MỤC LỤC
Trang
Phần I: Lời mở đầu 1
Phần II: Nội dung 2
I. Tổng quan về nhà ở đô thị 2
1. Khái niệm và đặc điểm của nhà ở 2
2. Tiêu chuẩn nhà ở 3
3. Phân loại nhà ở 5
4. Vai trò nhà ở 6
5. Xu hướng phát triển nhà ở đô thị 8
II. Thực trạng nhà ở Hà Nội 11
1. Môi trường lịch sử và điều kiện nhà ở tại khu vực 36 phô phường 11
2. Khu vực "khu phố Pháp" 13
3. Tình hình phát triển hoạt động xây dựng các khu ở trước thời kỳ đổi mới (1986) 17
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nhà ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y là rõ ràng mặc dù trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.
Khu vực công cộng ám chỉ những khu vực nhà ở được chính phủ hay các xí nghiệp , doanh nghiệp của nhà nước trực tiếp xây dựng.
Khu vực tư nhân nghĩa là nhà ở được xây dựng bởi những chủ thể phát triển phi chính phủ ; họ hoạt động trong hệ thống các qui tắc chính thức của nhà nước như : Công ty phát triển nhà , xí nghiệp kinh doanh nhà ...
Còn thuật ngữ khu vực bình dân hay “ khu vực không chính thức” được sử dụng để mô tả toàn bộ nhà ở được xây dựng một cách độc lập với những khuôn khổ qui tắc của chính phủ như : khu đất ở lấn chiếm của dân nghèo , dân nhập cư trái phép ...
Có một sự phân biệt quan trọng giữa các khu vực tư nhân và bình dân là mức độ tham gia hay kiểm soát của chính phủ trong việc tạo ra nhà ở.
Ta hãy xem xét bảng sau để thấy việc cung cấp nhà ở và mối quan hệ của 3 khu vực với nguồn vốn và sự tuân thủ các qui tắc:
Mức độ tuân thủ
Nguồn vốn
Nhà nước
Tư nhân
Theo qui tắc ( chính qui)
KVCC
KVTN
Bất qui tắc ( phi chính qui)
KVBD
Điều được thừa nhận rộng rãi là nhà ở công cộng được sử dụng trước hết với mục đích bảo trợ về mặt chính trị hoặc phục vụ các viên chức chính phủ hơn là đáp ứng nhu cầu nhà ở của người nghèo . Nguyên nhân chính là do giá cả tăng cao , do những đòi hỏi tiêu chuẩn hoá cao về loại hình nhà và vật liệu ; những hạn chế đối với các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình ; các khu vực ngoại vi của người nghèo khó hoà nhập vào nền kinh tế đô thị và sự tách biệt xã hội tăng lên.
Nhà ở công cộng chỉ là khu vực sản xuất nhà ở mà chính phủ hoàn toàn kiểm soát nó , vì nhà nước có trách nhiệm sử dụng vồn cũng như qui định khuôn khổ điều tiết , việc quyết định đầu tư ( vào đâu ?, như thế nào ?, cho loại nhà ở nào ?) được thực hiện bởi những lợi ích tư nhân , mà sự quan tâm chủ yếu của họ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ sự đầu tư.
Qui tắc có thể là cần thiết theo quan điểm của xã hội, trước hết vì lí do an ninh công cộng và bảo đảm các tiêu chuẩn của người tiêu dùng. Thứ hai là lí do công bằng , hoặc là để hạ thấp giá nhà ở thị trường , hoặc là mở rộng hơn quyền sở hữu nhà trong xã hội đô thị. Lí do thứ ba để điều tiết ngành công nghiệp nhà ở là khuyến khích sự phát triển của các thành phố có tiện nghi hơn và dễ sống hơn.
Còn khu vực tư nhân, hiển nhiên đây là khu vực khó mà có thể khái quát đặc điểm của nó ngắn gọn như trong bảng trên . Đây là khu vực khó khăn nhất mà chính phủ có thể can thiệp vào vì nó là một phần của xã hội dân sự và được xác định là nằm ngoài tầm kiểm soát bởi các qui tắc của nhà nước.
Hiện nay , thị trường nhà ở hoạt động rất sôi nổi, đặc biệt là ở khu vực tư nhân và khu vực bình dân. Tuy nhiên đã xuất hiện nhiều bất cập như thiếu đồng bộ giữa xây dựng nhà ở và kết cấu hạ tầng; môi trường ô nhiễm; vấn đề xã hội hoá; các thủ tục rườm rà, nặng về hành chính; vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.v.v..
ở nước ta , những vấn đề trên ngày một nổi cộm và nóng bỏng. Đặc biệt là ở các đô thị lớn , trong đó phải kể đến Hà Nội – thủ đô của chúng ta.
II.thực trạng nhà ở hà nội:
Môi trường lịch sử và điều kiện nhà ở tại khu vực 36 phố phường:
Khu vực 36 phố phường lần đầu tiên được nói đến vào năm 1464 trong sử kí của triều đình nhà Lê (1427-1789) . Ban đầu , tên của khu vực này xuất phát từ cách tổ chức của thành phố thủ đô bao gồm 36 đơn vị hành chính cơ sở gọi là Phường. Mỗi tên Phường được liên hệ hoặc là với việc buôn bán của phần lớn dân cư ở đó- chẳng hạn như Phường hội của những người thợ Nhuộm ( phường Hàng Đào) , Phường hội của những người thợ Bạc ( phường Hàng Bạc)... hoặc với vị trí địa lí hoặc một nét đặc trưng nào đó như phường Cửa Sông ( Hà Khẩu) và phường Câù Đông. Sau này, hầu hết các tên phường đều trở thành tên phố .
Ngày nay, khu 36 phố phường là khu vực nằm ở trung tâm mang tính lịch sử của thành phố Hà Nội. Về mặt hành chính , khu vực này là một phần chính của quận trung tâm thành phố , quận Hoàn Kiếm , rộng 425 ha với số dân là 167.569 người bao gồm các thương nhân, thợ thủ công và công nhân viên nhà nước .Di sản của khu phồ cổ là những ngôi nhà ở có tên gọi là “ nhà ống” với kiểu kiến trúc có bố cục mặt trước nhìn ra đường phố rộng 3 - 4 m, dài 20 – 60 m . Dọc theo chiều sâu này là bố cục xen kẽ các khối nhà ở , phòng phụ và sân trong chiếu sáng.
Các khu ở này phía ngoài là nơi buôn bán nên được chú ý tới mặt đứng, còn phía trong là những ống dài mạnh ai nấy làm, điều kiện vệ sinh môi trường kém , cây xanh rất ít , mật độ xây dựng rất cao, có nơi lên tới 80–90 %. Những dãy nhà có qui mô 2 – 3 tầng nhìn ra đường phố tương đối tốt . Ngược lại , những ngôi nhà 1 – 2 tầng ở phía sau đang ở trong tình trạng cũ nát , hư hỏng. Mật độ dân cư cao, diện tích ở bình quân đầu người dưới 3 m 2/ người, thậm chí có nhà 1,5 – 2 m 2/ người ( phố Trần Quí Cáp, phường Hàng Bạc), đặc biệt là mật độ dân số ở phường Hàng Bồ lên tới 128.000 người/km 2.
Xưa kia , những ngôi nhà ống này thuộc về từng gia đình , nhưng hiện nay số lượng gia đình trong mỗi ngôi nhà này đã tăng lên, có nhà chung sống đến 8 gia đình , mỗi gia đình 2 – 3 thế hệ , đôi khi cả 4 thế hệ cùng chung sống trong một không gian chật hẹp.
Nguyên nhân là do có sự tập trung hoá các hoạt động thương mại nên kết quả là nhiều di tích lịch sử được chuyển thành các khu ở, cửa hàng hoặc nơi gia công, dẫn đến xâm hại nghiêm trọng tính chất lịch sử của khu vực.Mặc dù đây là khu vực được ấn định là khu bảo tồn nhưng một bộ phận dân cư ở đây rõ ràng là miễn cưỡng hợp tác với chính quyền thành phố trong các nỗ lực bảo tồn , vì họ không tin rằng sẽ thành công, do đó gần như chưa bao giờ có thể huy động được nguồn vốn có trong dân để khắc phục sự xuống cấp của môi trường xây dựng, cả nhà ở lẫn cảnh quan đô thị, và đặc biệt là tình trạng hết sức yếu kém của cơ sở hạ tầng kĩ thuật.
Một vấn đề nữa mà khu vực phải đối mặt là do thiếu các qui tắc xây dựng có hiệu lực bao gồm các văn bản dưới luật cho các khu vực và các ngôi nhà ở đặc biệt nên đã tồn tại các điểm tương tự nhà ổ chuột nội thành, nằm ngay ở khu trung tâm chẳng hạn như ở các ngõ chợ của phường Đồng Xuân và Hàng Mã, Hàng Cháo , Hàng Thùng, Phùng Hưng..., những nơi như thế này tối tăm , bẩn thỉu và ngột ngạt, khu phụ thì hết sức “ phụ” , nấu ăn trong phòng ngủ, nhà tắm tự tạo bằng cách che chắn nilon, chiếu , mảnh gỗ..., nhà vệ sinh chỉ có 9,9 % hộ có, còn lại 21,8 % là chung nhà vệ sinh .
Nhận xét:
Ưu điểm : Việc chia thành những ống nhà giúp cho nhà nào cũng được tiếp xúc với đường phố một cách dễ dàng, thuận tiện cho việc buôn bán sinh lợi - đặc biệt trong điều kiện mở cửa nền kinh tế và nhu cầu của dân do sự tập trung dân quá tải ở đây.
Nhược điểm:
Do chất lượng kém, diện tích nhỏ hẹp , nhà có kết cấu quá cũ và xuống cấp nghiêm trọng , không có hướng mở rộng diện tích nhà mà số người ngày càng đông nên gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt trong từng gia đình
Không tiết kiệm diện tích và vật liệu : giữa hai nhà người ta không ngăn bằng một tường mà mỗi nhà tự xây cho mình tường riêng, do đó vừa tốn diện tích vừa tốn vật liệu xây dựng tường, móng chịu lực lại kém.
Mặc dù Nhà nước đã có biện pháp bảo tồn khu phố cổ ( không cho xây dựng mới ) , nhưng việc này vẫn còn tồn tại gây một tổng thể hết sức lộn xộn. Đây là một vấn đề nhức nhối của nhà nước nói chung và của ngành qui hoạch kiến trúc nói riêng. Đã có rất nhiều tiếng nói và giải pháp đặt ra nhưng áp dụng vào thực tế quả là một vấn đề hết sức khó khăn.
2. Khu vực “ Khu phố Pháp”:
Với khoảng 80 – 90 khối nhà , khu phố được hình thành trong thời kì thuộc địa Pháp . Chính quyền thực dân đã tham gia vào nhiều qui hoạch liên tiếp cho khu Nam, Tây Nam và Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm.
Phía Nam Hồ Hoàn Kiếm là một khu mới hơn được xây dựng chủ yếu cho các cư dân Pháp . Các dãy nhà , công sở , cửa hàng... đã được xây dựng nhưng nhiều nhất vẫn là các villa, những toà nhà đứng riêng biệt khá uy nghi và nằm ở giữa các khuôn viên. Các villa ( biệt thự) chiếm phần lớn diện tích khu phố với khoảng 1000 cái, các villa còn lại trải dài ở phía Tây Nam và Nam thành phố.
Hiện nay , ở khu vực này đã có sự biến đổi chức năng và không gian diễn ra với tốc độ nhanh , số lượng nhiều và trên diện rộng.
Do sức ép về dân số (vào năm 1994, mật độ trung bình khu phố Pháp bao gồm 46 cụm trong 7 phường hoặc phần của phường trong quận Hoàn Kiếm có mật độ 280.000 người / ha ), nhu cầu sử dụng,nhu cầu về diện tích ở , một số lớn biệt thự , nhà ở từ thiết kế nhà cho một hộ với tiện nghi sử dụng tốt và khép kín nay đã chuyển sang thiết kế cho 5- 6 hộ cá biệt 10 - 15 hộ và dần dần hình thành một ngôi nhà chung cư cho nhiều hộ ở.
Từ sau 1954,đã có sự phân nhóm các villa . Các villa của nhà nước đã được sử dụng để khắc phục bớt tình trạng thiếu nhà ở Hà Nội trong những năm 50 . Chúng được sử dụng làm nhà ở cho các công chức nhà nước từ cao đến thấp theo hợp đồng ( thuê nhà ). Ngoài ra nhà nước còn giao một số villa làm nơi ở cho các đại sứ , đại sứ quán nước ngoài và văn phòng cơ quan nhà nước.
Loại hình sở hữu
Năm Villa
Tư nhân
Hỗn hợp
Nhà nước
Tồng số
1986
53
20
362
435
1997
15
5
338
358
Tuy nhiên , chức năng cư trú của khu villa đã phát triển theo một động thái riêng của nó từ những năm 50 trở lại đây. Điển hình là khuôn viên các villa phần lớn đã biến mất , nhường chỗ cho những căn nhà tạm dùng để ở và dành cho các mục đích khác như cafe , cửa hiệu v.v..
Theo nguồn tư liệu của Koperdraat đã cho chúng ta biết sự thay đổi chức năng của các villa như sau:
Loại Năm villa
Dùng để ở
Không dùng để ở
Tổng số
1986
435
65
500
1997
358
136
494
Những câu hỏi được đặt ra : Tại sao lại có sự khác nhau rất rõ giữa các nhóm villa của tư nhân , hỗn hợp và của nhà nước trong việc thay đổi mục đích sử dụng từ dùng để ở thành không để ở, bản chất của sự thay đổi này là gì?
Câu trả lời là do sự tự do hóa trong thời kì đổi mới đã bấm nút cho một thị trường bất động sản giả, đặc biệt là cho các công ty nước ngoài muốn đặt một chỗ ở Hà Nội. Những villa có vị trí thuận lợi ở trung tâm Hà Nội là mục tiêu chính trong nỗ lực này.
Nhà nước đang cố gắng tìm hướng giải quyết bằng cách cố giải phóng các villa , để chờ các công ty “ giàu có” vào thuê, nhà nước tiến hành phân phối lại bằng việc đền bù về tài chính cho việc chuyển đi khỏi villa hay căn phòng. Kinh phí được tính toán có thể trả bằng tiền mặt trong trường hợp hộ gia đình phải di chuyển tìm được hướng giải quyết riêng cho nhu cầu nhà ở của mình. Điều này xảy ra trong lĩnh vực được gọi là nhà ở “ bình dân” hoặc nhà ở không chính thức.
Và thực tế là rất ít cư dân trong villa chọn cách giải quyết này do tiền đền bù quá thấp không đủ để xây hoặc mua nhà mới.
Giả sử các cư dân đều không muốn chuyển đến một căn hộ ở ngoại ô, khi đó nhà nước sẽ buộc họ di chuyển bằng sức mạnh của luật pháp như thúc ép, phạt , cưỡng chế v.v..
Tuy nhiên, việc chạy theo nhu cầu giữ lấy các villa đắt tiền trong khu phố có giá của chính quyền địa phương hiện nay đang gặp phải vấn đề là đang có xu hướng giảm vị trí đắc địa do sự xuống cấp , sự quá tải, chật chội v.v.. của ngôi nhà và đặc biệt là do sự xuất hiện các toà nhà cao ốc hiện đại , tiện nghi và đa dạng về công năng sử dụng ngay trong khu phố.
Nhận xét:
Ưu điểm: Nằm trong quần thể các công trình công cộng theo phong cách tân cổ điển , Nhà hát lớn và một mạng lưới các đại lộ có cây xanh, quảng trường , các villa chủ yếu được các cư dân Pháp ở Hà Nội xây dựng là một ví dụ đầy hoàn hảo về một thành phố thuộc địa có bộ mặt kiến trúc có tính thẩm mỹ cao và đầy ấn tượng.
Nhược điểm:
Hiện nay , hầu hết các villa đã bị chuyển đổi mục đích từ để ở sang các mục đích kinh doanh nên kết cấu cũ đã bị phá vỡ , dẫn đến sự hư hỏng và làm mất dáng vẻ bề ngoài vốn có của các toà villa này.
Nhà nước có chính sách bảo tồn khu vực này nhưng gặp nhiều trở ngại do tâm lí của người dân , do kinh phí đền bù và di chuyển đến nơi ở mới của nhà nước không đáp ứng được nguyện vọng của dân cư sống trong các villa đang có chiều hướng xuống cấp ở mức độ khá nguy hiểm.
Chính quyền thành phố cần có một phác thảo kiến trúc lớn để phục vụ cho cả ba mục tiêu : bảo tồn cho môi trường sống có tiêu chuẩn cao, khôi phục lại các dáng vẻ cổ xưa của các villa và bảo tồn giá trị kinh tế của khu vực này. Có lẽ cần có sự trợ giúp lớn từ phía nước ngoài để những mục tiêu này tiến gần tới hiện thực.
3.Tình hình phát triển hoạt động xây dựng các khu ở trước thời kì Đổi Mới (1986):
Sau ngày giải phóng thủ đô (1954) , nhu cầu nhà ở thì rất lớn nhưng kinh tế eo hẹp nên một loạt khu ở một tầng được xây dựng như An Dương , Phúc Xá, Mai Hương, Đại La và các khu nhà gỗ ở Chương Dương, Hàm Tử Quan ngoài đê sông Hồng. Các khu nhà ở này có khu vực xí ,tắm tập trung phục vụ cho từng nhóm nhà nên rất bất tiện cho người ở. Năm 1954, diện tích nhà ở bình quân đầu người là 6,6 m 2.
Từ năm 1960- 1965 , có xây dựng thêm các khu nhà ở Kim Liên, Nguyễn Công Trứ thiết kế theo kiểu căn hộ khép kín theo tiêu chuẩn của Liên Xô tương đối cao. Song lúc này , nhu cầu ở của Hà Nội rất lớn và cấp bách, nhà mới xây dựng lại chưa nhiều nên phải chia mỗi hộ một phòng ở tạm trong một thời gian. Dự kiến khi xây thêm được nhà sẽ sắp xếp lại. Nhưng do kinh tế không theo kịp được, nhu cầu ở lại vượt xa “ cung” nên không điều chỉnh kịp. Bất hợp lí này cứ thế tồn tại mà chưa có khả năng tháo gỡ nên các hộ phải sử dụng chung bếp , chung khu vệ sinh, không đáp ứng được nhu cầu tiện nghi.
Từ sau 1965, nền kinh tế phát triển hơn, hàng loạt các tiểu khu nhà ở cao tầng ra đời như Trung Tự, Khương Thượng,Vĩnh Hồ, Thành Công,Giảng Võ v..v..từ 4- 5 tầng theo mô hình tiểu khu nhà ỏ Liên Xô . Trong giai đoạn này ,nhà ở có diện tích sử dụng thấp hơn nhưng đảm bảo mỗi hộ đều có bếp , xí, tắm riêng biệt.
Một số khu ở 2 tầng như Trương Định, Yên Lãng, Kim Giang cũng được xây dựng trong những năm 1970-1980 với những căn hộ độc lập.
Do vốn tập trung từ nhà nước nên thiết kế xây dựng khá hoàn chỉnh từ công trình kĩ thuật hạ tầng đến nhà ở và các công trình công cộng khá tốt. Người được ở là cán bộ công nhân viên chức nhà nước có trình độ dân trí cao, lại có kỉ luật của cơ quan xí nghiệp nên giữ được bộ mặt của đô thị theo lối sống hiện đại.
Nhưng nhìn chung , trong giai đoạn trước 1986, nhà nước mới chỉ chú ý đến việc xây dựng nhà ở hơn là tổ chức qui hoạch không gian đô thị Hà Nội một cách tổng thể,người ta đã chú ý xây dựng nhà ở hơn nhiều hơn là xây dựng các cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị đi kèm như hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, đường sá, vệ sinh môi trường.
Thêm nữa , tính chất bao cấp tuyệt đối trong lĩnh vực nhà ở thể hiện trong việc cấp nhà cho thuê với khoản tiền thuê nhà rất thấp (1% tiền lương) mang tính tượng trưng. Điều này đã không giúp được gì trong việc bảo trì và nâng cấp các khu nhà ở, khiến cho quĩ nhà ở bị xuống cấp rất nhanh chóng và gây nhiều thiệt hại và lãng phí.
Do sự mất cân đối giữa cung và cầu về nhà ở là rất lớn . Nhu cầu về nhà ở thì rất cao song nguồn kinh phí của nhà nước lại rất hạn hẹp. Còn việc phân phối nhà ở dù có sự kiểm soát chặt chẽ tới đâu cũng không thể nào đầy đủ , công bằng được . Tình trạng “ chiến tranh nhà cửa” , tranh chấp, kiện tụng về nhà ở xảy ra liên miên.
Kết quả là cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 chỉ có 30% cán bộ CNVCNN được cấp nhà, 70% còn lại phải tự lo lấy nhà ở bằng nhiều cách khác nhau hoặc sống trong những điều kiện nhà ở cực kì khó khăn.
Nhận xét:
Ưu điểm:
Việc xây dựng hàng loạt các khu nhà ở cao tầng trong thời gian này rất thích hợp vì nó đã giải quyết kịp thời nhu cầu nhà ở cho số đông dân cư.
Những tiểu khu nhà ở theo mô hình Liên Xô đã đáp ứng được tương đối nhu cầu của người dân đô thị như : về giáo dục, chăm sóc trẻ em và người già, bảo vệ sức khoẻ sinh hoạt văn hoá để tạo điều kiện phát triển toàn diện cho con người về vật chất cũng như tinh thần .
Với kết cấu kiểu tấm và bản, việc xây lắp được nhanh gọn.
Nhược điểm:
Do nền kinh tế kém phát triển nên không gian ở còn phải bảo đảm một phần nhu cầu sản xuất phụ, dịch vụ nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Do không đủ vốn đầu tư nên xây dựng là chính, hệ thống phục vụ công cộng không đồng bộ. Hàng loạt các công trình phục vụ nhu cầu văn hoá và vui chơi giải trí cũng như khu cây xanh công cộng không được chú ý xây dựng.
Tiêu chuẩn ở ở các nước phát triển rất cao 10–20 m 2 / người, trong lúc đó ở ta có 3 – 4 m 2 / người nên các căn hộ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình , do đó họ phải tìm mọi cách để kiếm thêm diện tích làm cho các ngôi nhà bị biến dạng: cơi nới , làm gác xép, lấn chiếm đất giao thông, cây xanh v..v...
Phần lớn các kiểu nhà này đều đã hư hại nặng nề do thời gian và do sự vô ý của con người , nó không thích hợp với cuộc sống hiện đại. Có lẽ vì không gian của nó vẫn còn nhỏ hẹp chật chội, không đủ cho nhu cầu đang ngày một tăng lên của xã hội mà việc mở rộng lại không thể nên người dân tìm cách cơi nới ... khiến cho nhiều khu tập thể cao tầng nhìn xa như những chuồng cọp. Càng ở , người dân càng thấy những thứ bất tiện của nó, của sự thiết kế không được suy nghĩ kĩ càng cho tương lai, cả về mặt công năng và thẩm mỹ.
4.Những chuyển biến trong lĩnh vực nhà ở thời kì mở cửa:
Khi chế độ bao cấp mất dần , nhà ở đô thị do dân tự xây hoặc do nhà nước và nhân dân cùng làm đã hình thành. Chiến dịch xây dựng nhà ở bùng nổ, khắp nơi đều xây dựng, giá đất xây dựng ngày một tăng, nhà ở mọc lên như nấm, người dân thành phố đang cố gắng tự cải thiện điều kiện nhà ở của chính mình.
Theo số liệu của Sở Nhà Đất Hà Nội . Từ năm 1991-1994, Hà Nội sản xuất ra 700.000 m 2nhà ở mới ( theo kế hoạch 5 năm sản xuất 1 triệu m 2) trong đó 70% ( khoảng 500.000 m 2) là do dân tự xây và tỉ lệ này có xu hướng tăng dần : năm 1994, 84% nhà ở mới là do dân tự xây.
Như đã chỉ rõ , việc sản xuất nhà ở ở nước ta thường được phân chia thành 3 khu vực, ở Hà Nội , khu vực công cộngchiếm tỉ lệ không lớn và phân bố không đều ( khoảng 18,1%) ,còn các khu vực tư nhân và bình dân hầu như không kiểm soát nổi.
Các khu ở cũ được tự do cơi nới. Các tiểu khu nhà ở Thành Công ,Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng... biến dạng. Những nhà có mặt đường giao thông đi qua tầng 1 được cơi nới thành các cửa hàng.
Các khu ở mới tự do phát triển với hình thức qui hoạch phổ biến được áp dụng là nhà ở chia lô. Các lô đất có diện tích 40 –80 m 2,sau khi được chia , mạnh ai nấy xây. Các khu ở này trở lại các ô phố như thời kì trước 1954, chỉ khác là trang thiết bị hiện đại hơn, và mật độ xây dựng lên dến 90% . Nhà nọ liền nhà kia, không còn cây xanh , sân chơi. Điển hình như các khu nhà ở Hoàng Cầu, Kim Đồng, Bách khoa v.v... Người ta ganh đua nhau xây dựng những ngôi nhà 3 –4 tầng – việc xây dựng riêng lẻ cũng là một yếu tố bất lợi về sự lãng phí về vật tư và nhân công đứng trên góc độ toàn khu ở- . Nhiều gia đình đã đầu tư quá khả năng và nhu cầu của mình vào ngôi nhà ở, đó không phải là một tín hiệu đáng mừng.
Một hệ quả lớn nữa từ chủ trương người dân tự xây lấy nhà ỏ và chính sáh mở cửa , kinh tế nhiều thành phần là sự đô thị hoá tự phát trong các làng ven đô. Đất đai có giá trị , chuyển đất canh tác thành đất xây dựng là hiện tượng phổ biến đàn diễn ra. Đường làng , ngõ xóm đã hẹp, quanh co nay lại bị lấn chiếm xây dựng nên ở nhiều nơi mật độ dân cư đã tăng nhanh nhưng không có đường cho xe vào lấy rác, lấy phân và cứu hoả v.v .. như các ngõ Thịnh Hào I, II, III, ngõ chợ Khâm Thiên, Thiên Hùng, Lệnh Cư, các làng Kim Liên, Trung Tự, Kim Giang, Hoàng Mai, Tân Mai...
Tình trạng nhà ở vươn theo đường quốc lộ , cao tốc đang là nguy cơ nan giải , vừa cản trở giao thông vừa không an toàn cho người ở, VD như các nhà dân ở ven đường quốc lộ 1A, đường Thăng Long- Nội Bài, đường vành đai v.v...
Thực tế những năm qua , quĩ nhà ở thủ đô ta có tăng khá nhiều, nhưng điều kiện ở khó khăn của tầng lớp nghèo khó , các gia đình trong diện chính sách, các gia đình CBCNV và công nhân không được cải thiện là bao. Nhìn chung đa số gia đình vẫn sống dưới mức bình quân ở 4-5 m 2/người trong khi không ít các gia đình khác có đến 2-3 nhà , diện tích ở bình quân 30-40 m 2/ người. Số diện tích ở bị chuyển đổi chức năng , bỏ trống , lãng phí vì chưa tìm được khách thuê cũng không phải là nhỏ. Tình trạng này đã gây căng thẳng giả tạo ( cung- cầu) trên thị trường nhà- đất của Hà Nội mấy năm gần đây.
Quĩ nhà ở cũ ngày càng xuống cấp. Số nhà ở nằm trong diện cũ nát và nguy hiểm đến 18 – 20 % (báo cáo Sở nhà đất) đòi hỏi được cải tạo , mở rộng. Quá trình này đòi hỏi cùng một lúc nhiều vấn đề nan giải như: vốn, đất, quĩ nhà dự trữ để giải phóng –di dân tạm thời, các chủ trương định hướng tổng thể và chi tiết qui hoạch- kiến trúc Hà Nội, các luật pháp cụ thể trong xây dựng và quản lí khai thác công trình.
Các khu chung cư xây dựng từ năm 60-65 ( Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trần Quốc Toản...) đã gần hết tuổi thọ, không đáng được xem là căn hộ gia đình vì thiếu sự khép kín , diện tích chật hẹp quá mức. Ngay cả các khu chung cư mới xây dựng những năm 70-80 cũng đã bộc lộ đầy đủ sự bất hợp lí, người dân không chịu nổi đã phải tự động cải tạo một cách tuỳ tiện , vô tổ chức (Giảng Võ, Thành Công ,Trung Tự, Bách Khoa...)
Các khu chung cư thấp tầng ở Bờ Sông, Mai Hương, Tân Mai, Quỳnh Mai, Bích Câu ,An Dương, Phúc Xá... nay đều đã đến niên hạn phải phá dỡ, điều kiện ở vô cùng khó khăn, thiếu nhiều tiện nghi tối thiểu của cuộc sống gia đình.
Cuối năm 1992, chính phủ đã quyết định xử lí khoản bao cấp gần như cuối cùng về nhà ở thông qua việc đưa tiền nhà vào tiền lương, đồng thời tăng giá cho thuê nhà của nhà nước khoảng 45 lần so với giá cũ.
Để tạo cho người đang ở thuê nhà của nhà nước có thể tự nâng cấp, sửa chữa nhà ở đang bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, từ năm 1992, chính phủ đã cho phép bán các loại nhà cấp 3, 4 thuộc sở hữu nhà nước cho người đang ở. Tháng 7/1994, chính phủ ra Nghị định 61/ CP cho phép bán tất cả các loại nhà ( thuộc các khu vực được bán) cho người đang thuê.
Từ 1988, chính phủ cũng đã cho phép thành phố giao đất cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở để bán.
Năng lực xây dựng của Hà Nội ta không phải là nhỏ . Theo thống kê của sở Xây Dựng Hà Nội, hiện có 220 doanh nghiệp về xây dựng với số lao động 72000 người, trong đó doanh nghiệp nhà nướclà 60 với 18000 lao động. Riêng Sở Xây dựng có 27 doanh nghiệp với hơn 8000 lao động.
Có một mạng lưới khoảng 50 “trung tâm thông tin nhà đất” chính thức và không chính thức đang hoạt động trong thành phố làm chức năng môi giới mua bán nhà( chủ yếu trong khu vực thị trường không chính thức).
Nhận xét :
Ưu điểm: Nhà ở chia lô, nhà ở riêng lẻ , nhà ở liền kề đã kết hợp được chức năng ở và chức năng sản xuất kinh doanh , buôn bán nhỏ. Đồng thời chất lượng nhà ở cũng được cải thiện , đầy đủ tiện nghi hơn trước kia, người dân được tự do , thoải mái xây dựng nhà theo ý thích của mình ...
Nhược điểm:
Mật độ xây dựng cao, thiếu cây xanh, cảnh quan môi trường kém, tỷ lệ đường đi lối lại quá lớn. Mật độ xây dựng các khu ở riêng lẻ thường lên tới 70 – 80 % có khi hơn nữa , không có khoảng cách thoả đáng để trồng cây xanh, không khí thiếu, không trong lành, điều kiện sống như vậy không thể chấp nhận được trong cuộc sống văn minh. Do đó gia đình nào cũng muốn có mặt tiền và dĩ nhiên nhà nào cũng phải có lối ra vào riêng , nên tỷ lệ đường sá thường phải lớn hơn 40 - 50 % so với khu chung cư.
Mật độ cư trú thấp , tốn đất đai đô thị
Kiến trúc nhà ở riêng lẻ , liền kề rất hạn chế . Vì đây không phải là nhà ở phố liền kề , thực chất là dạng nhà ống , chiều sâu gấp nhiều lần chiều rộng. Đa số nhà ống hiện nay xây dựng không tốt , không đúng với truyền thống của cha ông ta, thông gió , ánh sáng kém , cầu thang quá hẹp , dốc đứng , mặt bằng phòng nhỏ, khó bố trí nội thất , sử dụng không hợp lí v..v..
Nhà ở liền kề với những cửa hàng liên tiếp sẽ tạo quá nhiều nơi buôn bán , đường đi nhiều , tạo nhiều chỗ ra vào trên đường phố sẽ cản trở giao thông nghiêm trọng nhất là đối với một thành phố sử dụng phương tiện giao thông tốc độ cao và lưu lượng giao thông lớn như Hà Nội.
Nhà mặt phố không thể tạo cho người dân có một cuộc sống riêng biệt , yên tĩnh , xa tiếng động và bụi bặm .
Các khu ở mới mọc lên tự phát , lộn xộn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường do nước thải sinh hoạt v.v...
Tóm lại , về lâu về dài không thể có được một cuộc sống dễ chịu , về kinh tế đô thị thì rõ ràng xây dựng những khu nhà ở liền kề , riêng lẻ hiệu quả sẽ kém rất nhiều so với các khu chung cư , do đó loại nhà ở này không thể là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề nhà ở cho xã hội.
5.Một số biến đổi quan trọng trong diện mạo thủ đô hôm nay:
Dưới tác động của cơ chế thị trường và mở cửa, Hà Nội đang tiến hành đô thị hoá theo chiều rộng mà biểu hiện rõ nhất là sự mở rộng địa giới hành chính ra các vùng nông thôn xung quanh .Do lõi trung tâm thủ đô hiện tại đã quá tải về dân số và hạ tầng cần phải hạ mật độ dân số , mật độ xây dựng, trong hơn 2 năm qua , Hà Nội đã có thêm 3 quận mới thuộc khu vực nội thành (Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy).
Trong thời kì đổi mới công nghiệp hoá , hiện đại hoá , vấn đề phát triển đô thị nói chung và nhà ở n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 273.doc