MỤC LỤC
trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
I. Lý do chọn đề tài 4
II. Mục tiêu nghiên cứu 4
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
IV. Phạm vi - đối tượng nghiên cứu 5
1. Phạm vi 5
2. Đối tượng 5
PHẦN NỘI DUNG 6
I. Cơ sở lý luận và một số định nghĩa liên quan 6
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
2. Cơ sở lý luận 7
2.1. Thuyết hành vi (Behaviorism) 7
2.2. Thuyết hành động xã hội 8
2.3. Thuyết xung đột 9
3. Một số định nghĩa liên quan 10
3.1. Môi trường 10
3.2. Ô nhiễm môi trường 11
3.3. Xung đột môi trường 11
3.4. Nhóm 11
3.5. Thiết chế xã hội 11
II. Thực trạng ô nhiễm 12
1. Quy mô nghiên cứu 12
2. Tính nghiêm trọng 14
III. Nguyên nhân 18
1. Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 18
1.1. Các dạng xung đột 18
1.2. Thái độ - hành vi 21
2. Xung đột giữa nhóm dân cư không xả rác và nhóm buôn bán 23
2.1. Các dạng xung đột 23
2.2. Thái độ - hành vi 24
3. Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm dân cư không xả rác 25
3.1. Các dạng xung đột 25
3.2. Hành vi – thái độ 27
4. Xung đột giữa nhóm chính quyền và nhóm xả rác 27
4.1. Các dạng xung đột 27
4.2. Thái độ - hành vi 28
5. Xung đột giữa nội bộ các nhóm 29
5.1. Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác và nhóm dân cư không xả rác 29
5.2. Xung đột giữa nhóm sinh viên xả rác và nhóm sinh viên không xả rác 31
6. Nhóm khách vãng lai 32
IV. Giải pháp 33
1. Những giải pháp đã làm 33
2. Những giải pháp nhóm đưa ra 33
2.1. Giải pháp riêng đối với từng nhóm 33
2.2. Giải pháp chung 35
PHẦN KẾT LUẬN 36
Tài liệu tham khảo 37
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trang ô nhiễm kênh Cầu gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường
Là một dạng xung đột xã hội. Xuất hiện như một tất yếu khách quan. Xuất hiện khi các chức năng của môi trường lẫn át lẫn nhau.
Nhóm
Là một tập hợp người mà trong đó có các cá nhân quan hệ qua lại với nhau theo một cấu trúc và cơ chế nào đó. Ở đây, các cá nhân tham gia một cách tự nhiên. (nhập môn xã hội học, tr.175)
Là một tập thể có từ hai người trở lên, có mức độ nhận biết chung và cùng tương tác với nhau thường xuyên.(J.Macionis, xã hội học, tr.219)
Là tập hợp những người có cùng những nguyên tắc, giá trị và kì vọng, tương tác với nhau trên cơ sở đều đặn(R.T.Chaefer, xã hội học)
Thiết chế xã hội
Nói đến thiết chế người ta thường hiểu theo hai nghĩa: một là thiết chế xã hội với một hệ thống các quy tắc, giá trị và cơ cấu hướng tới một mục đích xác định, hai là các tổ chức xã hội với tư cách là các nhóm xã hội hiện thực rộng lớn, bao gồm các nguyên tắc, quy tắc và hệ thống thứ bậc của trách nhiệm và quyền lực.(nhập môn xã hội học, tr.195) Có 5 loại thiết chế cơ bản: gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế, nhà nước.
Trên đây là những cơ sở lý thuyết để chúng tôi vận dụng vào nghiên cứu về sự ô nhiễm môi trường của kênh cầu gỗ.
II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KÊNH CẦU GỖ
1. Quy mô nghiên cứu
Kênh Cầu gỗ thuộc địa phận Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, nó bắt nguồn từ đầu chợ Ngõ của làng Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và đổ vào hồ Cá sinh viên gần trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chiếc cầu gỗ “chênh vênh”
hình ảnh phía dưới cầu gỗ
Theo những người dân sống ở khu vực Kênh Cầu gỗ cho biết nó hình thành từ một dòng chảy tự nhiên trước năm 1975. Kênh Cầu gỗ có chiều dài khoảng 500m, chiều rộng 2 – 3m, độ sâu 1 – 1,5m.
Theo quan sát của nhóm chúng tôi, khu vực kênh Cầu gỗ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước đen ngòm lượng rác thải tập trung dưới lòng kênh rất nhiều làm nghẹt cả dòng chảy, ngoài ra trên bờ kênh và ở những khu vực đất trống cạnh bờ kênh rác vức bừa bãi, hình thành nên những đống rác tự phát “khổng lồ” , có đống rác chu vi rộng đến khoảng 3-5m, cao trên 1m.
Hình ảnh “Núi rác” phía đầu nguồn con kênh
Những người dân cho biết lượng rác và nước thải xuống kênh ngày càng nhiều. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, mức độ rác tập trung nhiều hơn, đa chủng loại hơn, ô nhiễm trầm trọng hơn.
Trong khi đó, quanh kênh Cầu gỗ có khoảng 500 hộ dân và người buôn bán cùng với khoảng 20 phòng trọ sinh viên. Chúng tôi đã quan sát, nghiên cứu và phỏng vấn sâu một số người dân, sinh viên và người buôn bán trong những đối tượng này.
Một hộ nhà dân sống cạnh
con kênh
2. Tính nghiêm trọng
Ảnh hưởng tới môi trường nước: Trực tiếp nhất đó là hồ chứa chất thải từ kênh chảy xuống làm thay đổi thành phần chất trong nước. Các nguồn nước ngầm xung quanh con kênh bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa tỉ lệ thẩm thấu mạnh gây ô nhiễm trên diện rộng.
Dòng nước “đen ngòm”
chảy qua con kênh Cầu gỗ
Ảnh hưởng tới sức khỏe: Gây mùi hôi thối khó chịu cho các hộ dân xung quanh và những người đi ngang qua đây. Đặc biệt là khi có gió lớn và khi trời nắng thì bốc mùi càng nồng nặc. Có những trường hợp người dân và sinh viên ở đây đã nôn mửa, do không chịu được nên phải chuyển chỗ ở.
Những mầm mống của dịch bệnh đe
dọa tới sức khỏe của con người
Nguồn nước ô nhiễm gây các bệnh liên quan đến đường ruột, ngoài da, mắt, mũi… khi mà các hộ dân và sinh viên ở đây sử dụng mạch nước ngầm ở xung quanh đó. Các sinh vật như ruồi, muỗi, bọ gậy, vi trùng…sống khu vực này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Đây là vật trung gian truyền bệnh, nguy cơ bệnh dịch xảy ra rất cao.
Một dấu (?) lớn cho nguồn nước sinh hoạt
của các hộ dân và sinh viên trọ cạnh đây
Ảnh hưởng tới mỹ quan: Tình trạng xả rác, ô nhiễm nơi đây để lại ấn tượng xấu cho những ai từng chứng kiến trực tiếp. Đầu con kênh cũng là nơi gần chợ, gần đường giao thông nhưng lại có một đống rác với đường kính rất lớn có từ nhiều năm nay gây mất mỹ quan, mất thiện cảm cho những ai đi qua
“Vẻ đẹp điển hình” của kênh Cầu gỗ
Ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội: Các thành phần dân cư ở đây từ người dân, sinh viên, người buôn bán, khách vãng lai không phải tất cả đều xả rác mà trong đó có một bộ phận người dân và hầu hết sinh viên không có hành vi xả rác xuống con kênh . Từ đó gây ra bất bình giữa hai bộ phận: người xả rác và người không xả rác. Từ bất bình dẫn đến mâu thuẫn, đã có lời qua tiếng lại gây chia rẽ. Còn có hiện tượng nói xấu, kể tội nhau, tất cả cũng chỉ vì hành vi xả rác mà ra. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm này đã được người dân kiến nghị lên chính quyền từ lâu nhưng chưa thấy hành động nào mang tính triệt để để giải quyết tận gốc vấn đề này vì thế gây ra sự mất tin tưởng vào chính quyền của nhân dân. Từ đó, các vấn đề chung khó đi đến sự đồng thuận hoàn toàn của hai bên.
Một số hình ảnh “ô nhiễm” nơi kênh Cầu gỗ
Đốt rác làm ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như
ảnh hưởng tới mỹ quan
Lời cảnh báo không ngăn được thực trạng nơi đây!!!
III. NGUYỄN NHÂN Ô NHIỂM KÊNH CÂU GỖ
Kênh Cầu gỗ hiện nay, có nhiều nhóm còn sinh sống: khu vực này. Qua khảo sát thực trạng, cũng như phỏng vấn sâu các nhóm có liên quan: nhóm dân cư, nhóm sinh viên và nhóm buôn bán, nhóm khách vãng lai và nhóm quản lý, chúng tôi nhận thấy có sự xung đột môi trường giữa các nhóm: nhóm sinh viên không xả rác – nhóm dân cư, nhóm dân cư với nhóm buôn bán, nhóm chính quyền với nhóm không xả rác, nhóm chính quyền với nhóm xả rác và ngoài ra còn có sự xung đột giữa nội bộ các nhóm với nhau.
Xung đột giữa nhóm dân cư xả rác với nhóm sinh viên không xả rác
Xung quanh khu vực kênh Cầu gỗ có rất nhiều nhà dân và các phòng trọ sinh viên chạy dọc theo kênh. Việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên - kênh cầu gỗ - trong đó nổi lên hai nhóm xã hội là nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác. Sự đối chọi về nhận thức, mục tiêu, lợi ích, quyền lực dẫn đến xung đột xã hội giữa hai nhóm chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh bảo vệ môi trường sống.
Giữa nhóm dân cư và nhóm sinh viên không xả rác tồn tại tới bốn dạng xung đột:
1.1. Các dạng xung đột
Thứ nhất, xung đột về nhận thức
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn đến phá hoại môi trường.
Nhóm sinh viên không xả rác ý thức được hành vi xả rác của mình sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, sẽ làm cho chức năng chứa đựng rác thải của kênh cầu gỗ vượt lên chức năng không gian sống và thoát nước của kênh nên không vứt rác xuống kênh. Họ có sự quan tâm, hiểu biết cũng như tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Vì thế họ ý thức rất tốt về hành vi của mình đối với môi trường. Trong khi đó, nhóm dân cư - hầu hết là dân lao động nghèo - thiếu sự hiểu biết cũng như quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường. Họ nghĩ rằng đây là khu vực sẽ quy hoạch nên không cần chú ý bảo vệ môi trường sống của mình. Vả lại, họ cũng không định cư ở đây lâu dài nên không sợ mình sẽ làm ô nhiễm khu vực kênh này. Ngoài ra, việc ô nhiễm con kênh xảy ra rất lâu rồi, khoảng mười năm trở lại đây, vì thế nhóm dân đến định cư sau này thấy rác đã có sẵn nên mình cũng xả theo, theo kiểu “người ta xả thì mình cũng xả”. Có nhóm người dân xả rác theo thói quen, hành vi xả rác đã trở thành hành vi vô ý thức, dần dần họ xả rác theo một khuôn mẫu hành vi có sẵn.
Có một bộ phận không nhỏ dân cư lại có ý nghĩ rằng việc xử lí rác thải, xử lí ô nhiễm dòng kênh cầu gỗ là việc của chính quyền phải lo, không phải việc của mình nên họ thờ ơ với tình trạng ô nhiễm nơi đây. Họ nghĩ rằng đây là trách nhiệm của nhà quản lí hay của ai đó chứ không phải của họ. Và họ thấy cái lợi của việc đổ rác xuống kênh lớn hơn là cái hại của việc gây ô nhiễm mội trường.
Thứ hai, xung đột mục tiêu
Mục tiêu của các nhóm khác nhau dẫn đến xung đột. Mục tiêu của nhóm dân cư đó là vì kinh tế. Họ không phải tốn chi phí cho việc đóng tiền đổ rác. Ở đây có hai nhóm dân cư có cách thức xử lí rác thải khác nhau. Một nhóm dân thì đổ rác trực tiếp xuống con kênh để không phải đóng tiền đổ rác. Mà theo thông tin chúng tôi tìm hiểu thì tiền rác là khoảng 25 ngàn/tháng. Một nhóm thì đốt rác. Khi đi khảo sát cũng như phỏng vấn các bạn sinh viên thì chúng tôi đã chứng kiến những đống rác đang được đốt ở cuối con kênh ngay hồ cá sinh viên. Khi phỏng vấn các bạn sinh viên ở đây, với câu hỏi “Bạn thường đổ rác ở đâu?”, thì họ đều bảo là đổ vào thùng rác trước cửa, đến chiều bà chủ nhà sẽ đem đổ hoặc tự họ đem đổ ở cuối con kênh, khi nào rác đầy thành đống thì bà sẽ đốt. Chúng tôi được biết thêm là bà chủ nhà trọ này quản lý 86 phòng trọ sinh viên. Khi hỏi các bạn đó nghĩ gì khi bà chủ lại không đóng tiền đổ rác mà chỉ đem rác đi đốt thì các bạn đều rất bức xúc và có nguyện vọng được đổ rác đúng nơi quy định.
Ngược lại thì mục tiêu của nhóm sinh viên không xả rác là bảo vệ sức khỏe của chính họ. Kế nữa là giữ thể diện vì họ nghĩ rằng sinh viên- tầng lớp trí thức của xã hội- lại xả rác sẽ bị đánh giá làm mất thể diện của các bạn. Và các bạn cũng rất ngại khi bạn bè đến chơi mà thấy khu vực này quá dơ, bốc mùi không chịu nổi.
Thứ ba, xung đột về lợi ích
Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế khi sử dụng tài nguyên. Nhóm dân cư vì lợi ích tiết kiệm được công sức, tiền của và thời gian nên xả nước và rác thải xuống lòng kênh, ngay cạnh các dãy phòng trọ của sinh viên. Họ sử dụng con kênh này để thải tất cả các loại rác thải, nước thải. Đặc biệt ở đây có một chuồng heo lớn, theo chúng tôi quan sát thì tất cả nước thải từ chuồng heo này đều đổ ra con kênh, ngay tại chuồng heo nước đen ngòm
Nhóm dân cư này xem con kênh như một thùng rác lớn. Để lại tất cả các loại rác mà mình đã sử dụng xuống. Như vậy, nhóm dân cư này đã xâm phạm lợi ích được hưởng thụ môi trường xanh-sạch-đẹp, không khí trong lành mát mẻ…của nhóm sinh viên không xả rác. Việc đổ rác bừa bãi của nhóm dân cư gây ô nhiễm con kênh trầm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm sinh viên không xả rác. Vì khi đi khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy phòng trọ của các bạn sinh viên ở sát con kênh, có một dãy khoảng 6 phòng trọ có cửa quay mặt trực tiếp ra con kênh. Và có một bức tường cao khoảng 1,2m chắn ngang con kênh với phòng của các bạn sinh viên, nhưng khoảng cách chỉ vài bước chân. Nhóm sinh viên sống nơi đây luôn luôn ngửi mùi hôi lúc nào cũng phảng phất từ phía con kênh. Lúc vào phòng các bạn phỏng vấn chúng tôi cũng cảm thấy khó chịu vì mùi hôi này. Nhóm sinh viên này nói rằng: “bắt buộc phải quen thôi chứ biết làm sao bây giờ!”. Có bạn bảo thường xuyên bị hắt xì khi đến đây. Một số bạn thường xuyên ở lại học bài ở trường, rất ít về phòng vì sợ “mùi hôi” từ con kênh cũng như sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Còn được biết nhóm sinh viên này xài nước giếng nhưng do con kênh ô nhiễm nên nước không còn đảm bảo độ sạch, trong và đã chuyển sang màu vàng. Cho nên họ không dám sử dụng nước này để nấu ăn mà chỉ dùng để tắm, giặt. Rõ ràng con kênh ô nhiễm hiện nay gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, học tập, sinh hoạt, không gian sống của nhóm sinh viên rất nhiều.
Thứ tư, xung đột quyền lực
Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át các nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của nhóm khác dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nhóm dân cư có địa vị kinh tế và có các mối quan hệ quen biết nhiều hơn nhóm sinh viên, có thời gian sinh sống ở đây từ lâu. Một điều đặc biệt đó là quan hệ giữa nhóm dân cư và nhóm sinh viên là chủ trọ - người ở trọ. Cho nên nhóm dân cư cậy thế mình là người lớn, có thâm niên, có tiền, có quen biết nhiều…xâm phạm tới lợi ích của sinh viên sống xa nhà, kinh tế có giới hạn, tuổi còn nhỏ…Tiếng nói của nhóm sinh viên ở đây bị lấn át, không được để ý đến.
Thái độ hành vi của hai nhóm
Nhóm sinh viên không xả rác: Họ nhận thức cũng như có sự tự ý thức rất tốt về môi trường nên khi được hỏi “Bạn có xả rác xuống con kênh không?” thì họ trả lời là không và họ luôn bỏ rác vào thùng rác. Vì vậy, họ rất bức xúc, khó chịu khi thấy nhóm dân cư cũng như bất kì ai xả rác xuống con kênh, xuống đường nơi khu vực họ sinh sống. Họ thực sự là nhóm bị xâm hại vì lợi ích của họ không còn khi mà con kênh này ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, một số bạn thuộc nhóm sinh viên này đã tham gia ngày chủ nhật xanh, làm phim về môi trường.
Nhóm dân cư: Nhận thức sai lệch về vấn đề ô nhiễm môi trường dẫn đến hành vi không đúng đắn, đối xử “thô bạo” với môi trường, khu vực họ sinh sống như: vứt rác, đốt rác, không đóng tiền đổ rác,…Nhìn vào cơ cấu rác có thể thấy rác đủ loại nhưng nhiều nhất vẫn là bao ni lông, đặc biệt là những túi rác lớn mà theo chúng tôi tìm hiểu được là do người dân ném xuống, họ nghĩ rằng khi trời mưa to sẽ cuốn rác đi theo, nhưng rác trôi đi đâu thì không biết ?! Nhóm dân cư xả rác mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm. Thái độ của họ rất ngang nhiên, thờ ơ và hành vi xả rác này cũng quá đỗi quen thuộc, bình thường.
Họ là nhóm xâm hại khi tác động trực tiếp đến ô nhiễm môi trường, làm cho con kênh bị ô nhiễm dẫn tới tước đoạt lợi ích của nhóm sinh viên không xả rác nhưng đồng thời họ cũng là nhóm bị xâm hại vì họ cũng sống tại khu vực này cho nên họ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ con kênh ô nhiễm này.
Có thể nói không phải tất cả những người thuộc nhóm dân cư đều nhận thức kém hay thiếu kiến thức về môi trường mà có những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thực ra thì nhiều người cũng có am hiểu về môi trường, có ý thức về hành vi của mình sẽ gây ô nhiễm môi trường nhưng vì mục tiêu kinh tế, vì muốn tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức mà họ đã quay lưng với môi trường, xâm phạm vào lợi ích của nhóm sinh viên mà cũng là lợi ích của chính họ, phá hoại môi trường kênh cầu gỗ.
Đối với nhóm sinh viên không xả rác lại nổi lên một vấn đề khác. Đó là tại sao khu vực kênh cầu gỗ này đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng mà họ lại chấp nhận ở đây, không dọn đến khu nhà trọ khác. Qua phỏng vấn và tìm hiểu, nhóm sinh viên này đều trả lời là nếu tìm được chỗ trọ tốt hơn họ sẽ dọn đi. Lí do họ trọ ở khu này là do gần trường, giá rẻ (khoảng 700.000 đồng/phòng), tiền điện là 2500 đồng/kg, còn nước được miễn phí. Và một lí do nữa là do họ không xin được chỗ trong kí túc xá. Họ chờ năm sau kí túc xá xây xong nhiều dãy nhà mới thì họ sẽ xin vào ở. Nhóm sinh viên này do hoàn cảnh thiếu thốn, do tiết kiệm chi phí mà phải chấp nhận ở tại khu vực ô nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như học tập của họ.
2. Xung đột giữa nhóm dân cư không xả rác và nhóm buôn bán
Các dạng xung đột
thứ nhất, xung đội nhận thức
Nhóm người dân không xả rác họ cũng nhận thức được rằng ô nhiễm kênh cầu gỗ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới cuộc sống của họ nó là nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của họ. Thực vậy, như chúng tôi đi phỏng vấn sâu được một cô sống gần con kênh cho biết: “mỗi khi mùi hôi thối bốc lên làm cho tôi thấy tức ngực và ảnh hưởng tới xoang mũi”. Họ rất quan tâm đến vấn nạn này. Cho nên, họ rất mong muốn có biện pháp xử lý phù hợp và triệt để.
Ngược lại, nhóm buôn bán họ cho rằng nơi nay không phải là chỗ cư trú của họ, họ chỉ buôn bán tam thời ở đây nên không quan tâm đến ô nhiễm của dòng kênh. Nên họ có những hành vi xả rác bừa bãi, ngoài ra họ không chịu đóng tiền đổ rác hàng tháng. Điều này cho thấy nhận thức về ô nhiễm môi trường của họ còn quá thiếu, nhận thức về bảo vệ môi trường chung chưa cao, ý thức cộng đồng chưa tốt. ỷ lại, không quan tâm, đang nằm ở mức nhận thức “cha chung không ai khóc”.
Thứ hai, xung đột mục tiêu
Nhóm dân cư không xả rác họ có mục tiêu bảo vệ dòng kênh sạch sẽ để cho môi trường trong sạch. Họ luôn luôn thu đóng tiền thu gom rác hàng tháng, họ có dọn rác xung quanh nhà và trước đây họ cũng đã đốt rác ở dòng kênh. Đặc biệt người dân sống cuối dòng kênh họ luôn thu dọn rác mỗi khi trời mưa xong làm rác đổ từ đầu nguồn xuống. Còn nhóm buôn bán mục tiêu của họ là kiếm tiền còn những thứ khác họ không quan tâm. Họ không đóng tiền đổ rác vì họ muốn tiết kiệm đồng tiền mà họ kiếm được vì ở đây toàn là những người buôn bán nhỏ lẽ nên kinh tế của họ cũng khá khiêm tốn.
Thứ ba, xung đột lợi ích
Nhóm buôn bán xả rác ra dòng kênh là tiết kiệm chi phí cho việc dọn rác, tiết kiệm được thời gian. Cho nên họ đổ rác xuống dòng kênh làm tồn đọng rác lâu ngày dẫn đến nỗi môi trường dòng kênh bị ô nhiễm không khí mất đi sự trong lành mát mẻ. Vì vậy hành vi xả rác của nhóm buôn bán dẫn đến lợi ích được sống trong một bầu không khí trong sạch và mát mẻ của nhóm dân cư bị xâm hại.
2.2. Hành vi - thái độ
Theo quan sát của chúng tôi thì vào buổi sáng sớm nhóm buôn bán bắt đầu dọn hàng, họ đem hàng (gồm rau ,củ, quả, thịt, cá...) lấy từ các chợ đầu mối, mà chợ dầu mối gần đây nhất là chợ đầu mối Thủ Đức. Sau khi bày rau, củ quả lên sạp hay những khay, khung xe thì họ vứt những cần xé to nhỏ và vô số bao nilon vứt lên đống rác trên dòng kênh. Đến khoảng tầm 9 giờ -10 giờ, khi số lượng sinh viên hoặc dân cư đi chợ thì ngay tại hàng cá nhóm chúng bắt gặp được hình ảnh những người bán cá, tầm độ 3-4 sạp cá cạnh nhau bán ngay trên miệng cống của dòng kênh. Họ thoăt thoắt làm cá cho những người mua nhưng khi lòng cá, ruột cá, nước làm cá…làm xong đều được họ đổ xuống đầu con kênh, trông rất tanh và bẩn. Và đến khi tan buổi chợ họ quét dọn thì những gì còn lại đều được quét thẳng xuống con kênh tội nghiệp, họ làm tất cả với vẻ mặt thản nhiên và coi là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Qua phỏng vấn, nhóm dân cư đầu nguốn này chúng được biết, một số trong họ rất phản đối vấn đề đổ rác “vô tư” của những nhười buôn bán xuống dòng kênh, đặc biệt là vài hộ gia đình ở cạnh “núi rác.
Theo chúng tôi được biết thì tiền thu gom rác hàng tháng trung bình là khoảng 40 ngàn.Đối với những người buôn bán lớn thì số tiền 40 ngàn này là một số tiền không đáng nhưng họ vẫn không muốn mất số tiền đó. Còn đối với những người mua bán nhỏ, chắt góp từng đồng thì có lẽ đó là một số tiền kha khá, vì thế đa số họ đều chọn giải pháp là vứt rác xuống dòng kênh. Giờ mà họ chọn để đổ rác là buổi sáng sớm hay chiều tối. Một người dân ở gần đống rác đó nói rằng đã rất nhiều lần nhắc nhở, la mắng nhậm chí đưa lên tổ dân phố nhưng tình trạng này vẫn cứ diễn ra hằng ngày.
Ở đây có thể nói rằng, tất cả hành vi của họ đều trở thành một thói quen, “ai cũng vậy nên tôi cũng vậy”. Cho nên nó đã trở thành hành vi khuôn mẫu . Hoặc đối với những người thuộc nhóm buôn bán di động thì đó là “ai ô nhiễm, ai ảnh hưởng thì mặc, tôi không có ở đây, nó không ảnh hưởng gì đến tôi”. Đây là một sự lệch lạc trong suy nghĩ và nhận thức, dẫn đến lệch lạc trong hành vi.
3 Xung đột giữa nhóm Chính quyền và nhóm dân cư không xả rác.
3.1. Các dạng xung đột
Thứ nhất, xung đột nhận thức
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã thấy được nhận thức của con người chính là vấn đề lớn nhất dẫn tới tình trạng này. Và trong khi xét sự xung đột của nhóm chính quyền và nhóm dân cư không xả rác thì xung đột về nhận thức cũng là xung đột lớn nhất.
Về phía chính quyền, họ nghĩ rằng sự ô nhiễm của dòng kênh không ảnh hưởng gì tới mình bởi vì họ không sống gần dòng kênh nên họ không có ý muốn bảo vệ và để mặc kệ cho người dân ở đây xử lý và chính vì đây là khu quy hoạch của Đại học Quốc Gia nên dường như là họ muốn ỷ lại để cho Đại học Quốc Gia giải quyết. Trong khi đó, những người dân không xả rác họ nhận thấy được phải bảo vệ nơi mình sống, bởi vì đa số những người dân không xả rác là những người có hộ khẩu thường trú tại đây. Chính vì vậy họ đã biết bảo vệ môi trường nhất là môi trường nơi mình sinh sống và họ luôn nhắc nhở người khác khi thấy họ vất rác xuống kênh. Đặc biệt những gia đình sống ở cuối dòng kênh họ cũng nhân thức được vấn đề ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ và họ là những người chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ ô nhiễm dòng kênh. Họ đã từng có đề nghị lên chính quyền với mong muốn chính quyền có thể giải quyết giúp họ vấn đề này.
Thứ hai, xung đột quyền lực
Về phía chính quyền, cơ quan quản lý tuy họ đã được phản ánh về vấn đề ô nhiễm dòng kênh, mong muốn được mình giải quyết triệt để song họ lại kéo dài thời gian xử lý, kéo dài thời gian quy hoạch. Hoặc có xử lý thì cũng chỉ làm qua loa, nhắc nhở cho có chứ không đi vào giải quyết vấn đề một cách có triệt để nên đã làm cho người dân phải chờ đợi, thấy bức xúc và không đồng tình với cách giải quyết quá chậm trễ và thiếu triệt để của chính quyền nên đã dẫn tới xung đột lớn.
Thứ ba, xung đột lợi ích
Theo như khảo sát của nhóm chúng tôi được biết nhóm chính quyền hầu như không một ai trực tiếp sống ở đây nên họ không có một quyền lợi nào ở đây cả vì vậy họ cũng không quan tâm đến vấn đề này. Đồng thời với sự vô trách nhiệm, tính ỷ lại, tinh thần làm việc chưa cao độ nên họ không quan tâm đến cuộc sống của những người dân xung quanh nơi đây. Khi chúng tôi tham gia phỏng vấn sâu bác bán sách sống gần đây cho biết: “ nhiều lần kiến nghị với chính quyền rồi nhưng họ chẳng quan tâm gì”. Những việc làm này chưa gắn với lợi ích của nhóm chính quyền nên chính quyền chưa thực sự nhiệt tinh giải quyết. Còn nhóm dân cư không xả rác lợi ích của họ là muốn hưởng môi trương trong lành, sạch sẻ… nên họ nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền không quan tâm. Cho nên họ rất bức xúc về cách giải quyết của chính quyền.
. Hành vi - thái độ
Nhóm chính quyền chưa thực sự quan tâm tới đời sống của người dân nơi họ quản lý, có thái độ thờ ơ với môi trường và đời sống của người dân nơi đây. Thỉnh thoảng họ có tới kiểm tra và phun thuốc diệt muỗi , diệt loăng quăng chứ không có thực sự quan tâm, không đề ra biện pháp khắc phục. Mặc dù người dân (hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) đã từng lên cơ quan chính quyền khuyến nghị, đề nghị chính quyền vào cuộc, tham gia giải quyết vấn đề ô nhiễm nơi dòng kênh này. Đồng thời những người dân cũng tổ chức nhiều lần đốt rác, dọn rác và làm vệ sinh, thỉnh thoảng họ có vận động lẫn nhau về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ con kênh.
4. Xung đột giữa nhóm chính quyền với nhóm xả rác
4.1. Các dạng xung đột
Thứ nhất, xung đột nhận thức
Nhóm người xả rác (cả nhóm buôn bán, nhóm dân cư xả rác, nhóm sinh viên xả rác), họ không thấy được những tác hại của việc xả rác của mình bởi vì nhận thức của họ còn quá thấp, họ thiếu hiểu biết về những kiến thức ô nhiễm môi trường. Họ không nhận thức được việc bảo vệ môi trường xung quanh mình là như thế nào hết. Đặc biệt sinh viên là những người có tri thức nhưng họ lại thiếu nhận thức về vấn đề này. Điều đặc biệt ở đây là chính họ thấy tổ trưởng dân phố cũng xả rác nên họ đã xả theo. Mặt khác, họ lại nghĩ rằng họ không sống ở đây cả đời, nhất là những người buôn bán, họ chỉ sáng tới buôn bán và chiều lại về nên việc có hay không có ý thức để bảo vệ môi trường, bảo vệ con kênh không phải là việc mà họ cần quan tâm.
Còn nhóm chính quyền thì do người dân phản ánh quá nhiều nên họ cảm thấy khó chịu, và nhận thấy rằng chính họ cần thiết phải có ý kiến, cần thiết phải lên tiếng với nhóm người xả rác. Nên đã dẫn tới có sự xung đột, cãi cọ nhau giữa hai nhóm này.
Thứ hai, xung đột quyền lực
Chính quyền đã tới nhắc nhở và vận động những người không xả rác rằng không nên xả rác nữa nhưng mà không được nên họ đã cảnh báo rằng nếu như vẫn tiếp tục tình trạng này thì có thể họ sẽ đặt ra những biện pháp cứng rắn, và những chế tài bắt buộc đối với họ. Chính điều đó làm cho nhóm người xả rác ở đây thấy rằng khi mà chính quyền sử dụng những biện pháp chế tài này sẽ làm cho họ mất đi phần nào lợi ích của mình, và họ đã bức xúc, có xung đột với cơ quan chính quyền.
4.2. Hành vi - thái độ
Chính quyền đã từng đi tuyên truyền, nhắc nhở đồng thời cũng đã cắm biển cấm đổ rác, từng đi phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng… song nhóm người xả rác lại vẫn cứ không ngưng việc xả rác lại. Họ xả đủ các loại rác (rác thải sinh hoạt, rác thải buôn bán..), thải các nước thải sinh hoạt (nước thải bồn cầu, nước thải từ chăn nuôi..), hay đốt rác làm ô nhiễm dòng kênh. Họ xả rác mọi lúc, kể cả lúc trời không mưa cũng như lúc trời mưa. Họ không những xả rác, xả nước thải mà còn có thái độ chống đối với cơ quan chính quyền khi cơ quan chính quyền tới nhắc nhở.
5. Xung đột nội bộ các nhóm với nhau
5.1. Nhóm dân cư
a. Các dạng xung đột
Dân cư là nhóm người đi xâm hại đồng thời cũng là nhóm bị xâm hại. Trong quá trình đi tìm hiểu, nhóm chúng tôi đã nhận thấy rằng ở nhóm dân cư được chia làm nhóm dân cư có xả rác và nhóm dân cư không xả rác. Họ vừa xả rác, xả nước thải xuống dòng kênh và cũng phải chịu sự ảnh hưởng của ô nhiễm dòng kênh này.
Thứ nhất, xung đột nhận thức
Nhóm dân cư không xả rác – chủ yếu là nhóm người có hộ khẩu thường trú tại đây, họ nhận thức được cần phải bảo vệ khu vực nơi mình sống, thấy được rằng xả rác, thải nước thải xuống dòng kênh là không tốt, là có hại cho môi trường, có hại cho những người xung quanh, mà ảnh hưởng lớn nhất chính là sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Trong khi đó nhóm dân cư xả rác thì ngược lại, họ không nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, họ không hiểu biết nhiều về những kiến thức môi trường, không nhận thấy được tác hại của việc ô nhiễm khu vực mình sống sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người khác và chính bản thân mình. Với lại cũng v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xã hội học môi trường (thực trạng ô nhiễm kênh cầu gỗ - góc nhìn xã hội học).doc