Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2001. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 6,58 tỷ USD, tăng 32%. Tổng mức nhập siêu năm 2002 của Việt Nam vào khoảng 2,77 tỷ USD.
Tuy xuất khẩu nước ta đã có nhiều thành tựu nhưng cũng còn nhiều tồn tại. Đó là một số sản phẩm xuất khẩu liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp chưa được cải thiện, mặt hàng đơn điệu. Cơ sở vật chất để quảng bá hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, thiếu thông tin dự báo hoặc chưa được xử lý. Hạ tầng kỹ thuật triển khai thương mại điện tử còn thiếu. Vệ sinh, an toàn thực phẩm, tranh chấp thương hiệu và kiện tụng về bán phá giá như vụ các chủ trang trại Mỹ kiện các nhà xuất khẩu cá trê, cá ba sa của Việt Nam còn rất phức tạp.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thích hợp trong những thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nộp Ngân sách Nhà nước (thời kỳ 1994-1999) với số tiền 1.489 triệu USD (cụ thể năm 1994 = 128 triệu, năm 1995 = 195 triệu, năm 1996 = 263 triệu, năm 1997 = 315 triệu, năm 1999 = 271 triệu USD), ... sự đóng góp này càng tăng lên trong những năm gần đây.
+ Thứ tư: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Trong những năm qua nước ta luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là hơn 7%, năm 1992 đạt tốc độ tăng GDP là 7,04% là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực, sau Trung Quốc. Có được điều này thì vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại là vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến các yếu tố như: Vốn đầu tư nước ngoài FDI, ODA và liên tục đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Tính đến hết năm 2002, cả nước có trên 1800 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD. Từ những dự án này đã hình thành thêm 2.014 doanh nghiệp cùng 1.584 cơ sở sản xuất kinh doanh phụ thuộc. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài hiện chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng 600.000 lao động trực tiếp. Ngoài ra nhờ hoạt động kinh tế đối ngoại đã thúc đẩy việc xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, kinh tế chưa phát triển, là một nước có thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích, trước mắt và lâu dài: nó thu được lượng ngoại tệ đáng kể cho người trực tiếp lao động và cho Ngân sách Nhà nước từ đó tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Người lao động được rèn luyện tay nghề và thói quen hoạt động công nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển, khi hết hạn hợp đồng về nước họ sẽ trở thành lực lượng lao động có chất lượng từ đó sẽ góp phần xây dựng đất nước,... vì vậy việc xuất khẩu lao động thu ngoại tệ là một nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế đối ngoại.
Như vậy, hoạt động kinh tế đối ngoại đã tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Tóm lại, hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng của một nền kinh tế công nghiệp hoá. Nó góp phần thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại ở nước ta. Từ đó tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân,... đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, để mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần quán triệt các nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia; và giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn. Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều có tác dụng chi phối hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các nước trong đó có nước ta. Vì vậy, không được xem nhẹ nguyên tắc nào khi thiết lập, duy trì và mở rộng kinh tế đối ngoại.
II. Thực trạng.
Mặc dù kinh tế đối ngoại có những đóng góp hết sức quan trọng nhưng thực tiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phân tích, lý giải. Sau đây là những điểm chính của tình hình và một số vấn đề có thể là cấp bách:
1. Kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90, nhưng vài năm gần đây lại có sự giảm sút tốc độ.
Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại có tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ 90 là rất rõ ràng. Riêng về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999, tính đến hết năm 1999, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 2.766 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là: 37.055,66 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm chúng ta cấp phép cho 230 dự án với mức 3.087,97 triệu USD vốn đăng ký (chưa kể các dự án của Việt Xô PETRO) nhịp độ thu hút vốn đầu tư vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988 đến 1995 cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký. Như vậy, nếu xét trong suốt thời kỳ 1988-1999 thì năm 1995 có thể được coi là năm đỉnh cao về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (cả về số dự án, vốn đăng ký, cũng như quy mô dự án). Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu suy giảm, nhất là các năm 1998, 1999 thì xu hướng giảm càng rõ rệt hơn: Nếu so với năm 1997 số dự án được duyệt của năm 1998 chỉ bằng 79,71%, năm 1999 chỉ bằng 80,58%. Quy mô dự án theo vốn đăng ký bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% quy mô bình quân của thời kỳ 1988-1999, và chỉ bằng 21,27% quy mô dự án bình quân của năm cao nhất (năm 1995). Năm 2001 có trên 3.260 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư tại Việt Nam với số vốn đăng ký trên 44 tỷ USD, trong đó có trên 2.600 dựa án đang còn hiệu lực với số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD thì đến năm 2002 chỉ còn 1.800 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 25 tỷ USD, đây là sự giảm sút rất lớn. Tuy nhiên đến đầu năm nay đầu tư nước ngoài đã có những khởi sắc nhất định.
Sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại là do nhiều nguyên nhân đã rõ ràng nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây thì có những ý kiến khác nhau. Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng ... tuy nhiên, Trung Quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Do vậy việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể do những nguyên nhận chủ quan chính.
Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính sau đây:
Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn gia tăng. Mức thuế suất khẩu bình quân đã được giảm từ trên 6% xuống còn lên tới 16% xuống còn trên 13% trong thời gian 1996-1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mức thuế cao, chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế dưới 3%. Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Hàng rào bảo hộ mậu dịch này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán chủ chúng và các hàng hoá liên quan ở trong nước đã tăng lên. Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoá giá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá nhập khẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20-100% tuỳ theo từng mặt hàng. Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của chúng, và tác động xấu đến xuất khẩu. Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao chỉ khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu, FDI cũng tự nhiên phải theo hướng này, trong khi thị trường nội địa của chúng ta nhỏ bé và ngày càng bão hoà, do vậy FDI không tăng lên được và thậm chí đã chậm lại. Hàng rào bảo hộ còn ảnh hưởng xấu tới cả du lịch, vì giá cả tiêu dùng ở Việt Nam cao, không hấp dẫn khách du lịch.
Thứ hai, chi phí sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc giá trong khu vực, do vậy lợi thế cạnh tranh bị giảm thiểu.
Chi phí sản xuất đã phụ thuộc vào các yếu tố: Thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, VAT, các phụ phí, tiền lương giá các dịch vụ, công nghệ được sử dụng ...
Thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan của nước ta, cao hơn cả Trung Quốc trong khi mức thuế quan của nhiều quốc gia Đông Nam á hiện chỉ còn vào khoảng 4-6%. Thuế doanh thu của ta ở mức 32% cũng vào hàng cao nhất khu vực. Thuế VAT, thuế thu nhập đặc biệt, phụ thu ... đều ở mức cao. Thuế thu nhập đối với người nước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu vực là 50%, trong khi ở Inđônêxia là 30% ở Thái Lan là 37% ở Trung Quốc là 45%. Mức thuế thu nhập cao này đã làm cho người nước ngoài không muốn làm việc ở Việt Nam.
Giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện nước ASEAN, Xingapore, Malayxia, Thái Lan, Inđônêxia, giá nước cao hơn Philipin và gần ngang với Malayxia, Thái Lan chi phí liên lạc, viễn thông vào loại cao nhất khu vực, chi phí vận tải hàng không, đường biển cao hơn Trung Quốc.
Công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam khá lạc hậu so với các quốc gia khác trong khu vực, dẫn đến năng suất lao động thấp, đẩy chi phí sản phẩm lên cao, đồng thời giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá nước ngoài.
Thứ ba, chính sách tiền tệ và tín dụng hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoại yếu.
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với USD và các đồng tiền khác tuy đã được nhiều lần điều chỉnh kể từ 1996, nhưng hiẹn vẫn còn cao. Theo một số chuyên gia nước ngoài, mức cao này khoảng trên 10% và đã tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN, Nhật Bản và liên minh Châu Âu, trừ Trung Quốc và Mỹ Việt Nam đồng cao giá và chưa có thị trường đích thực xác định đã tác động xấu không chỉ tới xuất khẩu mà cả với FDI và du lịch. Đồng tiền Việt Nam cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do. Trong khi tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã ngang bằng tổng GDP thì đây là một vấn đề rất bất lợi. Buôn bán quốc tế lớn đến thế mà đồng tiền không chuyển đổi tự do sản xuất có nghĩa là các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu của ta phải chịu các chi phí chuyển đổi tiền với thủ tục phiền hà và tốn kém thời gian. Đã thế họ còn phải chịu thiệt do quy định về kết hối ngoại tệ, tiền của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu cần ngoại tệ lại phải xin phép Ngân hàng cung cấp.
Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặc biệt là cung cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp nhiều trở ngại. Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế chấp, ... đã ảnh hưởng xấu cả tới việc thu hút vốn FDI và du lịch (trích từ bài "Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay, tình hình và giải pháp" của PGS - TSKH Võ Đại Lược trong tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 1(81)-2003).
Thứ tư: Thủ tục hành chính còn rườm rà, tệ quan liên thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công chức gây ách tắc triển khai dự án và sản xuất kinh doanh,... tình trạng "nhiều cửa, nhiều khoá" vẫn còn tồn tại.
Bốn nguyên nhân trên đã khiến cho hoạt động kinh tế đối ngoại giảm sút trong những năm gần đây. Vì vậy Nhà nước, Chính phủ cần phải có những điều chỉnh kịp thời để hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung tăng trưởng ổn định.
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng, trong đó gạo và cà phê phải chịu những tổn thất do giá gạo và cà phê suy giảm.
Mặc dù tình hình kinh tế thế giới biến động không ngừng, giá các nông sản có xu hướng giảm dần, trong nước thường xuyên xảy ra hạn hán lũ lụt,... nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta vẫn tăng và đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân nói chung và tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại nói riêng.
Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 16,53 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2001. Trong số 13 mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì có 12 mặt hàng tiếp tục đạt kim ngạch tăng hơn năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,03 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2001 và 42,8% so với năm 2000. Thị trường Mỹ chiếm thị phần cao nhất với doanh số 648 triệu USD, chiếm 31,5%, Nhật Bản: 538 triệu USD, chiếm 16,26%, Trung Quốc - Hồng Kông: 332,8 triệu USD, chiếm 16,21%, EU: 70,6 triệu USD chiếm 3,44%. Cao du xuất khẩu gần hết sản lượng hàng hoá với tỷ lệ tăng cao nhất đạt 46,6%. Hàng dệt may năm 2001 chưa tới 2 tỷ USD, năm 2002 đã đạt 2,6 tỷ USD, 37,7%, hạt tiêu tăng 12,9%, đứng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tăng 38,2% tăng liên tục từ đầu năm, với nhiều hàng nghề nổi danh nhờ xuất khẩu. Than đá xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 5 triệu tấn, tăng hơn 23,6%. Các mặt hàng khác là: gạo, chè, nhân điều, lạc nhân, giày dép và cuối bảng là dầu thô giảm về giá nhưng bù lại được bằng tăng số lượng.
Riêng về xuất khẩu gạo và cà phê với vị trí thứ hai, thứ ba thế giới nhưng do giá cả các mặt hàng này hạ thấp liên tục từ cuối thập kỷ 1990 đến nay đã gây cho ngành sản xuất gạo và cà phê nước ta những tổn thất rất lớn. Ngay trong năm 2001, giá gạo còn tiếp tục hạ thấp tới 12,2% và giá cà phê hạ thấp 39,9% so với năm 2000. Vấn đề là thị trường thế giới cho đến nay gần như đã bão hoà, và sản phẩm nào cũng đều đã có các ông chủ chiếm giữ thị phần. Nước ta là một thị trường mới nổi nên ta sản xuất thêm nhiều gạo, cà phê, cá ba sa,... thì người khác phải giảm sản xuất những mặt hàng này, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng dư thừa, cung vượt cầu, giá cả sẽ hạ, hoặc dẫn tới những giải pháp bảo hộ thương mại (vụ kiện của các nhà nuôi cá ba sa của Mỹ đối với Việt Nam). Một trong các lý do chủ yếu làm cho giá gạo và cà phê giảm liên tục là nước ta đã gia tăng xuất khẩu gạo từ 2,0 triệu tấn năm 1995 lên tới trên 4 triệu tấn năm 1999 và từ 248 ngàn tấn cà phê năm 1995 lên tới trên 500 ngàn tấn năm 2000. Cung về gạo và cà phê đã vượt cầu, do đó giá liên tục giảm. Đứng trước tình trạng giá gạo và cà phê không có cách gì chống đỡ, ngoài việc phải thu hẹp sản xuất. ở đây cung cầu của thị trường đã điều tiết giá cả và sản xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chi phí sản xuất.
Kể từ khi thực hiện hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001, đến nay giá trị thương mại hai chiều giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đã tăng hơn 100% so với năm 2001. Nếu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ cả năm 2001 đạt hơn 1 tỷ USD thì con số này đã trên 2 tỷ USD vào năm 2002. Những mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất là dệt may, thuỷ sản. Nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam cũng đạt những kết quả khả quan. Những mặt hàng chiếm trọng lớn là bông phân bón, phụ kiện ngành giầy dép, nguyên liệu chế biến thực phẩm,...
Kim ngạch nhập khẩu năm 2002 đạt 19,3 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2001. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 6,58 tỷ USD, tăng 32%. Tổng mức nhập siêu năm 2002 của Việt Nam vào khoảng 2,77 tỷ USD.
Tuy xuất khẩu nước ta đã có nhiều thành tựu nhưng cũng còn nhiều tồn tại. Đó là một số sản phẩm xuất khẩu liên quan đến quá trình sản xuất nông nghiệp chưa được cải thiện, mặt hàng đơn điệu. Cơ sở vật chất để quảng bá hàng xuất khẩu còn nghèo nàn, thiếu thông tin dự báo hoặc chưa được xử lý. Hạ tầng kỹ thuật triển khai thương mại điện tử còn thiếu. Vệ sinh, an toàn thực phẩm, tranh chấp thương hiệu và kiện tụng về bán phá giá như vụ các chủ trang trại Mỹ kiện các nhà xuất khẩu cá trê, cá ba sa của Việt Nam còn rất phức tạp.
Hơn nữa, nhập siêu gia tăng tập trung vào một số thị trường, trong khi đó lại suất siêu lớn sang một số thị trường khác. Có nghĩa là cán cân thương mại mất cân bằng với nhiều bạn hàng chủ chốt. Cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 bạn hàng lớn nhất xếp theo thứ tự từ trên xuống. Nhật bản, Trung Quốc, Mỹ, Xingapore, Oxtrâylia, Đài Loan, Đức, Anh, Pháp và Hàn Quốc là 9,992 tỷ USD, chiếm 60,45% tổng kim ngạch xuất khẩu, thì kim ngạch nhập khẩu từ 10 nước bạn hàng lớn nhất là 12,881 tỷ USD chiếm 66,74% tổng kim ngạch nhập khẩu, xếp theo thứ tự từ trên xuống là: Xingapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Malayxia, Mỹ và Đức. Chính sự đảo lộn vị trí này cho thấy bức tranh nhập siêu rất rõ ràng. Như trường hợp điển hình về xuất siêu là Australia kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 1.041,8 triệu USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ ở mức 268,7 triệu USD, tức xuất siêu tới 773,5 triệu USD. Trường hợp nhập khẩu từ thị trường này là 1.893,5 triệu USD, trong khi xuất khẩu chỉ ở mức 406,1 triệu USD, tức nhập siêu tới 1.487,4 triệu USD. Mặc dù, không thể đòi hỏi cán cân thương mại phải cân bằng trong mội trường hợp, những sự mất cân bằng này làm nảy sinh 2 vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới dự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Thứ nhất, kim ngạch nhập khẩu công nghệ nguồn từ 3 trung tâm, kinh tế thế giới Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản còn khiêm tốn, trong khi chúng ta lại suất siêu lớn sang các thị trường này. Hai là, trong giá trị nhập siêu lớn từ các nước Châu á, phần lớn lại là nhập khẩu nguyên phụ liệu cho 2 ngành công nghiệp may mặc và giầy da. Điều này có nghĩa là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chưa kéo được sản xuất trong nước.
Tóm lại, để thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu thì chúng ta phải nghiên cứu và lựa chọn từng thị trường các giới hạn của thị trường và khả năng xâm nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó. Đồng thời phải giải quyết các tồn tại đã nêu ở trên.
3. Môi trường đầu tư nước ngoài được cải thiện (chính phủ thường xuyên lắng nghe, tiếp thu và xử lý kịp thời kiến nghị của nhà đầu tư).
Nhịp độ thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong từ cuối năm 1997 đến thời gian gần đây có chiều hướng giảm sút. Sự giảm sút này có thể do các yếu tố khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt. Nhưng còn có nguyên nhân do những hạn chế của bản thân môi trường đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã thường xuyên lắng nghe các nhà đầu tư và ban hành nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đâu tư trực tiếp nước ngoài như giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá dịch vụ để giảm chi phí đầu tư, bổ sung ưu đãi đầu tư đối với vùng và lĩnh vực ưu tiên, cải tiến thủ tục hành chính cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng... Những biện pháp khuyến khích này chứng tỏ chính phủ Việt Nam đang quan tâm và luôn chia sẻ thành công cũng như rủi ro với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Nếu như ở thời điểm cuối năm 2000, các dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực có tổng số vốn đầu tư đăng ký chưa thực hiện vào khoảng 18,728 tỷ USD, thì đến cuối tháng 8 năm 2003, chỉ số này đã giảm xuống còn khoảng 16,175 tỷ USD. Nhờ đó tính đến nay, đã có trên 2.100 dự án đi vào hoạt động kinh tế tạo doanh thu ngày càng lớn hơn (không kể dầu khí): Năm 2001 đạt 7,4 tỷ USD, tăng 6%; năm 2002 đạt 9 tỷ USD, tăng 10% và 8 tháng đầu năm nay đạt 8 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN (không kể dầu khí) hiện đóng góp 27,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 31,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cả 2 chỉ số này đều tăng so với cuối năm 2000 (tương ứng là 24,3% và 23,2%) (Báo đầu tư: Số 111 (1064). Tr.4)
Đầu tư Nhà nước từ năm 2001 đến ngày 20 tháng 8 năm 2003
Đơn vị: Tỷ USD
Số dự án
Tổng vốn
ĐTK+ĐK
TVĐTTM
Kết quả thực hiện 2001-T8/2003
1.512
6,82
6,44
Tăng, giảm (-) T8/2003 so với 31/12/2000
1.470
3,284
5,838
Trong đó:
Công nghiệp nặng
497
2,090
1,747
Công nghiệp nhẹ
468
1,609
0,782
Công nghiệp dầu khí
-1
-1,357
1,641
Công nghiệp thực phẩm
63
-1,357
0,257
Xây dựng
65
0,197
0,368
Nông lâm nghiệp
165
0,310
0,315
Thủy sản
39
0,572
0,041
GTVT - BĐ
18
0,017
-
Khách sạn du lịch
16
-0,268
0,155
Tài chính - Ngân hàng
-3
0,039
-
Văn hoá - y tế - giáo dục
53
0,216
0,082
Xây dựng văn phòng - căn hộ
-17
-0,487
-0,021
Xây dựng hạ tầng KCN - KCX
6
0,080
0,056
Xây dựng khu đô thị mới
0
0
0
Các dịch vụ khác
101
0,178
-
Xét theo hình thức đầu tư
BOT
2
0,918
0,653
BCC
21
-0,061
2,095
100% vốn đầu tư nước ngoài
1.356
5,276
3,067
Liên doanh
91
-
0,023
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Có thể nói chưa bao giờ chính quyền các cấp lắng nghe tiếp thu và xử lý kịp thời những kiến nghị của các nhà đầu tư như hiện nay, mà 2 dấu ấn quan trọng là việc thực thi luật doanh nghiệp từ năm 2000 và luật ĐTNN sửa đổi bổ sung lần thứ 3 có hiệu lực từ tháng 7 năm 2000.
Tuy nhiên, do có một số dự án kết thúc hoạt động vì bị giải thể trước thời hạn hoặc đã hết hạn hiệu lực nên các dự án ĐTNN còn hiệu lực đến ngày 20 tháng 8 năm 2003 so với thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2000 chỉ tăng thêm khoảng 1.470 dự án tổng vốn đăng ký tăng thêm trên 3,284 tỷ USD và tổng vốn thực hiện tăng thêm 5,838 tỷ USD.
Trong thời đại ngày ngay, không chỉ những nước nghèo, những nước có nền kinh tế đang phát triển mà cả những nước có nền kinh tế phát triển cũng rất chú trọng tới việc thu hút vốn ĐTNN. Trên thực tế chỉ có khoảng 1/3 tổng lượng vốn ĐTNN của toàn thế giới đổ vào các nước đang phát triển, trong đó phần lớn là vào các nước Mỹ La Tinh, Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia.. còn Việt Nam mới chỉ thu hút được một phần rất nhỏ. Vì vậy, Việt Nam cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả trong tư duy lẫn trong công tác điều hành quản lý ĐTNN.
4. Tình hình du lịch nước ta hiện nay đạt tốc độ tăng trưởng nhanh do nhiều nguyên nhân trong đó năm 2002 Việt Nam được nhiều hãng thông tấn báo chí tổ chức du lịch quốc tế bình chọn là "điểm du lịch an toàn và thân thiện".
Năm 2002 là năm ngành dịch vụ tăng trưởng chậm, chỉ đạt 6,2% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn quốc. Trong bức tranh mờ nhạt của ngành dịch vụ, du lịch nổi lên như một điểm sáng về tốc độ tăng trưởng nhanh. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 23 nghìn đồng, tương đương 1,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2001, số khách quốc tế đến Việt Nam lên tới 2,6 triệu lượt người, khách nội địa đạt 12,5 triệu lượt người.
Du lịch Việt Nam có được sự phát triển mạnh mẽ như vậy một phần do nguyên nhân khách quan, một phần do nguyên nhân chủ quan. Trong tình hình thế giới diễn biến phức tạp, năm 2002 Việt Nam được nhiều hãng thông tấn báo chí, tổ chức du lịch quốc tế bình chọn là điểm du lịch an toàn và thân thiện. Đồng thời nhạy bén nắm bắt cơ hội, ngành du lịch Việt Nam đã tích cực tận dụng các ưu thế để thu hút khách du lịch. Ngành du lịch đã phối hợp với các ngành hàng không, ngoại giao, văn hóa thông tin tiến hành nhiều hs quảng bá du lịch thông qua các hội chợ, triển lãm, hội thảo Việt Nam tại Đức, Pháp, Bỉ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, australia, Anh... phát ấn phẩm tuyên truyền trong nước và ngoài nước, mở các văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản, Pháp và Mỹ, tổ chức thành công một số sự kiện du lịch lớn như liên hoan Huế 2002, kết quả là trong năm 2002 chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 24 dự án hạ tầng du lịch và tiếp tục đầu tư 13 dự án triển khai từ năm 2001 trên địa bàn 37 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí 380 tỷ đồng, tập trung ở các khu du lịch. Cổ loa (Hà Nội), Ba vì, Hương Sơn (Hà Tây), Tam Cốc, Bích Động (Ninh Bình), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Kim Liên (Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng), Cầu Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), cố đô Huế (thừa Thiên Huế), khu Thành Địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Du lịch phát triển kéo theo các ngành hàng không, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thủ công nghiệp phát triển. Điều này đã góp phần thay đổi đời sống vật chất tinh thần của nhiều vùng dân cư, mở ra hướng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, xuất khẩu tại chỗ, khôi phục và phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho 670 nghìn người.
Bên cạnh những thành tựu, du lịch, Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế. Nhìn chung ngành du lịch chưa thoát khỏi lệ thuộc vào thời vụ. Hệ thống khách sạn có gần 30 nghìn phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể đón 3 triệu lượt khách mỗi năm. Số phòng ở các khách sạn thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu. Các khu giải trí còn quá ít, hơn nữa Nhà nước cũng cần giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới ngành du lịch như: chi phí tiêu dùng quá cao, việc chuyển đổi ngoại tệ khó khăn, tốn kém,...
4. Đội ngũ doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta tăng cả số lượng lẫn chất lượng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kể từ trước năm 1990 đến nay, đội ngũ doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta đã tăng lên hàng nghìn doanh nghiệp bao gồm cả quốc doanh, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,... Đó là vấn đề rất quan trọng cần được khẳng định.
Hoạt động kinh tế đối ngoại của đội ngũ doanh nghiệp này là rất quan trọng nếu như không nói là quyết định đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này chỉ hoạt động phạm vi trong nước chưa mở rộng ra nước ngoài. Như vậy đã không tận dụng được những lợi thế của các nước khác như về lao động, vị trí địa lý, tài nguyên ... Hơn nữa các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta là để tận dụng nguồn nhân công rẻ và vị trí địa lý thuận lợi để lắp ráp đưa vào tiêu thụ ở Đông Nam á chứ không phải là sản xuất những linh kiện mà nước ta không có lợi thế. Chính điều này đã khiến Nhà nước ta tạo sức ép đối với họ, đi ngược lại với lợi ích của họ vì vậy không kích thích họ.
Nói chung các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta còn nhỏ bé, yếu hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài ở các quốc gia khác.
III. Giải pháp.
Trước những thực trạng mang tính cấp bách trên thì chúng ta cần có những g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50796.doc