Đề tài Thực trạng phát triển bán lẻ ở siêu thị Quảng Ngãi

Hầu hết hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tỷ lệ hàng Việt Nam trong các siêu thị khá cao : Coop - Mart khoảng 70%, siêu thị Quảng Ngãi khoảng 80 - 90%. Nhìn chung, hàng hóa kinh doanh trong siêu thị nước ngoài phong phú, đa dạng hơn so với siêu thị Viêt Nam, cùng loại sản phẩm nhưng trong siêu thị nước ngoài có nhiều nhãn hiệu hơn, chủ yếu là sản phẩm ngoại nhập như bánh kẹo, chocolate, các lọai thực phNm sống như : thịt bò Mỹ ở LotteMart, thịt cừu ở Metro.do lợi thế có mạng lưới phân phối xuyên quốc gia và mối quan hệ lớn với nhiều đối tác. Theo đánh giá thì hàng hóa Coop - Mart không đa dạng bằng siêu thị Quảng Ngãi.

Hiện nay ,siêu thị cũng đã áp dụng chính sách phân phối nhãn hiệu của riêng mình để củng cố thêm hình ảnh siêu thị và có giá bán cạnh tranh, cụ thể là CoopMart với mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo mang nhãn hiệu CoopMart, siêu thị Quảng Ngãi với mặt hàng thực phẩm mang nhãn hiệu Thành Nghĩa,

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4104 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển bán lẻ ở siêu thị Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị hiện đại, siêu thị luôn trung thành với phương châm ”Không ngừng cải tiến tạo được những sản phẩm văn hóa bổ ích, thẩm mỹ, giá hấp dẫn”. Tăng cường hợp tác với các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh để ngày càng phong phú thêm nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống mỗi ngày một phát triển. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trong siêu thị: 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp 2.1.3.1 Chức năng – nhiệm vụ Chức năng: Siêu thị Quảng Ngãi hoạt động theo mô hình siêu thị bán lẻ tự chọn, đây là mô hình bán đang được người dân hướng đến và thực tế nó là mô hình đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong những năm gần đây. Nhiệm vụ: Siêu thị Quảng Ngãi đã đáp ứng được toàn bộ nhu cầu thiết yếu của mọi người. Sản phẩm đa dạng, khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm mà mình có nhu cầu. Cung cấp đầy đủ các thể loại như sách chính trị, pháp luật, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, tin học, quốc văn, ngoại văn, giáo khoa, thiếu nhi, văn học...với gần 80.000 sách các loại, 40.000 mặt hàng tiêu dùng như thời trang, quà lưu niệm, thực phẩm chế biến, hàng gia dụng, băng đĩa và các loại mặt hàng khác... Đây là hệ thống siêu thị mang nhiều tiện ích cho người dân, đem lại nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân tronh vùng, kích thích người dân chuyển sang mua sắm bằng hệ thống siêu thị để đảm bảo chất lượng, giá cả...Hợp tác các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh để ngày càng phong phú thêm nhiều sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống mỗi ngày một phát triển. 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của siêu thị Quảng Ngãi Bộ máy quản lý của siêu thị được tổ chức theo kiểu quan hệ trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc do Tổng giám đốc doanh nghiệp bổ nhiệm, là người có quyền quyết định cao nhất trong siêu thị, hai phó giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc để giải quyết các công việc. Các phòng ban chức năng hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc có liên quan. Ưu diểm: - Giúp giám đốc tập trung quyền lực để điều hành trong công tác tổ chức kinh doanh của siêu thị. - Khả năng kiểm soát cao, tránh sự tùy tiện trong công việc của cấp dưới và giúp cho cấp dưới tập trung vào công việc của mình hơn. Nhược điểm: - Nhân viên của bộ phận chức năng này thường không am hiểu bộ phận chức năng khác. Do vậy phải có sự chỉ đạo trực tiếp của nhà quản trị cấp cao gây ra sự quá tải của cấp trên. - Mối quan hệ chỉ huy từ trên xuống các quy định đưa ra phải tốn thời gian bàn bạc của các cấp nên dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Nhiệm vụ của từng bộ phận trong siêu thị: - Ban giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của siêu thị, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của siêu thị trước các cơ quan. Ban giám đốc bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. * Giám đốc: Là người đứng đầu siêu thị Quảng Ngãi, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động mua bán tại siêu thị, đời sống nhân viên trước nhà nước và công nhân viên. * Phó giám đốc kinh doanh: Được ủy quyền của giám đốc thực hiện các chức năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh. * Phó giám đốc nhân sự: Được ủy quyền của giám đốc thực hiện các chức năng quản lý trong lĩnh vực nhân sự như: tuyển dụng, chấm công, giám sát hành chính. - Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp, các cơ sở sản xuất trong nước để mua hàng hóa đúng với đơn vị đặt hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa được giao vào kho, kiểm tra hàng hóa có chất lượng hay không và từ đó có cách giải quyết kịp thời. - Phòng nhân sự: Hàng ngày xem xét, thực hiện việc giám sát nhân viên trong siêu thị, xem xét việc nhân viên thực hiện các quy định của siêu thị, đồng thời thực hiện việc chấm công, tuyển dụng, giám sát, hành chính. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quan sát hoạt động kinh doanh của siêu thị, hướng dẫn việc ghi chép lập chứng từ và báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ quy định; xây dựng chế độ kế toán theo quý, năm, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc báo cáo sổ sách đầy đủ, kịp thời. Đề xuất biện pháp giải quyết nhằm khắc phục tình trạng hàng hóa kém phẩm chất, hư hỏng để giảm bớt tổn thất, hư hao. Thực hiện việc thanh toán, quyết toán kết hợp chặt chẽ với cách tổ chức kế hoạch, lập các chứng từ và báo cáo thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Phòng kho: Phòng kho gồm 3 kế toán kho, 2 thủ kho và bộ phận dán mã, kiểm kê hàng hóa nhập kho, kế hoạch kho có nhiệm vụ cập nhật ghi chép các số liệu từ phiếu nhập kho, xuất kho hàng ngày. Theo dõi việc nhập hàng từ các nhà cung cấp xem họ giao đủ hàng chưa. Cuối tháng lập báo cáo về số tồn kho cuối kỳ của hàng hóa trong siêu thị. Các thủ kho ghi phiếu nhập kho, ghi thẻ kho hàng ngày để theo dõi các mặt hàng cụ thể như: thực phẩm, hàng mỹ phẩm, gia dụng, sách...để đối chiếu với kế toán kho. Thủ kho và kế toán phải thống nhất với nhau từng mặt hàng và mã hàng để làm việc một cách dễ dàng. - Kế toán tổng hợp: Hàng tháng lên sổ cái, tổng hợp tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, báo cáo thuế. Sau đó làm báo cáo gửi lên cấp trên. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh bán lẻ tại siêu thị Quảng Ngãi 2.2.1 Cơ cấu mặt hàng trong siêu thị Quảng Ngãi Thị trường tiêu thụ đòi hỏi các công ty phải luôn luôn luôn đánh giá lại các đặc điểm, tính chất của mặt hàng hiện tại và phải luôn luôn tổ chức cung ứng, chào hàng những mặt hàng mới với những đặc tính mới để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Nghiên cứu mặt hàng thương mại gồm nghiên cứu phương cách sử dụng tập quán và sự ưa chuộng của người tiêu dùng để giúp cho việc thiết kế lựa chọn mặt hàng, nghiên cứu hoàn tiện các thông số sản phẩm hỗn hợp và sức cạnh tranh của mặt hàng cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu mặt hàng, dịch vụ sản phẩm tính kịp thời, cách đóng gói và giá bán của mặt hàng nghiên cứu sự chấp nhận của người tiêu dùng và tiềm năng tiếp thị sản phẩm mới trên thị trường. Nếu công ty thiếu nghiên cứu marketing sản phẩm sẽ không có cơ sở và điều kiện thỏa mãn được khách hàng đó chính là công ty tự tiêu diệt mình và để cho các đối thủ cạnh tranh giành khách hàng và đạt thắng lợi dễ dàng trong cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, việc chọn lựa những mặt hàng để bán hàng trong siêu thị Quảng Ngãi phải đáp ứng đúng nhu cầu của các tầng lớp dân cư quanh vùng. Sau khi đã xem xét, nghiên cứu khái quát đặc điểm tiêu dùng của tầng lớp dân cư vùng siêu thị Quảng Ngãi có thể nhận xét về cơ cấu mặt hàng của siêu thị Quảng Ngãi cần chú trọng vào một số đặc điểm sau: Những mặt hàng có thể coi là bán chạy nhất : Tùy theo mùa của mỗi năm và dịp Tết hay các ngày lễ lớn, siêu thị Quảng Ngãi sẽ dự báo các mặt hàng hóa lưu kho, ví dụ: phục vụ mùa hè chủ yếu tiêu dùng nước giải khát, bia, hoa quả hộp …, mùa đông chủ yếu họ tiêu dùng quần áo, rượu, đường, sữa. Đặc biệt các dịp Tết âm lịch sẽ tăng đột biến vì cả mấy loại hàng có thể tiêu thị cùng một lúc. Nhóm phần trăm cơ cấu những mặt hàng khác : Các mặt hàng này được bày bán thêm để mở rộng sự lựa chọn trong chỉ tiêu của họ. Như việc bày bia TIGER có kèm theo bia của các hãng CARBERG, HALIDA, SANMIGUEL… Lượng tồn kho hay sự có mặt của nhiều hàng hóa có khả năng thay thế sẽ được đội ngũ nhân viên bán hàng và giám đốc điều hành tùy theo sức mua thực tế để quyết định. Nhóm những mặt hàng cần hạn chế cho kết quả: Căn cứ điều tra tại siêu thị CoopMart số 242 Nguyễn Nghiêm cho thấy với số danh mục hàng từ 1200 đến 1400 chủng loại thì dân cư thường chỉ mua từ 200 đến 300 loại. Điều này đặt ra một số vấn đề cho siêu thị Quảng Ngãi. Số lượng hàng hóa được thay đổi ở quy mô lớn hơn vấn đề tồn kho để chuẩn bị bán hàng đòi hỏi kho hàng chứa giữ. Về sức mua ở các mặt hàng tiêu thụ mạnh phải gánh chịu về vốn đối với các mặt hàng khác cho nên phải đòi hỏi siêu thị Quảng Ngãi phải có chính sách ký gửi hay công tác riêng cho từng đối tác cung cấp hàng hóa. Những mặt hàng ít bán chạy có tính hướng dẫn người mua lựa chọn, đồng thời các mặt hàng kiểu này có cả ở mấy loại hàng sau: thực phẩm, quần áo, gia dụng, cao cấp. Hay cụ thể hơn trong một kiểu loại bánh kẹo cũng chỉ có một hoặc hai loại tiêu thụ được. Nếu chính sách sản phẩm của siêu thị Quảng Ngãi chú trọng đến mặt hàng tiêu thụ mạnh mà không tìm tòi các sản phẩm mới phải sẽ chạy theo đuôi thị trường. Trên cơ sở đặc tính dân cư và cơ cấu mặt hàng thì cơ cấu hàng hóa trong siêu thị Quảng Ngãi bao gồm các mặt hàng sau: Dụng cụ gia đình Thực phẩm Đồ dùng văn phòng Hóa phẩm cao cấp, thông thường Hàng may mặc Hàng giày dép da, giả da Hàng phục vụ trẻ em Mỹ phẩm cao cấp Rượu bia các loại 2.2.2 Khách hàng siêu thị nhắm đến Danh sách khách hàng của siêu thị Quảng Ngãi TT Khách hàng Sản phẩm 1 Nhà hàng Đại Dương Hàng tiêu dùng 2 Nhà hàng Ấn Độ Hàng tiêu dùng 3 Đại lý sách Minh Khai Sách vở, văn phòng phẩm 4 Đại lý sách Khai Trí Sách vở 5 Trường THPT chuyên Lê Khiết Sách vở 6 Trường THPT Trần Quốc Tuấn Sách vở Nguồn : [ phòng kinh doanh] Siêu thị Quảng Ngãi nằm ở trung tâm thành phố, là cửa ngõ mua sắm của khách hàng, là nơi mua sắm lý tưởng, uy tín. Chính vì vậy hàng năm số khách hàng luôn tăng lên, đó là những đại lý, nhà hàng, trường học trong tỉnh. Siêu thị cũng vạch ra những khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khách hàng mục tiêu: là khách hàng có thu nhập trung bình trở lên và hướng đến khách hàng có thu nhập cao trong tương lai. Khách hàng hiện tại: là những khách hàng thường mua sắm tại siêu thị. Khách hàng tổ chức: đây là khách hàng lớn, thường xuyên đặt hàng với số lượng lớn. Khách hàng đơn lẻ: là khách hàng mua sắm thường xuyên của siêu thị nhưng với số lượng ít, phục vụ sinh hoạt hằng ngày. 2.2.3 Vị trí của siêu thị 2.2.3.1 Siêu thị và chợ truyền thống Mạng lưới chợ tiếp tục phát triển sau khi Việt Nam gia nhập WTO và vẫn còn phù hợp với tập quán, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xu huớng người tiêu dùng mua sắm ở các siêu thị đã tăng lên nhưng hiện nay nhưng thị phần của chợ vẫn rất cao trong hệ thống phân phối hàng hóa của Quảng Ngãi, nhất là những khu vực vùng ven. Biểu đồ 2.1: Thị phần các lọai hình bán lẻ hiện đại trong hệ thống phân phối hàng hóa Quảng Ngãi Nguồn : [khảo sát người viết] So với chợ, siêu thị có hai ưu điểm lớn nhất: Đó là sự phong phú của hàng hóa và chất lượng sản phẩm. Cho dù một số người nói rằng hoa quả, rau và thịt bán ở siêu thị không tươi và ngon như ở chợ ngoài, nhưng hầu hết họ đều nhấn mạnh tới độ an toàn vệ sinh của chúng. Họ tin rằng siêu thị có các quy định tốt và kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp, qua đó hạn chế được hàng hóa kém phẩm chất, và vì lẽ đó mội người đều cảm thấy giá cao là hợp lý. Nhưng việc mua sắm ở siêu thị vẫn chiếm thị phần khá nhỏ so với chợ với một số lý do: - Việc đi “chợ” ở siêu thị cũng chiếm mất nhiều thời gian (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán). Trong khi đó, mua đồ ở chợ truyền thống rất nhanh chóng và không cần phải xuống xe mà vẫn có thể mua hàng. Hóa đơn mối lần mua hàng ở siêu thị tuy đã tăng lên nhưng người tiêu dùng vẫn không thể mua tất cả mọi thứ ở siêu thị để dùng trong một tuần vì với điều kiện giao thông ở Việt Nam và đa số phuơng tiện đi lại là xe máy, siêu thị cũng không có bãi ôtô, do đó vận chuyển một khối luợng hàng hóa lớn về nhà là điều rất khó. Giả sử rằng một người mua tất cả hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng ăn ở của mình từ siêu thị, thì ít nhất một tuần cũng phải đi siêu thị 2-3 lần. Và khi đến siêu thị, họ lại phải lặp lại quy trình như trên (đi lại, gửi xe, gửi và lấy túi đồ, xếp hàng thanh toán ) rất mất thời gian. Người tiêu dùng hiện nay quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ, khuyến mãi, chủng loại hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường mua sắm an toàn thoải mái...Về phương diên này, siêu thị có ưu thế hơn hẳn so với chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Biểu đồ 2.2: Lý do khách hàng đến siêu thị Nguồn : [khảo sát người viết] Biểu đồ 2.3: Lý do khách hàng đến chợ Nguồn : [khảo sát người viết] 2.2.3.2 Siêu thị và mạng lưới cửa hàng bách hóa Một số doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp, cải tạo các cửa hàng bán lẻ cũ thành các chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đa phần các cửa hàng bách hóa quy mô vẫn còn rất nhỏ, khá nhiều của hàng có diện tích 2-3 m2, đa số khách hàng (45,2%) là các bà nội trợ sống ở khu vực xung quanh, lượng khách vãng lai chỉ đạt 9,2%, về doanh thu chỉ có 26% cửa hàng tăng doanh thu trong giai đoạn 2008-2010 (Nguồn [ 15, 49] ) Nhận xét chung, mạng lưới chợ và cửa hàng bách hóa trên địa bàn thành phố trong những năm qua ngày càng sụt giảm hiệu quả kinh doanh, kém thu hút người tiêu dùng so với các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại. 2.2.3.3 Siêu thị và nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa Hiện nay chưa có nhiều nhà phân phối chuyên nghiệp đứng ra tiêu thụ hàng hóa của các nhà sản xuất. Siêu thị hiện nay phải làm việc với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, từ 2000 – 3000 nhà cung cấp. Những vấn đề trên gây mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Mối quan hệ giữa siêu thị và nhà cung cấp hiện nay chưa thật sự gắn kết. Các nhà sản xuất phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các nhà sản xuất đều muốn hàng hóa của mình chen chân vào siêu thị vì siêu thị là nơi hấp dẫn người tiêu dùng hơn các chợ, cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhà cung cấp và siêu thị hiện nay diễn ra theo chiều hướng nhà cung cấp cần đến siêu thị nhiều hơn là siêu thị cần nhà cung cấp. Siêu thị có thể dùng vị thế vượt trội để tác động đến các nhà cung ứng hàng hóa theo bốn phương thức sau: 1. Ép buộc phải mua: mặc dù nhà cung cấp không muốn mua nhưng DN phân phối có thể trừ vào số tiền trả cho nhà cung cấp, xảy ra khi DN bán lẻ lớn muốn bán hàng tồn kho cho các nhà cung cấp. 2. Ép buộc để hưởng lợi: DN bán lẻ có thể ép nhà cung cấp phải chịu một số chi phí bằng tiền, bằng hàng hoá hoặc dịch vụ. Ví dụ: trả chi phí quảng cáo hoặc chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng mà lẽ ra doanh nghiệp bán lẻ phải trả, đòi suất chiết khấu cao… 3. Đưa ra những điều kiện bất lợi: doanh nghiệp bán lẻ có thể đưa ra những điều kiện mua bán bất lợi hoặc đùn đẩy những việc bất lợi cho nhà cung cấp trong quá trình thực hiện giao dịch. Ví dụ: thanh toán chậm hoặc trả lại sản phẩm mà không cần bất kỳ lý do nào. 4. Can thiệp vào việc quản lý: Họ có thể gây sức ép lên hoạt động quản lý của doanh nghiệp cung cấp bằng cách hạn chế khối lượng sản phẩm, đặt ra những yêu cầu về sử dụng lao động, môi trường làm việc… 2.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh bán lẻ tại siêu thị 2.2.4.1 Về mặt bằng kinh doanh Để tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường bán lẻ khi hoạt động thương mại phát triển, mặt bằng kinh doanh sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng.Một trong những cơ hội của các doanh nghiệp trong nước hiện nay là do điều kiện lịch sử, nhiều doanh nghiệp phân phối trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã đang có lợi thế về mặt bằng để đầu tư kinh doanh tại những vị trí đẹp, giao thông thuận lợi, ví dụ như: siêu thị Quảng Ngãi 70 Đại Lộ Hùng Vương, CoopMart Nguyễn Nghiêm,… nhưng lại bị hạn chế về diện tích => thiếu mặt bằng trưng bày hàng, lối đi giữa các kệ không thông thoáng để tạo thoải mái khi đi mua sắm, bãi giữ xe quá tải…. Vì thế, gây những trở ngại lớn cho khách hàng khi đến siêu thị mua sắm. 2.2.4.2 Về vốn Thực tiễn cho thấy nếu so sánh với các DN phân phối nước ngoài, nguồn vốn tự có của các DN phân phối Việt Nam hết sức nhỏ bé. Ví dụ: số liệu khảo sát năm 2009, cùng đầu tư cho 01 siêu thị nhưng mức vốn đầu tư của các DN Việt Nam bình quân là 9,5 tỷ đồng, trong khi DN 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư 130 tỷ đồng, gấp 14 lần DN Việt Nam (Nguồn [22, 16] ). Vì vậy, vốn là một trong những điểm yếu của doanh nghiệp phân phối Việt Nam khi cạnh tranh với doanh nghiệp phân phối nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia. 2.2.4.3 Giá cả Đối với các mặt hàng tiêu dùng phổ biến, được quảng cáo mạnh như: sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt...giá bán giữa các siêu thị gần như nhau. Các hàng hóa ít thông dụng, nhất là các sản phẩm ngoại nhập...mức giá bán tại siêu thị thường cao hơn so với giá của các loại cửa hàng khác và tùy theo mỗi siêu thị. Giá bán tại các siêu thị Coop – Mart khá cạnh tranh phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Giá bán Hệ thống siêu thị Quảng Ngãi có mức giá bán đắt hơn so với các siêu thị Coop – Mart từ 10 – 20%. 2.2.4.4 Hàng hóa Hầu hết hàng hóa trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tỷ lệ hàng Việt Nam trong các siêu thị khá cao : Coop - Mart khoảng 70%, siêu thị Quảng Ngãi khoảng 80 - 90%. Nhìn chung, hàng hóa kinh doanh trong siêu thị nước ngoài phong phú, đa dạng hơn so với siêu thị Viêt Nam, cùng loại sản phẩm nhưng trong siêu thị nước ngoài có nhiều nhãn hiệu hơn, chủ yếu là sản phẩm ngoại nhập như bánh kẹo, chocolate, các lọai thực phNm sống như : thịt bò Mỹ ở LotteMart, thịt cừu ở Metro...do lợi thế có mạng lưới phân phối xuyên quốc gia và mối quan hệ lớn với nhiều đối tác. Theo đánh giá thì hàng hóa Coop - Mart không đa dạng bằng siêu thị Quảng Ngãi. Hiện nay ,siêu thị cũng đã áp dụng chính sách phân phối nhãn hiệu của riêng mình để củng cố thêm hình ảnh siêu thị và có giá bán cạnh tranh, cụ thể là CoopMart với mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo mang nhãn hiệu CoopMart, siêu thị Quảng Ngãi với mặt hàng thực phẩm mang nhãn hiệu Thành Nghĩa,… 2.2.4.5 Phương thức bán hàng Phương thức kinh doanh có thể là một ưu thế của doanh nghiệp phân phối trong nước vì có cùng nguồn gốc với phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài và qua quá trình áp dụng tại nước ta, phương thức kinh doanh đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Dịch vụ khách hàng : công ty trong nước lại rất linh động, sáng tạo trong việc đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng, chẳng hạn hệ thống phân phối hàng hóa bằng xe máy, các đại lý bán lẻ đã đưa đến tận vùng xa xôi hẻo lánh, điều mà các công ty nước ngoài chưa thể làm được. Bên cạnh đó, tận dụng ưu thế của nền tảng văn hóa kinh doanh truyền thống tạo ra môi trường mua sắm thân thiện gần gũi với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, vừa văn minh hiện đại vừa mang phong cách chợ truyền thống. Những điều này rất khó tìm được ở siêu thị của nhà phân phối nước ngoài. 2.2.4.6 Nhân lực Nguồn nhân lực quản lý của các DN phân phối Việt Nam có thế mạnh là thấu hiểu văn hóa mua sắm của người dân thành phố, một số người từng làm việc cho các DN phân phối nước ngoài. Tuy nhiên trình độ cán bộ đại học ở các siêu thị trong nước chỉ có 19,3%, trong khi siêu thị nước ngoài thì cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tới 71% , ít kinh nghiệm phần lớn tự học qua thực tiễn nên khả năng xây dựng, triển khai các chương trình dài hạn có phần hạn chế ( Nguồn: [ 22, 9 ] ). Đội ngũ nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam chưa được đào tạo thường xuyên về nghiệp vụ mua hàng, trưng bày và bán hàng nên chưa giúp cho hoạt động kinh doanh của siêu thị, trung tâm thương mại đạt hiệu quả cao nhất. 2.2.5 Những nhận xét đánh giá về tình hình bán lẻ tại siêu thị 2.2.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh bán lẻ tại siêu thị Tình hình sử dụng lao động: Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sử dụng lao động hợp lý và tiết kiệm là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Siêu thị Quảng Ngãi là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, chính vì vậy siêu thị cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ, kinh nghiệm, năng động, luôn hết mình với công việc. Để có một đội ngũ lao động đáp ứng được các yêu cầu sản xuất kinh doanh của siêu thị, siêu thị đã đề ra các tiêu chuẩn khi tuyển dụng như tốt nghiệp THPT trở lên, sinh viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành... Sự thành công của siêu thị cũng nhờ vào một phần đó là nhân tố con người, đó cũng là bộ mặt thể hiện sự lớn mạnh của siêu thị. Một khi siêu thị có đội ngũ nhân viên có chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc thì sẽ góp phần vào sự thành công hơn trên thị trường. Bảng 1.1: Báo cáo tình hình sử dụng lao động Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Lao động (người) Tỷ trọng (%) Lao động (người) Tỷ trọng (%) Lao động (người) Tỷ trọng (%) Tổng số lao động cuối kỳ 268 100 236 100 207 100 Phân theo trình độ Trình độ đại học 22 8.2 24 10.2 36 17.4 Trình độ cao đẳng 36 13.4 29 12.3 17 8.2 Trình đô trung cấp 45 16.8 79 33.5 97 46.9 Trình độ THPT 151 56.3 93 39.4 52 25.1 Dưới THPT 14 5.3 11 4.6 5 2.4 Phân theo giới Nam 57 21.3 50 21.2 55 26.6 Nữ 211 78.7 186 78.8 152 73.4 Nguồn: [phòng kinh doanh] Số lượng lao động của doanh nghiệp năm 2010 là 207 người. Qua bảng báo cáo trên ta thấy số lượng lao động của công ty luôn luôn biến động và có xu hướng giảm dần từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008 số lượng lao động là 268 đến năm 2009 giảm xuống còn 236 người tức là giảm 32 người tương ứng 11.94% so với năm 2008, đến năm 2010 tiếp tục giảm xuống còn 207 người tức là giảm 29 người tương ứng 12.29% so với năm 2009. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững và nhằm nâng cao năng lực hoạt động của mình, siêu thị Quảng Ngãi đã không ngừng tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn ngày càng cao, do đó ta thấy từ năm 2008 đến năm 2010 số lao động có trình độ đại học tăng lên từ 22 đến 36 và số lượng lao động có trình độ dưới PTTH giảm xuống rõ rệt từ 14 còn 5. Lực lượng lao động của siêu thị Quảng Ngãi hiện nay chiếm phần lớn là lao động nữ do đặc thù kinh doanh bán. Qua bảng báo cáo về trình độ lao động cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo là khá cao, tỉ lệ người có trình độ PTTH năm 2008 chiếm 56.3%, năm 2009 chiếm 39.4% và năm 2010 chiếm 25.1%. Điều này đòi hỏi DN cần phải có có những chính sách huấn luyện và đào tạo lại nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất . Đặc biệt đội ngũ bán hàng hay những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần có những kỹ năng cần thiết và nhiệt huyết với công ty nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và tạo dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng. Với công ty, trên con đường hội nhập và phát triển đòi hỏi cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lưc hợp lý nhằm thu hút hay giữ chân nhân viên của mình. Xem việc marketing nội bộ cũng nằm trong chiến lược phát triển của DN . Xem việc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên là yếu tố then chốt nhằm khơi dậy sự nỗ lực, cống hiến và sự trung thành của mỗi nhân viên . Bởi lẽ tính trung thành của nhân viên chưa được phát huy tối đa và làm thế nào để mỗi nhân viên nói lên được hình tượng của DN. Tình hình hoạt động kinh doanh của siêu thị từ năm 2008 – 2010: Bảng 2.2: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 - 2010 (Đơn vị tiền: đồng Việt Nam) Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Năm 2009 Năm 2010 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 20.249.894.000 27.323.862.079 2 Các khoản giảm trừ DT 02 5.293.128 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01- 02) 10 20.249.894.000 27.318.568.951 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 16.884.735.181 22.623.273.519 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10- 11) 20 3.365.158.819 4.695.295.432 6 DT họat động tài chính 21 VI.26 7 Chi phí TC 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8 Chi phí bán hàng 24 1.068.489.870 1.454.376.000 9 Chi phí quản lý DN 25 2.304.658.742 3.064.813.898 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (30=20+(21-22)-(24+25) 30 (7.989.793) 176.105.534 11 Thu nhập khác (40 = 31 – 32) 31 161.818.982 90.920.094 12 Chi phí khác 32 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 16.1818.982 90.920.094 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50= 30 +40) 50 153.829.189 267.025.628 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 43.072.173 74.767.176 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51-52) 60 110.757.016 192.258.452 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 (Nguồn : P. Kế toán) Nhìn chung những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của siêu thị đã mang lại kết quả và hiệu quả rất tốt. Quy mô sản xuất kinh doanh tăng, lợi nhuận thu được ngày càng lớn. Doanh thu của công ty tăng khá nhanh trong 2 năm từ năm 2008 đến 2009: Từ mức tổng doanh thu năm 2008 là 20.249.894.000 đến 27.323.862.079 năm 2009 tăng 34,9% Qua đó phản ánh tình hình kinh doanh của siêu thị là có hiệu quả, doanh thu tăng theo từng năm. Sức mua của thị trường tăng, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của siêu thị lớn, các chiến lược kinh doanh của siêu thị là hợp lý, tạo ngày càng nhiều niềm tin ở người tiêu dùng. Lợi nhuận năm 2008 từ 110.757.016 đến 192.258.452 năm 2009 tăng 73%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao hiệu quả bán lẻ tại siêu thị.doc
Tài liệu liên quan