Đề tài Thực trạng phân tích tình hình tài chính và năng lực đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình Giao Thông I

Từ thập kỷ 90 trở lại đây, nước ta phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng mở rộng thị trường, nhưng cũng là thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt không những với các đối thủ trong nước mà cả với các tập đoàn xây dựng quốc tế. Trong hoàn cảnh đó Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một Tổng công ty mạnh có uy tín trên thị trường , kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua bảng 2.9 .

Nhìn vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 trong thời gian qua cho thấy Tổng công ty mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng, doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng tốc độ tương đối đều dặn. Thu nhập người lao động ở mức trung bình . Sự chênh lệch giữa sản lượng và doanh thu trong năm tương đối lớn chứng tỏ tốc độ thanh quyết toán chậm chễ. Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi vốn tránh bị đọng vốn trong khi vẫn phải vay lãi ngân hàng để thi công.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phân tích tình hình tài chính và năng lực đấu thầu của tổng công ty xây dựng công trình Giao Thông I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riệu đồng) (triệu đồng) Số tuyệt đối (triệu đồng) Số tương đối (%) 1 2 3 4 5 6=5-4 7=6/4 A. Nợ phải trả (300=310+320+330) 300 1.083.406 1.591.564 508.158 46,90% I. Nợ ngắn hạn 310 940.558 1.411.566 471.008 50,08% II Nợ dài hạn 320 124.161 160.285 36.124 29,09% III Nợ khác 330 18.687 19.713 1.026 5,49% B.Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 168.105 183.417 15.312 9,11% I. Nguồn vốn , qũy 410 167.696 183.400 15.704 9,36% II Nguồn kinh phí, qũy khác 420 409 17 -392 -95,84% Tổng cộng nguồn vốn (430=300+400) 430 1.251.511 1.774.981 523.470 41,83% Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 2.2.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với việc quản lý tài chính của Tổng công ty Để xem xét khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoản mãn các khoản nợ vay dài hạn cần phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Việc phân tích cho phép trả lời những câu hỏi sau: Cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp thế nào, có lợi về mặt tài chính cho doanh nghiệp không ? Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ đâu ? Trong điệu kiện nào doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay mượn vào kinh doanh để lại lợi ích cho chủ sở hữu ? Khả năng, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thực tế khảo sát cho thấy đa số doanh nghiệp không quan tâm đến việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 là một trong những doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Bảng 2.4 sau đây là dẫn chứng cho việc phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Bảng 2.4 : Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 2004 TT Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Số tuyệt đối (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tr.đồng) Tỷ trọng (%) A Nguồn vốn I Nợ phải trả 1.083.406 86,57% 1.591.564 89,67% II Nguồn vốn chủ sở hữu 168.105 13,43% 183.417 10,33% Tổng nguồn vốn 1.251.511 1.774.981 B Tài sản I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 913.109 72,96% 1.395.128 78,60% II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 338.402 27,04% 379.853 21,40% Tổng tài sản 1.251.511 1.774.981 Nguồn: báo cáo tài chính Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Căn cứ số liệu tại bảng 2.4 đội ngũ phân tích tài chính của Tổng công ty nhận xét: Cơ cấu tài sản cố định nằm trong khoảng từ 20 đến 30% là phù hợp với đặc thù của ngành xây dựng . Năm 2004 có sự sụt giảm trong cơ cấu tài sản cố định từ 26,76% xuống còn 20,93 lên và do thiếu vốn để đầu tư mua sắm mới TSCĐ. Tỷ trọng tài sản cố định c% do một số TSCĐ thanh lý khi hết thời hạn sử dụng, cơ cấu tài sản lưu động tăng ó xu hướng giảm có thể gây bất lợi cho Tổng công ty trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Một số đơn vị thành viên của Tổng công ty mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu bức thiết của hoạt động sản xuất. Đây thực sự là nguồn tài trợ hết sức mạo hiểm , có thể làm cho các doanh nghiệp này dẫn đến tình trạng không có khả năng thanh toán các món nợ đến hạn. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty và có xu hướng tăng lên : năm 2003 nợ phải trả chiếm 86,56% tổng nguồn vốn sang năm 2004 chiếm 89,67% tổng nguồn vốn , trong khi đó vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ lệ quá nhỏ bé so với nhu cầu vốn của đơn vị, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính thấp. Bên cạnh đó với số nợ lớn như vậy hàng tháng Tổng công ty còn phải lãi lớn, khả năng vay nợ thêm gặp nhiều khó khăn chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên. Từ đây các cán bộ phân tích kiến nghị Tổng công ty cải thiện các chỉ tiêu này bằng cách cần đẩy nhanh tốc độ thanh quyết toán công trình nhằm thu hồi vốn đầu tư, tăng khả năng vay vốn ngân hàng đáp ứng nhu cầu sản xuất. 2.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán với việc quản lý tài chính của Tổng công ty Tình hình và khả năng thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả là một chỉ tiêu khá sát thực đánh giá chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hoạt động tài chính tốt, lành mạnh là doanh nghiệp thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả và thu kịp thời các khoản nợ phải thu, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau cũng như tình trạng công nợ dây dưa kéo dài, tình trạng tranh chấp mất khả năng thanh toán. Hiện nay Tổng công ty đã tính toán một số chỉ tiểu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong thuyết mình báo cáo tài chính, so sánh cuối kỳ so với đầu kỳ để biết tình hình tăng giảm và đưa ra nhận xét khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán được phòng kế toán Tổng công ty lập thể hiện qua bảng 2.5. Dựa vào bảng 2.5 các cán bộ kế toán Tổng công ty cho ý kiến: Hệ số thanh toán tổng hợp qua 2 năm 2003 , 2004 đều > 1 chứng tỏ Tổng công ty có khả năng thanh toán hết mọi công nợ. Hệ số thanh toán nhanh giảm rõ rệt từ 0,1003 vào năm 2003 xuống còn 0,0792 đây là một chiều hướng xấu chứng tỏ lượng tiền của Tổng công ty đang bị ứ đọng tại các công trình dở dang chưa quyết toán. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lại ở mức cao năm 2004 là 8,6773 . Điều này có nghĩa với 1 đồng vốn sở hữu bỏ ra thì Tổng công ty cần đến 6,5 đồng vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu điều này còn tiếp diễn nguy cơ giảm khả năng thanh toán thậm chí mất khả năng thanh toán ở một số đơn vị thành viên có thể xảy ra. Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả năm 2003 là 0,4501 trong khi sang năm 2004 tăng lên 0,5623 chứng tỏ các khoản nợ phải trả và các khoản nợ phải thu của Tổng công ty đều tăng lên, các khoản nợ phải trả nhiều hơn, Tổng công ty thiếu vốn lưu động và phải đi chiếm dụng vốn của khách hàng. Bảng 2.5 : Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị Mã số 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Tổng số nợ phải trả tr.đồng 300 1.083.406 1.591.564 508.158 2 Tổng tài sản tr.đồng 250 1.251.511 1.774.981 523.470 3 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tr.đồng 100 913.109 1.395.128 482.019 4 Tổng nợ phải thu tr.đồng 130 487.610 894.974 407.364 5 Nợ ngắn hạn tr.đồng 310 940.558 1.411.566 471.008 6 Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đồng 400 168.105 183.417 15.312 7 Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tr.đồng 110+120 94.353 111.848 17.495 8 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán Tỷ suất nợ phải trả tổng quát (300/250) 0,8657 0,8967 0,0310 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (300/400) 6,4448 8,6773 2,2325 Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả (130/300) 0,4501 0,5623 0,1123 9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Hệ số thanh toán nhanh ((110+120)/310) 0,1003 0,0792 -0,0211 Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp (250/300) 1,1552 1,1152 1,0301 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Cuối cùng phòng kế toán Tổng công ty kết luận mặc dù khả năng thanh toán của Tổng công ty có tăng lên, song nợ phải trả cũng tăng nhiều hơn , mức chủ động về tài chính bị giảm đi. Do vậy Tổng công ty đang tìm mọi biện pháp đòi nợ, thúc đẩy thanh toán nợ đúng hạn, tăng thời gian luân chuyển vốn , hạn chế các khoản phải thu khó đòi , tránh phải đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. 2.2.4.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh với việc quản lý tài chính của Tổng công ty * Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng quát Căn cứ số liệu trên báo cáo tài chính, phòng Tài chính Tổng công ty đã lập bảng phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của CIENCO 1 qua bảng 2.6: Bảng 2.6: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Doanh thu tr.đồng 1.114.221 1.341.166 226.945 2 Tổng chi phí tr.đồng 1.083.259 1.296.471 213.212 2 Giá vốn hàng bán tr.đồng 1.005.146 1.200.653 195.507 Chi phí BH 1.201 1.468 267 Chi phí QL 76.912 94.350 17.438 3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp (1/2) 1,0286 1,0345 0,0059 Từ số liệu của bảng 2.6 Tổng công ty nhận xét năm 2004 cứ một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong kỳ tạo ra 1,0345 đồng doanh thu . Kỳ này so với kỳ trước tăng 0,0059 đồng, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh 2004 cao hơn 2003. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp nói riêng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, giá trị sản lượng, còn việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị dưới 2 góc độ tài sản và nguồn vốn thể hiện ở bảng 2.7. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã có sự hiểu biết đúng đắn về khái niệm hiệu quả , trong khi hiện nay một số doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh . Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị Mã số 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Nguồn vốn chủ sở hữu tr.đồng 400 168.105 183.417 15.312 2 Tổng tài sản tr.đồng 250 1.251.511 1.774.981 523.470 3 Doanh thu tr.đồng 01 1.114.221 1.341.166 226.945 4 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 60 18.902 21.757 2.855 5 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 80 14.916 17.772 2.856 6 Lãi tiền vay tr.đồng 31 11.939 19.256 7.317 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (60/01) 0,0170 0,0162 -0,0007 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trê n doanh thu (80/01) 0,0134 0,0133 -0,0001 9 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 0,0000 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên trên tổng tài sản (60/250) 0,0151 0,0123 -0,0028 Tỷ suất lợi sau thuế trên tổng tài sản (80/250) 0,0119 0,0100 -0,0019 10 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (80/400) 0,0887 0,0969 0,0082 Nguồn: báo cáo tài chính của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Từ bảng 2.7 các cán bộ phân tích Tổng công ty cho ý kiến: Doanh thu và lợi nhuận 2004 đều tăng so với 2003 nhưng do tốc độ tăng không đồng đều cho nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 giảm so với 2003 (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 2004 là 0,0162 và năm 2003 là 0,017). Tình hình tương tự đối với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đáng chú ý là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng 0,0082 so với năm 2003 do Tổng công ty đã có cố gắng trong việc thực hành tiết kiệm tự bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, xây dựng và phát triển các quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự trữ tăng cường khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 2004 giảm so với năm 2003 , năm 2003 một đồng tài sản tạo ra 0,0151 đồng lợi nhuận, năm 2004 con số này là 0,0123 đồng , hiệu quả sử dụng tài sản đã giảm đi. Cơ cấu vốn vay chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty , do vậy phân tích khả năng thanh toán lãi vay là mối quan tâm của doanh nghiệp , các nhà đầu tư và các ngân hàng. Trong thời gian qua, chỉ tiêu này được Tổng công ty phân tích như sau: Bảng 2.8 : Phân tích khả năng thanh toán lãi vay TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm 1 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 18.902 21.757 2.855 2 Lãi vay tr.đồng 11.046 15.020 3.974 3 Hệ số thanh toán lãi vay ((1+2)/2 2,711 2,449 -0,263 Từ số liệu của bảng 2.8 các cán bộ phân tích Tổng công ty nhận xét hệ số thanh toán lãi vay từ 2,449 đến 2,711 là chỉ tiêu chấp nhận được. Mặc dù cơ cấu nợ chiếm trên 80% tổng nguồn vốn , với hệ số thanh toán như trên chủ nợ có thể yên tâm về các khoản tiền đầu tư vào CIENCO 1. Hệ số thanh toán lãi vay 2004 thấp hơn 2003 song vẫn ở mức cao điều đó còn chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không những làm ăn có lãi mà có khả năng hoàn trả lãi vay. Với các kết quả phân tích như trên, báo cáo tài chính của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã nhận định vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty phải huy động vốn vay và phải đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Tính tự chủ trong tài chính thấp, tình hình công nợ tương đối cao, khả năng thanh toán thấp. Doanh thu tăng lên nhưng hệ số lợi nhuận giảm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Do vậy Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi nợ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức phân tích tài chính đã được quan tâm và đi vào nền nếp. Mặc dầu vậy hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, nâng cao chất lượng phân tích đáp ứng yêu cầu thông tin cho các đối tượng quan tâm. Điều này đòi hỏi cần tiến hành đồng bộ từ nhiều khâu từ nhận thức từ các nhà quản lý, nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn và trang bị thông tin, cơ chế và cơ sở vật chất cho công tác phân tích tài chính. Vấn đề này sẽ được đề cập kỹ hơn ở chương sau. 2.3 Thực trạng năng lực đấu thầu của Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông I 2.3.1.Kết quả đấu thầu của doanh nghiệp trong thời gian gần đây Từ thập kỷ 90 trở lại đây, nước ta phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng mở rộng thị trường, nhưng cũng là thách thức để đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt không những với các đối thủ trong nước mà cả với các tập đoàn xây dựng quốc tế. Trong hoàn cảnh đó Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một Tổng công ty mạnh có uy tín trên thị trường , kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua bảng 2.9 . Nhìn vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 trong thời gian qua cho thấy Tổng công ty mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản lượng, doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng tốc độ tương đối đều dặn. Thu nhập người lao động ở mức trung bình . Sự chênh lệch giữa sản lượng và doanh thu trong năm tương đối lớn chứng tỏ tốc độ thanh quyết toán chậm chễ. Tổng công ty cần có biện pháp thu hồi vốn tránh bị đọng vốn trong khi vẫn phải vay lãi ngân hàng để thi công. Với những nỗ lực vươn lên trong cơ chế thị trường, trong những năm qua Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 không ngừng đầu tư, đổi mới thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ đồng bộ, tăng cường công tác điều hành quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề...Tổng công ty đã tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, công tác tổ chức quản lý và tổ chức thi công chắc chắn, có bài bản . Do vậy Tổng công ty đã liên tục thắng thầu trong nhiều dự án lớn cả trong nước và quốc tế. Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 TT Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 31/12/2004 1 Tổng sản lượng tr.đồng 846.340 1.208.000 1.500.000 1.751.000 2 Doanh thu tr.đồng 719.661 829.500 1.114.221 1.341.166 3 Lợi nhuận trước thuế tr.đồng 14.825 15.926 18.902 21.757 4 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 11.712 12.422 14.916 17.772 5 Thu nhập bình quân VNĐ/người/ tháng tr.đồng 1.076.617 1.205.303 1.310.000 1.462.000 6 Tốc độ tăng sản lượng % 42,73% 24,17% 16,73% Nguồn: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 Từ việc hoàn thành các dự án đấu thầu quốc tế uy tín của Tổng công ty ngày càng nâng cao trên thị trường xây dựng. Hiện nay Tổng công ty ngoài xây dựng công trình giao thông là chủ yếu Tổng công ty đã vươn sang thắng thầu và thi công nhiều công trình hạ tầng như sân bay, bến cảng, cầu đường, xây dựng dân dụng công nghiệp ... Các công trình trúng thầu có mặt ở nhiều địa phương trên cả nước và vượt ra cả ngoài lãnh thổ Việt Nam. Để thấy rõ hiệu quả công tác đấu thầu có thể xem xét bảng 2.10. Theo bảng cho thấy giá trị bình quân một dự án trúng thầu là 43,992 tỷ đồng, xác suất trúng thầu về mặt số lượng là 33% chiếm 31% giá trị các dự án tham gia đấu thầu. Đây là số liệu khả quan bởi thực tế hiện nay đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty ngoài trên dưới 10 Tổng công ty xây dựng Việt Nam còn có hàng chục công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về trình độ công nghệ, trình độ quản lý và khả năng tài chính mạnh cũng tham gia đấu thầu. Bảng 2.10: Kết quả đấu thầu xây dựng ( 2001-2004) Công trình dự thầu Công trình thắng thầu Giá trị trung bình 1 CT thắng thầu Xác suất trúng thầu Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị triệu đồng triệu đồng triệu đồng % % 178 8.372.580 59 2.595.500 43.992 33 31 Nguồn: báo cáo kết quả đấu thầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Việc ngày càng có nhiều nhà thầu cùng tham gia cạnh tranh làm cơ hội thắng thầu ngày thêm khó khăn. Xu hướng chung hiện nay mà Tổng công ty lựa chọn để cạnh tranh là hạ giá bỏ thầu. Do vậy khi tham gia một dự án đòi hỏi cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa đơn giá dự thầu với việc bảo đảm chất lượng công trình . Tránh việc vào thầu bằng mọi giá, bởi đây chính là con dao hai lưỡi , khi thi công không đảm bảo chất lượng vừa tốn tiền sửa chữa , bảo hành lại ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 2.3.2.1. Nhân tố bên ngoài * Nhà nước và chính trị Trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng giao thông ở Việt Nam mà số lượng các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực này ngày một đông đảo, cuộc cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn. Nhằm đưa hoạt động xây dựng vào khuôn khổ Nhà nước ta đã đang và sẽ ban hành cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh . Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây do tính phức tạp trong việc quản lý mà các văn bản pháp luật liên tục được ban hành và thay đổi liên tục ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngàn. Hệ thống văn bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thay đổi nhiều lần từ Nghị định 42/CP đến Nghị định 52/CP, sửa đổi số 12/CP, 07/CP và được nâng lên thành Luật Xây dựng, còn Quy chế đấu thầu bắt đầu từ Nghị định 43/CP đến Nghị định 88/CP, sửa đổi 14/CP, 66/CP và hiện nay Quốc hội đang thảo luận để ban hành Luật Đấu thầu trong năm 2006. Ngoài ra còn có hệ thống các Quyết định, thông tư hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trong việc lập dự toán, quy trình xây dựng... Việc thường xuyên thay đổi chính sách đã gây không ít khó khăn không chỉ cho các chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng rất lớn đển năng lực đấu thầu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn định mức xây dựng cơ bản 24/2005 do Bộ Xây dựng mới ban hành ngày 29/7/2005 thay thế cho định mức 1242/1998 trước đây có nhiều bất cập khi áp dụng. Đơn cử việc quy định định mức thi công đào nền đường mở rộng bằng 1,15 và 1,05 định mức nhân công và máy của định mức đào nền đường mới là chưa hợp lý bởi tác nghiệp của nhà thầu bị ảnh hưởng do có lưu lượng xe qua lại làm năng suất giảm hơn so với việc mở đường mới. Do vậy khi đấu thầu có công việc như vậy đơn giá sẽ thấp nhưng lại phải đảm bảo chất lượng thi công, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Phải thừa nhận một thực tế là Nhà nước ta thông qua các quy định trong các văn bản cụ thể đã thể hiện sự ưu đãi, bảo hộ đối với các doanh nghiệp nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế. Điều đó tác động trực tiếp đến năng lực đấu thấu của các doanh nghiệp trong đó có Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Mặt khác các thủ tục hành chính phức tạp và sự chậm chễ trong giải ngân vốn dự án, sự phân quyền rắc rối , khó hiểu giữa cơ quan ra quyết định đầu tư và cơ quan thực hiện đầu tư là kẽ hở tạo điều kiện cho việc thất thoát xây dựng cơ bản và gây khó khăn về thanh quyết toán vốn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xây dựng luôn ở thế bị động về vốn khi thi công công trình do phụ thuộc vào chủ đầu tư . Nguyên nhân chủ quan do sự quan liêu tham nhũng cửa quyền của một số cán bộ công chức, nguyên nhân khách quan bởi vì các công trình giao thông thường có giá trị lớn, thời gian thi công dài, trong khi đó kinh phí cho dự án thường hạn hẹp , nhỏ giọt . Do vậy việc thiếu vốn ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất của Tổng công ty. Đứng trước những tồn tại bức xúc như vậy đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện chính sách quản lý đầu tư, chính sách đấu thầu cho phù hợp thực tế, đồng thời có phương án huy động vốn khả thi cho mỗi dự án đầu tư tránh để thiệt thòi cho các doanh nghiệp xây dựng. * Những đối thủ cạnh tranh Nắm bắt tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với vấn đề thắng thầu của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Ngoài nguồn vốn trong nước cho xây dựng hạ tầng, hiện nay nước ta còn nhận được nhiều khoản viện trợ, khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, Viện trợ phát triển chính thức... Do vậy Việt Nam đã mở cửa cho các nhà thầu nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay trên thị trường xây dựng giao thông , những đối thủ cạnh tranh của CIENCO 1 chia thành 2 nhóm là các doanh nghiệp xây dựng trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh trong nước nổi bật là các Tổng công ty xây dựng lớn : CIENCO 4 , CIENCO 5 ,CIENCO 6 , CIENCO 8, Thăng Long, Sông Đà, Trường Sơn, Licogi... các doanh nghiệp này đã và đang tạo ra sức cạnh tranh quyết liệt và phức tạp trên thị trường xây dựng Việt Nam. Mỗi Tổng công ty có lợi thế riêng về địa bàn hoạt động hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực riêng. Qua khảo sát thực tế CIENCO 1 vẫn có thế mạnh hơn về năng lực đấu thầu trên các mặt trình độ máy móc thiết bị, tài sản, vốn , nhân lực do vậy sản lượng hàng năm của CIENCO 1 luôn cao hơn các doanh nghiệp nói trên, tuy nhiên CIENCO 1 vẫn chưa có nhân tố nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Ngoài những Tổng công ty lớn nêu trên còn có các doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương. Các doanh nghiệp này quy mô nhỏ, năng lực đấu thầu yếu, nhưng họ lại có quan hệ mật thiết với chính quyền các địa phương, khả năng quyết định nhanh chóng, di chuyển cơ động, am hiểu thị trường giá cả khu vực do vậy họ có thể thắng thấu ở nhiều công trình nhỏ mà thị phần của CIENCO 1 còn bỏ ngỏ. Đối với các công trình quy mô lớn các doanh nghiệp này chưa đủ năng lực để tham gia, nhưng không vì thế mà coi thường đối thủ vì họ có thể liên kết với các đối thủ của CIENCO 1 để dự thầu Thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh nước ngoài của CIENCO 1 là hơn 300 nhà thầu nước ngoài đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2003 đã thực hiện 503 công trình và hạng mục công trình trên lãnh thổ Việt Nam với vai trò là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Các nhà thầu này, đặc biệt là các tập đoàn xây dựng đến từ Nhật Bản có ưu thế về trình độ tổ chức quản lý, năng lực tài chính và đặc biệt có kinh nghiệm và công nghệ hiện đại . Hơn nữa họ còn được sự hậu thuẫn của Chính phủ của họ - những nước tài trợ hoặc cho Việt Nam vay vốn thực hiện dự án. Từ thực tế trên đòi hỏi CIENCO 1 phải phải xây dựng chiến lược thị trường , chiến lược đầu tư và kinh doanh đúng đắn để đáp ứng được những cạnh tranh sôi động của thị trường. Trong điều kiện như vậy việc liên kết với các nhà thầu trong và ngoài nước trong đấu thầu cũng là một giải pháp tạo sức mạnh tổng hợp. * Quyền lực của nhà cung cấp Các nhà cung cấp hiển nhiên có ảnh hưởng lớn đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp bởi chi phí nguyên vật liệu và máy chiếm từ 70-80% giá trị công trình. Đối với CIENCO 1 hai nhà cung cấp quan trọng nhất là tài chính và nguyên vật liệu. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh xây dựng là thời gian kéo dài , giá trị lớn , trong khi đó vốn của Tổng công ty lại phải phân bổ để thực hiện nhiều dự án , vốn chủ sở hữu nhỏ nên để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh CIENCO 1 phải tìm nguồn tài trợ từ các ngân hàng. Nhờ năng lực và uy tín của mình mà CIENCO 1 đã có mối quan hệ thường xuyên lâu dài có thể đảm bảo cho vay vốn kịp thời khi cần thiết với nhà tài chính hàng đầu của Việt nam hiện nay như: Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng ANZ, CITY bank. Tuy nhiên khi thi công các dự án ở xa Tổng công ty còn gặp khó khăn khi đặt vấn đề cung cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng ở địa phương bởi khả năng cấp vốn của các tổ chức này không đáp ứng được đòi hỏi của những dự án lớn. CIENCO 1 đã thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp vật liệu xây dựng như thép, xi măng, cát, đá, sỏi, nhựa đường ... những vật liệu chủ yếu để xây dựng công trình. Điều này giúp Tổng công ty giảm bớt phần nào áp lực về vốn khi nhu cầu vật liệu tăng cao, luôn được bạn hàng cung cấp vật liệu tốt đảm bảo thi công công trình đạt chất lượng. Để chủ động cung ứng vật liệu và giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, CIENCO 1 đã thành lập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2274.doc
Tài liệu liên quan