Mục lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ tái cấp vốn ở Việt Nam
1. Khái niệm
2. Hình thức tái cấp vốn
3. Vai trò của nghiệp vụ tái cấp vốn
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN Việt Nam sử dụng trong vài năm gần đây
1. Năm 2008
2. Năm 2009
3. Năm 2010
4. Năm 2011
Chương 3: Những hạn chế và giải pháp hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hạn chế còn tồn tại
Các giải pháp để hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tài liệu tham khảo
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nghiệp vụ tái cấp vốn ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c động đến giá cả của khoản vay (lãi suất tái cấp vốn), hai là tác động đến số lượng vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM). Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn.
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi .
Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lí do giải thích cho việc lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.
Lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưu thông là ngay thẳng. NHTW điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt hay tăng lượng tiền trong luu thông. Khi NHTW thấy cần tăng tiền cho lưu thông, NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốn xuống. Điều này sẽ hấp dẫn các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, thêm nữa khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại, NHTW cần giảm khối lương tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Như vậy, chi phí vay sẽ tăng lên khiến các NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn. Đồng thời, NHTW còn giảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.
Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổ chiết khấu để tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM. Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM được gọi là cửa sổ chiết khấu. NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn cho vay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay đó. Khi NHTW tăng tổng hạn mức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTW nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, từ đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Những tác động trên sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn xuống.
Hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003 và NHTMCP nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ điển hình. Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
Tuy nhiên trong quá trình tìm tài liệu, các thông tin về số tiền NHNN tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại là rất khó tìm và hầu như không có, bài tiểu luận tập trung đi sâu vào nghiên cứu sự biến động lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu và phân tích các động thái này của NHNN qua các năm gần đây
Năm 2008
Diễn biến kinh tế năm 2008
Những thách thức mà các nền kinh tế phải đối mặt trong năm 2008 diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường. Nếu như trong 6 tháng đầu năm, sự gia tăng mạng của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng các bất ổn chính trị đã gây áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia gặp khó khăn trước áp lực lạm phát, thì trong 6 tháng cuối năm, giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 và xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/ thùng vào trung tuần tháng 12, giá lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây áp lực giảm phát. Kinh tế thế giới lại chuyển từ áp lực lạm phát cao sang xu hướng thiểu phát và giảm phát cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và tình trạng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2009
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: Lạm phát tăng mạnh ( giá xăng, giá gạo leo thang cùng với những tin đồn thất thiệt), thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục ( hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên lục sụt giảm. Trước tình hình đó, để giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao mang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lí. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và áp lực giảm phát, diễn biến nền kinh tế và lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các giải pháp vĩ mô cũng có sự thay đổi cho phù hợp.
1.2. Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN
Trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm và tình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện. Một trong số những giải pháp đó là: Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lý các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.
Trong 8 tháng đầu 2008, trước bối cảnh lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với giải pháp thắt chặt tiền tệ, NHNN đã từng bước điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và các mức lãi suất tái cấp vốn và táo chiết khấu cho phù hợp với các mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ.Đồng thời, từ ngày 19/05/08 thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản phù hợp với Luật NHNN và Bộ luật Dân sự, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%; 13% và 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6%;11% rồi 13%/năm
Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu.
Ngày 30/01/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo quyết định số 306/QĐ-NHNN điều chỉnh các lãi suất nói trên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005). Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Động thái này được nhìn nhận là cách để Ngân hàng Nhà nước thực hiện mục tiêu giảm lạm phát bằng cách thu hút tiền về, giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quan này với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2008.
Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong những công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, NHTW công bố và điều chỉnh một cách linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểm soát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế hằng năm.
Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ.
Từ 19/5/2008, NHNN ban hành Quyết định số 1099/QĐ-NHNN, nâng lãi suất cấp vốn từ 7.5%/năm lên 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 11,0%/năm
Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suất nhằm mục đích điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008. Theo đó, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%) có tác dụng góp phần điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng; trong đó, lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở sẽ dao động trong hành lang này. Khi điều kiện thị trường tiền tệ thay đổi, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh theo mức độ phù hợp.
Ngày 10/6/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1316/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được áp dụng từ ngày 11/6/2008. Theo đó, Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm
Việc điều chỉnh các mức lãi suất lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng 5/2008, dự báo xu hướng biến động của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷ giá…
Trong những tháng cuối 2008, lạm phát có xu hướng giảm dần đồng thời trong khi đó thì tăng trưởng kinh tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tình hình này đòi hỏi NHNN phải có những bước đi thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu tư sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh, NHNN 5 lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất. Cụ thể lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%;13%;12%;11% và 9,5%/năm. Lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%;11%;10%;9% và 7,5%/năm
Ngày 20/10/2010, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2318/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/10/2010. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm. Sự điều chỉnh này góp phần hỗ trợ giảm bớt chi phí vốn cho các ngân hàng hàng. Điều này cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước dường như đang dần nới lỏng hơn chính sách tiền tệ, sau một thời gian thắt chặt.
Ngày 3/11/2008, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm. Đây là động thái tiếp tục khẳng định Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay hơn trong nới lỏng chính sách tiền tệ. Đây cũng là yêu cầu đặt ra từ nhiều hiệp hội, ngành nghề và doanh nghiệp trong thời gian gian qua.
Ngày 20/11/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm. Như vậy, lần thứ hai trong tháng, Ngân hàng Nhà nước có loạt điều chỉnh quan trọng liên quan đến chính sách tiền tệ. Trước đó, ngày 3/11, cơ quan này cũng đã lần lượt giảm lãi suất cơ bản, các lãi suất chủ chốt khác và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Với lần điều chỉnh này, nhà điều hành tiếp tục phát tín hiệu nới dần chính sách tiền tệ, tạo điều kiện thêm vốn cho các ngân hàng tiếp vốn cho nền kinh tế, cũng như gián tiếp kéo lãi suất huy động và cho vay trên thị trường xuống.
Ngày 3/12/2008, 1 lần nữa Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2949 /QĐ-NHNN, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12%/năm xuống 11%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm.
Chiều 19/12/2008, Thống đốc có Quyết định số 3159/QĐ-NHNN điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo quyết định trên, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm xuống 7,5%/năm, quyết định này có hiệu lực từ ngày 22/12/2008. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nói trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu và có khả năng trả nợ đúng hạn
Năm 2008 kết thúc lại với 1 năm đầy biến động. NHNN đã liên tục thay đổi các loại lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn 1 cách linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Diễn biến các loại lãi suất tái cấp vốn và cấp chiết khấu của năm 2008 có thể được tổng hợp lại như đồ thị và bảng dưới đây:
2. Năm 2009
2.1. Diễn biến kinh tế năm 2009
Năm 2009, nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế bộc lộ dấu hiệu suy giảm từ cuối năm 2008 và mạnh nhất là quý I/2009. Nền kinh tế Việt Nam có mức độ mở cửa lớn với kinh tế thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vì vậy, mặc dù các tổ chức tài chính và doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư, nắm giữ các loại tài sản độc hại nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động qua kênh đầu tư, thương mại (vốn FII ra, FDI vào chậm lại, khách quốc tế giảm, xuất khẩu sụt giảm)
Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý II/2009 của cả nước đạt 4,5%; GDP trong 6 tháng đầu năm đạt 3,9%. Con số này mặc dù thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của cùng kỳ năm 2008, nhưng đã tăng đáng kể so với mức 3,1% của quý I/2009
Những tháng cuối năm có nguy cơ tái lạm phát. Tái lạm phát cao lên vào những tháng cuối năm khi có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố. Ở trong nước là sự điều độ về liều lượng giữa tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát không dễ dàng.Diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức cho thực thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tục gia tăng( theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim nghạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất khẩu giảm 11,5% và nhập khẩu giảm 17%)
Cán cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 31,3% xuất khẩu, nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn giảm, nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu… do vậy dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, tình hình tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá.Thêm vào đo, thâm hụt ngân sách tăng cao, năm 2009 mức thâm hụt ngân sách ở mức 6,5% GDP buộc ngân sách phải vay nợ nhiều, qua đó mà gây áp lực giảm giá VND
Trên thị trường tiền tệ xuất hiện nhiều hiện tượng bất cập, mâu thuẫn nhau: tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, VND vẫn khan hiếm, biểu hiện ở áp lực tăng lãi suất, thanh khoản VND mỏng manh.
Sự khan hiếm tiền đồng về lý thuyết làm cho VND tăng giá nhưng chính sách điều tiết vĩ mô thì lãi suất lại thấp gây áp lực giảm giá VND, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng tiền đồng, tăng nhu cầu tín dụng, gây ra vòng xoáy khan hiếm tiền đồng, gây áp lực cho NHNN cung ứng thêm tiền. Điều này tiếp tục gây áp lực giảm giá VND
Kết thúc năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32% với lạm phát được kiềm chế dưới 7%. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế võ mô ở trạng thái khá ổn định.
2.2. Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN
So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Xét về tần suất điều chỉnh đó, năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu có 3 lần , 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12
Tháng 2/2009 vì nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, lạm phát năm 2008 đã được kiểm soát , Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 173/QĐ-NHNN ra ngày 23/01/2009 , bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2009 giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm. Mục đích: Duy trì mức lãi suất vừa phải để kích thích tăng trưởng kinh tế. NHNN muốn phát đi thông điệp là lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, việc giữ nguyên LSCB có thể giúp trấn an tâm lý nhà đầu tư và thị trường khi mà thông tin tỷ giá hối đoái điều chỉnh, nhiều mặt hàng tăng giá được công bố dồn dập trong thời gian cuối năm
Ngày 10/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 837/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thay thế cho Quyết định số 173/QĐ-NHNN. Theo đó, từ ngày 10/04, các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được áp dụng: lãi suất tái cấp vốn là 7,0 %/năm. Lãi suất tái chiết khấu là 5,0 %/năm. Mục đích việc giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là tiếp tục tạo điều kiện cho các ngân hàng vay vốn từ Ngân Hàng Nhà nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suất cho vay cho doanh nghiệp
Ngày 1/10/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2232/QĐ-NHNN Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5,0%/năm
Ngày 25/11/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-NHNN. Theo đó từ 01/12/2009, tăng thêm 1% lãi sất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5% lên 6%
Mục tiêu của việc nâng lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5% lên 6% là kiếm soát những rủi ro về tăng trưởng nóng và lạm phát đang nổi lên trong nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, đồng thời quyết tâm có những phản ứng chính sách phù hợp từ đó ổn định nền kinh tế vĩ mô
3. Năm 2010
3.1. Diễn biến kinh tế năm 2010
Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.
Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề. Kinh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn không ít bất trắc, nếu không sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Quốc hội đặt chỉ tiêu lạm phát 2010 dự kiến ở mức 7-7,5%. Sau 6 tháng, trước tình hình giá thế giới biến động, giá cả đầu vào nhiều loại nguyên liệu tăng bất thường, mức lạm phát được điều chỉnh lên 8,5%/năm. Tuy nhiên, diễn biến 3 tháng cuối, nhất là tháng 11 đã khiến tất cả các cơ quan điều hành phải bất ngờ, khi mới chỉ 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên tới 9,58%. Lạm phát tháng cuối năm của hai thành phố lớn là (Hà Nội và TP.HCM) lần lượt là 1,83% và 1,61%. Lạm phát năm 2010 tới 11,75%. Như vậy, trong vòng bốn năm qua, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97%). Việc CPI năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn.
Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo.
3.2. Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN
Năm 2010 là một năm đầy thử thách đối với hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngành ngân hàng vừa phải lo giúp các doanh nghiệp khổi phục sản xuất, nhưng cũng phải đảm bảo để lạm phát không xảy ra.
Năm 2010 để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN đã tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trọng tâm là hoàn thiện 2 dự thảo Luật NHNN (sửa đổi) và Luật Các TCTD (sửa đổi) để trình Quốc hội Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách HTLS của Chính phủ, ngân hàng còn điều hành CSTT một cách thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, kiềm chế lạm phát do Quốc hội đề ra.
So với năm 2008 và 2009, năm 2010 là năm mà lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn là ổn định nhất. Lãi suất ít có sự thay đổi trong suốt 10 tháng đầu năm. Trong 10 tháng đầu, ngân hàng nhà nước ra các văn bản quyết định 26/TB-NHNN 26/01/2010, 189/TB-NHNN 31/5/2010, 220/TB-NHNN 24/06/2010, 259/TB-NHNN 27/7/2010, 316/TB-NHNN 25/8/2010, 352/TB-NHNN 27/9/2010, 402/TB-NHNN 27/10/2010, theo đó giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu là 6%/ năm và lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm.
Tuy nhiên trước tình hình lạm phát có xu hướng gia tăng trong những tháng cuối năm ngày 05/11/2010, NHNN ra quyết định 2620/QĐNHNN quy định lãi suất tái cấp vốn tăng 1% từ 8%/năm lên 9%/năm, và lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm lên 7%/năm
4. Năm 2011
4.1. Diễn biến kinh tế từ đầu năm đến nay
Năm 2011, bất chấp tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực
Cụ thể, tốc độ tăng GDP quý một đạt 5,5%, xấp xỉ mức tăng trưởng cùng kỳ 2010. Xuất khẩu trong 3 tháng cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng 31%, cao gấp 3 lần đề ra. Trong khi đó, thu ngân sách Nhà nước, tính đến hết tháng 2, tăng 17,6% so với cùng kỳ.
Về tiền tệ và tín dụng, nhờ các biện pháp đồng bộ về huy động vốn, cho vay, lãi suất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối đã dần đi vào ổn định. 4 tháng đầu năm tín dụng tăng trưởng 5%. Mặt bằng lãi suất huy động cũng biến động rất phức tạp trong 4 tháng đầu năm, có lúc đẩy lên mức 16%- 17%, sau đó trong tháng 3 giảm từ 16-17% xuống 13-14%. Tuy nhiên mức lãi suất hiện nay vẫn là ở mức rất cao. Mặc dù tất cả các NH thương mại đều niêm yết lãi suất cao nhất là 14%, không vượt trần quy định, nhưng diễn biến thực tế lại hoàn toàn khác. Các NH thương mại đều phải chấp nhận thương lượng với khách hàng gửi tiền với mức lãi suất phổ biến cho các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 19- 20%.
Cá biệt, tại một vài NH thương mại nhỏ, lãi suất huy động còn được đẩy lên đến 20,5%. Thậm chí, lãi suất không kỳ hạn cũng đã tiến gần 14%.
Mặc dù đã có những biện pháp tích cực để kiềm chế nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong quý một vẫn tăng tới 9,64% so với thời điểm cuối năm 2010 (chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho cả năm là kiềm chế lạm phát dưới 7%). Riêng trong tháng 4, giá tiêu dùng đã tăng đến 3.32%
Lạm phát tăng cao, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, đã đẩy mặt bằng lãi suất cho vay lên cao, gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và đầu tư. Do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy vẫn được đánh giá ở mức khá, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại
Biểu đồ CPI 4 tháng đầu năm 2011
4.2. Sử dụng nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN
Ngày 17/2, NHNN ra quyết định 271/QĐ-NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm. Mục đích tăng lãi suất tái cấp vốn này là bước điều chỉnh thận trọng trong vấn đề kiểm soát lạm phát. NHNN mới chỉ tăng lãi suất tái cấp vốn. Tuy nhiên, sau quyết định này, có ý kiến cho rằng việc giữ lãi suất tái chiết khấu ở mức thấp vẫn tạo kẽ hở cho các ngân hàng có trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN mang cầm cố ở NHNN để vay với lãi suất thấp.
Ngà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc trang nghiep vu tai cap von o Viet Nam.doc