Đề tài Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Lời nói đầu

Phần 1

Cơ sở lý luận về chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp.

I. Chất lượng sản phẩm: Khái niệm, đặc điểm, và các nhân tố ảnh hưởng.

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm.

2. Đặc điểm chất lượng sản phẩm.

3. Phân loại chất lướng sản phẩm.

4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm

5. Những nhân tố tác động đến chất lượng sản phẩm.

5.1. Nhân tố bên trong.

5.2. Nhân tố bên ngoài.

II. Thực chất quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp

1. Khái niệm, bản chất, nhiệm vụ.

1.1. Khái niệm

1.2. Bản chất quản trị chất lượng

1.3. Nhiệm vụ quản trị chất lượng.

2. Vì sao phải quản trị chất lượng

3. Các chức năng quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

3.1. Hoạch định chất lượng

3.2. Tổ chức thực hiện

3.3. Kiểm tra.

3.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến

 

doc35 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thực hiện chúng bằng phương tiện như lập kế hoạch, điều kiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiền chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”. Có thể hiểu quản trị chất lượng là việc ấn định mục tiêu, đề ra nhiệm vụ và tìm con đường đạt tới, giải quyết nó một cách có hiệu quả nhất. Mục tiêu của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp là đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và chi phí tối ưu. Đó chính là sự kết hợp giữa nâng cao những đặc tính kinh tế, kỹ thuật hữu ích của sản phẩm đồng thời giảm lãng phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng thị trường. 1.2. Bản chất Thực chất của quản trị chất lượng là một tập hợp các hoạt động của chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm và soát điều chỉnh. Đó là một hoạt động tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Chỉ khi nào toàn bộ các yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ thống nhất rằng buộc với nhau trong hệ thống chất lượng mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo. Quản trị chất lượng phải được thực hiện thông qua một cơ chế nhất định bao gồm hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh tế kỹ thuật biểu thị mức độ thoả mãn về nhu cầu thị trượng, một hệ thống tổ chức điều kiển về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển chất lượng. Chất lượng được duy trì đánh giá thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê trong quản trị chất lượng. Quan niệm hiện nay về quản trị chất lượng cho rằng vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắp bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. 1.3. Nhiệm vụ quản trị chất lượng. Nhiệm vụ của quản trị chất lượng là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong các doanh nghiệp. Trong đó có: - Nhiệm vụ đầu tiên là: xác định cho được yêu cầu chất lượng phải đạt tới ở từng giai đoạn nhất định. Tức là phải xác định được sự thống nhất giữa thoả mãn nhu cầu về thị trường với những điều kiện môi trường kinh doanh cụ thể. - Nhiệm vụ thứ hai là: quy trì chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ những biện pháp, phương pháp nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn đã được quy định trong hệ thống. - Nhiệm vụ thứ ba là: cải tiến chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ này bao gồm quá trình tìm kiếm, phát hiện, đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn hoặc đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của khách hàng. Trên cơ sở đánh giá, liên tục cải tiến những quy định, tiêu chuẩn cũ để hoàn thiện lại, tiêu chuẩn hoá tiếp khi đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở mọi cấp, mọi khâu, mọi quá trình. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp. ở cấp cao nhất của doanh nghiệp thực hiện quản trị chất lượng. Cấp phân xưởng và các bộ phận thực hiện quản trị tác nghiệp chất lượng và ở từng nơi làm việc mỗi người lao động thực hiện quá trình tự quản trị chất lượng. Tất cả các bộ phận, các cấp đều có trách nhiệm nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích trong quản trị chất lượng của doanh nghiệp. 2. Vì sao phải quản trị chất lượng. Trên phương diện lý luận, chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quy định lợi thế cạnh tranh nên có vai trò quan trọng đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Đối với nền kinh tế quốc dân, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của đất nước. Trong nền kinh tế có xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá hiện nay, khả năng của đất nước phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, một trong những vấn đề mang tính cấp bách đối với các doanh nghiệp nước ta là nâng cao chất lượng sản phẩm để theo kịp với trình độ về chất lượng sản phẩm của các nước trong khu vực và thế giới. Xét trên góc độ sử dụng sản phẩm, trong những điều kiện nhất định việc nâng cao chất lượng tương đương với việc tăng năng suất lao động. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, đối với từng doanh nghiệp việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu để có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước mắt ở ngay thị trường trong nước và sau nữa là trên trường quốc tế. Đây lại là điều kiện để doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, thể tăng lợi chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Hơn nữa, việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo uy tín, danh tiếng bền vững cho doanh nghiệp. Đến tận cuối thập niên 70 trong khi ở rất nhiều quốc gia chất lượng vẫn được xem là hoạt động của cấp thừa hành, quan niệm chất lượng gắn với người sản xuất thì Nhật đã chinh phụ được đa số thị trường thế giới bởi mô hình “đúng thời điểm” có sự hỗ trợ đắc lực của quản trị chất lượng đồng bộ ở các doanh nghiệp. Điều này đã làm thay đổi tư tưởng các nhà quản trị phương Tây: chất lượng được các nhà quản trị coi là vấn đề chiến lược, là yếu tố quan trọng trong chiến lược cạnh tranh. Trong thực tiễn quản trị kinh doanh điều đáng lưu tâm là chất lượng sản phẩm (dịch vụ) kém sẽ dẫn đến chi phí kinh doanh sản xuất và tự cung sản phẩm (dịch vụ) cao do phải chịu phí tổn sửa chữa, làm giảm lợi nhuận. Theo các nhà thống kê học thì chi phí kinh doanh sửa chữa trung bình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp là 25% và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khoảng 40% trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm (dịch vụ). Từ quan niệm chất lượng sản phẩm do chất lượng quản trị qui định nên hệ thống về quản trị chất lượng và đảm bảo chất lượng ISO 9000 sẽ tạo ra hệ thống mua - bán tin cậy lẫn nhau trong hoạt động thương mại quốc tế, tạo ra các qui định cho phép các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật nhằm nhanh chóng hội nhập vào các quá trình kinh tế thế giới. Vì vậy, quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 đem lại nhiều lợi ích đặc biệt cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển. Đầu thập niên 90, khi điều tra 620 công ty đã được cấp chứng chỉ chất lượng ISO 9000 ở các nước EU. 3. Các chức năng quản trị chất lượng trong doanh nghiệp. 3.1. Hoạch định chất lượng Đây là giai đoạn đầu tiên của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng chính xác, đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo vì tất cả chúng đều phụ thuộc vào kế hoạch. Đây được coi là chức năng quan trọng nhất nhất là cần được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Hoạch định chất lượng là hoạt động xác định mục tiêu, phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Hoạch định chất lượng tạo điều kiện khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần giảm chi phí cho chất lượng; nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp cho các công ty chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường đồng thời còn tạo ra được một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản trị chất lượng ở các doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của hoạch định chất lượng sản phẩm mới bao gồm: - Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng. - Xác định khách hàng. - Phát triển các đặc điểm của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. - Phát triển quá trình có khả năng tạo ra những đặc điểm của sản phẩm. - Chuyển giao các kết quả của hoạch định cho bộ phận tác nghiệp. 3.2. Tổ chức thực hiện. Thực chất đây là một quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua các hoạt động, những phương tiện, kỹ thuật, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kế hoạch. Tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định đến việc biến các kế hoạch chất lượng thành hiện thực. Mục đích, yêu cầu đặt ra với các hoạt động triển khai: - Đảm bảo rằng mọi người có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, nhận thức một cách đầy đủ mục tiêu và sự cần thiết của chúng. - Giải thích cho mọi người biết chính xác các nhiệm vụ, kế hoạch chất lượng cụ thể cần thiết phải thực hiện. - Tổ chức những chương trình đào tạo và giáo dục, cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết đối với việc thực hiện kế hoạch. - Cung cấp đầy đủ các nguồn lực ở những nơi và lúc cần thiết kể cả những phương tiện kỹ thuật dùng để kiểm soát chất lượng. 3.3. Kiểm tra Kiểm tra chất lượng là hoạt động theo dõi, thu nhập, phát hiện và đánh giá những trục trặc, khuyết tật của quá trình của sản phẩm và dịch vụ được tiến hành trong mọi khâu xuyên suốt đời sống của sản phẩm. Mục đích kiểm tra không chỉ là tập trung vào việc phát hiện các sản phẩm hỏng, loại cái tốt ra khỏi cái xấu mà là phát hiện những trục trặc, khuyết tật ở mọi khâu, mọi công đoạn tìm kiếm những nguyên nhân gây ra trục trặc khuyết tật đó để tìm những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những nhiệm vụ chủ yếu của kiểm soát chất lượng là: - Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt được trong thực tế của doanh nghiệp. - So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện các sai lệch đó trên các phương diện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội. - Phân tích các thông tin về chất lượng làm cơ sở cho cải tiến và khuyến khích cải tiến chất lượng. - Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng những yêu cầu ban đầu hoặc thay đổi theo dự kiến. Thông thường hiện nay có hai loại kiểm tra: kiểm tra thường kỳ hàng tháng hoặc kiểm tra định kỳ và kiểm tra cuối kỳ cùng vào cuối năm kinh doanh. 3.4. Hoạt động điều chỉnh và cải tiến. Hoạt động điều chỉnh nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp có khả năng thực hiện được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra đồng thời cũng là hoạt động đưa chất lượng sản phẩm thích ứng với tình hình mới nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức cao hơn. Các bước công việc chủ yếu là: - Xác định những đòi hỏi cụ thể về cải tiến chất lượng từ đó xây dựng các dự án cải tiến chất lượng. - Cung cấp các nguồn lực cần thiết như tài chính, kỹ thuật, lao động. - Động viên, đào tạo và khuyến khích quá trình thực hiện và dự án cải tiến chất lượng. Khi cần thiết có thể điều đỉnh mục tiêu chất lượng. Thực chất đó chính là quá trình cải tiến chất lượng cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới của doanh nghiệp. Quá trình cải tiến được thực hiện theo các bước sau: - Thay đổi quá trình nhằm giảm quyết tật - Thực hiện công nghệ mới Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm. Phần II Thực trạng nâng cao chát lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. 1. Một vài nét về nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong mấy năm gần đây. Trong những năm gần đây,phần lớn sản phẩm Việt Nam được nhà nước công nhận về chất lượng và người tiêu dùng ưa chuộng mến mộ. Hàng hoá Việt Nam ngày càng có ưu thế trên thị trường nội địa và ngày càng được bạn bè thế giới tín nhiệm.Những khẩu hiệu có nội dung “chất lượng là yếu tố hàng đầu”, “chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp,”chất lượng trách nhiệm và lương tâm của người thợ “...đă được kẻ vẽ, trình bầy trang trọng ở hầu hết các phòng ban, phân xưởng xí nghiệp .Các hội chợ hàng Việt Nam chât lượng cao được tổ chức thưòng kỳ hàng năm, năm 1997 hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức thì chợ có 71 doanh nghiệp tham gia có sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là hàng có chất lượng cao, đến năm 2000 thì riêng ở Hà Nội đă có đến 200doanh nghiệp có sản phẩm đạt hàng chất lượng cao, qua phiếu điều tra là 16.000 phiếu trong 12 tỉnh thành phố năm 2000 thì có tới 300 doanh nghiệp được có tên trong danh sách hàng Việt Nam chất lượng cao. Qua các kỳ hội chợ triển lãm thương mại, hàng công nghiệp,hàng tiêu dùng, hội chợ làng nghề,hội chợ chuyên nghành kinh tế kỹ thuật, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao từ trước tới nay đã có hàng nghìn sản phẩm đạt huy chương (vàng, bạc, đồng) và bằng khen chất lượng. quá trình sản xuất, quản lý chất lượng cũng tuyển chọn được các sản phẩm đạt giải chất lượng nhà nước hàng năm ngoài ra các tổ chức quốc tế còn trao cúp chất lượng cho nhiều doanh nghiệp và các giải như “Ngôi sao vàng quốc tế cầu vồng - Châu âu “ năm 1996 cho công ty May Hoà bình, nhà máy Sơn Đồng nai và xí nghiệp than Cửa ông, “Nhãn hiệu thương mại tốt nhất” năm 1996 cho công ty sữa Việt Nam (vinamilk). Đặc biệt bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã được cấp cho nhiều doanh nghiệp là bằng chứng chứng minh cho chất lượng hàng Việt Nam không những có vị thế ở thị trường trong nước mà còn được thị trường thế giới chấp nhận, nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta sang các nước khác tăng một cách đáng kể. Tháng 5 năm 1998 cả nước ta mới chỉ có 17 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO9000 nhưng đến đầu tháng 7 năm 1999 đã có 60 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9000. Hiện nay tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng hơn lúc nào hết đã trở thành mục tiêu thực hiện cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Dự kiến đến năm 2000 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9000. 2. Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong mấy năm gần đây. a. Tình hình chất lượng sản phẩm. Chất lượng hàng tiêu dùng Việt Nam mấy năm qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Những tiến bộ chất lượng nổi bật được thể hiện ở khía cạnh sau * Đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng. Nếu trước đây, một số cơ sở thường chỉ sản xuất một số ít mặt hàng với số lượng kiểu dáng rất hạn chế thì giờ đây, các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng đã sản xuất khá nhiều loại hàng với nhiều mẫu mã, kiểu dáng ở nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau. Điều đó thể hiện các nhà sản xuất đã biến định hướng chất lượng vì người tiêu dùng , chất lượng là do yêu cầu của khách hàng vì thế cố gắng thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng như các loại vật liệu xây dựng, sứ dân dụng, sứ vệ sinh, quạt điện, hàng may mặc, các loại mỹ phẩm, nước giải khát, bánh kẹov.v * Thẩm mỹ được nâng lên. Trong thời gian qua, chất lượng sơn, mạ, chất lượng các chi tiết nhựa đã được các nhà sản xuất quan tâm và đầu tư đáng kể nên chất lượng thẩm mỹ hàng Việt Nam không còn thua kém hàng hoá cùng loại trong khu vực. Bao bì nhãn mác (đặc biệt đối với các hàng hoá thực phẩm, mỹ phẩm, chất tẩy rửa.v.v.) cùng được cải tiến để hoà nhập được với hàng nhập khẩu. * Kết cấu sản phẩm: Xu hướng chế tạo hàng hoá có kết cấu gọn nhẹ, thanh thoát, tiện dụng trong sử dụng đã được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và triển khai có kết quả. Như các mặt hàng cơ khí gia dụng, đồ gỗ, quạt điện, dụng cụ điện.v.v. Từ xu hướng trên, không những giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn giảm được tiêu hao vật tư, năng lượng. * Các chỉ tiêu về tính năng sử dụng: Phần lớn các hàng hoá của Việt Nam sản xuất thời gian qua đủ nâng cao được các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng. Các sản phẩm đã đạt chất lượng đăng ký với xu hướng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều hàng hoá tiêu dùng của ta đã đạt và vượt qua các ứp cùng loại của khu vực và được người tiêu dùng tín nhiệm như các loại vật liệu xây dựng (xi măng lò quay, gạch xây, gạch lát của Thạch Bàn, Hữu Hưng) , sứ vệ sinh (Thanh trì, Thiên thanh), dây điện (Cadivi, Trần phú), quạt điện (Điện cơ thống nhất) , bánh kẹo (Vinabico, Hải hà), hàng lắp ráp điện tử, mỹ phẩm..v.v. * Độ bền và an toàn. Nhiều hàng tiêu dùng của Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng bởi đã đáp ứng được các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng và có độ bền đảm bảo như gạch lát nền Hữu Hưng, sứ vệ sinh (Thanh trì, thiên Thanh) quạt điện cơ Thống nhất, một số loại khí cụ điện, đồ cơ khí gia dụng như bàn ghế Xuân hoà, bóng đèn và phích nước rạng Đông. Có thể nói một cách khái quát rằng, chất lượng hàng hoá Việt Nam mấy năm qua đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Nhiều hàng hoá đã từng bước ổn định và nâng cao chất lượng với xu hướng tiếp cận hàng hoá chung của thế giới do đó đã được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng và đánh giá cao. b. Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm. Việc quản lý chất lượng hàng hoá nói chung đã được thực hiện trên cơ sở pháp lệnh chất lượng hàng hoá, nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn của Bộ khoa học, công nghệ và môi trường . Công tác quản lý tiêu chuẩn - chất lượng chủ yếu do tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ở các địa phương đảm nhận. Ngoài ra còn có cơ quan quản lý thị trường và cơ quan quản lý chất lượng ngành. Từ 8/12/1995, để tăng cường trách nhiệm của các ngành và nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nhà nước về chát lượng hàng hoá. Theo đó, ngoài bộ khoa học, công nghệ môi trường là cơ quan đầu mối về quản lý chất lượng hàng hoá còn có một số bộ chuyên ngành khác cũng có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá như Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản, Bộ y tế, Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải và bộ văn hoá thông tin. Quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá cho đến nay đã thực hiện được các nội dung sau: - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn cho sản phẩm, tính đến năm 1999 thì Việt Nam đã xây dựng được 11 tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tương đương với Bộ ISO 9000. ISO 9000 tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402; 1994 TCVN 5814: 1994 ISO 9000-1: 1994 TCVN 5200 : 1995 ISO 9001: 1994 TCVN 5201: 1995 ISO 9002: 1994 TCVN 5202: 1995 ISO 9003: 1994 TCVN 5203: 1995 ISO 9004-1: 1994 TCVN 5204-1: 1995 ISO 9004-2: 1994 TCVN 5204-2: 1995 ISO 10011-1: 1990 TCVN 5950-1: 1995 ISO 10011-2: 1994 TCVN 5950-2: 1995 ISO 10011-3: 1994 TCVN 5950-3: 1995 ISO 10013: 1994 TCVN 5951: 1995. - Tổ chức đăng ký chất lượng hàng hoá - Thanh tra việc kiểm tra thực hiện đăng ký chất lượng hàng hoá - Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu - Chứng nhận hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn - Chứng nhân hệ thống chất lượng. Đi cùng với việc các doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, các chi phí khác như chi phí đi lại, đổi hàng, tái chế sản phẩm đều giảm như tập đoàn Sony Việt Nam sau khi tham gia đăng ký chất lượng thì tỷ lệ sản phẩm kém chất lượng giảm từ 3% xuống còn 1%. Xí nghiệp dệt len Sài gòn sau 6 tháng nhận chứng chỉ ISO 9002 tỷ lệ hàng hoá kém chất lượng đã giảm 5% xuống còn 3% và hàng dệt len của xí nghiệp đã có thể thâm nhập vào thị trường mới như Hoa kỳ, Đài loan và qua 6 tháng xuất khẩu đã tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cao su sao vàng từ một công ty làm ăn thua lõ kéo dài nhưng từ năm 1990 công ty chú trọng tới công tác và quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã liên tục gặt hái được thành công trong 3 năm (1993, 1996, 1997) mỗi năm công ty đạt 3 huy chương vàng về chất lượng sản phẩm tại hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tỷ lệ sản phẩm hỏng đã giảm hẳn, nếu như năm 1980 sản phẩm của công ty chỉ đạt: Chỉ tiêu Loại 1 Loại 2 Loại phế Săm lốp xe đạp 70-80% 15-25% 4-7% Săm lốp xe máy Chưa sản xuất Săm lốp ô tô 70-80% 20% 4-5% Nhưng đến năm 1990 sản phẩm loại 2 của công ty không có, loại phế phẩm cũng giảm hẳn , chỉ tiêu cho các loại săm lốp loại 1 đạt tỷ lệ 97-98% còn loại phế giảm xuống chỉ còn 2-2,5%. 3. Thành tựu và hạn chế. 3.1. thành tựu. a. Về quan điểm cho phi phí nâng cao chất lượng sản phẩm Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận được quan điểm mới về chất lượng sản phẩm theo đúng nghĩa của nó. Theo quan điểm mới này, chi phí cho chất lượng, nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật là những chi phí làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Như theo quan điểm của Philip Beroty và các chuyên gia hàng đầu của thế giới về chất lượng cho rằng “chất lượng là cái cho không”, “chất lượng tự trả cho nó” theo họ; chi phí cho chất lượng chính là cái giá phải trả cho sự không phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng. Giảm sự không phù hợp tức là làm tăng chất lượng do đó sẽ làm giảm chi phí, chất lượng tăng sẽ làm cho hàng hoá đồng nhất giảm phẩm, thứ phẩm, lãng phí nhân lực, khấu hao nguyên vật liệu, tăng sản lượng đầu ra, chi phí thấp hơn. Và chi phí cho chất lượng , cải tiến , nâng cao chất lượng phải được coi là khoản tiền tiết kiệm nhờ giảm được những lãng phí do sự không phù hợp gây ra thông qua việc hoàn thiện tổ chức quản lý. Các doanh nghiệp đã tiếp cận và đưa ra được quan điểm của mình về chi phí cho cải tiến chất lượng sản phẩm bao gồm 2 loaị. - Thứ nhất chất lượng hàng hoá tuân thủ theo quy trình sản xuất. Đối với loại này, khi chất lượng tăng thì chi phí cho sản xuất giảm xuống do làm đúng quy trình công nghệ, xử lý hàng hoá trước khi đưa ra thị trường, giảm các sai sót khi lưu thông hàng hoá, giữ được uy tín với người tiêu dùng. - Thứ hai chất lượng trong sự phù hợp (hay nói cách khác là chất lượng do trình độ thiết kế và quản lý) . Trình độ hoạch định ra kỹ thuật càng cao, mức độ phù hợp càng lớn thì chất lượng cũng tăng theo. Để nâng cao trình độ thiết kế, cần phải tăng chi phí đó là: + Chi phí phòng ngừa bao gồm các chi phí cho hoạt động kiểm tra, nghiên cứu khoa học để thiết kế và đảm bảo duy trì hệ thống chất lượng đào tạo công nhân, cán bộ quản lý chất lượng.v.v. + Chi phí cho thẩm định liên quan đến việc đánh giá đầu vào như vật tư, nguyên liệu và các hoạt động dịch vụ khác. + Đầu tư cho chất lượng khi phát ghuy được tác dụng thì trước hết, giám đốc phải là người khởi xướng và trực tiếp chỉ đạo , phải đưa vào kế hoạch kinh doanh,d phải quản lý chặt từ đầu đến thành phẩm cuối cùng. +Người lao động cũng tham gia quản lý chất lượng công nhân là người trực tiếp phát hiện xử lý kịp thời và đưa ra những sáng kiến, giải pháp sát thực nhất. Để khai thác tốt mặt này, phải tăng vốn đầu tư đào tạo bồi dưỡng cho công nhân am hiểu về chất lượng và quản lý chất lượng, biến quản lý chất lượng thành tự quản lý chất lượng của công nhân. Chỉ có sự chung sức, chung lòng như vậy mới có chất lượng hàng hoá tốt để giữ vững khách hàng và không gây thiệt hại cho khách hàng. b. Các doanh nghiệp nhà nước đang đi từ “số” đến “chất”. Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều lấy mục tiêu chạy theo số lượng để hoàn thành kế hoạch bởi khi sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước ra chỉ cần nhập kho là đã hoàn thành kế hoạch nhà nước giao cho, doanh nghiệp không phải lo đến chuyện tiêu thụ sản phẩm thế nào, người tiêu dùng có thích hay không. Thì khi chuyển sang cơ chế thị trường doanh nghiệp nhà nước không còn thích ứng thoe kiểu hoạt động do đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được phải sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong đó chất lượng là yếu tố hàng đầu. Nhiều doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm là cần thiết để cho doanh nghiệp có thể tồn tại được; do vậy trong những năm gần đây không những số lượng các loại sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng mà chất lượng hàng hoá cũng được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước chấp nhận điển hình như Tổng công ty cao su sao vàng do chất lượng sản phẩm tăng vì vậy xuất khẩu sang các nước trong khu vực tăng từ 20-25%, công ty may 10, công ty may Đức giang liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao qua các hội chợ.v.v. c. Những nguyên nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đạt được các thành tựu trên một mặt phải do nỗ lực lớn của các doanh nghiệp mặt khác trong điều kiện thuận lợi cũng góp phần tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của doanh nghiệp. * Nguyên nhân khách quan: Với chính sách mở cửa, hoà nhập, hàng hoá ngoại nhập xuất hiện ngày càng nhiều giá rẻ mà chất lượng lại không thua kém là bao nhiêu đã gây cho các ngành sản xuất hàng hoá của Việt Nam gặp khó khăn lúng túng thậm chí nó còn bóp chết một số mặt hàng truyền thống. Tuy nhiên chính sự mở cửa này đã giúp cho các doanh nghiệp sản xuất của nước ta đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước thay đổi hẳn tư duy để giúp họ có thể cọ xát, cạnh tranh để đi đến thay đổi nếp nghĩ, đổi mới tư duy quản lý, đổi mới công nghệ .v.v.. và để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ngoại nhập con đường duy nhất đối với các doanh nghiệp là phải lấy chất lượng là yếu tố hàng đầu. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nhu cầu về chất lượng của các loại hàng hoá ngày càng cao đó là động cơ buộc các doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp để cải tiến sản phẩm của mình. * Nguyên nhân chủ quan: Thành công của doanh nghiệp phần lớn do nỗ lực từ phía doanh nghiệp thể hiện - Về khả năng chuyên môn quản lý cũng như việc sử dụng các loại máy móc thiết bị của thành viên trong doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. - Về nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao từ người công nhân sản xuất đến các cấp quản trị. - Khả năng tiếp thu những cái mới, tranh thủ được thời cơ cơ hội đến với doanh nghiệp. 3.2. Những hạn chế. a. Về quan điểm cho chi phí chất lượng sản phẩm. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng cải tiến đổi mới được tư duy nhưng không phải không còn những doanh nghiệp vẫn đang còn giữ cái quan niệm cũ, ngại tiếp thu và đổi mới, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước khi nói đến cải tiến đổi mới họ sợ phải chi phí quá lớn bởi việc cải tiến chất lượng sản phẩm chủ yếu thông qua đầu tư cải tiến công nghệ dẫn đến một thói quen trong tư duy là muốn cải tiến nân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV016.doc
Tài liệu liên quan