Đề tài Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Được huy động từ 3 nguồn: từ ngân sách nhà nước, từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ khu vực tư nhân. Trong đó huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 40,6% GDP. Trong đó vốn khu vực dân cư và tư nhân chiếm 34,4% tổng đầu tư toàn xã hội và tăng 19,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,5% và tăng trên 17,1% so với năm 2006.

Tổng thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 11 năm 2007 ước đạt 11.780 tỷ đồng; luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15 tháng 11, tổng thu ngân sách ước đạt 244.362 tỷ đồng, bằng 86,7% dự toán năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, song nhiều khoản thu chủ yếu vẫn bảo đảm tiến độ. Thu nội địa đạt 133.951 tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 54.932 tỷ đồng, bằng 76,6% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52.229 tỷ đồng, bằng 94,3% dự toán.

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao khi làm việc. Vậy khi mà quốc gia đó phát triển sẽ tạo một điều kiện tốt cho việc đầu tư mạnh vào y tế nhằm chăm sóc sức khỏe con người được tốt hơn. Ngoài ra tăng trưởng và phát triển còn đòi hỏi thêm nhiều lao động vừa có trình độ và kỹ thuật thế nên vừa giải quyết được tình trạng thất nghiệp đồng thời lại phải có trình độ chuyên môn nên tăng sự cạnh tranh giữa các cá nhân trong xã hội buộc mọi người phải tăng cường học hỏi tích lũy kiến thức… c) Năng lực công nghệ: Chúng ta xem trong mô hình tiến bộ công nghệ của Solow. Tiến bộ công nghệ ở đây được hiểu là bất kỳ biện pháp nào cho phép tạo ra nhiều sản lượng hơn. Nên có thể thấy ở đây phát triển sẽ làm cho khoa học phát triển. Chính phủ sẽ có các chính sách nhằm khuyến khích tiến bộ công nghệ như bao gồm miễn thuế cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, có thể chính phủ sẽ trực tiếp cung cấp vốn cho các nghiên cứu cơ bản. d) Hành lang pháp lý: Môi trường đầu tư phải được hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước đảm bảo. Hệ thống pháp luật trước hết là luật đầu tư công bằng, hợp lý và được đảm bảo thực thi trong thực tiễn đối với mọi thành phần kinh tế. tạo dựng một nền kinh tế thị trường, với những quy luật vốn có phát huy tác dụng tích cực của cơ chế thj trường. nhờ đó các nguồn vốn đầu tư được huy động, phân bổ sử dụng có hiệu quả. Vấn đề này trực tiếp liên quan đến việc hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường (trong đó có thị trường tài chính), đến quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, đến việc hoàn thiện hệ thống chính sách và khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho hoạt động nền kinh tế. Chương 2: Thực trạng mối quan hệ tác động qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 1. Tổng quan về hoạt động đầu tư và nền kinh tế Việt Nam: 1.1. Vài nét về tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam hiện nay: 1.1.1. Vốn trong nước: Được huy động từ 3 nguồn: từ ngân sách nhà nước, từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ khu vực tư nhân. Trong đó huy động vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 ước đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 40,6% GDP. Trong đó vốn khu vực dân cư và tư nhân chiếm 34,4% tổng đầu tư toàn xã hội và tăng 19,5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,5% và tăng trên 17,1% so với năm 2006. Tổng thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 11 năm 2007 ước đạt 11.780 tỷ đồng; luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15 tháng 11, tổng thu ngân sách ước đạt 244.362 tỷ đồng, bằng 86,7% dự toán năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, song nhiều khoản thu chủ yếu vẫn bảo đảm tiến độ. Thu nội địa đạt 133.951 tỷ đồng, bằng 88,2% dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 54.932 tỷ đồng, bằng 76,6% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 52.229 tỷ đồng, bằng 94,3% dự toán. Trong thu nội địa, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt 42.835 tỷ đồng, bằng 79,4% dự toán năm, thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 23.807 tỷ đồng, bằng 76,7% dự toán; thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 25.590 tỷ đồng, bằng 92,5% dự toán; thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đạt 6.165 tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán, thu phí xăng dầu đạt 3.810 tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán; thu phí, lệ phí đạt 3.868 tỷ đồng, bằng 99,6% dự toán. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn Tổng số Chia ra Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước và nguồn vốn khác Giá thực tế Tỷ đồng 2000 89417 39006 27774 22637 2001 101973 45594 28723 27656 2002 114738 50210 34937 29591 2003 126558 56992 38988 30578 2004 139831 69207 35634 34990 2005 161635 87932 35975 37728 Sơ bộ 2006 185100 100200 41200 43700 Cơ cấu(%) 2000 100.0 43.6 31.1 25.3 2001 100.0 44.7 28.2 27.1 2002 100.0 43.8 30.4 25.8 2003 100.0 45.0 30.8 24.2 2004 100.0 49.5 25.5 25.0 2005 100.0 54.4 22.3 23.3 Sơ bộ 2006 100.0 54.1 22.3 23.6 Bảng số 1. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 2001 - 2006 Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) Tổng số vốn thực hiện (Triệu đô la Mỹ) Tổng số Trong đó: Vốn pháp định Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp 2001-2005 3935 20720.2 7310.1 6878.1 432.0 13852.8 2001 555 3142.8 1708.6 1643.0 65.6 2450.5 2002 808 2998.8 1272.0 1191.4 80.6 2591.0 2003 791 3191.2 1138.9 1055.6 83.3 2650.0 2004 811 4547.6 1217.2 1112.6 104.6 2852.5 2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8 Sơ bộ 2006 987 12003.8 4674.8 4328.3 346.5 3956.3 Bảng số 2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 2001 - 2006 1.2. Vốn ngoài nước: Được huy động từ các nguồn: FDI, ODA, vay từ tổ chức tín dụng quốc tế... Ngày 7/12/2007, các nhà tài trợ đã công bố cam kết viện trợ vốn ODA cho Việt Nam vào năm tới, với tổng vốn hơn 5,42 tỷ USD. Như vậy, so với cam kết tại Hội nghị Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam vào năm ngoái (gần 4,45 tỷ USD), số vốn các nhà viện trợ cho Việt Nam đã tăng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy các định chế tài chính và các tổ chức Chính phủ quốc tế đã ghi nhận những tiến bộ về phát triển của Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), với mục tiêu đưa Việt Nam thoát khỏi nước nghèo vào năm 2010.Vốn đầu tư trực tiép nước ngoài tiếp tục tăng khá. Năm 2007 tổng vốn dự án cấp phép mới và đang hoạt động ước đạt 20.300 triệu USD, tăng 69,1% so với năm 2006 Theo thông tin bước đầu, nhà tài trợ song phương vốn phát triển lớn nhất cho Việt Nam là Nhật Bản đã công bố mức viện trợ khoảng 123,2 tỷ Yên (trên 1,1 tỷ USD). Trong đó, vốn vay là chủ yếu, khoảng 115,8 tỷ Yên, nhằm nâng cấp hệ thống giao thông vận tải, điện, môi trường nước. Số còn lại - khoảng 7,4 tỷ Yên - là viện trợ không hoàn lại. Mức viện trợ năm ngoái của Nhật Bản là 103,5 tỷ Yên, tương đương với 890,3 triệu USD. Nguồn dự trữ ngoại tệ đã tăng nhanh từ mức 8,6 tỷ USD năm 2005 lên 11,5 tỷ USD năm 2006 và dự kiến đạt trên 20 tỷ USD vào cuối năm 2007. Nợ nước ngoài chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ thực. Cam kết ODA cho Việt Nam năm 2008 (Đơn vị: Triệu USD) Đối tác song phương: Australia: 79,1; Canada: 35,5; Nhật Bản: 1.111,2; Hàn Quốc: 286,2; New Zealand: 8,5; Na Uy: 10; Thụy Sỹ: 17,8; Thái Lan: 0,4; Hoa Kỳ: 114,6 Liên minh châu Âu (962,8): Ủy ban chấu Âu: 76,3; Áo: 12,5; Bỉ : 34,9; Cộng hòa Séc: 2,8; Đan Mạch: 84,4; Phần Lan: 31,7; Pháp: 28; Đức: 89,5; Hy Lạp: 0,1; Hungary 49.5; Ai Len: 33,2; Italy: 70,1; Luxembourg: 16,1; Hà Lan: 54,3; Ba Lan: 0,3; Tây Ban Nha: 36,3; Thụy Điển: 41,6; Anh: 101,4. Tổng song phương: 2.626,1 Đa phương: ADB: 1.350,0 Liên hợp quốc: 90,3 Ngân hàng Thế giới: 1.110 Tổng đa phương: 2.550,3 Các tổ chức phi Chính phủ: 250 Tổng: 5.426,4 2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây: Cụ thể tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 như sau: STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu Quốc hội Ước TH năm 2007 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) % 8,2-8,5 8,48 2. Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp % 3,5-3,8 3,41 3. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng % 10,5-10,7 10,6 4. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ % 8-8,7 8,68 5. GDP bình quân đầu người % 835 833 6. Tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu % 27 35,5 7. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP % 40 40,6 8. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước Nghìn tỷ đồng 281,9 287,9 9. Tổng chi ngân sách nhà nước Nghìn tỷ đồng 357,4 368,3 10. Bội chi ngân sách nhà nước % so với GDP 5 4,95 11. Thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội Nghìn tỷ đồng 464,5 462,5 12. Tỷ lệ đầu tư xã hội theo GDP % 40,6 40,5 13. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo vốn đăng ký Tỷ USD 18 20,3 14. Cam kết ODA Tỷ USD 5,6 5,4 15. Chỉ só giá tiêu dùng % 8,5 12,63 Bảng số 3. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 Dưới đây là những kết quả và một số tồn tại, thách thức chủ yếu: 2.1. Những kết quả chủ yếu (1) Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2007 ước tăng khoảng 8,5% (kế hoạch là 8,2-8,5%); trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, khu vực dịch vụ tăng 8,7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP. GDP theo giá hiện hành đạt 1.144 nghìn tỷ đồng, tương đương 71,3 tỷ USD, bình quân đầu người là 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD (kế hoạch là 820 USD). Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Trong cơ cấu GDP năm 2007: khu vực nông nghiệp chiếm 20%, công nghiệp và xây dựng 41,8%, dịch vụ 38,2% (năm 2006: nông nghiệp 20,4%, công nghiệp và xây dựng 41,5%, dịch vụ 38,1%). (2) Huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư của khu vực dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhờ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. (3) Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực; việc tăng cường các hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời với việc chủ động thực hiện cam kết quốc tế khác đã tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ và thúc đẩy xuất khẩu. Sau một năm trở thành thành viên của WTO, nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước đến nay; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng cả ở các thị trường truyền thống và các thị trường mới có nhiều tiềm năng. II. Thực trạng mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam: 1. Đầu tư _ Nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế: Đối với bất kỳ một quốc gia nào trên Thế Giới, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có được sự phát triển bền vững luôn luôn là mục tiêu quan trọng nhất. Để có được điều này, con đường tốt nhất là thực hiện hoạt động đầu tư phát triển. Việc mở rộng quy mô và sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư góp phần rất quan trọng đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, đối với mọi quốc gia, đầu tư chính là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tăng trưởng và phát triển. Với Việt Nam, quá trình phát triển trong hơn một thập kỷ qua đã chứng minh điều này, đặc biệt là trong giai đoạn 2000 – 2006, với việc tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 163,85% (từ 151.183 tỷ đồng đến 398.900 tỷ đồng), GDP của Việt Nam cũng tăng tới 120,49% (từ 441.646 tỷ đồng đến 973.790). Cùng với đó là sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. Nếu vào năm 2000, ngành nông lâm nghiệp, thủy sản đóng góp tới 24,53% vào GDP thì đến 2006 chỉ còn là 20,36%. Rõ ràng, sự tác động của đầu tư tới sự tăng trưởng và cơ cấu kinh tế xã hội ở nước ta là rất sâu sắc và đây cũng là xu hướng chung cua tất cả các nước. Vậy, đầu tư tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Trước hết, có thể khẳng định, tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất chính là sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô của nền kinh tế. Để thấy rõ điều này, ta có thể nghiên cứu bảng số liệu sau: Năm Vốn đầu tư (Ngàn tỷ đồng) GDP giá thực tế (Ngàn tỷ đồng) Vốn đầu tư/GDP(%) 1995 72,45 228,89 31,65 1996 87,39 272,03 32,12 1997 108,37 313,62 34,55 1998 117,13 361,01 32,44 1999 131,17 399,94 32,79 2000 151,18 441,64 34,23 2001 163,54 481,29 33,98 2002 193,10 535,72 36,04 2003 219,68 613,44 35,81 2004 290,92 715,30 40,67 2005 343,13 839,21 40,88 2006 398,90 973,79 40,96 Bảng số 4. Vốn đầu tư và GDP của Việt Nam giai đoạn 1995–2006 (Nguồn: www.gso.gov.vn) Kể từ sau khi xóa bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam đã tăng vọt, trong giai đoạn 1988 – 2006, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam đã đạt tới 78.248,2 triệu đôla với 8266 dự án đăng ký. Đặc biệt, kể từ sau khi chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mai Thế Giới WTO (11/01/2007), FDI đã đạt kỷ lục 20,3 tỷ đôla. Kéo theo sự đột biến về FDI, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng tăng vọt. Từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ (1995), tính tới 2006, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam đã tăng gấp 5,5 lần (từ 72.447 tỷ đồng đến 398.900 tỷ đồng) và Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đó, GDP của Việt Nam đã bứt phá nhanh chóng. Nếu như vào năm 1995, GDP của ta chỉ đạt 228.892 tỷ đồng thì đến năm 2006, con số này đã là 973.790 tỷ đồng (Tăng tới hơn 4 lần), thậm chí nếu đem so sánh với giai đoạn trước khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận thì GDP của ta đã tăng tới gần 9 lần. Những con số trên đây đã khẳng định quy mô vốn đầu tư có tác động rất lớn đến quy mô sản lượng của nền kinh tế. Năm Nông, lâm nghiệp & thủy sản (%) Công nghiệp & xây dựng (%) Dịch vụ (%) 1995 27,18 28,76 44,06 1996 27,76 29,73 42,51 1997 25,77 32,08 42,15 1998 25,78 32,49 41,73 1999 25,43 34,50 40,07 2000 24,53 36,73 38,74 2001 23,24 38,13 38,63 2002 23,03 38,49 38,48 2003 22,54 39,47 37,99 2004 21,81 40,21 37,98 2005 20,97 41,02 38,01 2006 20,36 41,56 38,08 Bảng số 5. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam (Nguồn: www.gso.gov.vn) Sự gia tăng GDP của Việt Nam trong suốt thời gian qua còn kèm theo cả sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là đối với nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủysản.(bảng số liệu) Năm 1995, nhóm ngành này đóng góp tới 27,18% vào GDP nhưng đến 2006 nó chỉ còn là 20,36%, ngược lại hoàn toàn với ngành công nghiệp và xây dựng (tăng từ 28,76% lên 41,56% trong giai đoạn 1995 – 2006). Điều này có thể lý giải bởi một phần rất lớn vốn đầu tư đã được đổ vào ngành công nghiệp và xây dựng, tính riêng trong năm 2006, con số này là 76.411 tỷ đồng (chiếm tới 41,28% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Ngành dịch vụ trong giai đoạn này tuy có thay đổi lớn về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP lại sụt giảm khá nhiều (44,06% năm 1995 và 38,08% năm 2006) do lượng vốn đầu tư chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngành. Chẳng hạn như với dịch vụ khách sạn và nhà hàng, trong giai đoạn 2000–2006, không những không tăng mà còn giảm tới 16% (từ 901 tỷ đồng xuống 756 tỷ đồng). Qua bảng số liệu ta cũng dễ thấy được sự thay đổi trong cơ cấu GDP bắt đầu thực sự rõ rệt kể từ năm 2000, đây cũng là giai đoạn mà vốn đầu tư bắt đầu tăng mạnh (từ 2000-2006, vốn đầu tư tăng 2,7 lần từ 151.183 tỷ đồng lên 398.900 tỷ đồng). Rõ ràng vốn đầu tư và việc phân bổ nó như thế nào có tác động rất lớn vào cơ cấu GDP. Một tác động nữa cũng rất dễ nhận ra của đầu tư đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam là sự tăng cường năng lực công nghệ quốc gia. Một lượng vốn đầu tư không nhỏ đã được rót vào việc nhập khẩu cũng như nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ trong thời gian qua. Riêng trong năm 2006, nguồn vốn đầu tư được bỏ ra cho hoạt động khoa học công nghệ đã là 2.536 tỷ đồng. Tuy chỉ chiếm 1,37% tổng vốn đầu tư nhưng nó cũng tạo ra cho Việt Nam một bước tiến dài trong việc nghiên cứu, tiếp thu công nghệ. Một số khu công nghệ cao đã lần lượt ra đời như: Khu công nghệ cao Thành Phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc... Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng được hoàn thiện, viễn thông và công nghệ thông tin phát triển không ngừng với ngày càng nhiều vốn được rót vào từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt giờ đây Việt Nam đã có thể xuất khẩu phần mềm với doanh số 110 triệu đôla năm 2006. Qua đó ta có thể thấy, đi cùng sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam là sự phát triển vũ bão của năng lực công nghệ quốc gia. Ngoài ba tác động có thể nói là cơ bản trên vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, hoạt động đầu tư trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 1995) còn có những tác động đáng kể sau: Đầu tiên là sự sụt giảm về tỷ lệ thất nghiệp. Tính riêng giai đoạn 2000-2006, giai đoạn tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí... tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm từ 6,42% xuống chỉ còn 4,82%. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây: Năm Vốn đầu tư (Ngàn tỷ) Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2000 151,18 6,42 2001 163,54 6,28 2002 193,10 6,01 2003 219,68 5,78 2004 290,92 5,60 2005 343,13 5,31 2006 398,90 4,82 Bảng số 7. Vốn đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (Nguồn: www.gso.gov.vn) Thứ hai, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hình thức đầu tư FDI vốn yêu cầu trình độ lao động rất cao, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng được nâng cao không ngừng. Người lao động giờ đây cần phải có trình độ thực sự để có thể cạnh tranh trên một thị trường mà cầu về lao động chất lượng cao là rất lớn. Ngoài ra, còn một số tác động khác của hoạt động đầu tư đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam như: Tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, nâng cao phúc lợi xã hội hay mở rộng các mối quan hệ Quốc Tế... 2. Tăng trưởng & Phát triển kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư: Môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam hiện nay được đánh giá là phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam. Việt Nam đang trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á, cũng như trên toàn thế giới. Cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao hơn về môi trường kinh doanh Việt Nam (đứng sau Trung Quốc và Thái Lan) thể hiện qua kết quả điều tra thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố trong quí I/2007. Hiện nay,các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đã bắt đầu làn sóng đầu tư mới tại Việt Nam. Để có được sự hấp dẫn đầu tư như vậy thì Tăng trưởng & Phát triển kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Những tác động của Tăng trưởng & Phát triển kinh tế đến hoạt động đầu tư được thể hiện trong những nội dung sau đây: Thứ nhất, Tăng trưởng & Phát triển kinh tế làm tăng tỷ lệ tích lũy, cung cấp thêm vốn đầu tư: Khi nền kinh tế phát triển thì nó sẽ tác động đến tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó nhân tố chịu ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp từ sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế là “ Nguồn vốn đầu tư”. Nguồn vốn đầu tư là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết đến hiệu quả của hoạt động đầu tư ở mỗi một quốc gia. Nguồn vốn đầu tư có dồi dào thì hoạt động đầu tư mới đạt được hiệu quả cao và ngược lại. Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, thì ngồn vốn đầu tư được chia thành nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Trong phần dưới đây chúng ta chúng ta sẽ đi nghiên cứu những tác động của sự tăng trưởng & phát triển kinh tế đến các nguồn vốn này. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế thì quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên…). Đi cùng với nó thì mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tổng chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 14,9%. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân bằng 28% GDP. Trong đó chi cho đầu tư phát triển đạt bình quân 30,2% tổng chi ngân sách nhà nước. Tính chung cho giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Tăng trưởng & Phát triển kinh tế góp phần mở rộng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Từ đó, nó tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Đối với Việt Nam, sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông…Tính từ năm 1988 đến giữa năm 2007, trên phạm vi cả nước đã có hàng ngàn dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký hơn 75 triệu USD. Trong giai đoạn 2001-2006, vốn đàu tư trực tiếp nước ngoài trung bình khoảng 16,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn đầu tư dưới các hình thức khác nhau. Thứ hai, Tăng trưởng & Phát triển kinh tế tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển: Phát triển kinh tế thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự trưởng thành, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước. Nhờ đó mà việc đưa ra các chính sách vĩ mô điều tiết hoạt động đầu tư cũng trở nên phù hợp với thực tế hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trong và ngoài nước. Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tư đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp được mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Ngoài một số địa phương đã có điều kiện thuận lợi sẵn có về thu hút vốn ĐTNN như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, một số địa phương khác (Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh .v.v.) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút ĐTNN trong 9 tháng đầu năm 2007. ` Việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động trong việc vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động ĐTNN. Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa phương theo cơ chế “liên thông một cửa” và đã đạt kết quả bước đầu: thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư được rút ngắn so với trước, thậm chí có dự án được cấp trong cùng một ngày. Quy trình, thủ tục cũng như quản lý doanh nghiệp theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn so với trước, nhằm phát huy tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhờ sự cởi mở trong chính sách quản lý các hoạt động đầu tư của chính phủ nên đã tạo ra sự chuyển biến có phần tích cực trong hoạt động đầu tư phát triển trong nước cũng như việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đến cuối tháng 9 - 2007 có thêm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam so với cuối tháng 8/2007. Đó là : Phần Lan, New Zeanland, Campuchia, Cayman Island, British West Indies, Pakistan và Nam Phi. Công tác XTĐT đã chuyển biến tích cực, có sự phối hợp nhịp ngành giữa các bộ, ngành với các địa phương theo hướng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư lớn có ý định đầu tư tại Việt Nam, từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối triển khai sản xuất-kinh doanh, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư hoạt động thuận lợi tại Việt Nam. Tài liệu phục vụ công tác XTĐT được cập nhật, phát hành kịp thời. Nhiều hoạt động XTĐT kết hợp các chuyến công tác, làm việc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước tại một số nước thuộc các châu Âu, Á, Mỹ và Mỹ La tinh, Trung Đông.v.v đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, trao đổi và ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư lên hàng chục tỷ đô la Mỹ, tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ĐTNN sau này. Bên cạnh sự kiện toàn của bộ máy quản lý nhà nước, Tăng trưởng & Phát triển kinh tế còn là nhân tố quyết định tạo nên sự ổn định về chính trị trong nước. Tăng trưởng & Phát triển kinh tế tức là tổng thu nhập quốc dân ngày càng gia tăng, từ đó mà Ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động an ninh - quốc phòng, chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội ngày càng lớn. Đảm bảo cho quốc gia ngày càng ổn định, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy mà ở Việt Nam ít xảy ra các hiện tượng bạo động, biểu tình, chống đối nhà nước…Nhờ đó đã tạo nên hình ảnh nước Việt Nam là một môi trường đầu tư tiềm năng, có độ rủi ro thấp nhất trong khu vực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ STT Nước, vùng lãnh thổ số dân Vốn đầu tư Vốn đăng ký Vốn thực hiện 1 Hàn Quốc 1635 11,031,981,480 4,485,860,828 2,946,299,316 2 Singapore 525 9,653,969,313 3,484,068,443 4,068,670,960 3 Đài loan 1719 9,221,386,272 4,097,010,451 3,172,661,393 4 Nhật bản 891 8,718,148,784 3,719,730,419 5,212,104,693 5 Hồng kông 424 5,594,155,834 2,071,628,804 2,326,116,755 6 BritishVirginIslands 319 4,649,089,348 1,785,379,278 1,443,541,373 7 Hoa Kỳ 354 2,598,399,428 1,312,510,106 784,685,807 8 Hà Lan 81 2,562,037,747 1,466,201,843 2,241,936,514 9 Pháp 190 2,396,201,335 1,450,237,390 1,152,943,846 10 Malaysia 230 1,819,421,518 849,355,234 1,136,165,492 11 Thái Lan 160 1,561,556,929 605,116,448 832,736,253 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24695.doc
Tài liệu liên quan