Đề tài Thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

A/Tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân 2

I/ Khái niệm kinh tế tư nhân 2

II/Tính tất yếu tồn tại kinh tế tư nhân ở nước ta trong TKQĐ lên CNXH : 2

III/ Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân : 3

B/ Thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay 7

I/Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân 7

II/Sự phát triển theo ngành nghề sản xuất kinh doanh 9

III/ Sự phát triển theo lãnh thổ 13

IV/ Cơ hội và thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay 13

C/ Quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong TK hiện nay 17

I/ Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân 17

II/ Quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân 18

III/ Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 19

Kết luận 22

Tài liệu tham khảo 23

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẳng cho nên kinh tế thời bấy giờ . Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (12/1986) nhất là từ khi ban hành Luật doanh nghiệp tý nhân (1990) và nghị định số 221/ HĐBT (27/3/1991) về '' Cá nhân & nhóm kinh doanh '' cùng nhiều chỉ thị ,nghị quyết, chính sách khuyến khích khác của Đảng và Nhà nýớc , khu vực kinh tế tý nhân đă có bước ngoặt trong sự hồi sinh và phát triển .Từ sau khi có Luật Công ty (năm 1990), số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mới chính thức ra đời và chỉ thực sự tăng lên nhanh chóng từ sau khi có Luật Doanh nghiệp, sau 5 năm thi hành, số doanh nghiệp đăng ký mới đã đạt gần 110 nghìn, cao gấp hơn 2,4 lần so với thời kỳ 1991 - 1999. Số cơ sở kinh doanh tư nhân giai đoạn 1991 – 1998 Loại hình 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 DNTBTN 414 5198 6808 10881 15276 18894 25002 26021 DNTN 270 3676 5812 7794 10916 12464 17500 18750 CTTNHH 122 1444 1607 2968 424 6303 7350 7100 CTCP 22 78 19 119 118 127 152 171 Số cơ sở kd cá thể 1498600 1533100 2050200 2215000 +kinh tế cá thể bình quân giai đoạn 1990 - 1996 : mỗi năm tăng 553.775 cơsở (tốc độ tăng hàng năm lớn hơn 20%). +Từ năm 1992 đến năm 1994 số đơn vị kinh tế cá thể tăng 34500 đơn vị +Từ năm 1994 đến năm 1995 số đơn vị kinh tế cá thể tăng 517100 đơn vị , tức là chỉ trong 1 năm, riêng số đõn vị cá thể đã tăng nhiều hơn hẳn so với năm trc ,vì do có sự mở cửa thông thoáng, nhiều ngýời nhận thức được vai trò cũng nhý lợi ích của hình thức kinh doanh này +Từ năm1995 đến năm1996 số đõn vị kinh tế cá thể tăng 164800đơn vị , có sự giảm sút này do có nhiều đõn vị cá thể, có nguồn vốn bắt đầu khá, chuyển sang hình thức khác nhý thành lập doanh nghiêp... Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ....cũng có những bước phát triển vượt bậc về số lượng. Số l ượng TBTN giai đoạn 1991_1998 Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Số lượng 414 5.198 6.808 10.881 15.276 18.894 25.002 26.001 Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng Bình quân giai đoạn này mỗi năm tăng thêm 3252 doanh nghiệp (khoảng 32 %), gấp 1,5 lần mức tăng củ kinh tế cá thể tiểu chủ cùng thời gian .Luật Doanh nghiệp năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khối kinh tế tư nhân phát triển. Với tinh thần chủ đạo là "doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm", chuyển từ "cấp phép kinh doanh" sang "đăng ký kinh doanh", Luật Doanh nghiệp 1999 đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhờ đó, mỗi năm có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được chính thức thành lập. Theo số liệu của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (TTTTDN) của Bộ , và cả nýớc có khoảng 40.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tý nhân. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cho đến cuối năm 2003 nhiều gấp hơn hai lần số lượng doanh nghiệp thành lập trong vòng 10 năm trước đó, nâng tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam lên khoảng 128.000. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tăng, nhưng vẫn còn ít (bình quân 820 người mới có 1 doanh nghiệp); mục tiêu phấn đấu đưa lên 500 nghìn doanh nghiệp thực hiện cũng không dễ dàng nếu không có chính sách và giải pháp khuyến khích tạo lực đẩy cho kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, số doanh nghiệp đang hoạt động không nhiều như đăng ký.Tuy số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đăng ký mới khá nhiều, nhưng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh chưa nhiều. Bên cạnh đó, còn có những khác biệt về số doanh nghiệp hoạt động với số đăng ký kinh doanh, bởi số doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm các doanh nghiệp đã được cấp phép, c p mã số thuế, nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng đã giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình, các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh nhưng không có tại địa phương, các đơn vị không phải là doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, như các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp.Theo điều tra của Tổng cục thống kê (TCTK), số doanh nghiệp đang hoạt động tính đến thời điểm cuối năm 2002 là 62.908, cuối năm 2003 là 72.012, tức là khoảng 55% so với số doanh nghiệp đã đăng ký. Trong một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, việc dừng kinh doanh cũng như việc đăng ký kinh doanh mới là hiện tượng bình thường của quá trình phát triển khi mà các doanh nghiệp phản ứng với những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài, ví dụ như cơ hội thị trường mới, các khó khăn mới xuất hiện v.v. Vì vậy, hiện tượng số lượng doanh nghiệp còn hoạt động ít hơn số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thành lập là một điều dễ hiểu và ở một mức độ nào đó phản ánh sự năng động của khối doanh nghiệp tư nhân. ở các nước phát triển thuộc tổ chức OECD, tỷ lệ doanh nghiệp còn hoạt động sau 2 năm vào khoảng 60-70% và sau 7 năm thì chỉ còn là 40-50%. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký doanh nghiệp hiện nay của Việt Nam chưa cung cấp được thông tin đầy đủ về những doanh nghiệp đã dừng hoạt động hay thay đổi và lý do thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu gần đây của MPDF, nguyên nhân giải thích sự chênh lệch giữa số liệu của cơ quan phụ trách đăng ký doanh nghiệp và TCTK là doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động thì hầu như không được ghi nhận trong hệ thống đăng ký doanh nghiệp của TTTTDN; nhiều doanh nghiệp đăng ký thành lập không phải là doanh nghiệp thành lập mới mà là chi nhánh hoặc công ty con của một doanh nghiệp khác và một số doanh nghiệp có thể đăng ký nhằm phục vụ những mục đích cá nhân hay mục đích đặc biệt của riêng doanh nghiệp (ví dụ như được mua quyển "hóa đơn đỏ" VAT). Hiểu rõ hơn những nguyên nhân này sẽ giúp Nhà nước có được các chính sách quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn. II/Sự phát triển theo ngành nghề sản xuất kinh doanh Đứng trên khía cạnh ngành thì khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh. Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm Theo điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực trên cả nước Các ngành 1996 2000 Sản xuất công nghiệp 27% 20,8% Lĩnh vực vận tải , kho bãi , thông tin liên lạc 9% 8,3% Thương mại dịch vụ 38,8% 51,9% Lĩnh vực khác 26% +)Cơ cấu ngành nghề của khối kinh tế tư nhân cũng có sự thay đổi. Tỷ lệ sản xuất ngành công nghiệp giảm vì ngành này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, mà hầu hết các doanh nghiệp của ta đều ở dạng vừa và nhỏ nên khả năng vốn không lớn .Không những vậy , khả năng thu hồi vốn và quay vòng vốn thấp( vì lượng vốn bỏ vào nhà xưởng, máy moc nhiều). Các doanh nghiệp này lại gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các tập đoàn sản xuất của nước ngoài , của các đơn vị nhà nước và các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài có khả năng hùng hậu về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, Năm 1988, cả nước có381 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp , đến năm 1990, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này là 770 doanh nghiệp , tức là chỉ ngay sau khi đổi mới, mở cửa, số doanh nghiêp săn xuất công nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 1991-2003, đây là giai đoạn Việt Nam đổi mới sâu sắc nên nhu cầu của ngành công nghiệp là rõ ràng( nhất là khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000). Năm 2000 cả nước có 4193 doanh nghiệp tư nhân, tính cả cá thể tiểu chủ còn lớn hơn nhiều . Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp không những tăng về số lượng, mà còn đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất Công nghiệp cả nước Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân về giá trị sản xuất CN Năm 1986 1990 1995 2002 Tỷ trọng 15,6% 29,1% 27,4% 34,3% Cơ cấu công nghiệp theo TPKT đơn vị :% Năm 1999 2000 Tỷ trọng 100 100 1-Khu vực kinh tế trong nước 74,9 66 +KT Nhà nước 50,3 44,9 +KT ngoài quốc doanh 24,6 21,1 2- Khu vực có vốn FDI 25,1 34 +)Tương tự như đối với ngành sản xuất công nghiệp, lĩnh vực vận tải, kho bãi , thông tin liên lạc cũng giảm một lượng nhỏ về cơ cấu ( từ 9% xuống 8,3%) . Ngoài những lý do trên, cơ cấu ngành này còn giảm do giá dầu thế giới leo thang , khiến cho tất cả các ngành đều gặp khó khăn, đặc biệt là ngành vận tải chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Việt Nam, một nước có nền kinh tế không phải là phát triển nhưng lại là nơi có giá đất đắt đỏ vào loại nhất TG, mà diện tích đất dành cho doanh nghiệp thuê lại không nhiều vì vậy việc thuê kho bãi là rất khó khăn . Trong lĩnh vực thông tin liên lạc , các doanh nghiệp tiến dần đến phát triển về mặt quy mô, dẫn đến các doanh nghiệp không có khả năng, không đủ sức cạnh tranh sẽ bị loại .Tuy nhiên về số lượng các doanh nghiệp này cũng tăng nhanh chóng, và đóng góp vào ngân sách Nhà nước.Chiếm 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa cả nước +)Trong số các ngành nghề chỉ có khu vực thương mại dịch vụ là tăng về cơ cấu so với các ngành khác ( 38,8% năm 1996 lên 51,9% năm 2000), chiếm hơn nửa cơ cấu ngành của khu vực kinh tế tư nhân và chiếm vị thế chủ yếu. Sự gia tăng về mặt số lượng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng là điều dễ hiểu vì khu vực thương mại dịch vụ này không cần lượng vốn quá lớn , với số vốn tuỳ theo khả năng các doanh nghiệp đều có thể hoạt động , có thể từ vài chục triệu , vài trăm triệu hay vài tỷ đồng , doanh nghiệp có thể hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, ngành thương mại dịch vụ là ngành thu hồi vốn nhanh, khả năng quay vòng vốn cao, khả năng sinh lời cao so với số vốn bỏ ra, phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam đó là vừa và nhỏ . Ngoài ra, lĩnh vực này có thể sử dụng lao động địa phương không yêu cầu cao về mặt trình độ vì vậy ngoài việc tạo công ăn việc làm cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương, doanh nghiệp còn tiết kiệm được thời gian tìm nhân công, tiết kiệm được khoản phí thuê chỗ ở cho nhân công…. Đây chính là lý do cơ cấu ngành thương mại dịch vụ trong khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân tăng lên rõ rệt : Năm 1986 cả nước mới có 568000 doanh nghiệp Năm 1990, cả nước có 835000 doanh nghiệp Năm 2002, cả nước có 26.421 doanh nghiệp mới thành lập, nâng số doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong thương mại dịch vụ lên 2.381.421. Tức là chỉ trong vòng 12 năm kể từ khi đổi mới mở cửa , số doanh nghiêp tư nhân hoạt động trong khu vực dịch vụ đã tăng 285,2%. Số lượng doanh nghiệp trong các lĩnh vực của kinh tế tư nhân (đơn vị: doanh nghiêp) 1995 2000 Thương mại 7.645 18.000 CN chế biến 5.006 6.617 Lĩnh vực khác 2.625 6.902 Tổng 15.276 31.519 Lĩnh vực thương mại luôn là lĩnh vực thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia nhất (chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp tư nhân), và tăng trưởng nhanh chóng , chỉ trong vòng 5 năm (1995-2000) đã có10355 doanh nghiệp mới trong lĩnh vực này, làm cho số doanh nghiệp tư nhân trong ngành thương mại dich vụ năm 2000 gấp 2,3 lần năm 1995 Số lượng của các hinhg thức kinh tế tư nhân trong 1995-2000 (đơn vị : doanh nghiệp ) 1995 2000 Hộ kinh doanh gia đình 10.916 23.850 Công ty trách nhiệm hữu hạn 4.242 7.200 Công ty cổ phần 118 469 Tổng 15.276 32.519 Các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này không chỉ gia tăng về mặt số lượng , mà còn có doanh thu cao . Năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 80% doanh thu khu vực thương mại bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước , không những làm giàu cho bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là thành phần hộ kinh doanh gia đình tăng mạnh trong lĩnh vực này( từ 10.916 dn năm1995, lên 23.850 dn năm 2000), luôn chiếm số lượng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân ( khoảng 72%) +) Trong ngành nông lâm ngư nghiệp, thành phần tư nhân hoạt động dưới hình thức kinh tế trang trại và hộ nông dân , sản xuất trên quy mô lớn , chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu ngành nghề của khu vực kinh tế tư nhân( năm 2000 là 12,4%). Năm 2002, cả nước có 2525 doanh nghiệp tư nhân 69 công ty TNHH 13 triệu hộ gia đình Trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp . Trong đó 77% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vì đây là ngành chính của nước ta( nước ta có nghề truyền thống là trồng lúa nước , trải qua nhiều năm có kinh nghiệm). Hiện nay có tới 95% là sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp , trên 80% sản xuất nông nghiệp là do khu vực kinh tế tư nhân đảm nhiệm . Nền kinh tế trang trại và sản xuất quy mô lớn do khu vực tư nhân sở hữu mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế, giúo nước ta khai thác hiệu quả nguồn lực hiện nay hơn rất nhiều so với cơ chế cũ khi nền kinh tế tập thể, hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực nông nghiệp . Còn trong lâm nghiệp , nhà nước cũng có chính sach giao đất giao rừng cho tư nhân, nâng cao nhận thức của tư nhân về quyền lợi và nghĩa vụ bảo vệ rừng, vùa mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, cá nhân, vừa mang lại lợi ích cho đất nước . Khu vực kinh tế tư nhân cũng đã nhân thức được khả năng mang lại lợi nhuận từ ngành lâm ngư nghiệp, vì vậy diện tích rừng được phủ xanh hàng năm tăng, diện tích mặt nước thả cá, tôm , cua tăng nhanh chóng, mang lại công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho các doanh nghiệp và hộ dân. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiêp lớn , cá nhân xuất sắc , tỷ phú trong những lĩnh vực này. Trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản, tỷ trọng kinh tế hộ tự chủ và kinh tế trang trại tăng lên rõ rệt, tương ứng là sự sút giảm tỷ trọng của kinh tế tập thể và quốc doanh. Đây là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để tạo nên sự chuyển biến thần kỳ của sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa có khối lượng lương thực xuất khẩu lớn (từ 1989 đến nay đã xuất khẩu gần 50 triệu tấn gạo, thu được trên 11 tỉ USD); vừa phát triển nông nghiệp toàn diện, góp phần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. III/ Sự phát triển theo lãnh thổ Do đặc điểm địa hình kéo dài từ Bắc tới Nam nên nước ta có các vùng địa lý rất khác nhau về điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết, khí hậu cũng như tài nguyên thiên nhiên và địa hình. Dựa trên các cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, có thể phân định ra những vùng khác nhau và hợp lý như thế nào đó để có thể vừa khai thác tốt nhất tiềm năng của từng vùng, vừa giúp tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các vùng kinh tế. Các doanh nghiệp thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng phát triển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn. Do tập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thường rấtgay gắt. - Trên địa bàn nông thôn, DN tư nhân chiếm 14%, với số lượng 40.500 doanh nghiệp, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX 5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80%. Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng 18,62% doanh nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, 32,5% doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% doanh nghiệp dịch vụ. Hiện 100% sản lượng của một số sản phẩm truyền thống như cói, đan lát, thủ công mỹ nghệ... do các DN tư nhân ở nông thôn sản xuất. Vốn bình quân một doanh nghiệp rất thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có. DN tư nhân ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Nhưng, nhìn chung, lao động trong các DN tư nhân ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (lao động làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả năng giải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DN tư nhân ở nông thôn sử dụng khoảng 30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trung học phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn còn khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạng ngưng trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản rất phổ biến. Nhìn chung, ở nước ta, quy mô DN tư nhân còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu định hướng, mất cân đối, phân bổ không đều, chủ yếu ở ph ía Nam( 73%, riêng TPHCM chiếm 25%) , khu vực phía Bắc chiếm 18%, miền Trung chiếm9% ,(DN tư nhân tập trung ở Đông - Nam Bộ 35,8%, đồng bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%) IV/ Cơ hội và thách thức của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay a-Cơ hội lớn Từ năm 2000 trở lại đây, KVKTTN nói chung, DNTN nói riêng, đang phát triển mạnh, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đang ngày càng khẳng định vai trò động lực của mình. Với việc thi hành Luật Doanh nghiệp và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc doanh nghiệp và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích mọi doanh nghiệp tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Chính trong môi trường đó, KVKTTN và đặc biệt là DNTN đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn đầu tư phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thúc đẩy phát triển các thị trường, đổi mới kinh tế và hành chính... KVKTTN phát triển nhanh chóng trong thời gian qua còn do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, khởi đầu từ khi chúng ta đổi mới, và đặc biệt phát triển từ giữa thập kỷ 1990, khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN, ASEM, APEC và không ngừng mở rộng quan hệ song phương với các nước khác trên thế giới. Thị trường các nước mở rộng dần cho các sản phẩm của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam , trong đó có KVKTTN phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của mình trên các thị trường khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường trong nước còn hạn hẹp do tình trạng nước nghèo, mức thu nhập và khả năng tiêu dùng còn thấp, các DNVN rất thiếu "đầu ra". Các quan hệ thương mại và đầu tư rộng mở cũng tạo cho DNVN cơ hội có các đối tác làm ăn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ của họ, đào tạo nguồn nhân lực cho mình và trưởng thành dần qua hợp tác và cạnh tranh. Khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DNVN sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước. Họ sẽ có quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận đầu tư, mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và đầu tư ra các thị trường nước ngoài, khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và tận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất cho mình. Tham gia WTO cũng thúc đẩy nước ta cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lý, chính sách cho kinh doanh, tạo thuận lợi cho cạnh tranh và phát triển của mọi doanh nghiệp. b-Thách thức không nhỏ Tuy nhiên, trong bước đường phát triển vừa qua cũng như trong thời gian tới, khu vực kinh tế này còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, trở ngại: Một là, bản thân KVKTTN của nước ta nhìn chung còn nhỏ, yếu, mới hình thành, rất thiếu các nguồn lực cần thiết cũng như thiếu sự liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Trong DNTN của chúng ta có tới 95% thuộc quy mô nhỏ và vừa (theo tiêu chí của nước ta là có dưới 300 lao động và/hoặc dưới 10 tỉ đồng vốn), trong đó khoảng 50% thuộc quy mô nhỏ hoặc cực nhỏ (dưới 100 lao động và/hoặc dưới 5 tỉ đồng vốn). Cái yếu của DNTN ở nước ta thể hiện rõ nhất ở năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhìn chung còn thấp so với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp các nước xung quanh. Họ cũng yếu hơn phần lớn các DNNN trong cùng lĩnh vực về quy mô, về khả năng tiếp cận các nguồn lực và kinh nghiệm thương trường. Do nhỏ, yếu, DNTN nước ta vừa rất khó đương đầu với cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước và quốc tế, vừa dễ bị tổn thương trước những biến động thị trường. Hơn 80% DNTN ở nước ta mới ra đời sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được thi hành nên họ còn rất thiếu kinh nghiệm thương trường, chưa đủ thời gian để trưởng thành, trong khi đã phải đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh. Hầu hết các DNTN ở nước ta đều thiếu những nguồn lực cơ bản cần thiết cho họ: nguồn vốn, đất đai, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực có chất lượng, thị trường, thông tin... và cả mối quan hệ với các đối tác quan trọng. Bản thân họ không thể có đủ nguồn lực, lại gặp khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn lực có sẵn ở bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những nguồn đã được Nhà nước cam kết hỗ trợ, ưu đãi hoặc giành quyền bình đẳng khi tiếp cận. Tình trạng thiếu nguồn lực của DNTN bị kéo dài đã hạn chế rất lớn sự phát triển của họ. Tuy trong thời gian qua, DNTN đạt tốc độ phát triển nhanh trên một số lĩnh vực, nhưng điều đó cũng do điểm xuất phát của họ rất thấp. Nếu tính tới hàm lượng tăng trưởng, DNTN khó sánh được với DNNN, còn tính cả về hàm lượng và chất lượng, họ khó sánh được với FDI, nhất là trong phát triển công nghiệp và các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn. Do vậy, DNTN vừa khó cạnh tranh, vừa khó là đối tác bình đẳng với DNNN, FDI và doanh nghiệp các nước khác. Cho tới nay, số DNTN trưởng thành, đạt quy mô kinh tế hiệu quả còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong DNTN ở nước ta. Ngay trong số DNTN đã trưởng thành cũng không ít doanh nghiệp đang lúng túng về chiến lược và nguồn lực để tiếp tục phát triển trong thời gian tới. DNTN cũng chưa thiết lập được sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhau trong từng ngành, giữa các ngành liên quan, hoặc trong từng vùng để tạo thế mạnh của tính hệ thống và hiệu quả của sự phối hợp. Từng DNTN mới chỉ dựa vào sức mình là chính, chưa khai thác, sử dụng được sức mạnh của sự liên kết vốn rất cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa. Thực tế đây cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp Việt Nam, với những mạng lưới kinh doanh chưa được hình thành đầy đủ, thiếu những doanh nghiệp thật mạnh có khả năng làm trụ cột, đầu đàn tạo sự liên kết, hợp tác vững chắc để nhân thêm sức mạnh trong cạnh tranh quốc tế. Hai là, môi trường kinh doanh trong nước còn nhiều khó khăn và thiếu bình đẳng. Tình trạng này kéo dài đã lâu nhưng chậm được khắc phục, khiến cho môi trường kinh doanh luôn là thách thức lớn nằm ngoài khả năng kiểm soát của DN. Trong môi trường kinh doanh ở nước ta hiện nay, trở ngại lớn nhất của KVKTTN là ở 5 mặt sau: + Việc gia nhập thị trường tuy đã được cải thiện nhiều do Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn còn đòi hỏi chi phí cao về tiền của và thời gian. Do vậy, vẫn còn có khó khăn cho nhiều người, nhiều vùng khi muốn lập thêm DN mới. Hiện nay, ngoài khâu đăng ký kinh doanh là nhanh chóng và ít tốn kém nhất, các DN mới ra đời còn phải qua 3 khâu (khắc dấu, đăng ký mã số thuế, mua hóa đơn) trước khi có thể bắt đầu hoạt động, với tổng thời gian 50 - 60 ngày và chi phí khoảng 3 - 5 triệu đồng, tương đương với 49% thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm ở nước ta. Ngoài ra, quyền kinh doanh của DNTN trong một số lĩnh vực cũng còn bị hạn chế, hoặc do các quy định về điều kiện kinh doanh hoặc do quy hoạch ngành, vùng ở một số nơi, hoặc do các rào cản thực tế khác. + Còn những rào cản lớn về pháp lý và hành chính trong quá trình hoạt động của DN. Hệ thống luật pháp và chính sách của nước ta còn những nhược điểm: thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, thiếu ổn định, khó tiên liệu; tổ chức thực thi lại kém. Hệ thống hành chính của ta kém hiệu quả, với tình trạng can thiệp hành chính vào hoạt động của DN phổ biến và kéo dài. Sự yếu kém, nhũng nhiễu của không ít công chức đã làm vô hiệu hóa những chính sách tốt và cam kết cải cách của Nhà nước. Nhiều vướng mắc của DN trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, thuế, phí, hải quan, đất đai... kéo dài đã lâu nhưng rất chậm được giải quyết. Đó là những vấn đề chung của mọi loại hình DN ở nước ta, nhưng đối với DNTN, những vấn đề này còn nặng nề hơn do sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại trên thực tế. + Tiếp cận các nguồn lực rất khó khăn và tốn kém. Như đã nêu trên, DNTN rất khó tiếp cận với các nguồn lực cần thiết, và họ phải trả giá rất cao để tiếp cận với các nguồn lực đó. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại được tiếp cận dễ dàng hơn, với những điều kiện ưu đãi và chi phí thấp hơn nhiều. Thực tế này gây nên sự bất bình đẳng lớn cho DNTN, làm cho họ mất đi nhiều cơ hội thị trường, tăng rủi ro và giảm đáng kể khả năng đầu tư của họ. + Chi phí kinh doanh ở nước ta khá cao so với các nước tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35737.doc
Tài liệu liên quan