Đề tài Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam và giải pháp vượt rào trong thời gian tới

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 2

1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ. 2

1.1.1. Các rào cản phi thuế quan. 2

1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs. 8

1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT. 9

1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT. 10

1.2. Tổng quan chung về thị trường Hoa kỳ. 11

1.2.1. Khái quát về tình hình chính sách và pháp luật Hoa Kỳ. 11

1.2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ. 13

1.2.3. Khái quát về thị trường thủy sản Hoa Kỳ. 15

1.3. Thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu. 17

1.3.1. Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu. 17

1.3.2. Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu. 18

Chương 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam. 21

2.1. Hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam. 21

2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian qua. 22

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 37

2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. 37

2.3.1.1 Thuận lợi. 37

2.3.1.2 Khó khăn 39

2.3.2 Ưu nhược điểm và nguyên nhân vượt rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ của thủy sản Việt Nam. 43

2.3.2.1 Ưu điểm. 43

2.3.2.2 Nhược điểm. 44

2.3.2.3 nguyên nhân vượt rào. 47

Chương 3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ. 50

3.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ. 50

3.2 Các giải pháp về phía chính phủ 51

3.3 Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 55

3.4 Giải pháp về phía hiệp hội 59

Kết Luận 61

Danh mục bảng biểu 67

Tài liệu tham khảo 63

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam và giải pháp vượt rào trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đứng thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm và thứ bảy về sản lượng. Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng trở nên đa dạng hơn. Ngoài tôm, các doanh nghiệp Việt nam cũng xuất khẩu các sản phẩm tươi sống khác như cá ngừ, cá thu và cua với mức giá ổn định. Nhìn chung, tôm và cá vẫn là các mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ, trong đó các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn năm 2002 phải kể đến là tôm các loại (33,200 tấn), cá Tra và cá Basa (7,800 tấn), và cá ngừ các loại (1,200 tấn). Tôm là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về khối lượng và trị giá. Tôm Việt Nam được đánh giá là mặt hàng có giá trị cao, phong phú đa dạng về mẫu mã, chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của người dân Hoa Kỳ, từ các loại hàng cao cấp đến các loại hàng phục vụ cho người dân có mức thu nhập trung bình. Ngoài ra cá tra và cá basa có chất lượng cao, giá thành phù hợp nên rất được ưa chuộng ở thị trường này. Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2003 Đơn vị: Triệu USD Năm Doanh thu sang Mỹ Tổng doanh thu Mức tăng trưởng 2001 489.03 1850.0 20.2% 2002 654.98 2022.8 13.8% 2003 777.66 2199.6 8.7% ( Nguồn: Trung tâm thông tin - Bộ Thuỷ sản ) Ba năm 2001 - 2003, một phần cũng do tác động của hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, sản lượng cũng như giá trị thủy sản nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ tăng lên rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở bảng 4. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ khối lượng trên 70 nghìn tấn thủy sản các loại, trị giá 489.03 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đạt khoảng 1850 triệu USD. Cơ cấu kim ngạch hàng thủy hải sản xuất khẩu chủ yếu là: Tôm đông lạnh (49%), cá đông lạnh (12%), hàng khô (12%), nhuyễn thể đông lạnh (8%)... Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 35%), Mỹ (23%), Trung Quốc (16%), các thị trường khác là Châu Á (8%), EU (4%). Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt gần 655 triệu USD, trong đó nếu tính theo sản phẩm thì tôm chiếm tỷ trọng 64%, cá 19%, hải sản thân mềm chiếm 8%, còn lai là các sản phẩm khác. Năm 2003, Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 777 triệu USD thủy sản trong đó tôm đông lạnh chiếm 469 triệu USD, tôm và cua chế biến chiếm 162 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2003 là 3.2 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2002. Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ kiện Việt Nam về việc bán phá giá cá tra và basa trên thị trường nước này do giá của loại cá da trơn Việt Nam rẻ hơn nhiều so với giá cá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Mặc dù nguyên nhân là do Việt Nam có giá nhân công rẻ hơn, thời tiết thuận lợi nên ngư dân có thể nuôi trồng quanh năm chứ không bị gián đoạn như ngư dân bên Mỹ cho nên sản lượng thường cao hơn. Việc bị kiện là bán phá giá khiến các doanh nghiệp cá Việt Nam chịu nhiều tổn thất, bị đánh thuế bán phá giá cao, bị cấm xuất khẩu và còn ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Bộ Thương mại Mỹ ngày 16/6/2003 về việc áp dụng mức thuế bán phá giá đối với cá tra và cá basa tại thị trường Mỹ với mức tương ứng là 36.84% và 63.88 % đã tạo ra một rào cản thương mại đối với thuỷ sản của Việt Nam. Đây cũng là bài học đắt giá cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, cần phải nắm bắt thị trường và nâng cao hiểu biết về mọi lĩnh vực liên quan mới mong giành chiến thắng. Bảng 5: Các nước xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000 – 2003 Đơn vị: Triệu USD    ( Nguồn : Bộ Thương mại ) Năm 2000 do tôm nuôi ở châu Mỹ La Tinh bị dịch bệnh đốm trắng tàn phá cho nên tôm đông lạnh Châu Á chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ. Sản lượng xuất khẩu thủy sản của các nước sang thị trường Hoa Kỳ năm 2000 tăng nhanh đáng kể, trong đó Việt Nam tăng 8000 tấn, đứng thứ bảy về khối lượng tôm xuất sang Hoa Kỳ nhưng vì tôm Việt Nam có chất lượng cao nên giá trị tôm xếp hàng thứ ba ( 235 triệu USD ). Mặc dù vậy nhưng thị phần tôm đông lạnh Việt Nam tại Hoa Kỳ còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6.2% về giá trị. Năm 2004, thủy sản Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ có kim ngạch là 565 triệu USD, là mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lớn thứ 2 sau dệt may. Việt Nam chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ các mặt hàng đông lạnh và các mặt hàng khô như tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ…đạt 91.381 tấn, trị giá 603 triệu USD trong đó, Hoa Kỳ chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với tôm đông lạnh đạt gần 400 triệu USD, cá đông lạnh đạt 119 triệu USD. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam không đồng đều, xuất khẩu thủy sản giảm ở các tháng đầu năm. Tháng 4 năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục giảm 12.5% so với tháng 3 cùng năm, chỉ đạt 35 triệu USD trong đó thủy sản qua chế biến giảm mạnh, chỉ đạt 6 triệu USD, giảm 4 triệu USD so tháng 3 cùng năm, thủy sản tươi sống đạt 29 triệu USD, không thay đổi so tháng trước. Mặc dù thủy sản tháng 4 của Việt Nam vẫn đứng thứ 7 ( như tháng 3 cùng năm ) trong tổng số các nước xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ, nhưng giá trị chỉ còn một nửa so tháng 1 năm 2005, đạt 72 triệu tương đương 7.2% thị phần và xếp thứ 4. Nguyên nhân là do quy định mới của Hải quan và bộ thương mại Hoa Kỳ là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ phải kí quỹ một khoản rất lớn bằng giá trị nhập khẩu trong vòng một năm nhân với mức thuế phải đóng và phải đóng 3 năm liên tục. Số tiền này chỉ được thanh toán khi có kết quả review. Như vậy để có thể xuất sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải có vốn rất lớn. Chính điều này cộng thêm việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá basa đông lạnh và tôm đông lạnh đã hạn chế sản lượng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm thị trường xuất khẩu khác như Nhật Bản, EU... Bảng 6: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2005 Thị trường Số Lượng( tấn) Giá Trị ( tr USD) Nhật Bản 129284.6 824 Hoa Kỳ 92859.1 644.1 Châu Á (trừ Nhật, Asean) 166771.3 442.4 EU 132350.2 441.4 Asean 49195.1 125.1 Châu Đại Dương 23185.7 102.3 Châu Mỹ ( trừ Hoa Kỳ) 20645.2 92.7 Châu Âu ( trừ EU) 18554.7 60.4 Châu Phi 1653.7 4.4 Tổng số 634499.6 2736.8 (Nguồn: Trung tâm tin học thủy sản) Tháng 11/2005 sản lượng thủy sản đạt khoảng 263 nghìn tấn, đưa sản lượng thủy sản xuất khẩu lên khoảng 3.1 triệu tấn trong năm 2005, đạt 2.65 tỷ USD và xuất sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% trong tổng thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Theo bảng trên, sản lượng thủy sản xuất sang Hoa Kỳ là 92859.1 tấn bằng 14.6%, tương ứng 664.1 triệu USD bằng 23.5%. Năm 2006 Bảng 7: Xuất khẩu thủy sản chính ngạch từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006 Thị trường Số Lượng( tấn) Giá Trị ( tr USD) Nhật Bản 123889.1 842.6 EU 219967 723.5 Hoa Kỳ 98824.3 664.2 Châu Á (trừ Nhật, Asean) 176160.6 493.8 Châu Âu ( trừ EU) 73921 174.2 Asean 60295.7 150.9 Châu Đại Dương 25849.6 133.6 Châu Mỹ ( trừ Hoa Kỳ) 28661.8 124.4 Thị trường khác 10170 41.6 Châu Phi 3941.7 9.2 Tổng số 821680.8 3358 (Nguồn: Trung tâm tin học thủy sản) Năm 2005 là năm với nhiều biến động trong ngành thủy sản, tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra. Sang tới năm 2006, là năm ngành thủy sản Việt Nam đề cao chất lượng hàng thủy sản cho nên cũng giành được nhiều thành công. Tháng 2 năm 2006, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 150 triệu USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm 2006 lên 329 triệu USD, tương ứng 11.75% kế hoạch đặt ra. Đến hết tháng 11 năm 2006, xuất khẩu thủy sản đã đạt 3.08 tỷ USD tương ứng 110% kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2006 đạt 3.36 tỷ USD tăng 400 triệu USD so kế hoạch. Và cũng trong năm nay Việt Nam xếp thứ 6 trong tổng số 10 nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất thế giới. Sản lượng thủy sản Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2006 là 98824.3 tấn bằng 12% về tổng sản lượng xuất khẩu, tương ứng với 664.2 triệu USD về giá trị chiếm 19.78%. So với năm 2005 giá trị thủy sản thu về là tương đương nhau nhưng sản lượng năm 2006 xuất sang Hoa Kỳ nhiều hơn một phần do sự thay đổi về giá cả của hàng thủy sản giữa các năm, một phần do sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng dẫn tới chủng loại hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo. Ngoài ra cũng còn nhiều nguyên nhân khác như do sự thay đổi về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam, do sự thâm nhập của nhiều doanh nghiệp cùng ngành… Năm 2007: Bảng 8: Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2006 2007 Tháng 1&2/2007 Tháng 1&2/2008 2007 so với 2006 T1&2/ 2008 so cùng kỳ May mặc 3.152 4.292 559 812 36,2 45,3 Đồ gỗ nội thất 902 1.229 191 246 36,3 28,8 Da giầy 1.089 1.193 205 229 9,6 11,7 Dầu thô 956 697 123 141 -27,1 14,6 Thủy sản 651 692 102 127 6,3 24,5 Cà phê 240 340 80 71 41,7 -11,3 Hạt điều 154 201 20 33 30,5 65,0 Máy móc thiết bị điện 210 350 49 52 66,7 6,1 Máy móc thiết bị cơ khí 222 287 36 34 29,3 -5,6 Tổng kim ngạch xuất khẩu 8.463 10.541 1539 1958 24,6 27,2 ( Nguồn: Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ USITC ) Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 3.75 tỷ USD tăng gần 12% so với năm 2006, đưa nước ta nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 100 nghìn tấn thủy sản các loại của Việt Nam, trị giá vào khoảng trên 720 triệu USD, tương đương về mặt khối lượng nhưng tăng khoảng hơn 8% về giá trị so với năm 2006, và vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có hàng thủy sản nhiễm nhiều tạp chất và hóa chất. Ví dụ như trong tháng 5 năm 2007, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, chỉ riêng trong tháng 4 năm 2007, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã từ chối nhập khẩu 27 lô hàng thủy sản Việt Nam do phần lớn nhiễm các tạp chất và hóa chất cấm nhập như salmonella, chloramp và poisonus. Chính các tình huống như thế này làm giảm uy tín của hàng thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng thủy sản trên trường quốc tế. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với ngư dân từ khâu nhập giống tới khi xuất hàng nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Năm 2008: Trong 5 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng 14% so cùng kỳ năm 2007 và thực hiện được 35% kế hoạch của năm. Nhưng Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn của Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này trong năm tháng đầu năm 2008 lại giảm liên tục so cùng kỳ năm 2007. Mặc dù tôm là mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường này nhưng trong cơ cấu nhập khẩu, sản lượng tôm sụt giảm liên tục, cụ thể là tháng 1/2008 Hoa Kỳ nhập khẩu 4.728 tấn, tháng 2/2008 nhập 2.325 tấn, tháng 3/2008 nhập 1.545 tấn. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2008 liên tục đạt mức tăng trưởng âm, Hoa Kỳ chỉ còn chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Riêng trong tháng 3 năm 2008, xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh về khối lượng ( -13.5% ) và cả giá trị ( -15% ), chỉ gần 15.900 tấn trị giá 112.6 triệu USD. Nguyên nhân là do nền kinh tế Hoa Kỳ gặp khó khăn từ giữa năm 2007 trở lại đây, người dân thắt chặt chi tiêu nên giảm dần việc mua sắm, tôm được coi là mặt hàng cao cấp thì nay tôm cũng là mặt hàng bị hạn chế trong chi tiêu cho thực phẩm trước tiên. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam quay sang xuất khẩu sang Nhật Bản, EU và các thị trường khác. Vì thế sản lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm còn sang các nước khác lại tăng. Theo số liệu của tổng cục hải quan, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong quý I/2008 đạt trên 797 triệu USD, tăng gần 13% và khối lượng xuất khẩu đạt 221.700 tấn, tăng 18% so cùng kỳ năm 2007. Theo bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 255 triệu USD, tăng 1.7% so cùng kỳ năm 2007, trong 3 quý đầu năm, xuất khẩu đạt 3.35 tỷ USD và hàng thủy sản Việt Nam đã thuyết phục nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… Các tháng giữa và cuối năm, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ tăng trở lại, hàng thủy sản Việt Nam tiếp tục khai thác thị trường Hoa Kỳ. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ những năm gần đây khoảng 12 tỷ USD/năm trong khi xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn hạn chế, chỉ đạt khoảng 6% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4.562 tỷ USD trong đó tôm chiếm 40% kim ngạch. Trong năm này, Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản toàn thế giới. Liên minh Châu Âu EU tiếp tục giữ vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 nghìn tấn, trị giá 1.14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị so năm 2007. Đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản, nhập trên 134 nghìn tấn, đạt giá trị hơn 828 triệu USD, tăng 13.2% về khối lượng và 11% về giá trị so năm 2007. Hoa Kỳ là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho nên tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ sụt giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng giảm, đồng USD mất giá, đồng thời cũng trong thời gian này đồng Việt Nam khan hiếm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tiền tệ, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản thiếu vốn đâug tư. Ngoài ra việc Hoa Kỳ áp dụng thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam cũng khiến việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này chịu những tác động tiêu cực. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn xếp thứ 3 về kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam, nhưng sản lượng cũng như trị giá đều giảm từ 20.4% xuống còn 16.5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên sang tháng 9/2008, xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ tăng trở lại, với 100.7 triệu USD, tăng 75% so cùng kỳ năm 2007. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính chung cho 9 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 534.5 triệu USD, tăng 1.5% so cùng kỳ năm 2007. Mặc dù năm 2008 với nhiều khó khăn không chỉ từ thị trường nước ngoài mà còn từ chính thị trường trong nước, nhưng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1.2 triệu tấn, giá trị đạt 4.562 tỷ USD, tăng gần 20% về giá trị và 33.7% về khối lượng so năm 2007. Năm 2009: Thủy sản là lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, thu về nguồn ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản cả nước chỉ đạt 579.26 triệu USD, giảm trên 8% về khối lượng và giá trị so cùng kỳ năm 2008. Xuất khẩu thủy sản đang mất dần thị trường, thủy sản Việt Nam chỉ còn giữ được 122 thị trường, giảm 37 thị trường so năm 2008. Các thị trường chính nhập khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang giảm dần về cả số lượng và trị giá, các thông tin bất lợi cho thủy sản Việt Nam liên tục xuất hiện ở một số thị trường quan trọng như Nga, Ai Cập, Italya…khiến không ít các doanh nghiệp trong nước rơi vào tình trạng khó khăn. Cá tra và cá basa là mặt hàng quan trọng và được ưa chuộng ở thị trường nhiều nước, hai loại cá này chiếm tỷ trọng xuất khẩu thủy sản cao nhất trong quý I/2009 là 36% tương ứng 208.4 triệu USD, giảm 5% cùng kỳ. Tuy nhiên ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm này của Việt Nam đã và đang sử dụng các chương trình truyền thông nhằm làm mất uy tín của hai loại cá này của Việt Nam, để bảo vệ thị trường cá trong nước. Thêm vào đó do nguồn nguyên liệu thiếu trầm trọng vì dịch bệnh, vì đồng USD rớt giá trong khi đầu ra bị thu hẹp dẫn tới tồn kho lớn, nguồn vốn không đảm bảo, cho nên nhiều nhà máy chỉ sản xuất cầm chừng, điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới việc sản xuất và xuất khẩu cá của Việt Nam. Sự việc này đã diễn ra trước đây tại thị trường Hoa Kỳ do các doanh nghiệp sản xuất cá tra và basa Hoa Kỳ không cạnh tranh được với cá tra và basa của Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp, hiệp hội thủy sản cần chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như biện pháp để phản hồi với những thông tin đúng đắn, sát thực giúp người tiêu dùng có cái nhìn chính xác hơn. Thủy sản Việt Nam ngày càng rớt giá so thủy sản các nước. Tôm Việt Nam được đánh giá là mặt hàng cao cấp, phong phú về chủng loại và chất lượng cao, được người dân các nước nhập khẩu ưa chuộng, vậy mà quý I/2009, tôm đông lạnh chỉ xuất khẩu đạt 181.2 triệu USD, giảm 7.3% so cùng kỳ 2008. Giá tôm bán trên thị trường thường thấp hơn tôm Thái Lan 0.1 – 0.2 USD/kg trong khi giá đầu vào cao hơn 15 – 20%. Chính điều này sẽ khiến các doanh nghiệp nhập khẩu hạn chế nhập khẩu tôm Việt Nam mà chuyển sang nhập khẩu tôm Thái Lan vì dễ tiêu thụ và lợi nhuận cao. Ngoài ra cá ngừ là mặt hàng cao cấp sụt giảm mạnh nhất, với gần 40% so cùng kỳ, đạt 19 triệu USD và cũng là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Mực, bạch tuộc xuất khẩu được trên 38 triệu USD, giảm gần 15% so cùng kỳ, mặc dù tháng 3 có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng không đủ bù đắp cho sự sụt giảm hai tháng đầu năm. Các mặt hàng khô xuất khẩu đạt 19.2 triệu USD, giảm 14.3% so cùng kỳ 2008. Do ảnh hưởng của khủng hoảng nên sức mua tại các thị trường chính, trong đó có Hoa Kỳ đều giảm, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm 3.3% so cùng kỳ năm 2008 cùng với việc đóng cửa xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Nga cũng góp phần đáng kể làm giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cùng với việc nền kinh tế Hoa Kỳ đang có dấu hiệu phục hồi trở lại, các thị trường đóng cửa như Nga, Ai Cập cũng đồng loạt mở cửa sẽ là dịp cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng tốc trở lại. Mặc dù có nhiều rào cản nhưng Hoa Kỳ vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng, mục tiêu là giữ thị phần ở mức 30% trong năm 2009, 2010 với sản phẩm chủ lực là tôm, cá ngừ, cá rô phi, cua và ghẹ. 2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 2.3.1 Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. 2.3.1.1 Thuận lợi. Sau khi Hiệp định thượng mại Việt Nam – Hoa Kỳ được kí kết, nó như một công cụ mở đường cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mang hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ. Đồng thời Việt Nam đã là thành viên của WTO, được hưởng ưu đãi tối huệ quốc của các nước, được hưởng những quy chế bình đẳng trong thương mại, khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử. Việt Nam được nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế thông qua việc tham gia các tổ chức, diễn đàn toàn cầu, không bị phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá: Việt Nam ký các hiệp định song phương đặc biệt là hiệp định thương mại Việt - Mỹ, là thành viên của WTO nên có quyền được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi đưa ra các quy định quản lý kỹ thuật. Có nghĩa là, các quy định này phải đảm bảo có sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên và giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu vào nước mình. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải toả rào cản thương mại, mở rộng thị trường cho hàng hoá Việt Nam, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực quản lý và sản xuất, phát huy lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam... Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng, có đủ điều kiện thuận lợi để nuôi trồng…Các loại thủy sản phù hợp thị hiếu tiêu dùng của người dân khó tính Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau EU và Nhật Bản. Thêm vào đó, các mặt hàng như tôm các loại, cá ngừ, cá rô phi, cá tra, cá basa và cua là các mặt hàng được người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng, lại là các sản phẩm có ưu thế của Việt Nam. Đặc biệt là tôm, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 550 nghìn tấn. Thị trường Hoa Kỳ với sức mua cao, trung bình sản lượng tiêu thụ thủy sản của người dân vào khoảng 15 pao/năm và dự đoán sức tiêu thụ tăng cao hơn nữa trong những năm gần đây. Hiện nay Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 12 tỷ pao thủy sản/năm và nhu cầu sẽ tăng 4.4 tỷ pao ( hai triệu tấn ) so hiện tại. Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cao với thủy sản nhưng khả năng cung cấp của thị trường nội địa không đủ đáp ứng được các nhu cầu đó và đang có nguy cơ ngày càng giảm. Hiện nay thủy sản tiêu thụ tại thị trường này có tới 70% có nguồn gốc nhập khẩu. Và Việt Nam là một trong những nhà cung cấp thủy sản lớn tại thị trường Hoa Kỳ. Sau khi gia nhập WTO, để hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng thay đổi để phù hợp với các tiêu chuẩn TBTs. Vì thế hiện nay, Việt Nam đã có 175 công ty thủy sản được phép xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu, 295 công ty được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc, và 300 công ty hội tụ đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Thủy sản xuất khẩu là ngành mũi nhọn, thu nhiều ngoại tệ và giải quyết hàng triệu việc làm cho người lao động, cho nên Nhà Nước, các bộ ngành đều chú trọng phát triển ngành thủy sản xuất khẩu. Nhiều biện pháp đã và đang được thực hiện nhằm giải quyết các khó khăn, nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thủy sản sang thị trường nước ngoài. Đây cũng là mặt thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu thủy sản phát triển. Việt Nam có nhiều thuận lợi khác nữa trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Trước tiên cần kể đến đó là địa hình thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng. Việt Nam có 3 mặt giáp biển, có nhiều sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc đánh bắt các loại thủy sản nước ngọt, mặn và lợ với chủng loại phong phú đa dạng. Ngoài ra hệ thống sông ngòi kết hợp thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho việc nuôi trồng các loại thủy hải sản. Ví dụ như cá tra và cá basa của Việt Nam có chất lượng cao, sản lượng lớn, giá thành rẻ hơn Hoa Kỳ một phần là do Việt Nam có điều kiện nuôi trồng quanh năm, còn việc nuôi trồng loại cá này của Hoa Kỳ bị gián đoạn. Điều này cũng là một thuận lợi lớn của Việt Nam. Kết cấu dân số trẻ, người lao động chịu khó cũng là một thuận lợi cung cấp nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, có chất lượng cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản. 2.3.1.2 Khó khăn Hoa Kỳ là một thị trường có nhiều rào cản nhất, các rào cản thường khó nắm bắt và thường xuyên thay đổi. Nhưng không vì thế mà thị trường Hoa Kỳ giảm bớt sự hấp dẫn vốn có của nó với các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu. Do Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu hàng đầu cho nên Hoa Kỳ vẫn là thị trường thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu vào Hoa Kỳ vô cùng gay gắt và quyết liệt. Việt Nam mới chỉ thâm nhập vòa thị trường Hoa Kỳ từ năm 2002, sau khi hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã có hệ thống bạn hàng cũng như các kênh phân phối, tiêu thụ tại thị trường này từ trước đó. Đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Các nhà cung cấp thủy sản cho thị trường Hoa Kỳ như Thái Lan, Canada, Ecuado…là các nhà cung cấp thủy sản chủ yếu cho Hoa Kỳ với thị phần hàng năm cho mỗi nước vào khoảng 15% - 20%, trong đó Thái Lan là nhà cung cấp chính về tôm. Sản lượng tôm Thái Lan cao và ổn định, giá đầu vào thấp hơn so với giá tôm đầu vào của Việt Nam nên được các doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ ưa chuộng. Còn Ecuado là bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ với sản phẩm tôm chân trắng, tôm sú, xếp thứ 5 về giá trị nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Canada thì coi Hoa Kỳ là thị trường nhà và Hoa Kỳ luôn là thị trường nhập khẩu 60% giá trị xuất khẩu thủy sản của Canada, với sản phẩm là tôm hùm, cá philê. Ngoài ra còn nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng đều là các nhà cạnh tranh mà Việt Nam cần vượt qua để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng Hoa Kỳ. Thủy sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều, chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sơ chế cho nên giá trị thấp, trung bình một năm thủy sản Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% thị phần tại thị trường này. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu hết cũng như chưa nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ cho nên gặp nhiều khó khăn, có khi sản phẩm sản xuất ra bị khan hiếm, có khi lại bị tồn đọng dẫn tới thiệt hại. Hầu như các đối thủ cạnh tranh của thủy sản Việt Nam là các nước có nền kinh tế cũng như kỹ thuật phát triển hơn, có kinh nghiệm hơn trong việc kinh doanh xuất khẩu ở thị trường Hoa Kỳ, thêm vào đó Việt Nam chưa có nhiều sự hợp tác đầu tư với Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thủy sản. Các khâu từ nhập con giống, nuôi trồng cho tới chế biến, bảo quản của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế, không đảm bảo đáp ứng đước các tiêu chuẩn mà Hoa Kỳ đưa ra dẫn tới sản phẩm không được thông quan. Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, mà núp dưới nó là các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hoa Kỳ thường đặt ra rất nhiều bộ luật, nhiều tiêu chuẩn, nhiều quy định, có khi quy định đó trái ngược với các tiêu chuẩn quốc tế với mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước. Ví dụ như trường hợp cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, nguyên nhân cũng vì bảo hộ thị trường cá trong nước. Các tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN ) có mức độ hài hòa không cao so các tiêu chuẩn quốc tế. Theo tổng cục tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22156.doc
Tài liệu liên quan