Đề tài Thực trạng ô nhiễm không khí và những biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

A. LÝ LUẬN CHUNG 1

I. Không khí - sự ô nhiễm không khí 2

1. Không khí và các thành phần không khí 2

2. Ô nhiễm không khí và các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí 2

II. Ô nhiễm không khí - Hiện tượng, tác hại và nguyên nhân 2

1. Các hiện tượng ô nhiễm không khí 2

2. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến khí hậu toàn cầu 3

3. Tác hại của ô nhiễm không khí đến môi trường sống 5

4. Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí 7

4.1. Do hoạt động Công nghiệp 7

4.2. Hoạt động giao thông vận tải 8

4.3. Hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng 8

5. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí: 9

B. THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM 22

I. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI VIỆT NAM 22

1. Ô nhiễm môi trường không khí do bụi 22

2. Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại 26

2.1 Ô nhiễm khí SO2: 26

2.2 Ô nhiễm chì (Pb) trong không khí đô thị: 30

3 Mưa axít (lắng đọng axít): 30

4. Ô nhiễm tiếng ồn đô thị: 31

II. NGUỒN GỐC CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 33

1 Nguồn ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp 33

2 Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải 35

3 Nguồn ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng 36

4 Nguồn ô nhiễm không khí từ sinh hoạt đun nấu của nhân dân 36

III. TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 37

1 Mưa axit: 37

2 Hiệu ứng nhà kính 38

3 Biến đổi khí hậu 40

4. Những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH ở Việt Nam 41

5 Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người 41

6 Gây thiệt hại kinh tế 43

C. PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 44

I. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 44

1. Pháp luật Quốc gia 44

2. Các điều ước Quốc tế mà Việt Nam gia nhập 44

2. Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các tác động tới ô nhiễm không khí: 46

3. Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí: 50

4. Pháp luật về điều kiện của các khu vực kinh tế và địa bàn dân cư về bảo vệ môi trường không khí : 50

5. Pháp luật về kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí: 52

II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 54

1. Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí 55

2. Xử lý hình sự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí 58

III.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 60

1. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí. 60

2. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. 61

2.1.Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các tác động tới ô nhiễm không khí 61

2.1.2.Hoạt động ĐTM và ĐMC. 64

2.1.3.Hoạt động thông tin về môi trường không khí. 73

2.1.4.Hoạt động khắc phục ô nhiễm không khí. 74

2.1.5.Hoạt động cải thiện chất lượng không khí. 77

2.2.Pháp luật trong lĩnh vực khuyến khích sử dụng năng lượng sạch,

năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. 79

2.2.1.Các dạng NLTT và tiềm năng ở Việt Nam 79

2.2.2.Khung chính sách về phát triển NLTT 82

2.2.3.Một số hoạt động về NLTT ở Việt Nam 86

2.3.Pháp luật về việc kiểm soát nguồn gây ô nhiễm không khí. 88

2.3.1.Kiểm soát các nguồn thải tĩnh. 88

2.3.2.Kiểm soát nguồn thải động. 94

2.4.Hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí. 97

2.5.Hệ thống các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí. 98

2.6.Xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 99

D. GIẢI PHÁP 105

1. Giải pháp pháp lý 105

2. Biện pháp khoa học kĩ thuật 108

3. Biện pháp kinh tế 110

4. Biện pháp giáo dục 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 14988 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ô nhiễm không khí và những biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e cơ giới sử dụng xăng pha chì, hoặc xả khói đen làm ô nhiễm môi trường.( Khoản 1 điều 71 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toan giao thông đô thị). + Các chủ phương tiện giao thông phải đảm bảo không gây tiếng ồn quá giới hạn chi phép. Cụ thể: Các loại xe hai bánh có động cơ dưới 125cc không được gây tiếng ồn vượt quá 79 dba, các loại xe có động cơ trên 1000cc không được gây tiếng ồn quá 89 dba. + Các loại phương tiện cơ giới được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn. II. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí gồm có: -Luật bảo vệ môi trường năm 2005. -Nghị đinh số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. -Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trương. -Bộ luật hình sự năm 2009. Tùy theo hành vi vi phạm mà có thể áp dụng một trong hai loại trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Ngoài ra các chủ thể gây ô nhiễm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm của mình gây ra (Điều 127, Luật bảo vệ môi trường năm 2005). 1. Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí a. Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính. - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính ( Điều 1, Nghị định 81/2006/NĐ-CP ) -Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường gồm có : +Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường; +Vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. -Nguyên tắc xử phạt trong lĩnh vực vi phạm hành chính như sau: + Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay, mọi hậu quả phải được khắc phục theo quy định của pháp luật + Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính một lần. Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Một người, một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. +Hình thức, biện pháp xử phạt căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân, tình tiết - Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế ( Điều 2, Nghị định 81/2006/NĐ-CP) b. Các hành vi vi phạm hành chính gây ô nhiễm môi trường không khí, hình thức xử phạt và mức phạt. Hiện nay, vi phạm hành chính là hình thức vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ô nhiễm không khí. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này không đa dạng như các lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng hay kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí được qui định cụ thể tại các điều 11, điều 12, điều 13, điều 23 của Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. * Vi phạm các quy định về thải khí, bụi -Đối với hành vi vi phạm các quy định về thải khí, bụi thì hình thức xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền. Mức tiền phạt thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 70.000.000. Mức tiền phạt từ 100.000 đồng đến 54.000.000 đồng áp dụng cho hành vi thải khí, bụi. Tùy theo mức độ vượt tiêu chuẩn cho phép và lưu lượng khí thải mà áp dụng mức phạt khác nhau. Đối với hành vi thải khí, bụi có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép sẽ bị phạt từ 55.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng -Ngoài 2 hình thức xử phạt chính nêu thì còn có hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau: + Tước giấy phép môi trường gồm có: Tước giấp phép môi trường từ chín mươi ngày đến một trăm tám mươi ngày làm việc. Tước giấp phép môi trường không thời hạn. + Tạm thời đình chỉ hoạt động đến khi thực hiện xong biện pháp bảo vệ môi trường. +Cấm hoạt động hoặc buộc di dời. +Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.  * Vi phạm các quy định về tiếng ồn Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy theo mức độ gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép bao nhiêu lần và gây ồn trong khoảng thời gian nào. Đồng thời buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra *Vi phạm các quy định về độ rung - Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động xây dựng: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy theo thời gian vi phạm và khu vực vi phạm. Thời gian được chia làm hai khoảng là từ 7 giờ đến 19 giờ và từ 19 giờ đến 7 giờ hôm sau. Khu vực gồm có khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất. -Vi phạm các quy định về độ rung trong hoạt động sản xuất công nghiệp: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy theo thời gian vi phạm và khu vực vi phạm. Thời gian được chia làm hai khoảng là từ 6 giờ đến 18 giờ và từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau. Khu vực gồm có khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh, khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính, khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất. - Đối với các vi phạm trên đều buộc phải khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra * Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm không khí. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất thải nguy hại gây hậu quả xấu đến con người và thiên nhiên. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp chất gây ô nhiễm có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép. Đồng thời buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 23, Nghị định 81/2006/NĐ-CP) 2. Xử lý hình sự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí Xử lý hình sự trong lĩnh vực vi phạm pháp luật gây ra ô nhiễm không khí đã được qui định trong Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Một đặc điểm riêng biệt của hành vi phạm tội trong lĩnh vực gây ô nhiễm không khí đó là vấn đề xác định chủ thể phạm tội và mức độ nguy hiểm của hành vi. Bởi lẽ, nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng và môi trường không khí lại có đăc tính khuyếch tán rất rộng nên việc xác định chủ thể và mức độ nguy hiểm của hành vi là rất khó khăn. Tuy vậy, trong Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng đã có quy định về tội gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự năm 1999, Chương XVII – Các tội phạm về môi trường quy đinh riêng từng tội như sau: tội gây ô nhiễm không khí được qui định tại Điều 182, tội gây ô nhiễm nguồn nước quy định tại Điều 183, tội gây ô nhiễm đất quy định tại Điều 184. Trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, Chương XVII – Các tội phạm về môi trường đã gộp chung tội gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất vào Điều 182 - Tội gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, có một điểm khác biệt trong quy định xử lý tội gây ô nhiễm không khí giữa Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 đó là việc gây ô nhiễm không khí chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 182, Bộ luật hình sự 1999). Nhưng theo Điều 182, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 thì tội gây ô nhiễm không khí sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi gây ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng. Quy định cụ thể về tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182, Bộ luật hình sự 2009) như sau: 1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội phạm về môi trường nói chung và tội gây ô nhiễm không khí nói riêng được quy định trong luật hình sự đã chứng tỏ tính răn đe nghiêm khắc trong vệc xử phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây ô nhiễm không khí thường là rất khó khăn, có nhiều trường hợp không thể xác định được ngay mà phải sau một thời gian dài mới xác định được hậu quả. III.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. Thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí. Hiện nay, Việt Nam chưa có một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh riêng trong lĩnh vực kiểm soát không khí, hầu hết các quy định liên quan đến vấn đề này đang nằm rải rác trong các điều khoản của Luật bảo vệ môi trường 2005 và một số văn bản riêng rẽ. Việt Nam đã tham gia, ký kết các điều ước quốc tế (Công ước Vienna năm 1994, Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Kyoto năm 1998 về giảm phát thải khí nhà kính). Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế và đưa pháp luật vào cuộc sống lại chưa được tích cực. Thực trạng áp dụng pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí. Pháp luật về công tác phòng chống, nghiên cứu, dự đoán, đánh giá các tác động tới ô nhiễm không khí Hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện trạng không khí của các cơ quan nhà nước. Quan trắc môi trường là không khí là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kỹ thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lý(tiếng ồn), chỉ tiêu hóa học(hàm lượng khói, bụi, khí độc...), xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí... Với chức năng đó, hệ thống quan trắc giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường nắm đước tình chất lượng không khí, dự báo những biến đổi của nó trong tương lai cũng như chủ động phòng, chống và loại trừ các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí và dựa trên kết quả của hoạt động này để thực hiện việc định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường không khí. Hiện Việt Nam có 21 trạm quan trắc không khí. Theo số liệu quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, không khí ở hầu hết các khu vực dân cư nội đô đều bị ô nhiễm. Đặc biệt, các khu vực như đường Khuất Duy Tiến, Quốc lộ 32, đường Nguyễn Trãi… ô nhiễm bụi đang ở mức cao nhất Hà Nội và xu hướng ngày càng gia tăng. Các khu vực ngã tư có mật độ xe lưu thông cao, nồng độ bụi cũng vượt quy chuẩn cho phép. Kết quả quan trắc bụi giao thông 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm, có 180 điểm có hàm lượng bụi lơ lửng vượt quy chuẩn. Nồng độ bụi tại TP Hồ Chí Minh cũng có xu hướng ngày càng gia tăng và vượt từ 1,08 - 1,55 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả đo đạc tại 6 trạm quan trắc không khí tại TP. Hồ Chí Minh(TP. HCM) cho thấy 89% mẫu kiểm tra không khí không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Nguyên nhân được xác định là do lưu lượng các loại xe, nhất là xe tải lưu thông qua khu vực này lên đến hàng chục ngàn lựot xe mỗi ngày và tình trạng kẹt xe xảy ra ngày càng thường xuyên, liên tục, nhất là tại khu vực xung quanh ngã tư An Sương, nơi mà chỉ số đo tại mọi thời điểm trong ngày đều không đạt yêu cầu, có thời điểm vượt chuẩn gấp 5 lần. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí do chì cũng gia tăng nhanh chóng, cụ thể nồng độ chì đo được tại các trạm quan trắc từ đầu năm 2009 đến nay thường dao động ở ngưỡng 0,22 - 0,38g/m³, khu vực có nồng độ chì cao nhất thành phố là xung quanh ngã sáu Gò Vấp. Ngoài ra, nồng độ NO2 đo đạc được tại các trạm quan trắc cũng cho thấy chỉ số này cũng vượt tiêu chuẩn cho phép( thường dao động ở mức 0,19 - 0,34mg/m³ ) và đang có biểu hiện gia tăng tần suất lần đo bị vượt chuẩn có khi đến 68%. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí của TP.HCM chủ yếu từ hoạt động sản xuất của nhà máy công nghiệp nằm ở các khu vực ngoại thành hoặc nằm ngay trong nội thành như các khu công nghiệp Tân Bình, khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất Linh Trung , các nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thép Thủ Đức... và rất nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải, khói bụị. Cụ thể như trong số 170 trường hợp nhà máy, cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải ra môi trường thì hiện cũng còn tới 81 doanh nghiệp chưa trang bị hệ thống xử lý khí thải đang ngày đêm thải ra luợng khói bụi rất lớn mang nhiều chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường vào không khí, gây ảnh huởng trực tiếp đến đến sức khỏe của người dân sinh sống xung quanh. Điển hình như hàng loạt nhà máy công nghiệp sản xuất mì ăn liền, dầu thực vật, hóa chất, dệt nhuộm...nằm dọc bờ kênh Tham Lương (quận Tân Bình) thuờng xuyên thải khói bụi độc hại vào không khí mỗi ngày đến nay vẫn chưa di dời. Ngoài ra, theo Chi cục bảo vệ môi trường cho biết hiện nay, mỗi ngày trên địa bàn thành phố còn có trên dưới 5 triệu xe cơ giới lưu thông chủ yếu theo các trục đường chính của khu vực 500km² nội thành đã làm cho nồng độ ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng hơn trên các tuyến giao thông chính trên, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân vì khí thải phát ra ở tầm thấp, tập trung trong vực đông dân cư.. Ô nhiễm không khí tại khu công nghiệp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Khảo sát gần đây cho thấy, lĩnh vực công nghiệp chiếm 40% nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. 5 tỉnh, thành phố là TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp. Mức độ ô nhiễm ở các khu công nghiệp tăng cao là do các biện pháp xử lý khí thải còn khá đơn giản, nhiều doanh nghiệp không tự giác áp dụng các công nghệ vào xử lý khí thải hoặc cố ý xả thải không qua xử lý. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp chưa có các công cụ để tính toán lượng khí thải ô nhiễm, chưa thống nhất cách tính ô nhiễm từ nhiên liệu, loại hình công nghệ, trình độ công nghệ. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động quan trắc môi trường không khí còn một số hạn chế như: Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia chưa thực sự được triển khai nên hoạt động quan trắc môi trường không khí còn phân tán, chồng chéo, chưa theo một quy trình thống nhất, chưa bao quát được hết các yêu cầu cần quan trắc; Tình trạng thiết vị nhìn chung còn yếu kém và lạc hậu, chưa tự động hóa các khâu lưu trữ, xử lý và trao đổi số liệu; Số liệu về môi trường không khí thu thập chưa đồng bộ, ít được chia sẻ, khó khăn trong việc khai thác, sử dụng, chưa đủ tin cậy để đánh giá và dự báo môi trường phục vụ cho công tác hoạch định chính sách bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc còn yếu, làm giảm chất lượng và tính thống nhất của số liệu quan trắc; Kinh phí đầu tư cho quan trắc môi trường không khí còn hạn chế so với yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tăng năng lực hệ thống quan trắc Cần chú trọng đặc biệt đến các công nghệ mới trong quan trắc môi trường không khí bởi đây là căn cứ quan trọng để có các giải pháp triệt để giảm ô nhiễm. Một số địa phương cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp đối phó với ô nhiễm không khí. Theo đề án xử lý ô nhiễm môi trường của Hà Nội, thành phố sẽ tập trung giải quyết 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất, trong đó có vấn đề ô nhiễm không khí do bụi, khí thải giao thông. Cụ thể, Hà Nội sẽ xây dựng mạng lưới quan trắc không khí cho thành phố, ưu tiên thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc cố định. Trong đó, sẽ tập trung quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng điểm tại ở nội thành và các khu vực phát triển đô thị. Nhiều giải pháp cũng được đề xuất để giảm ô nhiễm không khí khu công nghiệp, như kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, khu dân cư; tăng cường kiểm tra và giám sát định kỳ việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam về mức độ ô nhiễm không khí. Dựa trên các kết quả kiểm tra có thể thực hiện việc cấp phép hạn mức phát thải các chất ô nhiễm không khí cho các doanh nghiệp. Hoạt động ĐTM và ĐMC. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM, ĐMC là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quyết định xét duyệt dự án hoặc chiến lược có được thực hiện hay không, hoặc đưa ra các biện pháp bắt buộc thực hiện, giải quyết các tồn tại về môi trường đối với các cơ sở đã đi vào hoạt động. Xét dưới góc độ bảo vệ môi trường không khí, chủ dự án phải lập báo cáo ĐTM và tuân thủ theo các quy định về ĐTM của Luật BVMT 2005, các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém và còn nặng tính hình thức... Các cơ quan thẩm định, phê duyệt, giám sát ĐTM đôi khi còn buông lỏng quản lý, tạo điều kiện để các dự án không thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong báo cáo ĐTM đã phê duyệt. Mặt khác, việc lập báo cáo ĐTM thường được các chủ dự án thuê tổ chức dich vụ tư vấn thực hiện. Theo quy định, đây là các tổ chức có đầy đủ các điều kiện về chuyên môn cơ sở vật chất. Nhưng trong thực tế, các tổ chức này còn rất thiếu và yếu nên chuyên gia của cơ quan thẩm quyền hoặc thành viên của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM để họ giúp đõ. Do đo, việc phê duyệt báo cáo ĐTM sẽ không khách quan, trung thực nữa khi mà người lập cũng là người thẩm định. Hệ thống pháp luật về ĐTM của Việt Nam Quy định ĐTM của Việt Nam lần đầu tiên được được đưa ra trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993, và đến nay đã có những điều chỉnh đáng kể. Các chế tài về ĐTM lần đầu tiên được quy định tại Điều 17 và 18 của Luật BVMT ban hành ngày 27/12/1993, và tiếp đó là Nghị định 175/CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT 1993. Các quy định này yêu cầu tất cả các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đều là đối tượng phải thực hiện ĐTM. Các dự án đã đi vào hoạt động cũng cần lập báo cáo đánh giá tác động dưới dạng "kiểm toán môi trường". Luật Bảo vệ môi trường( BVMT) sửa đổi ban hành ngày 29/11/2005 đã dành riêng một chương quy định về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Nếu như bước tiến hành báo cáo ĐTM sơ bộ được coi là bắt buộc đối với các dự án trước khi có Luật BVMT 2005, thì sau khi luật này có hiệu lực, bước này đã bị xoá bỏ. Giai đoạn từ năm 1994 đến trước khi Luật BVMT 2005 được ban hành là giai đoạn "vừa làm - vừa học - vừa rút kinh nghiệm" của Việt Nam. Đến năm 2008, một bảng danh mục các đối tượng gồm 162 loại dự án khác nhau phải lập báo cáo ĐTM đã được quy định tại Nghị định 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/2/2008. Các dự án thuộc danh mục này sẽ phải thực hiện báo cáo ĐTM chi tiết; nếu không chỉ cần thực hiện cam kết BVMT. Đối tượng của quy định "ĐTM bổ sung" là các dự án mở rộng hoặc thay đổi công nghệ của các cơ sở đang sản xuất. Khái niệm này đã thay thế cho dạng báo cáo ĐTM của các cơ sở đang hoạt động trước đây. Lực lượng tham gia thực hiện ĐTM Số lượng những người tham gia lập báo cáo ĐTM đã tăng nhanh một cách tự phát, đáp ứng nhu cầu “thị trường” trong bối cảnh các hoạt động đầu tư nở rộ trên toàn quốc. Đội ngũ chuyên gia, tổ chức và dịch vụ tư vấn ĐTM trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng tiếp cận. Gần 10 năm trước, hầu hết các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam đều phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện báo cáo ĐTM. Đến thời điểm hiện nay, rất nhiều cơ quan trong nước đã có thể đảm nhiệm được vai trò này và đưa ra nhiều báo cáo có chất lượng tốt. Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực đảm bảo thực hiện ĐTM của lực lượng này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có chế tài pháp lý nào ràng buộc. Cần có một chứng chỉ bắt buộc đối với những cán bộ thực hiện công tác ĐTM ở Việt Nam. Cán bộ thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM ở cấp trung ương thuộc Vụ Thẩm định (Bộ Tài nguyên - Môi trường; nay trực thuộc Tổng Cục Môi trường, Bộ TN-MT) và Bộ trưởng Bộ TN-MT chịu trách nhiệm phê duyệt. Ở cấp địa phương, Phòng Thẩm định thuộc Sở TN-MT và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐTM. Từ năm 1994 đến năm 2004, hơn 800 báo cáo ĐTM của các dự án và cơ sở đang hoạt động đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp trung ương; gần 26.000 báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn Môi trường đã được thẩm định và phê duyệt ở cấp địa phương. Theo đánh giá của các chuyên gia, năng lực thẩm định báo cáo ĐTM đã được nâng cao đáng kể do có nhiều cán bộ được đào tạo, tập huấn ở trong nước và nước ngoài cũng như khả năng "học thông qua hành" từ thực tiễn công việc. Đến nay, lực lượng cán bộ này đã có thể tự đảm đương được việc tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM theo mức độ được phân cấp. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ thẩm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Việc đánh giá tác động Theo Luật Bảo vệ môi trường, có 6 loại chiến lược, quy hoạch và kế hoạch cần lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là quy hoạch phát triển KT- XH cấp quốc gia; phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước; phát triển KT- XH cấp tỉnh, cấp vùng; quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.   Quy định là vậy nhưng phần lớn những bản báo cáo này đều mang tính hình thức, làm cho có, chứ không phải là những đánh giá từ hiện trạng dự án và những giải pháp cần có để xử lý những vấn đề môi trường phát sinh. Họ thường coi yêu cầu lập báo cáo ĐTM như là một thủ tục trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện dự án. Thậm chí nhiều người còn “đổ lỗi” cho ĐTM như một lực cản của hoạt động phát triển sản xuất và đầu tư. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM, họ chỉ làm lấy lệ, chú trọng làm cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. Phong trào cấp phép ồ ạt cho các dự án xây dựng sân golf ở Việt Nam trong những năm qua là một minh chứng điển hình. Nếu các dự án này tuân thủ thực hiện ĐTM nghiêm túc và chất lượng thì sẽ không có những xung đột xảy ra giữa các chủ dự án và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nước . Vụ việc gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải của Công ty Vedan là một ví dụ điển hình cho việc làm hình thức này, bởi nếu có đánh giá trực tiếp sát sao và giám sát nghiêm túc thì không thể có chuyện suốt từ năm 1993 đến nay, nhà máy đã thải ra môi trường bao nhiêu tấn chất độc hại, hủy diệt nguồn nước, không khí, đất đai và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Hay như thời gian vừa qua, nước ta phát triển ồ ạt các nhà máy thủy điện với mục tiêu bảo đảm đủ điện cho tương lai. Nhưng nhiều dự án thủy điện đã chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà coi nhẹ việc đánh giá tác động về môi trường sau phát triển. Hậu quả là thủy điện đã tàn phá quá nhiều diện tích rừng nên những băn khoăn về tình trạng bão lũ xảy ra thường xuyên hơn, nặng nề hơn một phần là do việc xây dựng các nhà máy thủy điện không phải là không có cơ sở... Hoặc đơn giản hơn là các dự án khai thác thủy sản, việc đánh giá tác động môi trường một cách hình thức đã không thấy hết được những tác hại của việc khai thác quá mức khiến nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, môi trường thủy sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, năng suất và chất lượng thủy sản giảm đáng kể,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng ô nhiễm không khí và những biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí ở Việt Nam.doc