Tư tưởng ”trọng nam khinh nữ” dường như đãăn sâu vào trong tiềm thức
của con người. Tư tưởng ấy thể hiện rõ nhất ở định kiến ” Nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô”, có nghĩa là nếu trong gia đình đó mà sinh được mười người con gái thì
vẫn coi như là chưa có con nhưng chỉ cần có một người con trai thì xem như là đã
có con rồi. Nho giáo quan niệm: một người đàn ông chết đi mà không có con trai
thì coi như dòng giống đó ”tuyệt tự”, cho nên không có con trai là tội còn nặng hơn
tội lớn nhất là bất hiếu. Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1997đã chỉ
ra việc vợ chồng không có con trai cũng có thể là lý do để người chồng gây sự với
vợ. ”Có nhiều người, nhiều gia đình do quan niệm phong kiến lạc hậu, trọng nam
khinh nữ nên suốt ngày đánh đập vợ con tàn nhẫn, bỏ mặc vợ con đói khát không
thương tâm chỉ vì người vợ sinh toàn con gái”. Đó cũng là lý do dẫn đến các hành
vi bạo lực của người chồng để buộc vợ mình chấp nhận ly hôn. Trong năm 1996,
các tòa án địa phương đã xét xử 49.711 vụ ly hôn, trong đó có 18% là do không có
con trai. Do luật pháp Việt Nam thường ủng hộ người vợ trong những trường hợp
này nên những người chồng có ý định ly hôn vợ thường tìm cách gây sự để người
vợ phải đứng nguyên đơn xin ly hôn. Người phụ nữ thường phải chịu đựng sự
ngược đãi trong thời gian dài trước khi ly hôn. Đó là nhận xét trong đề tài ”Nghiên
cứu BLGĐ trên cơ sở giới ở Việt Nam”của các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Gia
đình và Giớinăm 2005.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thưc trang, nguyên nhân, hình thức và giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật pháp Việt Nam thường ủng hộ người vợ trong những trường hợp
này nên những người chồng có ý định ly hôn vợ thường tìm cách gây sự để người
vợ phải đứng nguyên đơn xin ly hôn. Người phụ nữ thường phải chịu đựng sự
ngược đãi trong thời gian dài trước khi ly hôn. Đó là nhận xét trong đề tài ”Nghiên
cứu BLGĐ trên cơ sở giới ở Việt Nam” của các tác giả thuộc Viện nghiên cứu Gia
đình và Giới năm 2005.
Do ảnh hưởng của quan niệm ”xuất giá tòng phu” lấy chồng thì phải theo
chồng cho nên xã hội nhìn chung mong đợi người phụ nữ sống nhẫn nhục, cam
chịu để gia đình bình yên. Vì vậy, khi chồng có hành vi bạo lực với mình, những
người vợ thường chấp nhận và không dám phản kháng. Một phụ nữ nói ”tôi bị đày
đọa hắt hủi bao nhiêu năm nay nhưng tôi nhất sống nhất chết gì cũng phải ở gia
đình nhà chồng, có đánh tôi cũng không đi” (Phụ nữ bị bạo lực, 53 tuổi).
Tư tưởng ”xuất giá tòng phu” cũng là sự mong đợi của gia đình bên chính
người phụ nữ khi họ biết con cái họ bị chồng đánh. ”Một lần tôi bị ổng cầm cây
đòn đánh vào người, mình mẩy bầm tím hết. Tôi đau và giận ổng lắm nên bỏ về nhà
ngoại, ba má tôi cũng thương tôi lắm nhưng vẫn khuyên bảo tôi phải gắng nhịn và
quay trở về nếu không người chịu thiệt nhất chỉ là tôi và sắp nhỏ thôi” (Phụ nữ bị
bạo lực, 37 tuổi). Chính những điều này cũng có thể làm cho mâu thuẫn giữa hai vợ
chồng xấu hơn.
Trên thực tế, ở nhiều nơi, việc chồng đánh vợ được coi là một phương pháp ”giáo
dục” vợ để gia đình tốt đẹp hơn. Bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sai lầm trước
đây mà có không ít ông chồng cho rằng: ”Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”, họ tự cho
mình cái quyền được ”dạy vợ” khi vợ không nghe lời.
”Tôi khổ quá, lúc nào cũng sống trong cảnh ”chồng chúa vợ tôi”, tôi sống có điều
tiếng gì với mọi ngời đâu mà ổng lại đối xử với tôi như vậy” (Phụ nữ bị bạo lực, 49
tuổi).
” Ông ấy không bao giờ cho là mình có lỗi. Không bao giờ xin lỗi, đã đánh tôi lại
còn buộc tôi phải xin lỗi. Ngay cả việc ông ấy đánh bạc, bỏ bê con cái ông ấy cũng
nói là đó là lỗi tại vợ, vợ không biết chiều chồng” (PVS, Nguyễn Thị T., Hà Nội).
Quan niệm ”chồng chúa vợ tôi” và ”thuyết tam tòng” gán cho người chồng
toàn quyền quyết định mọi công việc lớn trong gia đình. Người vợ là người thừa
hành, có bổn phận phục vụ chồng con. Trong nhiều trường hợp người chồng đã
dùng bạo lực để duy trì quyền này. Sự ngược đãi cua người chồng đối với người vợ
chính là biểu hiện cụ thể của điều này. Người chồng có thể xử tệ với vợ khi nổi cáu,
khi vợ là gì trái ý mình, hoặc thậm chí khi vợ tỏ ra thành đạt có thể đe dọa đến địa
vị cao của người chồng (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999).
Với suy nghĩ ”xấu chàng hổ ai”, không nên ”vạch áo cho người xem lưng”
cho nên những người phụ nữ bị chồng sử dụng bạo lực đều giấu giếm, không kể
với người khác về những gì họ phải chịu đựng. Nhiều phụ nữ không báo cáo các
hành vi bạo lực vì họ cho rằng họ sẽ bị người ngoài nhìn nhận là đã làm điều gì đó
không tốt nên mới bị chồng đánh (Lê Thị Phương Mai và Lucinda Willshire 2000).
Cho dù bị đánh đau thì người phụ nữ vẫn cố gắng không làm to chuyện.
”Em nghĩ có hay ho gì chuyện bị ổng đánh đâu, ổng mà bị chê cười thì em cũng
chẳng dám nhìn mặt ai nữa. Em chỉ biết cầu giời khấn phật để anh ấy tu tỉnh lại để
gia đình lại được vui vẻ hạnh phúc như xưa” (Phụ nữ bị bạo lực, 36 tuổi).
”Cũng có ông chồng biết nghe, biết sợ thì họ sẽ thôi còn nhiều trường hợp lại về
gây lộn với vợ vì tội đã bêu xấu chồng” (Chủ tịch Hội phụ nữ phường Tân Xuân,
thị xã Đồng Xoài, Bình Phước).
Với những kết quả nghiên cứu đó, khi vận dụng thuyết chức năng, chúng ta
đã thấy được phần nào vai trò, vị trí của người vợ trong gia đình. Trong gia đình,
người vợ là người phải chịu đựng và nếu họ làm không đúng với bổn phận, chức
năng của mình thì BLGĐ diễn ra là điều đương nhiên.
Như vậy, định kiến giới vốn vẫn được coi là chuẩn mực đã ăn sâu vào trong
tiềm thức con người. Ngay từ khi sinh ra, xã hội đã gán cho nam giới và nữ giới
những vai trò nhất định. Những giá trị này con người sẽ không thể nhận thức được
khi sinh ra nhưng cùng với quá trình họ lớn lên, phát triển thì cũng dần ý thức
được. Đó chính là tác động của quá trình xã hội hóa đối với mỗi cá nhân trong xã
hội.
2. SỰ THAM GIA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
Trong những năm qua, các cơ quan chính quyền, tổ chức xã hội, các cộng
đồng dân cư đã có những đóng góp quan trọng góp phần ngăn chặn, hạn chế các
hành vi bạo lực gia đình chống lại phụ nữ. Đó là điều không thể phủ nhận được.
Tuy nhiên, trong quá trình hành động nhằm đấu tranh với hành vi bạo lực gia đình,
các cộng đồng dân cư, chính quyền, tổ chức xã hội vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đây
là một trong những yếu tố khiến cho hành vi BL của người chồng với người vợ
chưa được hạn chế một cách tối đa.
2.1 Sự tham gia của cộng đồng, làng xóm
Cộng đồng, làng xóm thường là những người tham gia, giúp các gia đình giải
quyết xung đột. Họ sống gần nhau, hiểu phần nào gia cảnh của nhau nên có thể có
mặt kịp thời khi có hành vi bạo lực xảy ra. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi họ chỉ
can thiệp những vụ ngược đãi phụ nữ nghiêm trọng hay những xung đột gia đình
ảnh hưởng đến trật tự của khu ở còn thì người ta né tránh, coi đó là chuyện của ”vợ
chồng người ta”. ”Thường thì cũng có người khuyên can nhưng họ cũng coi đó là
chuyện gia đình nên rất ngại. Ông ấy thì ai sang can cũng chửi nên họ lại càng
ngại, thế nên họ cũng sang khuyên can một vài lần rồi thôi. Mình là người vợ thì
phải chấp nhận thôi” (Phụ nữ bị bạo lực, 47 tuổi).
Trong cộng đồng dân cư cũng có tư tưởng ”Đèn nhà ai nhà ấy sáng” cho nên
khi các hành vi bạo lực xảy ra, người xung quanh cho rằng đó là chuyện nội bộ gia
đình nên ít can thiệp hòa giải ngay từ bước đầu, chỉ khi xảy ra trầm trọng thì mới
đưa ra tổ hòa giải, đoàn thể xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1997). Những
ngược đãi phụ nữ diễn ra bên trong mỗi gia đình thường không được quan tâm một
cách thích đáng. Một mặt, các thành viên trong gia đình thường muốn giữ kín
những chuyện riêng của gia đình mình, đặc biệt là những chuyện mâu thuẫn, xô xát
giữa vợ và chồng. Mặt khác là sự bàng quan của những người hàng xóm, không
muốn can thiệp vào việc riêng của gia đình người khác (Vũ Tuấn Huy, 1999, Bạo
lực trong gia đình – Nguyên nhân và kết quả, Viện Xã hội học).”Vấn đề này cũng
đã nói rất nhiều. Có vẻ là trong thời đại ngày nay có nhiều người tỏ ra rất bàng
quan, tức là đứng ngoài cuộc. Ví dụ như là họ đứng xem, hay là trong mâu thuẫn
của một cặp vợ chồng thì họ kéo đến xem thôi rồi bình luận sôi nổi, nhưng mà bảo
một người vào can thì họ lại rất ngại” (Cán bộ xã, 50 tuổi).
”Bây giờ họ cũng chẳng dòm ngó nhà ai với nhà ai đâu, nếu mà phải sang can ngăn
thì tình hình là nghiêm trọng rồi” (Một phụ nữ, nghỉ hưu).
2.2 Sự tham gia của chính quyền và các tổ chức xã hội
Kết quả phân tích các số liệu nhìn chung cho thấy sự can thiệp của chính quyền và
các tổ chức xã hội trong việc ngăn chặn và giải quyết các vụ BLGĐ thấp hơn đáng
kể so với sự hy vọng của người dân.
Nghiên cứu về ”Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ” của
tác giả Lê Thị Thu (PCT Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2000) cho thấy: theo trả
lời của bản thân những người trong gia đình có xảy ra bạo lực thì gia đình hai bên,
bà con hàng xóm là những người can thiệp giúp đỡ nhiều nhất khi xảy ra vụ việc
chồng đánh vợ. Trong khi đó, tỷ lệ những vụ BLGĐ được chính quyền và công an
can thiệp là rất thấp (Bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ can thiệp giúp đỡ khi chồng đánh vợ (%)
Người can thiệp Tỷ lệ
Gia đình nhà chồng 49, 5
Ga đình nhà vợ 17,7
Hội phụ nữ 36,3
Bà con lối xóm 62,7
Ban hòa giải 4,5
Đoàn thanh niên 1,6
Chính quyền địa phương 2,9
Công an địa phương 4
Sự can thiệp của các đoàn thể, chính quyền trong việc ngăn chặn và giải
quyết những vụ việc liên quan đến BLGĐ giữ một vai trò rất qua trọng. Tuy nhiên,
điểm yếu của quá trình này là nó thường chỉ bắt đầu khi bạo lực trong gia đình xảy
ra rất nghiêm trọng và thường chỉ can thiệp để chấm dứt ngay lúc có sự ngược đãi
còn về lâu dài thì hiệu quả không cao.
”...những lần đánh nhau to quá thì các con tôi có chạy đi gọi và tôi cũng có đi mời
họ (đoàn thể) đến khuyên giải chồng tôi, sau đó chồng tôi cũng nghe nhưng chỉ
được một thời gian rồi đâu lại vào đấy” (Nạn nhân, trường hợp LS1).
Một vấn đề khac cần phải chú ý trong sự tham gia của chính quyền, đoàn thể là sự
phối hợp hoạt động của chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội không phải bao
giờ cũng kị thời va đồng bộ. Có ý kiến đã nhận xét: ”Khách quan mà nói thì tôi
thấy vai trò của các tổ chức còn hơi chậm chễ. Cụ thể là bên công an có khi cần
người đến thì chưa đến được ngay lúc đó, vì vậy có ảnh hưởng phần nào đến hoạt
động của chị em chúng tôi” (Phó chủ tịch Hội phụ nữ, trường hơp LS10). Có
những chị em phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh nhưng cũng không nhận được
sự can thiệp của chính quyền vì ”ở địa phương nếu có vụ việc nghiêm trọng thì cán
bộ đoàn thể với chính quyền mới đến giải quyết còn bình thường chỉ đấm tát thì họ
không đến đâu, chủ yếu là gia đình người ta đóng cửa bảo nhau thôi” (TLN –
Nam, thị trấn Đoan Hùng, Phú Thọ).
Chính vì vậy, có không ít phụ nữ trở nên nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào các tổ
chức, chính quyền địa phương.
”Chính quyền can thiệp sự việc cũng đã xong, họ đợi khi nào có đổ máu thì họ mới
tới” (Nạn nhân, trường hợp TG3).
”...báo lắm thì cũng chả giải quyết được gì, rồi em chán, em chẳng báo nữa. Bao
nhiêu lần đến nhà rồi cũng thế thôi. Rồi mai ông ấy lại đánh” (Nạn nhân, trường
hợp TB3)
II. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
1. Các yếu tố kinh tế, nghèo đói
Các yếu tố kinh tế có xu hướng liên quan đến tất cả các khía cạnh của quan
hệ vợ chồng. Nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam đã cho
thấy: kinh tế gia đình khó khăn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến bạo lực gia đình.
Tất nhiên, chúng ta không thể coi đói nghèo là yếu tố lớn nhất làm nảy sinh hành vi
bạo lực. Bởi lẽ thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng quanh năm bị cái nghèo đeo bám
nhưng vẫn sống với nhau đầm ấm, hòa thuận hoặc có những gia đình khi còn khổ
cực thì hai vợ chồng có một cuộc sống êm đềm, thương yêu nhau nhưng đến khi
kinh tế gia đình khá giả thì lại nảy sinh nhiều vấn đề, không có hạnh phúc. Tuy
nhiên, yếu tố kinh tế và bạo lực gia đình vẫn được coi là hai mặt có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù BLGĐ có thể xảy ra ở mọi
tầng lớp với mức sống và trình độ giáo dục khác nhau nhưng các hành vi bạo lực
trong gia đình vẫn xuất hiện nhiều hơn cả trong các gia đình có đời sống khó khăn.
Lý giải cho điều này, đề tài ”Bạo lực gia đình – Một sự sai lệch giá trị” của tác giả
Lê Thị Quý – Đặng Vũ Cảnh Linh đã chỉ rõ trong nhiều trường hợp, chính sự
nghèo đói đã cắt bỏ phần lớn những cơ sở vật chất cần thiết cho việc duy trì hạnh
phúc gia đình. Không có những cơ sở vật chất cần thiết này, con người khó có thể
giữ được những mối quan hệ tốt đẹp. Những khó khăn trắc trở trong việc kiếm tiền,
sự vất vả mệt nhọc đè nặng lên cuộc sống hàng ngày, sự bực dọc thường xuyên vì
đói kém và những thua thiệt trong làm ăn đã khiến cho các mối quan hệ gia đình
luôn căng thẳng. Đó là miếng đất ươm sẵn những mầm độc của BLGĐ. Nếu sự
nghèo đói làm nảy sinh BLGĐ thì ngược lại, chính BLGĐ đến lượt mình lại làm
tăng thêm sự nghèo đói.
”Vợ chồng có cãi nhau, xô xát nhau cũng là do kinh tế gia đình cả. Chỉ vì túng
thiếu, tiền không đủ tiêu đâm ra nóng nảy, chứ chồng tôi cũng không phải người
tàn ác. Giận quá thì tát vợ vài cái sau đó vài hôm lại tìm cách làm lành. Hoàn cảnh
gia đình khổ quá chứ đầy đủ thì chẳng đến nỗi phải như vậy” (PVS, Chu Thị C.,
Cổ Nhuế, Hà Nội).
Khi được hỏi: ”Những xích mích chủ yếu giữa vợ và chồng thường xảy ra do vấn
đề gì nhiều nhất?”, một phụ nữ đã nghỉ hưu, 41 tuổi, có 2 con, chồng là công nhân,
ngoài giờ làm thêm nghề xe ôm cho biết: ”Nói chung nó cũng lung tung, chủ yếu là
đời sống nó vất vả, kiếm được bữa ăn nó cực qúa nên dẫn đến cãi nhau chứ có cái
gì đâu... Đi làm đã mệt mỏi về lại nghe những cái dằn hắt của chồng về chi tiêu nọ
kia ai mà chẳng tức”.
Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001: 41) cũng cho thấy
tỷ lệ phụ nữ bị chồng mắng chửi tăng từ 11,1% ở hộ gia đình có mức sống khá lên
16,7% ở nhóm hộ trung bình và tới 30,2% ở nhóm hộ nghèo. Tương tự, tỷ lệ phụ
nữ bị chồng đánh gia tăng nhanh theo tình trạng kinh tế hộ gia đình (1,0%; 3,5% và
7,7%).
Trong nhiều trường hợp, do người vợ phải chịu phụ thuộc về kinh tế vào
người chồng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực. Một phụ nữ bị chồng
sử dụng bạo lực cho biết: ”Do kinh tế gia đình khó khăn, không có tiền bạc, ổng lại
hay nhậu rồi hổng có lý trí dẫn tới đánh vợ đánh con. Nhiều lúc mình cũng cự lại
nhưng ổng đánh chửi mình là không làm ra tiền thì không được nói. Mình muốn đi
làm nhưng không ai lo việc nhà nên thôi” (Phụ nữ bị bạo lực, 34 tuổi).
”Sau khi gây lộn, thường vào buổi sáng ông ấy không thèm đưa tiến ăn cho em mà
bỏ đi luôn, có khi đến 2,3 ngày mới về. Cũng có khi chiến tranh lạnh, không nói
chuyện một thời gian. Thông thường em luôn là người làm lành trước vid nếu
không thì không có tiền đi chợ” (Phụ nữ bị bạo lực, 22 tuổi).
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong những gia đình mà người
phụ nữ thành đạt hơn nam giới, thu nhập của họ cao hơn nam giới, họ có thể còn
phải chịu bạo lực nhiều hơn những gia đình khác vì ”đàn ông sử dụng cách thức
mắng chửi hay đánh đập vợ như là cách thức để duy trì quyền lực và vị trí của bản
thân mình” (Vũ Mạnh Lợi, 1999: 19).
Xét tương quan giữa chênh lệch thu nhập vợ - chồng và mức độ mâu thuẫn trong
gia đình, kết quả thu được là: ở những gia đình vợ có thu nhập cao hơn chồng thì
thường xảy ra mâu thuẫn hơn. Ở mức độ ”thỉnh thoảng”, tỷ lệ có mâu thuẫn ở gia
đình mà vợ thu nhập hơn chồng là 29%, tỷ lệ này ở gia đình mà chồng có thu nhập
cao hơn là 18,5%. Khi hai vợ chồng có thu nhập bằng nhau, tỷ lệ gia đình ”không
bao giờ” có mâu thuẫn chiếm tới 56,1% trong khi đó, ở những hộ mà vợ có thu
nhập cao hơn, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 42%.
Tương tự trường hợp mâu thuẫn gia đình, tỷ lệ xảy ra BLGĐ cũng đi theo chiều
hướng như vậy. Ở những gia đình có tình trạng thu nhập của vợ cao hơn, tỷ lệ xảy
ra BLGĐ cũng cao hơn (chiếm 38,5%), trong khi ở trường hợp chồng có thu nhập
cao hơn thì tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 28% (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh thu nhập vợ chồng – Bạo lực gia đình (%)
So sánh thu nhập của vợ - chồngTình trạng bạo lực
Vợ hơn chồng Bằng nhau Chồng hơn vợ
Có bạo lực 38,5 35,4 27,9
Không có bạo lực 61,5 64,6 72,1
Điều này chỉ có thể giải thích do xuất phát từ tâm lý cho rằng người có ưu
thế về kinh tế sẽ là người có quyền quyết định mọi việc. Bởi vậy, nếu người vợ có
thu nhập cao hơn chồng thì quyền lực của người chồng trong gia đình có nguy cơ bị
lung lay. BLGĐ chính là cách để họ bảo vệ vị trí của mình trong gia đình, uy quyền
của mình đối với vợ con.
2. Yếu tố nhận thức
2.1 Nhận thức của người dân
Yếu tố nhận thức có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì tình trạng
BLGĐ. Chừng nào nhận thức của người dân về hành vi BLGĐ chưa đầy đủ thì
chừng đó việc dùng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình còn chưa được lên án
mạnh mẽ.
Có một nghịch lý là một số loại hành vi bạo lực trong gia đình được không ít người
coi là có thể chấp nhận được. Theo khảo sát của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(2001), tỷ lệ các ý kiến coi các hành vi bạo lực có thể chấp nhận được trong gia
đình như sau: mắng chửi (45% nữ và 45,1% nam); bỏ lửng (9,9% nữ và 11,7%
nam); tát (7,9% nữ và 8,4% nam); xỉ vả (4,6% nữ và 6,2% nam); cấm đoán quan hệ
với mọi người (3,8% nữ và 4,3% nam). Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ lệ
nam nữ chấp nhận đấm đá hay đánh bằng roi, gậy và cưỡng ép quan hệ tình dục
vẫn còn. Cũng trong cuộc khảo sát này, một tỷ lệ khá lớn ý kiến chấp nhận các
hành vi bạo lực của chồng đối với vợ trong cuộc sống gia đình (đánh hoặc mắng
chửi) nếu vợ mắc một số lỗi được đưa ra:
Chồng có thể đánh vợ khi vợ có hành vi: ”quan hệ lăng nhăng” (30,7%); ”cờ
bạc/nghiện hút” (22%); ”hỗn láo” (15%)...
Chồng có thể mắng chửi (không đánh) khi người vợ: ”làm trái ý chồng” (51,3%);
”không chăm sóc chồng con” (50,2%); ”hỗn láo với chồng” (46,0%); ăn tiêu hoang
phí” (44,6%); ”lười biếng” (40,1%); ”không biết làm ăn” (32,8%)...
Chính vì nhận thức chưa đầy đủ mà đã có những người rất ngạc nhiên khi
thấy tòa án xử phạt những người đánh vợ. Tại phiên tòa xét xử T.K, một thanh niên
vì ghen tuông vô cớ mà đánh vợ rất đau, khi tòa tuyên án người chồng 9 tháng tù
thì cách đàn ông tham dự phiên tòa đã nhao nhao lên rằng: ”Vợ mình mà, hư thì
đánh, vậy mà cũng phải ngồi tù chung với bọn trộm cướp sao?”. Như vậy, theo
cách đàn ông kia thì trộm cướp mới là mắc tội còn đánh vợ thì không. (Tòa án nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh, 2003).
Đáng lưu ý là không có sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và nữ giới về vấn
đề này. Điều ngạc nhiên hơn là tỷ lệ chấp nhận những hình phạt của người phụ nữ
khi họ ”mắc lỗi” theo quan niệm thông thường, ngay cả việc ”từ chối quan hệ tình
dục” lại cao hơn nam giới (Hội LHPN Việt Nam, 2001: 16 - 17). Như vậy, hành vi
bạo lực của người chồng đối với người vợ không chỉ được xã hội nói chung chấp
nhận mà còn được chính bản thân không ít phụ nữ chấp nhận. Một số phụ nữ chỉ
coi hành vi đánh đập là bạo lực nếu nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Một
nạn nhân nữ ở Tiền Giang phát biểu: ”
Theo em, nếu vợ chồng nóng nảy này kia mà bạt tai thì chuyện đó cũng bình
thường. Còn án mạng, xảy ra bầm dập thương tích thì chuyện đó mới bỏ qua hổng
được”.
Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm ở nhiều nghiên cứu khác
nhau, một điều thường lặp đi lặp lại là không ít phụ nữ còn đồng ý với ý kiến cho
rằng: ”Nhiều trường hợp vợ bị chồng đánh cũng không có gì là quá đáng, chồng
đang bực mình lại còn cằn nhằn, mắng mỏ con, hoặc có những người vợ đối xử với
gia đình nhà chồng chẳng ra gì. Mình là phụ nữ thì phải biết nín nhịn thì gia đình
mới yên ổn chứ” (Thảo luận nhóm nữ, Bình Phước).
Chính những nhận thức như vậy đã tạo điều kiện để tiếp tục duy trì những
hành vi bạo lực đối với người phụ nữ trong gia đình.
2.2 Nhận thức của các cán bộ chuyên trách
Đây được coi là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phòng
chống bạo lực ở địa bàn dân cư nơi họ sinh sống. Tuy nhiên, chính họ lại trở thành
một trong những yếu tố khiến cho tình trạng BLGĐ đối với phụ nữ vẫn còn đất
sống bởi chính nhận thức còn chưa chính xác, chưa đầy đủ của mình về vấn đề này.
”Vợ chồng nói qua nói lại, rồi tát hai, ba cái bạt tai, chuyện đó bình thường thôi.
Đó không phải là bạo lực” (Cán bộ tư pháp huyện, Trường hợp TG18).
Thay vì tìm hướng giải quyết theo chức năng của cán bộ thi hành pháp lật, có ý
kiến còn tỏ ra không đồng tình với hành vi báo cáo chính quyền của người vợ khi
bị chồng đánh đập.
Trong gia đình, vợ chồng xô xát thì tự hòa giải là tót hơn. Chỉ có những
người không suy nghĩ đến nơi đến chốn thì họ mới đi báo cáo để giáo dục chồng
mình” (Công an thị trấn, Trường hợp TB13).
Tôi nghĩ đã là vợ chồng thì nhiều cái người phụ nữ phải biết chấp nhận, mà
về tình cảm thì phải biết chiều chồng. Đó là nguyên nhân quan trọng đầu tiên” (Cán
bộ ban tư pháp, Trường hợp LS7).
Ngay cả nhận thức của các cán bộ phụ nữ - những người có trách nhiệm giúp
đỡ nạn nhân bạo lực tại cộng đồng cũng còn nhiều điều đáng ngạc nhiên.
”Theo tôi, vấn đề ngược đãi phải có hậu quả đến mức độ nào mới được coi là
ngược đãi. Còn quan điểm một cái tát cũng là ngược đãi thì không phải” (Cán bộ
phụ nữ xã B).
”Người vợ không được chồng đồng ý cho tham gia vào các hoạt động đoàn thể mà
mình đưa vào ngược đãi thì hơi nặng” (Cán bộ hội nông dân xã A).
Chính quan niệm của người phụ nữ và những người có trách nhiệm giúp đỡ
họ như vậy đã kéo dài tình trạng ”sống chung với bạo lực” của phụ nữ. Ngay cả cán
bộ phụ nữ cấp huyện cũng quan niệm rằng: ”Nếu ông đi ngoại tình về để cho người
vợ phải suy nghĩ ảnh hưởng tinh thần thì lúc đó mới là ngược đãi. Còn nếu người
vợ không biết, không phải suy nghĩ thì không phải là ngược đãi” (Cán bộ phụ nữ
huyện G). (Lê Thị Phương Mai và Lê Ngọc Lân, 2002: 18).
Nghiên cứu của Vũ Mạnh Lợi và cộng sự (1999) cũng cho thấy những nhận
thức hết sức mơ hồ vê fnhwngx điều được quy là hành vi bạo lực. Theo đó, nếu
người đàn ông đối xử tệ với vợ mình một cách có hệ thống, mặc nhiên anh ta đã bị
coi là người đàn ông bạo lực. Còn nếu những hành động chỉ có tính nhất thời, kể
car tát tau, nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ được coi như là hành
động không mong muốn nhưng không nhất thiết là bạo lực. Hành động mang tính
nhất thời nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì đó là hành vi bạo lực. Đặc biệt là nếu
người vợ có lỗi thì hành động bạo lực của người chồng, mặc dù không phải là điều
mong muốn, vẫn được coi là ”có thể biện minh được”.
3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nhiều
lĩnh vực của đời sống. Trình độ học vấn thấp không chỉ là nguyên nhân của tình
trạng kinh tế khó khăn dẫn đến tăng thêm mâu thuẫn gia đình mà có lẽ còn cản trở
khả năng tiếp nhận thông tin tuyên truyền về pháp luật, về vấn đề bình đẳng giới và
quyền phụ nữ. Hành vi bạo lực còn xảy ra đối với những ông chồng có trình độ văn
hóa thấp khi mà họ không đủ khả năng và hiểu biết cần thiết để giải quyết mâu
thuẫn trong gia đình một cách hòa bình hơn (Hội LHPN Việt Nam, 5 - 2005).
Nghiên cứu của WHO cho biết trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì
nguy cơ bị bạo lực gia đình càng thấp và ngược lại, những người phụ nữ có trình độ
học vấn càng thấp thì nguy cơ bị bạo lực càng cao. Điều này có thể giải thích rằng
những người phụ nữ có trình độ học vấn cao thì họ có nhiều cơ hội lựa chọn khi kết
hôn và có khả năng chủ động kiểm soát mọi vấn đề xảy ra trong gia đình.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra độ chênh lệch về trình độ của vợ và
chồng có thể gây ra xung đột nhiều hơn các cặp vợ chồng có trình độ học vấn
tương đồng. Nhóm người chồng có học vấn thấp có hành vi bạo lực cao hơn nhóm
có học vấn cao hơn (24,1% mắng chửi và 6,2% đánh đập ở nhóm học vấn tiểu học;
10,3% mắng chửi và 2,2% đánh đập ở nhóm học vấn PTTH) (Hội LHPN 2001: 43
– 46; Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999).
Một cán bộ phụ nữ huyện khẳng định: ”ngược đãi về thể chất, tức là đánh
đập thường là hai vợ chồng trình độ người ta thấp; còn ngược đãi về tinh thần,
những cái này chỉ nghe thấy ở những người trình độ cao” (cán bộ phụ nữ huyện
G.- Lê Thị Phương Mai, Lê Ngọc Lân, 2002).
Khi xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ mâu thuẫn trong
gia đình, kết quả thu được là: trong tổng số những người được hỏi thì có 23,1% đối
tượng mù chữ khẳng định gia đình hàng ngày có xảy ra mâu thuẫn; chỉ có 1,8% đối
tượng tiểu học; 3% đối tượng THCS và 4,6% đôi tượng PTTH cho rằng gia đình họ
hàng ngày có xảy ra mâu thuẫn. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có trình độ
học vấn từ cao đẳng trở lên khẳng định gia đình họ không xảy ra mâu thuẫn ở mức
độ thường xuyên (hàng ngày và tuần một vài lần). Các đối tượng được hỏi khẳng
định gia đình họ mỗi tháng có một vài lần xảy ra mâu thuẫn là tương đối nhiều. Có
đến 71,4% đối tượng học vấn trung cấp/cao đẳng; 40,4% đối tượng học vấn tiểu
học; 38,5% đối tượng học vấn PTTH và 31,6% đối tượng THCS khi được hỏi đều
cho rằng gia đình họ mỗi tháng có một vài lần xảy ra mâu thuẫn. Tỷ lệ này ở nhóm
đối tượng có học vấn đại học trở lên tuy thấp hơn (30%) nhưng cũng là một con số
rất đáng quan tâm. (Bảng 3).
Bảng 3: Tương quan trình độ học vấn và mức độ mâu thuẫn (%)
Mù chữ Tiểu học THCS PTTH TC/CĐ Đại học Tổng
Hàng ngày 23,1 1,8 3 4,6 0 0 3,1
Tuần một
vài lần
0 8,8 1,3 0 0 0 3,8
Tháng một
vài lần
7,7 40,4 31,6 38,5 71,4 30 36,5
Năm một
vài lần
38,5 32,5 43,9 46,8 0 60 39,3
Không nhớ
rõ
30,8 9,2 16,5 7,3 28,6 10 12,6
Khác 0 7,5 3,8 2,8 0 0 4,7
Tổng 100 100 100 100 100 100 100
Mặc dù khó có thể khẳng định một cách chắc chắn mối liên quan giữa trình
độ học vấn và mức độ hòa thuận của mỗi gia đình nhưng trên thực tế, có thể xem
xét vấn đề này trong lĩnh vực kinh tế. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường hiện nay, những đối tượng có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nhiều lợi thế
hơn trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm. Những đối tượng có học vấn thấp hơn
có xu hướng thực hiện các hoạt động ít mang tính kỹ thuật, chuyên môn hơn và
phải chấp nhận mức thu nhâp thấp hơn. Và một khi thu nhập không đáp ứng được
nhu cầu cuộc sống thì những mâu thuẫn trong gia đình có nguy cơ gia tăng.
4. Các tệ nạn xã hội
Có rất nhiều yếu tố thuộc về các tệ nạn xã hội là một trong số các tác nhân
gây nên hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Tuy nhiên, được nhắc đến
nhiều hơn cả là các nguyên nhân sau đây:
4.1 Lạm dụng rượu, cờ bạc, ma túy
Việc lạm dụng rượu, cờ bạc và nghiện ma túy cũng là một nguyên nhân gây
ra BLGĐ. Những thói quen có hại trên có thể dẫn đến nợ nần, và như vậy, làm tăng
thêm sự bất an về kinh tế trong gia đình, tạo sự căng thẳng trong gia đình và làm
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thưc trang, nguyên nhân , hình thức , giải pháp của bạo lực gia đình hiện nay.pdf