, chúng tôi không thể hoạt động được”. Cũng theo ông Thuận, trong năm đầu thực hiện dự án, Ban quản lý đã phải vay tiền và mượn máy móc, thiết bị của dự án khác để hoạt động. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những lý do dẫn đến việc hấp thụ nguồn vốn ODA vào nông nghiệp khó khăn. Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng việc thiếu vốn đối ứng, cũng như năng lực thực hiện của phía Việt Nam còn yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ giải ngân bị chậm. Theo nhiều chuyên gia, một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA là năng lực nhà thầu và tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong khi đó, tác động của lạm phát trong các năm 2007 - 2008 dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn ODA và vốn đối ứng. Cơ chế bố trí vốn đối ứng giữa trung ương và địa phương chưa phù hợp. Trong các hiệp định ký kết, địa phương cam kết tự cân đối vốn đối ứng được thực hiện theo các tỷ lệ khác nhau (100%, 80%, 60%,...) tùy theo từng vùng (Tây Nguyên, ĐBSCL...) trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vốn về địa phương đã chưa được sử dụng đúng mục đích. Thời gian chuẩn bị thực hện các dự án đầu tư bằng vốn ODA thường kéo dài từ 2 - 3 năm dẫn đến việc dự án phải điều chỉnh và chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt về giải phóng mặt bằng, tái định cư và biến động về giá cả, chi phí làm cho tổng đầu tư tăng lên rất nhiều so với mức ban đầu. Trong điều kiện nguồn vốn ODA đã ký kết không thay đổi, đây sẽ là một sức ép lớn đối với việc bố trí vốn đối ứng, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án Thứ trưởng Bộ KHĐT Cao Viết Sinh khẳng định: Bảo đảm bố trí kịp thời và đầy đủ nguồn vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA. Bộ nào, địa phương nào có khả năng giải ngân ODA vượt mức sẽ được hỗ trợ thủ tục cần thiết để giải ngân nhanh vì nguồn vốn này không bị ràng buộc bởi kế hoạch đầu năm. Nếu vốn đối ứng thiếu, các đơn vị làm ngay kiến nghị Bộ KHĐT sẽ không để thiếu một đồng nào vốn đối ứng, cũng như sẵn sàng ứng vốn đối ứng 2010 để bảo đảm đủ nhu cầu cho các công trình trọng điểm, cấp thiết. (nguồn: vntrades.com, 28/05/2009) 1.2 Đóng vai trò định hướng cho dòng đầu tư nước ngoài chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần thiết. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn tới cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài xác định lại trong một văn bản công bố trong năm 2009. Theo đó, giai đoạn tới sẽ điều chỉnh ưu tiên thu hút đầu tư. Cụ thể về lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, sẽ chọn lọc vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tỷ trọng xuất khẩu lớn, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia,... Ngoài ra, thu hút vốn FDI cũng ưu tiên tập trung phát triển các vùng khó khăn, khu vực nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên các dự án sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng… ĐTNN phân theo ngành nghề: - Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực: thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may... vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu t ư (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 CN dầu khí 38 3,861,511,815 5,148,473,303 2 CN nhẹ 2,542 13,268,720,908 3,639,419,314 3 CN nặng 2,404 23,976,819,332 7,049,365,865 4 CN thực phẩm 310 3,621,835,550 2,058,406,260 5 Xây dựng 451 5,301,060,927 2,146,923,027 Tổng số 5,745 50,029,948,532 20,042,587,769 - ĐTNN trong lĩnh vực dịch vụ: Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Trong khu vực dịch vụ ĐTNN tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%) (xem bảng). TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Đầu tư đã thực hiện (triệu USD) 1 Giao thông vận tải-Bưu điện ( bao gồm cả dịch vụ logicstics) 208 4.287 721 2 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401 3 Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê 153 9.262 1.892 4 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283 5 Kinh doanh hạ tầng KCN-KCX 28 1.406 576 6 Tài chính – ngân hàng 66 897 714 7 Văn hoá - y tế – giáo dục 271 1.248 367 8 Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường...) 954 2.145 445 Tổng cộng 1.912 28.609 7.399 Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v. ĐTNN trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư : Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn. Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). STT Nông, lâm nghiệp Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 Nông-Lâm nghiệp 803 4,014,833,499 1,856,710,521 2 Thủy sản 130 450,187,779 169,822,132 Tổng số 933 4,465,021,278 2,026,532,653 1.3 Trên cơ sở đầu tư ban đầu tạo cơ sở hạ tầng căn bản chủ động cho việc tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài Việt Nam đã thành công xuất sắc trong việc mở rộng tiếp cận đến các dịch vụ cơ sở hạ tầng trong hơn 20 năm qua, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để có thể phục vụ được tất cả mọi người.  Các chính sách và thể chế trước đây thành công bây giờ phải được điều chỉnh vì sự phát triển của Việt Nam ngày càng tiến bộ hơn, theo kết luận của một bộ báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới nhan đề “Việt Nam: Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng”.   Báo cáo ghi lại những thực tế đáng khen ngợi trong chiến lược có sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam, trong đó có con số tổng đầu tư cho có sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10% GDP, rất cao so với tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, mạng lưới đường bộ Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi chiều dài so với năm 1990, và chất lượng đường cải thiện rõ rệt.  Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế chiếm khoảng 70% tổng đầu tư toàn xã hội và chiếm khoảng trên 55% trong tổng đầu tư ngân sách. Tổng đầu tư cho Giao thông vận tải và bưu điện trong 5 năm qua tiếp tục duy trì ở mức 12% vốn đầu tư toàn xã hội. Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách chiếm khoảng 27,5% tổng nguồn vốn ngân sách. Đã tập trung đầu tư cho hệ thống đường quốc lộ, đường trục quan trọng, hạ tầng giao thông nông thôn, đặc biệt là ở vùng núi, vùng biên giới hải đảo. Đã hoàn thành một số đoạn đường quan trọng trên các trục đường quốc lộ như Đường mòn Hồ Chí Minh, đồng thời khởi công và tập trung đầu tư cho một số dự án lớn. Đầu tư vào lĩnh vực xã hội: tỷ lệ đầu tư trong 5 năm đạt 28% tổng mức đầu tư toàn xã hội và 43.5% vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trong đó: Về Khoa học và công nghệ: tập trung xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các cơ quan khoa học công nghệ, hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin và khu vực công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện gen Trung ương.Chúng ta đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng với những ngành khoa học mũi nhọn.Cụ thể nhiều phòng thí nghiệm trọng điểm được xây dựng, hạ tầng kĩ thuật Internet, các trung tâm phát triển phần mềm, tin học hoá hoạt đông thông tin quản lí hành chính Nhà nước cũng được triển khai một cách sâu rộng.Tập trung vào các ngành mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá. Như vậy với việc không ngừng hoàn thiện chính sách huy động vốn, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đã huy động được khối lượng vốn đầu tư lớn; hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng về cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Sự ra đời của các Quỹ ĐTPT đã tạo tiền đề cho việc chuyển hoá một phần hoạt động đầu tư của Nhà nước sang cho toàn xã hội nhằm thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư vào các dự án, chương trình quan trọng, những dự án không có khả năng thu hồi vốn, hoặc những dự án phục vụ lợi ích cộng đồng. Đối với các dự án, chương trình gắn liền với kinh tế xã hội theo địa bàn và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thì việc đầu tư sẽ được xã hội hoá thông qua các kênh khác nhau, trong đó có kênh Quỹ ĐTPT. Vốn trong nước từ quỹ đầu tư phát triển đã hình thành thêm một định chế trung gian tài chính mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Do vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam những năm qua chủ yếu do Ngân sách nhà nước nên hiện tại nhà nước đang có chính sách thu hút nguồn vốn tư nhân vào nước ngoài: Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Victoria Kwakwa nhấn mạnh, khung thể chế Hợp tác Nhà nước - tư nhân (PPP) đang hoàn thiện sẽ tạo bước đột phá trong việc huy động vốn tư nhân vào cơ sở hạ tầng. Ông Kamran Khan, Trưởng nhóm nghiên cứu, tài trợ cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Thế giới (WB), nhận xét, trong giai đoạn 2001 - 2010, Chính phủ Việt Nam đã đầu tư 8 - 9% GDP (phần lớn từ vốn vay ODA) xây dựng cơ sở hạ tầng, song vẫn thiếu hụt ít nhất 2%. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân còn e ngại do khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng và quá trình đầu tư có nhiều rủi ro. Tại hội thảo quốc tế về PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng tại Việt Nam (tổ chức tại Hà Nội hôm qua), chuyên gia Tony Pellegrinin của WB cho biết, PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư tư nhân nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Bất kỳ dự án nào phù hợp định nghĩa trên đều được phép triển khai nếu thuộc diện ưu tiên cao trong một lĩnh vực. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hằng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Đặc biệt, chuyên gia cao cấp của WB Pratyush Prashant thông báo, nhóm nghiên cứu khung thể chế đã đề xuất, trong giai đoạn ban đầu, mỗi dự án PPP sẽ được Chính phủ đóng góp tài chính tối đa 30% (hoặc lên tới 50% đối với trường hợp đặc biệt), không tính lãi nhằm khuyến khích khu vực tư nhân mạnh dạn đầu tư hơn. Đối với nhà đầu tư, tỷ lệ góp cổ phần tối thiểu phải là 20% trên tổng vốn đầu tư của dự án, trong đó 10% là vốn của mình. 10% kia có thể huy động từ doanh nghiệp nhà nước, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế… Phần còn lại là vốn vay từ các nguồn khác. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể bổ nhiệm giám đốc trong hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, quản lý dự án. . 2.2 Nguồn vốn nước ngoài tác động tới nguồn vốn trong nước 2.2.1 Nguồn vốn nước ngoài có tác động tích cực tới nguồn vốn trong nước 2.2.1.1 Nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ cho những thiếu hụt về vốn trong nước Nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ cho những thiếu hụt nguôn vốn trong nước thông qua hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…mà nguồn vốn chủ yếu đâu tư trong các lĩnh vực này là nguồn vốn ODA song phương và đa phương.. a. Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng: mạng lưới điện, đường giao thông… ODA của Việt Nam phục hồi năm 1993, đến cuối năm 2009 Nhật Bản là nhà cung cấp song phương lớn nhất cho Việt Nam, cung cấp về cơ sở hạ tầng, giao thông, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu..Năm 2010, các nước và các tổ chức cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 8 tỷ USD vốn ODA. Nhật cho Việt Nam vay vốn ODA kỷ lục : Với số vốn mới ký kết, tổng cam kết ODA vốn vay mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 đạt 1,46 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.Cam kết ODA của Nhật cho Việt Nam năm 2009 được chia làm hai đợt. Cam kết ODA vốn vay đợt 1 của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 là 120 tỷ yên, tương đương khoảng 1,2 tỷ USD. Số vốn này bao gồm 64,891 tỷ yen vốn ODA, 7 tỷ yên hỗ trợ Chương trình tín dụng giảm nghèo, 47,9 tỷ yen giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng tài chính. Tổng cộng, tổng cam kết ODA vốn vay mà Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam trong tài khóa 2009 là 145,613 tỷ yen, tương đương khoảng 1,46 tỷ USD, con số cao nhất từ trước đến nay. Khoản tài trợ cho đợt 2 lần này được dùng để cung cấp vốn cho 5 dự án, bao gồm dự án xây dựng nhà ga hành khách - cảng hàng không quốc tế Nội Bài (12,6 tỷ yen); dự án đường từ cầu Nhật Tân đi Nội Bài (6,5 tỷ yen); dự án cầu Cần Thơ (4,63 tỷ yen); dự án khôi phục cầu quốc lộ 1 giai đoạn 3 (đoạn Cần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26148.doc
Tài liệu liên quan