MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I:Lý luận chung về nguồn nhân lực 2
1.Khái niệm 2
2.Vai trò của NNL trong quá trình chuyển dịch cơ cấu 3
3.Cách đánh giá chất lượng NNL 3
3.1.Về trạng thái thể lực 4
3.2.Về trình độ văn hoá 4
3.3Về trình độ chuyên môn kỹ thuật 5
4.Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng NNL 6
5. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất lượng NNL 6
6.Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển NNL với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH 7
7.Kinh nghiệm của nước ngoài trong việc nâng cao chất lượng NNL 9
7.1Kinh nghiệm một số nước Asean 9
7.2Kinh nghiệm Nhật Bản-một nước có nền công nghiệp tiên tiến 11
Chương II: Thực trạng NNL Việt Nam 14
1.Sức khoẻ của NNL 14
2.Đạo đức của NNL 15
3.Trình độ văn hoá của NNL 16
4.Trình độ chuyên môn kỹ thuật 19
Chương III: Giải pháp 22
I.Mục tiêu nâng cao chất lượng NNL trong giai đoạn 2001-2010 22
1.Mục tiêu chung 22
2.Mục tiêu cụ thể 22
II.Giải pháp nâng cao chất lượng NNL 23
1.Về sức khoẻ 23
1.1Đối với nhà nước 23
1.2Đối với cá nhân 23
2.Về đạo đức 24
3.Về trí lực 24
3.1Các giải pháp chủ yếu phát triển GDPT 24
3.1.1Đổi mới mục tiêu đào tạo, chương trình và phương pháp giảng dạy 24
3.1.2Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong giáo dục 26
3.1.3Xây dựng đội ngũ giáo viên 26
3.1.4Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý GDPT 26
3.1.5Đổi mới quan niệm về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDPT 26
3.2Các giải pháp chủ yếu phát triển GD kỹ thuật nghề nghiệp và GD ĐH 27
3.2.1Đổi mới tổ chức quản lý GD kỹ thuật nghề nghiệp và GD ĐH 27
3.2.2Củng cố mạng lưới các trường đại học và chuyên nghiệp 27
3.2.3Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy 28
3.2.4Tiếp tục đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp đào tạo đại học
và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp 28
3.2.5Đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho giáo dục kỹ
thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học 29
3.2.6Tăng cường hợp tác quốc tế 29
Kết luận 31
Tài liệu tham khảo 32
Mục lục 33
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và giải pháp cho vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi trội. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước trong các lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, trong hai thập kỷ qua, Thái Lan và Malaixia có nhiều tiến bộ quan trọng, song còn rất nhiều việc phải làm để đưa các nước này tiến lên một trình độ CNH cao hơn. Một trong những khó khăn cơ bản gặp phải là khu vực tư nhân ít tham gia vào các đầu tư này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu về phát triển các chiến lược thương mại ngắn hạn để mở rộng thị trường hơn là đầu tư vào nghiên cứu để có được công nghệ mới.
Trong điều kiện như vậy và do vốn đầu tư trong nước còn yếu kém, giải pháp chủ yếu cho các vấn đề của công tác đào tạo và công tác nghiên cứu là dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phương, song phương cũng như đối với các công ty lớn.
7.2 Kinh nghiệm ở Nhật Bản- nước có nền công nghiệp tiên tiến:
Duy trì và phát triển nhân lực không đơn giản chỉ là việc rèn luyện sức khoẻ, cơ bắp mà quan trọng hơn là đào tạo rèn luyện năng lực trí tuệ cho người lao động để tạo ra năng suất lao động ngày một cao. Trí lực con người không phải là cái bẩm sinh, “nhất thành bất biến” mà phải được đào tạo thường xuyên, liên tục ngay từ khi còn ở tuổi mẫu giáo. Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực “ từ xa” thông qua quá trình giáo dục từ tiền phổ thông cho đến khi thạo nghề lảma sản phẩm. ở Nhật Bản, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở tuy được miễn phí nhưng là bắt buộc, ngay từ khi bước chân vào trường tiểu học, học sinh đã được rèn luyện thói quen kinh tế, tinh thần hợp tác trong sinh hoạt và trong lao động. Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc với khẩu hiệu “ Văn minh và khai hoá; làm giàu và bảo vệ đất nước; học tập văn minh và kinh tế Âu-Mỹ; bảo vệ truyền thống văn hoá và đạo đức Nhật Bản”. Sự phát triển vững chắc trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản đã có ảnh hưởng quan trọng tạo dựng một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Sự cần cù, lòng kiên nhẫn, bền bỉ, kỷ luật lao động nghiêm, trung thành, tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với tổ chức mà họ đang làm việc. Kết hợp với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng được nâng cao không ngừng là truyền thống quý báu đối với nhiều thế hệ người Nhật Bản. Đặc biệt từ những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai một số chương trình cơ cấu lại nền kinh tế với mục tiêu hình thành và phát triển một hệ thống mạng lưới các tâm điểm kinh tế với trọng tâm là các khu công nghiêp phần mền được coi như là một trong những mũi nhọn trong nền kinh tế công nghiệp phần mền của Nhật Bản hiện nay đứng vị trí thứ hai trên thế giới với tổng doanh thu năm 1995( không kể dịch vụ phần mền) lên đến 35 tỷ USD, chiếm 20% ngành công nghiệp thế giới.
Từ đó ta có thể rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Coi trọng giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn bị các kiến thức cơ sở đề học sinh bước vào học một nghề nhất định khi không có đủ trình độ hoặc không muốn học tiếp lên đại học( chứ không chỉ hướng vào chuẩn bị kiến thức để thi đại học). Đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh có thể trở thành những người lao động có kiến thức, kỹ năng, có sức khoẻ và đạo đức tốt trong tương lai. Có chính sách phân luồng học sinh từ sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
Coi trọng giáo dục dạy nghề theo hướng mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào tạovà nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề để có thể thu hút được các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho đất nước những cán bộ KHKT, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh thực sự có trình độ và kỹ năng tương xứng với bằng cấp. Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu được KH, CN hiện đại và các phưong pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có được những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nước ta bây giờ à nâng cao chất lượng chứ chưa phải là mở rộng quy mô đào tạo.
Nhanh chóng thực hiện quá trình xã hội hoá trong giáo dục và đào tạo để huy động được mọi nguồn lực của các tổ chức cá nhân đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cũng cần có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước trong các lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học cũng như dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi trong khuôn khổ viện trợ đa phương, song phương như kinh nghiệm của Thái lan và Malaixia.
Phát triển các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn để thu hút lực lượng lao động tại chỗ, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Có cơ chế và chính sách thích hợp để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo nghề và đào tạo lại đội ngũ CNKT.
Học tập và vận dụng kỹ thuật của các nước phù hợp với Việt Nam trong việc đào tạo nghề và đào tạo lại đội ngũ nhân lực có trình độ công nghệ thông tin nhằm làm biến đổi mọi mặt của đời sống con người và phát triển XH nước ta theo hướng XHCN dựa trên kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI.
CHƯƠNG II:
Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, nguồn nhân lực ở nước ta đã có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng.
Về số lượng, có thể nói, nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay đã tăng một cách đáng kể. Dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 33,9 triệu người năm 1989 lên gần 44 triệu người hay tăng 2,65%/năm, tạo mức cung lớn về lực lượng lao động.
Về chất lượng: chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta đã được cải thiện nhưng nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự khác biệt giữa các vùng là rất đáng kể. Cụ thể:
I. Chất lượng thuộc về bản thân người lao động:
1. Thực trạng sức khoẻ của nguồn nhân lực Việt Nam:
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỉ lệ suy dinh dưỡng và tuổi thọ; song vẫn kém hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và so với yêu cầu về nguồn nhân lực cho giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH ở nước ta hiện nay.
Hiện nay nước ta nằm trong số các nước có mức sống thấp trên thế giới (GDP tính theo đầu người khoảng470USD/người). Những công trình nghiên cứu gần đây cho thấy: hiện tại 40% trẻ em dưới 5 tuổi nướ ta bị suy dinh dưỡng, 28% người lớn suy dinh dưỡng. Theo chỉ số cơ thể (BMI), tỷ lệ người lớn gầy ở nước ta chiếm tới 45,27%. Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ không mang thai lên đến 42%, của phụ nữ mang thai là 52%, tất yếu tác động xấu đến trẻ em, nguồn nhân lực trong tương lai. 30% công nhân, gần 90% trí thức và 100% nông dân không được tổ chức khám và theo dõi sức khoẻ định kì hàng năm. Người lao động hay bị ốm đau, mắc các bệnh mãn tính và dễ mắc bệnh nghề nghiệp, sức khoẻ giảm sút, ngay cả khi tuổi chưa cao. Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở sản xuất và các ngành sản xuất, trong một số cơ quan hành chính sự nghiệp của nước ta còn kém, thậm chí có nơi ở mức quá kém, môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép nhiều lần, tai nạn nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân và HTX.
Như vậy, nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực nước ta về mặt thể lực sức khoẻ và điều kiện lao động không đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp tổ chức và cường độ lao động theo kiểu công nghiệp, rất cần được cải thiện.
2. Đạo đức của nguồn nhân lực.
Nói tới nguồn lực con người, không thể bỏ qua phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Trước đây, chúng ta thường hiểu về nguồn nhân lực đơn giản chỉ là sức người với thể lực và trí lực của họ. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài thể lực và trí lực con người còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngoài việc quan tâm thích đáng tới việc nâng cẩoc mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí, tới việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ cho mỗi người, cho cả cộng đồng xã hội, chúng ta cần phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức, nhân cách, đạo đức cho người lao động. Phát triển dân trí, nhân tài, nhân lực phải trên mẫu số chung là nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội của họ, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội.
Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước sẽ là một quá trình biến đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế,cơ chế quẩn lý kinh tế, cách thức hoạt động và sinh hoạt của con người... Sự chuyển tiếp các thế hệ, trình độ dân trí ngày càng cao, quá trình dân chủ hoá và đô thị hoá ngày càng diễn ra sâu rộng sẽ làm thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sụ thay đổi đố đã và sẽ diễn ra một cách sâu sắc, với tất cả những biến thái của của đua tranh, cạnh tranh, thực tế(và cả thực dụng), chủ yếu xoay quanh 4 vấn đề lớn sau:
+Lý tưởng và niềm tin
+Đồng tiền và cách làm giàu.
+Việc làm và nghề nghiệp.
+Truyền thống dân tộc.
Ngày nay, việc lựa chọn các giá trị hướng tới lý tưởng của cuộc sống, như niềm tin, sống có mục đích, sáng tạo, giàu sang cũng chỉ đạt tỷ lệ khoảng 45-55%, tức là ở mức trung bình.
Trong khi đó, 85.84%số người được hỏi coi đồng tiền là một giá trị xã hội, 87.48% đánh giá học và đi buôn có giá trị ngang nhau. “Một nghề cho chín hơn chín mười nghề” giờ đây dã trở thành lẽ sống của 84.87% những người được hỏi. Song 81,82 % cho rằng tay nghề và chuyên môn cao có mang lại uy tín nhưng vẫn nghèo.
Thế hệ trẻ phân hoá về đạo đức, nếp sống khá rõ nét. Một bộ phận tiên tiến tu chí học hành để lập thân, lập nghiệp. Nhưng một số không ít thanh niên trong bộ phận này hầu như ít quan tâm đến vấn đề tư tưởng, chính trị và thiếu hoài bão phục vụ sự nghiệp chung của đất nước và nhân dân. Bộ phận đông nhất trong thanh niên chưa có định hướng rõ về nghề nghiệp, lo lắng về tiền đồ và có xu hướng học để chờ đợi. Một bộ phận thanh niên, chủ yếu là con em các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hoặc có địa vị xã hội thì sống đua đòi theo mốt.
Từ giữa năm 1998 lại đây, trong bối cảnh có sự chững lại của đà tăng trưởng kinh tế, sự giảm sút công ăn việc làm và thất nghiệp, nhưng dư luận xã hội nhìn chung vẫn bình tĩnh. Lối sống, đạo đức không có sự xáo trộn hay đảo lộn lớn, tuy nhiên mức độ năng động và khởi sắc đã hạn chế. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải phục hồi được đà tăng trưởng kinh tế cao như các năm 1991-1995 và xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới có tính năng động hơn, để tranh đua và cạnh tranh thành công trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới và điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Về trình độ văn hoá của nguồn nhân lực
Một trong những thành tựu lớn của nước ta thời gian qua là đã nâng cao mặt bằng dân trí của dân cư, số người biết chữ của lao động Việt Nam khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập. Đến năm 1999 tỷ lệ lao động biết chữ đạt 96% so với năm 1989 là 84%, sau 10 năm đã tăng 12%. Tỷ lệ mù chữ cũng giảm. So với các nơi trong khu vực, tỷ lệ biết chữ và số năm đi học của Việt Nam vào loại trung bình, nhưng nếu xét đến những khác biệt về điều kiện kinh tế-xã hội thì các mức đó của chúng ta là khá cao, cao hơn so với Xingapo và Trung Quốc, những quốc gia phát triển hơn Việt Nam.
-Tỷ lệ đến trường cao, chỉ có 8,4% lực lượng lao động chưa bao giờ đến trường, trong đó thành thị 3,7%, nông thôn 10,2%.
-Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo bậc học (cấp học) cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tăng nhanh từ 30,5% và 8,9% (năm 1989) lên 60,51% và 14,14% (năm 1997). Tỷ lệ chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở giảm mạnh từ 46,2% (năm 1989) xuống còn 20,26% (năm 1997).
-Cơ cấu lực lượng lao động phân theo bậc học ở nông thôn và thành thị có xu hướng ngày càng hợp lý hơn. Tốc độ biến chuyển cơ cấu tích cực ở khu vực thành thị nhanh hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
Khi so sánh với tình hình của các năm trước (1996, 2000), cơ cấu nguồn nhân lực chia theo trình độ văn hoá tiến triển theo hướng tích cực, biểu hiện rõ rệt là tỷ lệ người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I giảm.
Tính chung toàn quốc năm 2000, trong tổng lực lượng lao động thì số người chưa biết chữ chiếm 4,01%, chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 16,48%, đã tốt nghiệp cấp I chiếm 29,29%, đã tốt nghiệp cấp II chiếm 32,99%, đã tốtnghiệp cấp III chiếm 17,23%. Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2000 được nâng cao hơn so với năm 1996 (theo hướng tích cực): tăng tỷ trọng có trình độ học vấn cao (tốt nghiệp cấp II và III), giảm tỷ trọng có học vấn thấp (chưa tốt nghiệp cấp I). Song cơ cấu này chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
Bảng 1: Cơ cấu trình độ văn hoá của lực lượng lao động.
Đơn vị:%
1996
1997
1998
1999
2000
Chưa biết chữ
5,8
5,1
3,8
3,8
4,01
Chưa tốt nghiệp cấp I
20,9
20,3
18,5
18,5
16,48
Đã tốt nghiệp cấpI
27,8
28,1
29,4
29,4
29,29
Đã tốt nghiệp cấpII
32,1
32,4
32,3
32,3
32,99
Đã tốt nghiệp cấp III
13,5
14,1
14,1
14,1
17,23
Nguồn: Vụ lao động Văn xã-Bộ KH&ĐT.
Trên 7 vùng lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp cấp II và cấp III cao nhất trong cả nước (74,48%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ (62,79%), miền núi trung du phía Bắc là 50,35%, Đông Nam Bộ là 40,14%, Tây Nguyên là 35,06% và thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long là 19,62%. Tỷ lệ chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I của lực lượng lao động vùng có tỷ trọng cao nhất là đồng bằng sông Cửu Long 45,38%, Tây Nguyên 34%, Duyên HảI 30,29%.
So sánh giữa thành thị và nông thôn, lực lượng lao động ở thành thị có trình độ học vấn cao hơn hẳn so với nông thôn. Lực lượng lao động ở thành thị đã tốt nghiệp cấp II và III chiếm 61,85%, còn tỷ lệ chung của toàn quốc là 46,51%. Tại khu vực nông thôn tỷ lệ này chiếm 42,62%, thấp hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là 3,89%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học của lực lưọng lao động nông thôn rất thấp (9,47%), trong khi đó ở thành thị là 32,57% ( gấp gần 3,5 lần). Thêm vào đó tỷ lệ số người chưa biết chữ trong lực lượng lao động thành thị 12,84% nhưng ở nông thôn tỷ lệ này lên đến 22,14%. Mức chênh lệch về trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực thành thị và nông thôn có xu hướng ngày càng lớn. So sánh giữa lực lượng lao động nam và lực lượng lao động nữ với lực lượng lao động nữ chung của cả nước, tỷ lệ chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 22,46%, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 2,2%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp II 31,15%, thấp hơn tỷ lệ chung của toàn quốc là 1,22%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp III chiếm 12,44%, thấp hơn tỷ lệ toàn quốc là 1,7%, trong khi đó thực trạng học vấn của lực lượng lao động nam tốt hơn. Các tỷ lệ theo các bậc học ở mức tích cực hơn.
Tại các vùng, tương quan về trình độ học vấn của lực lượng lao động nữ, lao động nam so với lực lượng lao động nói chung và giữa thành thị so với nông thôn cũng diến ra tương tự như tình hình chung của cả nước.
4. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ CMKT.
Đơn vị: 1000người
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
35866,2
36296,9
37407,2
3783,8
38643,1
LĐ không có CMKT
Tỷ lệ(%)
31452,2
87,69
31837,3
87,71
32431,1
86,69
32542,1
86,12
32560,6
84,49
LĐ có CMKT
Tỷ lệ (%)
4414
12,31
4459,6
12,29
4976,1
13,31
5241,7
13,87
5992,4
15,51
CNKT
Tỷ lệ(%)
1571,2
4,38
1590,2
4,39
1775,9
4,75
1780,0
4,7
1960,0
5,09
Sơ cấp
Tỷ lệ(%)
636,2
1,77
546,4
1,51
544,6
1,46
573
1,45
658,8
1,69
THCN
Tỷ lệ(%)
1378,3
3,84
1380,1
3,80
1616,4
4,05
1590
4,21
1870,1
4,84
CĐ, ĐH và trên ĐH
Tỷ lệ(%)
828,3
2,31
942,9
3,01
1139,2
3,05
1310
3,46
1503,5
3,89
Nguồn: Thực trạng LĐ-VL 1996-2000. NXB Thống Kê.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy lao động có CMKT có xu hướng tăng lên, năm 1996 là 4.414.000 người (12,31%) lên 5.992.400 người(15,51%) năm 2000. Trong vòng 4 năm tăng 3,2 % như vậy là quá ít trong khi đó tỷ trọng lao động không có CMKT chiếm hơn 84% trong tổng LLLĐ xã hội. Điều này phần nào phản ánh chất lượng nguồn nhân lực và công tác đào tạo ở Việt Nam. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH lực lượng CNKT là vô cùng quan trọng trong khi đó ở nước ta tỷ lệ CNKT còn rất thấp. Năm1996 tỷ lệ này là 4.38%,.., năm 2000 là 5,09%, tức là chỉ tăng có 0,71%. Điều này là một khó khăn lớn mà chúng ta đang từng bước khắc phục.
Cơ cấu lao động đã qua đào tạo có trình độ còn chưa hợp lý: Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên / trung học chuyên nghiệp / công nhân kỹ thuật thay đổi từ 1 / 2,25 / 7,1 (năm 1979) đến 1 / 1,68 / 2,3 năm(1989), 1/ 1,6 / 3,6 (năm 1995) và 1 / 1,31 / 4,8 (năm 2000) cho thấy rất nhiều CNKT thiếu, đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật và công nhân lành nghề chiếm một tỷ lệ rất thấp. Trong đó tỉ lệ quốc tế hợp lý là 1 / 4 / 10. Ngày 1/7/2002 lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 80,38%, còn lại là lao động có qua đào tạo 19,62%. Như vậy cung lao động lớn nhưng chất lượng chưa cao. Trong thời kỳ 1990-2000, với tốc độ tăng đào tạo cấp cao đẳng-đại học trở lên là 3,65%/năm, trung học chuyên nghiệp là 1,45%/năm và CNKT(kể cả ngắn hạn) là 9,5%/năm. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo bắt đầu thay đổi nhưng còn chậm và nếu không điều chỉnh mạnh cơ cấu đào tạo thì cơ cấu sẽ có thể bất hợp lý hơn. Đồng thời chất lượng đào tạo thấp và cơ cấu ngành nghề bất hợp lý tất yếu sẽ gây ra những hậu quả xấu. Tỷ lệ thấp nghiệp của lao động đã qua đào tạo đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và trên đại học khá cao và tăng nhanh là 1 sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực của xã hội.
Đội ngũ các bộ có trình độ đại học và trên đại học giữa các khối ngành khoa học tính theo tỷ lệ của mỗi ngành trong tổng số người tốt nghiệp là: khối KHTN 6,6%(đại học), 33,77%(trên đại học); khối KHKT 25,5%(đại học), 31,62%(trên đại học); khối KHXH 17%(đại học), 21,66%(trên đại học).
Lực lượng lao động chủ yếu là lao động cơ bắp, lao động trí tuệ chiếm một tỷ lệ nhỏ, năm 1997 lao động trí tuệ chiếm 7,9%, chân tay chiếm 92,1%.
Như vậy nước ta tiến hành CNH-HĐH với sự lạc hậu về KT-CN, với một lực lượng lao động có trình độ CMKT ở mức thấp.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân:
Xu hướng chung của quá trình công nghiệp hoá là tổng sản phẩm quốc dân(GDP) và lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm nông lâm ngư nghiệp. Cơ cấu lao động Việt Nam cũng có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động ngành nông-lâm-ngư nghiệp.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo ngành.
Đơn vị: 1000người.
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
(%)
33819,9
100
34551,7
100
34941,4
100
35731,1
100
36395,7
100
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
(%)
23601,9
69,80
22749,7
65,84
22184,1
63,49
22725,5
63,60
22965,6
63,10
Công nghiệp-Xây dựng
(%)
3566,5
10,55
3459,7
10,01
4169,9
11,93
4450,2
12,45
4731,4
13,0
Thương mại-Dịch vụ
(%)
6643,5
19,65
8324,3
24,09
8587,4
24,58
8555,1
23,94
8698,5
23,90
Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2000. NXB Thống Kê.
Qua biểu ta thấy, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nước ta trong những năm qua đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 69,8% năm1996 xuống còn 63,1% năm 2000; lao động các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ tăng lên, trong đó tăng nhanh nhất là lao động dịch vụ từ 19,65% năm 1996 lên 23,9% năm 2000. Từ 1996-2000 lao động ngành nông-lâm-ngư nghiệp có tỷ lệ giảm bình quân hàng năm là 3% với quy mô giảm là 749,5 ngàn người; Lao động công nghiệp tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 0,56% với qui mô tăng là 308,2 ngàn người. Lao động ngành dịch vụ tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 2,24% với qui mô tăng là 996 ngàn người. Như vậy lao động ngành dịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp.
Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ:
Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời là quá trình diễn ra sự tích tụ, chuyên môn hoá sản xuất và chuyên môn hoá lao động. Trong quá trình CNH- HĐH đất nước, các vùng chuyen môn hoá sản xuất nông nghiệp, các khu đô thị mới sẽ xuất hiện dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu lao động giữa các vùng.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ.
Đơn vị: 1000 người
1990
1995
1998
Tổng số
(%)
33133,4
100
33468,1
100
35961,6
100
Vùng núi phía Bắc
(%)
3988,7
12,03
4591,5
13,7
4515,4
13,67
KTTĐ Bắc bộ
(%)
4355,2
13,14
4825,1
14,4
5033,7
13,9
KTTĐMiền Trung
(%)
1704,9
5,14
1842,8
5,5
2027,5
5,64
Tây Nguyên
(%)
1201,6
3,62
1444,2
4,31
1512,9
4,2
KTTĐ Nam bộ
(%)
3056,8
9,20
3092,6
9,24
3158,9
8,78
ĐB SCL
(%)
6611,1
19,52
7342,0
21,93
7833,4
21,78
Nguồn: Điều tra lao động việc làm 1990,1995,1998 TCTK.
Trong thời gian qua trên phạm vi cả nước đã có những tiến bộ trong việc phân bố lao động giữa các vùng lãnh thổ theo chiều hướng tích cực, ở các vùng chậm phát triển, khó khăn dân cư thưa thớt, thiếu lao động nhưng lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú, có chiều hướng tăng lên; tỷ trọng lao động của vùng Tây Nguyên đã tăng từ 4.08% năm 1990 lên 4.19% năm 1995 và 5.36% năm 1999; vùng miền núi Bắc Bộ cũng có xu hướng biến đổi co cấu lao động tương tự; trong khi đó tỷ trọng dân cư và lao động ở các vùng đồng bằng có xu hướng giảm như: vùng đồng bằng sông Hồng cơ cấu lao động đã giảm từ 22.7% xuống 17.9%.
Tuy nhiên tình trạng tập trung dân số và lao động ở các đô thị ở đồng bằng sông Hồng và một số nơi ven biển vẫn còn quá cao. Năm 1999 mật độ dân cư ở đồng bằng sông Hồng đã lên đến 1130 người/km2 , bằng 2.7 lần đồng bằng sông Cửu Long, bằng 2.8 lần Đông Nam Bộ và từ 7- 10 lần các vùng khác. Nguồn lao động đồng bằng sông Cửu Long là 2 khu vực tập trung nhiều nhất, đồng bằng sông Hồng 20.29%; đồng bằng sông Cửu Long 22.46%. Trong khi ở các vùng trung du, miền núi đất hoang hoá còn quá lớn, tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác còn nhiều tiềm năng, tỷ lệ dân cưvà lao động còn rất thấp. Ví dụ như Tây Nguyên chỉ chiếm 3.86% nguồn lao động cả nước, diện tích đất chưa sử dụng bình quân đầu người ở nước ta năm 1994 là 1900m2/ngưòi; miền núi và trung du Bắc Bộ có diện tích đất chưa sử dụng bình quân đầu người cao nhất đạt tới 5590 m2/người sau đó đến Tây Nguyên 5270 m2/người; duyên hải miền Trung 2500 m2/người, Bắc Trung Bộ 2400 m2/người, đồng bằng sông Cửu Long đất chưa sủ dụng chỉ còn 421 m2/người.
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: 1000 người.
Lao động làm việc trong nền KTQD
Khu vực nhà nước
Khu vực ngoài nhà nước
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
Năm 1991
30.974
100
3.246
10.5
27.728
89.5
Năm 1995
34.606
100
3.011
8.5
31.595
91.5
1/4/1999
36.419
100
4.013
11
32.406
89
Nguồn niên giám thống kê 1991-1995-1999
Nhìn chung việc chuyển đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế giữa khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước theo các kết quả điều tra nói trên chưa có gì biến đổi lớn. Khu vực Nhà nước trong 5 năm 1991- 1995 giảm tỷ trọng từ 10,5% xuống còn 8,5%; song lại tăng lên 11% vào năm 1999.
CHƯƠNG III:
GIảI PHáP
I. Mục tiêu nâng cao chất lượng NNLtrong giai đoạn 2001-2010:
Mục tiêu chung:
Nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt nam về đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức khoẻ, thể lực. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động hiện có, nhất là số lao động đã qua đào tạo. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên gấp 2 lần hiện nay. Hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao có cơ cấu và trình độ đáp ứng yêu cầu trong từng bước đi của kế hoạch phát triển KT-XH thời kỳ 2001-2010, chuẩn bị tiền đề về nhân lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Giảm hộ nghèo, không còn hộ đói, tăng thêm hộ giàu. Bảo đảm cho toàn dân được đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn mặc, nhà ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, hưởng thụ văn hoá. Thể hiện dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh, gia đình hạnh phúc, bảo dảm an ninh xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở đô thị, vùng phát triển vào năm 2005 và toàn quốc vào năm 2010, nâng số năm đi học bình quân của người trong độ tuổi lao động lên 9 năm
Nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo trong các lĩnh vực KT lên 40-50% trong đó 30-35% cho khu vực nông nghiệp và nông thôn. Phổ cập nghề đơn giản cho 100% thanh niên nông thôn.
Hình thành lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.
Xây dựng đội ngũ những người tài.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, trong lực lượng vũ trang và cơ quan đối ngoại.
Tạo việc làm cho 1,5 triệu người/năm. Tăng thêm hộ khá và giàu, không còn hộ đói, giảm về cơ bản số hộ nghèo.
Nâng cao sức khoẻ và đời sống vật chất của nhân dân.
Nâng mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn XH.
Thực hiện dân chủ, công bằng xã hội.
Một số giải pháp nâng cao chất lượngcủa NNL
Giải pháp về thể lực:
Đối với Nhà nước:
-Tăng ngân sách nhà nước đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35623.doc