Đề tài Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐỒ GỖ VIỆT NAM 3

1.1. Tổng quan chung về cạnh tranh 3

1.1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của cạnh tranh 3

1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3

1.1.1.2. Phân loại cạnh tranh 6

1.1.1.3 Phân loại khả năng cạnh tranh 9

1.2. Các lý thuyết lợi thế cạnh tranh 10

1.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh 14

1.3.1. Các tiêu chí thuộc sản phẩm (tính năng, chất lượng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã.) 14

1.3.2. Các tiêu chí trên thị trường (doanh số bán, thị phần, tốc độ tăng thị phần, hệ thống phân phối.) 16

1.3.3. Các tiêu chí liên quan đến quan điểm của khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên sản phẩm, sự trung thành với nhãn hiệu.) 18

1.3.4. Một số tiêu chí khác 18

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh 20

1.4.1. Các nhân tố thuộc ngành 20

1.4.2. Mô hình về lợi thế cạnh tranh ngành ( mô hình 5 nhân tố của M.Porter ) 22

1.4.3. Mô hình phân tích SWOT 25

1.5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh Error! Bookmark not defined.

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của mình, vì vậy các lô hàng nhập khẩu hiện nay qui mô có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại lại phải phong phú hơn.  Xu hướng về nhu cầu: Các doanh nghiệp cần lưu ý tới yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ nhập khẩu Nhật Bản để có chiến lược phát triển phù hợp. Đó là: *   Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả khu vực nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng. *   Tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá. *  Nhu cầu đồ gỗ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết hôn muộn. *  Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm, đặc biệt là giá các sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa, giá rẻ tăng. * Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu Âu tăng. Sinh thái: Gần đây, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao đã nâng cao ý thức sinh thái và bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Các sản phẩm đồ gỗ tái sinh cũng như đồ gỗ có nguồn gốc xuất xứ đang chiếm được thị phần lớn tại Nhật. Nên cung cấp thông tin về các chất liệu hoá chất xử lý gỗ để tăng độ tin cậy an tâm của khách hàng khi giao dịch. Đối với vật liệu gỗ tự nhiên sử dụng làm đồ đạc, do ảnh hưởng của độ ẩm có thể nở ra hoặc co lại. Do sự chênh lệch về độ ẩm giữa Việt Nam và Nhật Bản khá lớn, sản phẩm của Việt Nam thường bị nứt hay cong vênh khi gặp môi trường khô và lạnh tại Nhật. Hơn nữa, hàng của Việt Nam còn gặp khó khăn trong khâu sử lý nguyên liệu để tránh mốc và chống mối mọt. Vì thế nguyên liệu gỗ cần được làm khô và xử lý thích hợp để chống mối mọt. Chất liệu sử lý cũng cần cũng cần lưu ý dùng những hoá chất không gât độc hại đến môi trường và con người theo quy định hiện hành của Nhật. Nên có những thông tin về chất liệu, hoá chất xử lý để tăng độ tin cậy, an tâm của khách hàng khi giao dịch. Không nên ngần ngại mua công nghệ của Nhật Bản vì chỉ có người Nhật mới nắm được các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sản phẩm tiêu dùng Nhật Bản. Nếu sản phẩm có cả các bộ phận bằng kim loại cũng cần lưu ý để chống rỉ, tạo độ bền chung cho toàn bộ sản phẩm. Về thiết kế mẫu mã, các nhà sản xuất Việt Nam cần phải lưu ý cho các sản phẩm phù hợp với căn buồng nhỏ của người Nhật Bản và với những sàn nhà bằng tatami (chiếu cói) và các yếu tố văn hoá truyền thống khác của Nhật, chú ý sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản về màu sắc, kích thước, chức năng sản phẩm. Đồ đạc gia đình phần nhiều cũng là những sản phẩm mang tính thời vụ bởi vậy việc đảm bảo thời gian giao hàng đồng thời cũng đảm bảo quan hệ giao dịch lâu dài, giữ được khách hàng. Trong tương lai ngày càng nhiều nhà buôn và bán lẻ không có cơ sở sản xuất riêng bắt đầu mua trực tiếp từ nước ngoài và nhập khẩu hàng bán sản phẩm. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu vào Nhật cần áp dụng các biện pháp để phòng ngừa một số vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn liên quan đến vấn đề nhãn hiệu hàng hoá. Nếu có thể, các nhà xuất khẩu cần gửi mẫu hàng cho khách hàng xem trước. Một trong những cách làm hữu hiệu nhất là đem sản phẩm trưng bày tại hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Tokyo hoặc Hội chợ thương mại khác được tổ chức hàng năm tại Nhật Bản. 2.1.2. Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Hiện nay Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, là một trong ba nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững". Điểm nổi bật trong mối quan hệ song phương ấy chính là viện trợ ODA. Liên tục nhiều năm liền, Nhật đứng đầu danh sách các nhà tài trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) mới đây, một lần nữa, Nhật lại khẳng định vị trí đứng đầu của mình với cam kết tài trợ ODA trong năm 2006 trị giá 835,6 triệu USD. Nhờ nguồn vốn ODA này, nhiều công trình trọng điểm góp phần phát triển kinh tế xã hội của VN đã và đang được tiến hành, tiêu biểu như dự án Quốc lộ 1A, Nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, Đại lộ Đông - Tây (Tp HCM), cầu Bãi Cháy, cầu Thanh Trì, đường hầm xuyên đèo Hải Vân... Bước sang năm 2007, một năm được đánh giá là năm tăng tốc của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, chúng ta hy vọng, quy mô quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn nữa, để Nhật có thể trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. 2.1.3. Một số điểm cần lưu ý khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản 2.1.3.1. Các quy định về pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ Tại thời điểm nhập khẩu không có quy định gì đặc biệt trừ những đồ đạc sử dụng những nguyên liệu bằng da của một số loại động vật quý hiếm có thể bị hạn chế nhập theo các điều khoản của hiệp ước Washington (hiệp ước quốc tế về buôn bán động thực vật, thực vật quý hiếm). Một số sản phẩm đồ gỗ muốn được kinh doanh trên thị trường Nhật Bản phải đáp ứng được yêu cầu của “Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa” và “Luật an toàn sản phẩm”. Mã số HS Hàng hóa Các quy định liên quan 9403 Bàn và ghế Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 Ghế, Sofa Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 Tủ Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hóa 9403 Giường Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ bếp Luật an toàn sản phẩm 9403 Tủ trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Củi trẻ em Luật an toàn sản phẩm 9403 Ghế trẻ em Luật an toàn sản phẩm Luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá yêu cầu nhà nhập khẩu phải đảm bảo nhãn hiệu của sản phẩm (như bàn, ghế, chạn bát...) phải có đầy đủ các thông tin cho người tiêu dùng. Chẳng hạn mẫu nhãn hiệu hàng hóa cho mặt hàng ghế tựa như sau: Kích thước Hình dáng bên ngoài rộng x sâu x cao Chiều cao của ghế Bộ phận kết cấu Xử lý bề mặt Vật liệu bề mặt Vật liệu đệm Chú ý khi sử dụng Tên của nhà cung cấp nhãn hiệu Luật an toàn sản phẩm : Một số sản phẩm tiêu dùng mà kết cấu, vật liệu hoặc cách sử dụng đặt ra vấn đề an toàn đặc biệt được coi là "sản phẩm đặc biệt" có quy định tiêu chuẩn cho từng sản phẩm đặc biệt. Luật quy định giường cho trẻ em là sản phẩm đặc biệt loại 1. Giường phải đảm bảo các tiêu chuẩn này và phải có nhãn hiệu S đồng thời sẽ được tiến hành kiểm tra xác nhận bởi các cơ quan chuyên trách của chính phủ dựa trên các tiêu chí chất lượng do luật đã đề ra. Nhà sản xuất đã đăng ký có trách nhiệm tuân thủ các quy định về an toàn theo luật định, yêu cầu các cơ quan nhà nước kiểm tra, giữ kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm bồi thường cho ngưòi tiêu dùng nếu hàng hóa bị hư hỏng. Từ 1/7/2003, các quy định mới về việc thải các chất hoá học dễ bay hơi, về tiêu chuẩn nhà của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông được ban hành và có hiệu lực tác động mạnh tới đồ gỗ nhập khẩu. Đồ gỗ nhập khẩu bắt buộc phải được kiểm tra formaldehyde theo luật JAS (quy định về sản phẩm gỗ), luật JIS (quy định về chất liệu công nghiệp) và luật BSL (đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS). Quy định mới này được ban hành do mối lo ngại của người Nhật về chứng "nhà bệnh tật", là hội chứng rối loạn sức khoẻ mà người mua phàn nàn là do đồ gỗ thải ra quá nhiều hoá chất dễ bay hơi. Nội dung chủ yếu của quy định mới này là: *    Quy định quản lý mới về chất chlorpyrifos và formaldehyde trong sản phẩm (trong tương lai danh sách các chất có thể được mở rộng). *      Cấm tuyệt đối việc sử dụng chất chlorpyrifos. *   Những hạn chế đối với việc sử dụng formandehyde về mức độ dẫn tới khả năng gây ô nhiễm và các yêu cầu đối với kiểm định quy định cho cơ quan kiểm nghiệm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập website của Trung tâm Xây dựng Nhật Bản http:www.bcj.or.jp/sickhouseissue/introduction.html để tìm hiểu thông tin liên quan đến các quy định này. Tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện - Nhãn hiệu căn cứ vào Luật An toàn hàng hóa: Hiệp hội sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng được thành lập theo Luật an toàn hàng hóa đã đề ra các tiêu chuẩn để đảm bảo tính an toàn của sản phẩm hàng hóa. Đến nay, một số sản phẩm đồ gỗ như giường tầng, tủ đựng cốc chén, chạn đựng bát đĩa, ghế tựa phải tuân theo tiêu chuẩn hàng hoá an toàn (nhãn hiệu SG). Sản phẩm mang nhãn hiệu SG có lỗi gây thương tích cho người tiêu dùng thì phải trả một khoản tiền bồi thường là 100 triệu yên cho một đầu người. Nhãn hiệu theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS : Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật, Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toànbộ nền công nghiệp Nhật Bản.   Theo quy định của điều 26 trong Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hoá để phục vụ cho hoạt động.  Theo luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, các tiêu chuẩn được đặt ra để đảm bảo chất lượng hàng công nghiệp. Các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn JIS có thể được đóng dấu JIS. Trong hệ thống các mặt hàng nội thất, bàn sử dụng cho văn phòng sẽ được ký hiệu S1031-01, ghế văn phòng là S1032-01, tủ đựng hồ sơ văn phòng là S1033-01, giường thông dụng các sản phẩm nội thất S1102-01, bàn ghế cho trường học là S1021-01... Hơn nữa, khi được đóng dấu này, mỗi sản phẩm phải có các thông tin chi tiết đi kèm. 2.1.3.2. Chính sách thuế quan Đối với đồ gỗ xuất sang Nhật Bản, hàng hoá của Việt Nam không gặp nhiều rào cản trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản như những mặt hàng khác do Nhật Bản khuyến khích nhập khẩu đồ gỗ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn trong nước. Thuế suất nhập khẩu đối với hầu hết các mặt hàng đồ gỗ đều bằng 0%. 2.1.3.3. Hệ thống phân phối Các nhà bán lẻ đồ gỗ chủ yếu bán đồ gỗ gia dụng.Vì thế các nhà xuất khẩu đồ gỗ gia dụng cần hướng tới các nhà bán lẻ của Nhật. Hình thức đặt hàng có thể qua thư hay điện thoại với những đơn hàng nhỏ. Hiện có khoảng trên 6.290 cửa hàng chuyên bán đồ gỗ ở Nhật, trong đó khoảng 6.000 cửa hàng là cửa hàng dạng vừa và nhỏ, với diện tích bán hàng nhỏ hơn 1.500 m2, 920 cửa hàng còn lại là các cửa hàng lớn có diện tích hơn 1500 m2. Đây là đối tượng mà các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đồ gỗ cao cấp cần quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần quan tâm tới các cửa hàng bách khoá tổng hợp cho các mặt hàng chất lượng vừa, hàng đại trà và kể cả hàng cao cấp. Họ có những khách hàng trung thành, có thu nhập cao và cả khách bình dân nên mặt hàng bày bán khá đa dạng. 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 2.2.1. Những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam Với chủ trương tạo mọi điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như phát triển vùng nguyên liệu, giao đất giao rừng, khai thác, chế biến, lưu thông, tín dụng, xuất nhập khẩu... Về xuất nhập khẩu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN-PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau. Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Về nhập khẩu, trừ gỗ nhập khẩu từ Campuchia phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Thương mại hai nước, các doanh nghiệp được nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xin giấy phép của các cơ quan quản lý và được hưởng mức thuế suất nhập khẩu thấp nhất hiện hành (0%). Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. 2.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Hiện nay cả nước có 1.200 doanh nghiệp chế biến gỗ kinh doanh gỗ, trong đó trên 300 doanh nghiệp đã có hàng xuất khẩu (gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân). Sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng, bao gồm 5 chủng loại sản phẩm: đồ gỗ nội thất; bàn ghế ngoài trời; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...). Những sản phẩm này của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tập trung vào ba thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 20% tổng sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, EU chiếm gần 28% và Nhật Bản chiếm 24%. Đồng thời các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Canada, Nga và một số nước Đông Âu. Theo Bộ Thương mại, đồ gỗ là một trong những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu chủ lực. Trong mấy năm gần đây, đồ gỗ luôn đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vượt trội, trong đó đồ gỗ nội thất luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60% kim ngạch xuất khẩu). Nếu năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD thì năm 2006 dự kiến kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của cả nước có thể đạt tới 2,16 tỷ USD. tăng 38,4% so với năm 2005. Trong vòng 6 năm qua, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đã tăng 10 lần và đưa Việt Nam lên hàng thứ 4 Đông Nam Á về lĩnh vực này, sau Malaixia, Inđônêxia và Thái Lan. Đây là một thành công lớn của ngành gỗ và lâm sản của Việt Nam khi chúng ta vẫn đang phải nhập tới 80% tổng số nguyên liệu. Dưới đây là tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ sang một số thị trường. Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu hàng đồ gỗ sang một số thị trường ( Tính đến tháng 10/2006 ) Đơn vị:1000 USD Thứ tự Nước Năm 2003 2004 2005 10T /2006 1 Hoa kỳ 115.468 318.856 508.707 801.526 2 Nhật Bản 137.913 180.016 214.360 291.511 3 Anh 50.986 107.319 110.976 212.164 4 Đức 18.204 60.088 64.176 75.352 5 Trung Quốc 12.388 35.077 56.958 69.206 6 Pháp 25.239 60.026 62.810 64.852 7 Hàn Quốc 29.361 32.005 44.681 51.471 8 Úc 21.788 38.001 40.019 46.203 9 Đài Loan 45.553 56.631 38.117 43.745 10 Hà Lan 12.76 35.019 36.754 40.124 Tổng knxk của Các nước trên thế giới 567.197 1.139.090 1.117.558 1.696.154 Nguồn: Tổng cục Hải Quan Nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy được thị trường trọng điểm của hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tập trung chủ yếu vào hai thị trường là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hiện nay Hoa Kỳ đang là thị trường số một của đồ gỗ Việt Nam, với tốc độ kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm, nhìn vào bảng có thể thấy rõ được sự tăng trưởng một cách nhanh chóng trên thị trường này. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường này mới chỉ khoảng 115 triệu USD, nhưng đến năm 2004 con số này đã tăng gần gấp 3 lần đạt 318 triệu USD và tiếp tục tăng qua các năm. Có được sự tăng trưởng vượt bậc này bởi đây lại là một thị trường rộng lớn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến từ gỗ ngày càng gia tăng, đặc biệt đối với các hàng đồ gỗ Việt Nam có kiểu dáng bắt mắt, mẫu mã sang trọng, mang phong cách Châu Âu. Nếu như thị trường Hoa Kỳ là một thị trường chỉ mới phát triển trong mấy năm gần đây, thì thị trường Nhật Bản tử năm 1999 đến năm 2003 luôn luôn là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là thị trường xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam . So với thị trường trường Hoa Kỳ thì các sản phẩm chế biến từ gỗ trên thị trường Nhật là lớn hơn rất nhiều, đủ các loại mặt hàng, còn trên thị trường Hoa Kỳ chỉ tập trung vào một số mặt hàng như: thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất...Thị trường Nhật Bản là một thị trường rất quan trọng, đầy tiềm năng, lâu dài đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, bởi vậy ta sẽ nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng đồ gỗ Việt Nam qua một số mặt. Về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu của hàng đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ngày càng tăng, với tốc độ khá cao, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 138 triệu USD nhưng đến năm 2004 con số này đã là 180 triệu USD tức tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, với tốc độ gia tăng ngày càng tăng qua các năm, đến năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 292 triệu USD, tức tăng 111% so với năm 2003, kết quả đạt được đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của đồ gỗ trên thị trường này. Mặt hàng xuất khẩu, Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng, gồm gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm gỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp, thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ gỗ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Dưới đây là một số mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản Bảng 22: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và Trung Quốc sang Nhật Bản (năm 2006) Đơn vị: 1000 Yên Mặt hàng Việt Nam Trung Quốc Kim ngạch Thị phần Kim ngạch Thị phần Đồ gỗ dùng trong văn phòng 5.432 0.37 372.988 25.3 Đồ gỗ dùng trong nhà bếp 951.386 13.5 1.116.983 15.9 Đồ gỗ dùng trong phòng ngủ 2.147.606 15.4 6.024.173 43.2 Đồ gỗ dạng chi tiết rời 9.776.663 9.9 43.281.732 43.9 Bàn thờ, tượng gỗ 214.293 5.29 2.828.920 69.9 Đồ gỗ khác 556.014 0.9 34.621.746 54.9 Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Có thể thấy mặt hàng đồ gỗ chủ yếu xuất khẩu sang Nhật là các hàng sử dụng trong phòng ngủ và dùng trong bếp, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm 90% là qua nước thứ 3, như Đài Loan, Thái Lan, .. bên cạnh đấy là hình thức xuất khẩu cũng đạt hiệu quả khá cao, các hoạt động gia công. Bộ Thương mại đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do đồ gỗ nội thất sản xuất tại Việt Nam đuợc người Nhật rất ưa chuộng .Để đạt mục tiêu trên, Bộ Thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng cải tiến mẫu mã, chuyên nghiệp hoá khâu thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu và tiêu chuẩn quy định của thị trường Nhật Bản. Nhất là phát triển các loại sản phẩm làm bằng tay, tạo ra nét độc đáo riêng, có giá trị cao. Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 4 trong số những nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường Nhật Bản. Theo các chuyên gia, người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng các sản phẩm đồ gỗ và TCMN của Việt Nam nhờ có giá cả, mẫu mã phù hợp, chất liệu độc đáo, nhất là các loại sản phẩm dùng làm nội thất gia đình. 2.2.2. Phân tích năng cạnh tranh hàng đồ gỗ của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản 2.2.2.1 Các tiêu chí thuộc sản phẩm - Về mức độ hấp dẫn của sản phẩm, tính năng của sản phẩm: Một trong những thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là các sản phẩm gỗ tỉ mỉ sâu sắc, phong cách nghiêng về Châu Âu và đây cũng là phần giá trị gia tăng mà sản phẩm Trung Quốc không có. Hiện nay sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã được cải tiến nhiều, tương đối đa dạng bao gồm 5 chủng loại sản phẩm chính: đồ gỗ nội thất, bàn ghế ngoài trời, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ kết hợp với vật liệu khác (gỗ với song mây, sắt thép, đệm mút...) và các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi...) những sản phẩm này đã có mặt tại 120 quốc gia và tập trung ở ba thị trường chủ yếu: Mỹ, EU, Nhật Bản.. Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định vị thế của mình ở thị trường Nhật với mẫu mã, chất liệu phong phú và đa dạng, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá rất cao tay nghề chế biến của công nhân Việt Nam. Đây cũng là mặt hạn chế của hàng Trung Quốc, hầu hết các mẫu mã của nước này đều có nguồn gốc từ nước khác. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện nay chủ yếu là làm theo mẫu mã, kiểu dáng của đơn đặt hàng nước ngoài với nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm gỗ không cao, chỉ đạt 10 - 15% trên giá trị sản phẩm xuất khẩu. Cũng theo đánh giá của cục xúc tiến thương mại, thiết kế mẫu mã của ta còn yếu kém về sức cạnh tranh, nhất là so với hàng sản xuất của Trung Quốc. Các cơ sở kinh doanh sản xuất xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như việc thu thập và xử lý thông tin, nhất là các doanh nghiệp vùng nông thôn là nơi tạo ra phần lớn các sản phẩm loại này. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh những sản phẩm giống nhau, không chỉ về chất liệu mà cả kiểu dáng khiến họ phải tự cạnh tranh với nhau. - Mức chênh lệch về giá: Việt Nam luôn nổi tiếng là nơi có nguồn tài nguyên rừng phong phú, nguyên liệu chính cho ngành chế biến gỗ và nguồn nhân công rẻ dồi dào,chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn tại Trung Quốc khoảng 20 - 40 % nên các nhà xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam có thể xuất sang Nhật Bản những sản phẩm tốt hơn nhưng với giá rẻ hơn. Nói như vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh thắng thế về giá so với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan... Nếu nói về nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều chủng loại và nguồn nhân công rẻ thì không đâu như ở Trung Quốc. Đồ gỗ Trung Quốc có khả năng sản xuất hàng loạt, số lượng nhiều và cũng vì thế mà bán với giá rất thấp. Hàng Trung Quốc xuất sang Nhật thường với giá rất thấp, thậm chí còn thấp hơn cả chi phí nguyên vật liệu. Trong khi đó, ngành sản xuất của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Quá phụ thuộc vào nguồn nhuyên liệu ngoại (nhập khẩu tới 80% nguyên liệu gỗ), ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của các doanh nghiệp do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng mạnh. Có tới 2/3 số cơ sở sản xuất vẫn sử dụng các loại máy móc thiết bị cũ lạc hậu dẫn đến năng suất không cao làm tăng chi phí, do đó giá thành sản phẩm gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản thường khá cao và lệ thuộc quá nhiều vào giá nguyên vật liệu. Rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu huyệt chưa thể khắc phục được nên thật khó khi muốn cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc. - Mức chênh lệch về chất lượng của sản phẩm cùng loại so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: Theo Bộ thương mại, các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất Việt Nam do thiếu vốn nên quy mô sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp là nhỏ lẻ, không đủ khả năng để thực hiện các hợp đồng lớn. Đáng chú ý là có tới 2/3 số cơ sở sản xuất vẫn sử dụng các thiết bị máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra không cao, nghèo nàn đơn điệu về mẫu mã. Cũng vì có tiềm lực mỏng và yếu nên đa số các doanh nghiệp này vẫn làm gia công đặt hàng cho nước thứ ba, sản phẩm xuất khẩu còn thiếu chủng loại, chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất và đặc biệt là trang trí phòng ngủ chiếm tỷ lệ quá ít, mẫu mã chất lượng thua xa các sản phẩm cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan. Trong khi đó nhu cầu lớn của người tiêu dùng là các sản phẩm vừa dùng được ngoài trời vừa dùng được trong nhà thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không đáp ứng được. Do khả năng sản xuất yếu, chất lượng không đảm bảo nên phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiên nay có rất ít cơ hội bán trực tiếp cho khách hàng Nhật Bản, mà phải bán qua các thương nhân của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc. Khoảng 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải xuất khẩu qua trung gian, nguyên nhân đơn giản là do phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà các nhà nhâp khẩu và người tiêu dùng Nhật đặt ra, đặc biệt là chứng chỉ ISO (có khoảng 80% các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam chưa có chứng chỉ ISO). Hơn nữa 60% kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Nhật thuộc về các công ty 100% vốn của Trung Quốc hay Đài Loan đang đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Dương. Mặt khác phương châm tiêu dùng của người Nhật là mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng giá phải rẻ. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng cạnh tranh trực tiếp với các nước khác, bởi nếu cố đảm bảo về chất lượng thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chi mất một khoản chí phí khá lớn và do đó sẽ đẩy giá lên cao nên sẽ khó có thể tiêu thụ trên thị trường Nhật, vốn có xu hướng giảm giá đối với mặt hàng đồ gỗ. Ngoài ra, nhược điểm lớn của các sản phẩm gỗ là hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Tuy nhiên thiết bị xử lý này rất đắt nên hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam trang bị được các thiết bị này, hầu hết chỉ có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36651.doc
Tài liệu liên quan