Đề tài Thực trạng phát triển ngành thương mại của tỉnh Lào cai

Lời nói đầu

Chương I: Vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Lào Cai

I. Một số vấn đề về hoạt động thương mại

1. Khái niệm

2. Các vấn đề lý luận về hoạt động thương mại

3. Vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế xã hội

II. Những đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

1. Đặc điểm tự nhiên

2. Đặc điểm điều kiện xã hội

3. Đặc điểm kinh tế

4. Những thuận lợi và hạn chế đối với hoạt động thương mại

III. Vai trò của ngành thương mại trong phát triển kinh tế xã hội ở Tỉnh Lào Cai

 

1. Đối với tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Đối với lao động và giải quyết việc làm

3. Đối với tích luỹ và đầu tư

4. Đối với việc mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài và tăng cường công nghệ

5. Thức đẩy phát triển đời sống kinh tế xã hội

Chương II: Thực trạng phát triển của ngành thương mại Lào Cai

I. Đánh giá về tốc độ phát triển

1. Thực trạng lưu chuyển hàng hoá

2. Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu

II. Đánh giá về hiệu quả sử dụng lợi thế và nguồn lực

1. Lợi thế vùng biên

 

doc88 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển ngành thương mại của tỉnh Lào cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn 1995-1998. Tổng số vốn của các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai có đến năm 1998 là 47.997 triệu đồng, chiếm 75,40% tổng số vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, tăng bình quân 18,02%/năm trong giai đoạn 1995-1998. Tình hình phân bổ vốn thương mại theo vốn cố định và vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh như sau: Tình hình vốn của các doanh nghiệp Nhà nước (Phân theo vốn cố định và vốn lưu động) 1995 1996 1997 1998 Tăng bình quân (%) Tổng số Vốn cố định Vốn lưu động 40.041 17.042 22.639 53.630 27.204 26.426 63.607 30.522 33.085 68.972 32.594 36.378 19,87 23,26 16,97 Như vậy, trong giai đoạn 1995-1998, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vốn cố định của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đạt nhịp độ tăng bình quân 23,26%/năm, cao hơn nhịp độ tăng bình quân của vốn lưu động (16,97%). Do đó, nâng tỷ lệ vốn cố định từ 43,36% năm 1995 lên 47,26% năm 1998. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch Lào Cai lại có nhịp độ tăng vốn cố định thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài Sở đạt 13,78%/năm so với 34,83%/năm. Tính đến năm 1998, mức bình quân bình quân của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Lào Cai là 3.831,8 triệu đồng/doanh nghiệp (kể cả tài sản cố định và vốn lưu động), riêng các doanh nghiệp thuộc Sở Lào Cai 3.999,8 triệu đồng/ doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài Sở là 3.495,8 triệu đồng/ doanh nghiệp. Hơn nữa, nếu chỉ tính mức bình quân về vốn lưu động cho các doanh nghiệp thương mại thì các doanh nghiệp thuộc Sở là 2.372,7 triệu/doanh nghiệp, cao gấp 1,8 lân so với các doanh nghiệp ngoài Sở (1.317,7 triệu/ doanh nghiệp). Phân tích về tình hình vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai cho thấy: một là, trong giai đoạn 1995-1998, mức tăng trưởng vốn đầu tư của các doanh nghiệp khá cao, trong đó doanh nghiệp thương mại ngoài Sở Thương mại lại có mức tăng trưởng vốn nhanh hơn các doanh nghiệp thuộc Sở. Hai là, trong cùng giai đoạn, vốn cố định của các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn vốn lưu động và nhịp độ tăng bình quân hàng năm của vốn cố định của các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại - Du lịch thấp hơn gần 1/2 lần so với các doanh nghiệp ngoài Sở. Ba là, mặc dù có mức tăng trưởng vốn nhanh hơn, nhưng nếu tính mức bình quân vốn cho mỗi doanh nghiệp thì mức bình quân của các doanh nghiệp ngoài Sở vẫn thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc Sở, cả về vốn cố định và nhất lưu động. Tuy nhiên, nếu so sánh hệ số sử dụng vốn (doanh thu/ vốn lưu động), thì các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại có hệ số khá thấp so với các doanh nghiệp ngoài Sở đạt 4,4 lần so với 10,5 lần. Điều này, trong chừng mực nào đó, giải thích về sự tăng trưởng vốn nhanh của các doanh nghiệp ngoài Sở Thương mại - Du lịch. Tất nhiên, hệ số này cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào mặt hàng kinh doanh, tính chất kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của dân cư. Thực trạng vốn và cơ sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại - du lịch Lào Cai trong giai đoạn 1995-1998 như sau: Mức tăng trưởng vốn cố định trong giai đoạn chủ yếu thuộc về công ty thương mại - du lịch và 8 công ty cấp huyện, với nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 41,15%/ năm, từ 4.316 triệu đồng năm 1995 lên 12.140 triệu đồng năm 1998. Trong khi đó tài sản cố định của công ty xuất - nhập khẩu lại giảm chút ít, từ 6.153 triệu đồng năm 1995 còn 5.648 triệu đồng năm 1998. Đồng thời, trị giá tài sản cố định tăng thêm chủ yếu là nâng cấp cơ sở vật chất của các công ty hầu như không xảy ra, tất cả các công ty vẫn duy trì nguyên trạng diện tích đất và diện tích xây dựng. Sự phân bố vốn kinh doanh theo các công ty, theo số liệu năm 1998, như sau: công ty Xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn 23,46%, tiếp đến là công ty thương mại Hồng Hà chiếm 19,33%; công ty thương mại và du lịch chiếm 40,03%; còn 8 công ty thương mại tổng hợp huyện chỉ chiếm 17,18%. Quy mô vốn kinh doanh của các công ty huyện chỉ ở mức vài trăm triệu đồng. Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn vốn như sau: đơn vị: % 1995 1996 1997 1998 Tổng số Vốn ngân sách cấp Vốn tự bổ sung Vốn vay ngân hàng Vốn huy động 100,00 45,04 16,95 34,96 3,05 100,00 48,72 20,05 27,83 3,40 100,00 45,71 16,38 34,10 3,81 100,00 44,53 14,50 34,28 6,69 Nguồn: Sở thương mại - du lịch Lào Cai Như vậy, nguồn vốn ngân sách cấp cho các công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn và gần bằng 1/2 so với tổng số vốn kinh doanh hiện có, trong khi nguồn vốn tự bổ sung lại có xu hướng giảm dần trong các năm 1995-1998. Đặc biệt các công ty cấp huyện như Mường Khương, Bát Xát,... tỷ lệ vốn do ngân sách cấp chiếm gần 100% số vốn kinh doanh của công ty. Nhìn chung các công ty có số vốn kinh doanh lớn, như công ty xuất - nhập khẩu chiếm tới 30,93% tổng số vốn ngân sách cấp cho các công ty, tiếp đến là công ty thương mại 26,27% và công ty thương mại Hồng Hà 20,86%. Thực trạng vốn kinh doanh của các công ty thương mại thuộc Sở thương mại - du lịch Lào Cai cho thấy: một là, trong giai đoạn 1995-1998, hầu hết các công ty đã bảo toàn và tăng trưởng được vốn kinh doanh. Tuy nhiên, mức vốn kinh doanh bình quân của các công ty còn quá nhỏ và sự tăng trưởng vốn chủ yếu do ngân sách cấp, trong khi phần vốn bổ sung lại giảm dần. Hai là, vốn kinh doanh do ngân sách cấp nhằm thực hiện các mặt hàng chính sách của Nhà nước, do đó, lượng vốn để kinh doanh các hàng hoá tiêu dùng khác phụ thuộc vào nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn huy động khác. Nhưng, thực tế cho thấy, tỷ trọng của loại vốn này trong những năm vừa qua hầu như không thay đổi và quy mô quá nhỏ so với yêu cầu kinh doanh trên thị trường. Điều này đủ lý giải tình hình và tỷ trọng lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn vừa qua. Ba là, kinh doanh trong cơ chế thị trường, đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn vay ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện kinh doanh, đồng thời, nó cũng phản ánh sự năng động và hiệu quả của các phương án kinh doanh. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại - du lịch vẫn còn khá nặng nề trong việc thích ứng với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường. Thực trạng vốn của thành phần thương nghiệp ngoài quốc doanh Tính riêng trong lĩnh vực kinh doanh thương nghiệp, sửa chữa và kinh doanh khách sạn, nhà hàng, tổng số vốn của thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai có đến 31/12/1996 là 20.257 triệu đồng. Trong đó, tư thương chiếm tới 63,59%, các doanh nghiệp tư nhân chiếm 23,87% và các công ty TNHH chiếm 12,54%. Công ty TNHH : tổng số vốn của các công ty TNHH trong hai lĩnh vực kinh doanh này là 2.541 triệu đồng chiếm tới 56,39% số vốn của tất cả các công ty trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đồng thời, quy vốn kinh doanh đạt 508,2 triệu đồng/ công ty, cao hơn so với mức bình quân chung (500,7 triệu đồng/ công ty). Nếu chỉ tính riêng vốn lưu động thì vốn lưu động của các công ty TNHH trong hai lĩnh vực kinh doanh này chiếm 57,36% so với tổng số vốn lưu động của tất cả các công ty và bằng 49,23% so với vốn của các công ty này (tỷ lệ này thấp hơn so với khối các doanh nghiệp thương mại Nhà nước). Doanh nghiệp tư nhân: có 27 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trong hai lĩnh vực này, với tổng số vốn là 4.835 triệu đồng, bằng 20,06% so với tổng số vốn lưu động của tất cả các công ty và bằng 49,23% so với vốn của các công ty này (tỷ lệ này thấp hơn so với khối các doanh nghiệp thương mại Nhà nước).Đồng thời, quy mô vốn bình quân của doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt 161,17 triệu đồng/ doanh nghiệp, bằng 31,71% so với quy mô vốn của các công ty TNHH và bằng 66,22% so với quy mô chung của các doanh nghiệp tư nhân. Các hộ tư thương: số vốn kinh doanh của các hộ tư thương trong lĩnh vực kinh doanh này là 12.881 triệu đồng, bằng 46,21% tổng số vốn của các hộ kinh doanh và hộ kinh tế gia đình. Quy mô vốn kinh doanh của một hộ là 3,51 triệu đồng/ hộ, bằng hơn 1/2 so với mức bình quân chung 6,09 triệu/ hộ và thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Tóm lại: Năng lực vốn và cơ sở vật chất của ngành thương mại tỉnh Lào Cai, kể cả thương nghiệp Nhà nước và thương nghiệp tư nhân đều quá nhỏ bé. Trong khi đó, yêu cầu kinh doanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của dân cư trong tỉnh vẫn đang là nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp Nhà nước, trước hết là 9 doanh nghiệp nội thương. Vì vậy, đối với ngành thương mại Lào Cai, việc mở rộng kinh doanh, tăng cường lưu chuyển hàng hoá ngay trên địa bàn tỉnh đã hết sức khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Trong điều kiện vốn ít và thường tập trung tại khu vực thị xã (kể cả trong và ngoài quốc doanh) đã cho thấy, trên địa bàn toàn tỉnh, ở nhiều vùng, khu vực thị trường hoặc là hết sức nghèo nàn, hoặc là bị bỏ trống. Các khu vực này sẽ có nguy cơ ngày càng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nói chung và phát triển thị trường hàng hóa nói riêng. Nếu chỉ xét về năng lực vốn kinh doanh thì khối thương nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai có ưu thế hơn so với thương nghiệp ngoài quốc doanh, trên cả hai phương diện vốn lưu động và vốn cố định. Tuy nhiên, nếu xét về tính năng động của đồng vốn trong kinh doanh, thì ưu thế sẽ thuộc về khối thương nghiệp ngoài quốc doanh, không chỉ vì các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại - du lịch phải phục vụ các mặt hàng chính sách cho dân cư trong tỉnh với định lượngổn định. Do đó, vấn đề đặt ra đối với ngành thương mại Lào Cai là cần khuyến khích các thành phần kinh tế tăng trưởng vốn kinh doanh, góp phần đẩy mạnh các quá trình giao lưu, trao đổi hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Những kết luận rút ra từ thực trạng Những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã sôi động hơn nhờ chính sách đổi mới, phát triển kinh tế của Nhà nước và nhất là chính sách mậu dịch biên giới. Trong bối cảnh sa sút chung của hệ thống thương nghiệp quốc doanh bán lẻ trên phạm vi cả nước, hệ thống thương nghiệp quốc doanh trên địa bàn Lào Cai vẫn được duy trì khá tốt về mạng lưới lẫn năng lực kinh doanh, nhưng chủ yếu để thực hiện các mặt hàng chính sách nhờ sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các tỉnh vùng cao, biên giới. Trong kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hoá nét nổi trội nhất trong khả năng của Lào Cai là có đường biên giới với Trung Quốc, cho phép phát triển trao đổi hàng hoá qua biên giới từ quy mô nhỏ, phạm vi hẹp đến những quy mô lớn hơn và phạm vi rộng hơn. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh thương mại của các công ty thương nghiệp cấp huyện mới chỉ có ở 42/61 cụm xã, chủ yếu nhằm thực hiện các mặt hàng chính sách. Trong tình trạng đó, việc mở rộng kinh doanh của các công ty này gặp nhiều khó khăn, khi mà năng lực vốn lại hết sức hạn chế. Cơ sở vật chất và mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, góp phần cải thiện điều kiện kinh doanh và phát triển lực lượng kinh doanh tư nhân phát triển. Những hạn chế về nguyên nhân Lào Cai vẫn là tỉnh có hoạt động thương mại chậm phát triển so với tình hình chung cả nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu mức bán lẻ hàng hoá bình quân đầu người, lực lượng lao động thương mại hiện có trên địa bàn tỉnh, năng lực vốn kinh doanh thương mại v.v... nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do điều kiện địa hình, tình hình phát triển dân số và phân bố dân số, điều kiện phát triển giao thông và giao lưu kinh tế trong, ngoài tỉnh, khả năng phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế tự nhiên của Lào Cai... Bên cạnh đó, thương nghiệp ngoài quốc doanh, tuy đã phát triển khá nhanh, nhưng cũng chưa thực sự tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, thực tế kinh doanh xuất - nhập khẩu của Lào Cai trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém như, chưa tạo được mặt hàng xuất khẩu chủ lực, giá trị nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác của tỉnh quá nhỏ so với tổng giá trị nhập khẩu chung qua hệ thống cưả khẩu Lào Cai, kinh doanh xuất - nhập khẩu qua biên giới vẫn mang tính chất kinh doanh nhỏ... Xuất phát từ năng lực sản xuất thấp kém, tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, nhất là phát triển sản xuất hàng hoá bị hạn chế, sức mua dân cư trong tỉnh thấp và phân tán, ... cho nên sự hình thành và phát triển các kênh luồng hàng hoá vào, ra còn rất mờ nhạt, nhỏ lẻ, chưa định hình. Những cơ sở để hình thành và phát triển vào kênh luồng hàng hoá của Lào Cai hiện tại còn yếu và thiếu. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực xảy ra vào năm 1997 và trình độ phát triển kinh tế thấp ở nước ta, do đó, nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng đều nằm trong tình trạng thiếu vốn. Tình trạng thiếu vốn kinh doanh của thương mại Lào Cai lại càng trầm trọng hơn. Các công ty thương mại “hàng tỉnh” có số vốn kinh doanh ở mức của công ty nhỏ (nhưng cũng chỉ có 2/12 doanh nghiệp đạt mức quy mô nhỏ, còn lại đều quá nhỏ). Trong tình trạng đó, theo lẽ thường, sự phân bổ vốn kinh doanh lại tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã, thị trấn, do đó, hoạt động thương mại ở nhiều khu vực trong tỉnh chỉ là hoạt động trao đổi các sản phẩm có trong nội bộ dân cư, thể hiện rõ nét tính chất “kinh tế làng, bản”. Do điều kiện đặc thù và tính chất kinh doanh của các tỉnh miền núi: có những khác biệt so với các tỉnh đồng bằng cho nên việc tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần chú trọng đến vai trò của thành phần thương nghiệp này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hơn là hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh hàng hoá dọc theo tuyến biên giới của Lào Cai với Trung Quốc chưa thực sự phát triển cả về lưu lượng hàng hoá trao đổi, lực lượng tham gia trong khu vực, hệ thống kinh doanh, mạng lưới cơ sở vật chất thương mại, tổ chức các loại hình kinh doanh, các phương thức và hình thức kinh doanh, công tác quản lý các hoạt động kinh doanh qua biên giới ... Từ đó cho thấy, để phát huy lợi thế của tỉnh Lào Cai trên các tuyến cửa khẩu, trong tương lai, cần có sự nỗ lực lớn, không chỉ của ngành thương mại, các cơ quan quản lý Nhà nước, và của cả các ngành sản xuất vật chất khác từ tỉnh đến trung ương. Chương III: phương hướng và giải pháp phát triển ngành thương mại tỉnh Lào Cai Phân tích đánh giá, dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại: Lợi thế về tự nhiên và sản xuất Cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm Thi, nối liền Hà khẩu (Trung Quốc) với thị xã Lào Cai. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai nằm ở khu vực đầu cầu Hồ Kiều, gần ga đường sắt Lào Cai, phía dưới là bến sông, người và hàng hoá có thể dễ dàng qua lại giữa hai nước bằng đò, thuyền. Ngay tại đầu cầu là nơi làm việc của cơ quan biên phòng và hải quan cửa khẩu. Thị xã Lào Cai đang được xây dựng lại và phát triển,là nơi tập trung quá cảnh hàng hoá của các ngành, các địa phương trong nước hoặc nước ngoài xuất sang Trung Quốc, và ngược lại quá cảnh hàng nhập vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai. Đây cũng là đầu mối trung tâm về kinh tế, chính trị của tỉnh, nơi các cơ quan, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có thể đặt đại diện giao dịch với phía đối tác Trung Quốc. Lào Cai còn là trung tâm tổ chức, chuyển tiếp các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh hoặc quốc tế. Việc xây dựng nâng cấp, hiện đại hoá chợ biên giới, bến xe, kho chứa hàng hoá, các cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà nghỉ, các phương tiện đưa đón khách, vận chuyển hàng hoá, văn phòng đại diện, ... đã trở nên cấp bách và đang được thực hiện một cách khẩn trương. Bên kia cửa khẩu quốc tế Lào Cai là trung tâm huyện lỵ Hà Khẩu. Là một huyện miền núi vùng cao biên giới của tỉnh Vân Nam nhưng ở đây đã và đang có sự đầu tư khá hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kinh tế như: một số nhà bank, khách sạn cao tầng, công tu thương mại và cơ sở sản xuất công nghiệp, cửa hàng kinh doanh thương nghiệp... khu vực chợ buôn bán khá sôi động. Nhiều công trình xây dựng mới đang được thi công với quy mô tương đối lớn và hiện đại. Hệ thống đường giao thông, điện, thông tin đang được nâng cấp, hiện đại hoá. Hà Khẩu cũng có ga xe lửa quốc tế và là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa các loại xuất sang Việt Nam và xuất ra nước ngoài qua cảnh qua Việt Nam, đồng thời cũng là nơi trung chuyển hàng hóa nhập vào Vân Nam (Trung Quốc). Tuyến đường sắt Hà Nội -Côn Minh chạy qua cửa khẩu Lào Cai đến nay đã được khai thông đây là tuyến đường vận tải chiến lược ngắn nhất, hiệu quả nhất để chuyên chở hàng hoá, hành khách từ Vân Nam (Trung Quốc) và cả vùng núi phía Bắc Mianma và Đông bắc Thái Lan tiếp cận với vùng đồng bằng Duyên hải của Việt Nam, thông thương với các nước khác bằng đường biển và ngược lại hàng hoá của Trung Quốc từ các tỉnh ven biển và phía nam, quá cảnh qua Việt Nam để tái nhập vào Vân Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu Lào Cai cũng thuận lợi, hiệu quả hơn vận chuyển trong nội bộ đất nước Trung Hoa. Với vị trí chiến lược như vậy nên cửa khẩu quốc tế Lào Cai và hai cửa khẩu quốc gia Bát Xát và Mường Khương có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Lào Cai nói riêng, của cả nước và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Với ý nghĩa đó, việc khai thác kinh tế cửa khẩu Lào Cai là một định hướng phát triển kinh tế rất quan trọng của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, sự phát triển thị trường Trong điều kiện của Lào Cai, yêu cầu phát triển cơ sở vật chất thương mại (chưa kể mạng lưới chợ) đang đứng trước những mâu thuẫn cần giải quyết. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu xây dựng một nền thương mại lớn với tập quán kinh doanh nhỏ của các đối tượng định kinh doanh; mâu thuẫn giữa khả năng vốn và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; mâu thuẫn trong việc lựa chọn hướng phát triển thị trường hàng hoá, nhất là thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giải quyết những mâu thuẫn đang đặt ra, không nên và không chỉ đứng trên giác độ phát triển của ngành thương mại, trên giác độ của hiệu quả kinh tế thuần tuý, theo quan niệm sản xuất là quyết định, xem nhẹ vai trò của thương mại và thị trường mà cần dựa trên quan điểm phát triển tổng thể, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội toàn diện và khả năng hình thành các tụ điểm, trung tâm thương mại... Từ đó, có thể lựa chọn các căn cứ để xây dựng định hướng phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại như sau: Căn cứ vào khả năng hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động thương mại để thực hiện các chính sách đối với vùng kinh tế cửa khẩu. Căn cứ vào quy hoạch đô thị và phát triển nông thôn cũng như chương trình xây dựng phát triển vùng kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Căn cứ vào vai trò tác động của thương mại đối với các khâu của quá trình sản xuất xã hội và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Lào Cai trong các năm tới. Căn cứ vào định hướng phát triển không gian thương mại Lào Cai và các định hướng khác. Đường nét tổng quát trong định hướng phát triển cơ sở vật chất thương mại Lào Cai giai đoạn từ nay đến năm 2010 là: Đối với cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu kinh doanh nội địa: Tập trung hình thành các tụ điểm cơ sở vật chất thương mại đa quy mô, đa loại hình, có thể đáp ứng được nhiều hình thức hoạt động thương mại. Đồng thời, tăng cường các loại hình cơ sở vật chất, kỹ thuật thương mại phục vụ, cung cấp dịch vụ cho các hành vi thương mại xảy ra trên địa bàn tỉnh. Đối với cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu kinh doanh xuất - nhập khẩu: Bên cạnh việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh xuất - nhập khẩu trực tiếp của địa phương, cần đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc chuyển tải, chuyển khẩu hàng hoá xuất - nhập khẩu của các địa phương khác trong cả nước đi qua các cửa khẩu biên giới Lào Cai. Trong đó, chủ yếu xây dựng vùng đệm, với hệ thống kho tàng, bến bãi và cung cấp dịch vụ sinh hoạt khác. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất này, về thời gian, quy mô,... còn phụ thuộc vào khả năng phát triển quan hệ kinh tế với Vân Nam - Trung Quốc qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Nguồn nhân lực Việc tổ chức và phát triển các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh cần phải nhất quán với các nội dung như đã nêu trong các mục quan điểm và định hướng phát triển các thành phần kinh tế, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Đồng thời, các nội dung đó phải được cụ thể hoá bằng các chính sách và giải pháp phát triển tương xứng với từng thành phần kinh tế. Những mục tiêu chủ yếu của các chính sách và giải pháp phát triển các lực lượng kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 là: Tăng cường số lượng lao động thương mại trên địa bàn toàn tỉnh: phấn đấu đến năm 2010, đưa tỷ lệ lao động thương mại của tỉnh lên 25 người/1000 dân khoảng 5% lực lượng lao động trong tỉnh. Trong đó chú trọng đến việc phát triển lao động thương mại tại chỗ. Phát huy tốt tiềm năng thế mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy các thành phần kinh tế mở rộng địa bàn kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh thương mại - dịch vụ và chuyên môn hoá nghiệp vụ kinh doanh thương mại. Thực tế, từ khi thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đến nay, trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ngày càng sâu sắc trong toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Luật thương mại đã được ban hành, quy định rằng: Nhà nước thừa nhận và bảo hộ quyền tự do hoạt động thương mại hợp pháp của mọi pháp nhân và thể nhân, ngăn chặn và loại trừ những hoạt động thương mại trái pháp luật. Tất cả tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh thương mại dịch vụ đều phải đăng ký kinh doanh; khi hoạt động kinh doanh trên thị trường phải tuân thủ các quy định của luật pháp và chế độ quản lý hiện hành của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đối với những thương gia kinh doanh các mặt hàng phục vụ miền núi, hải đảo, các mặt hàng thuộc diện chính sách xã hội... được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ như miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí lưu thông, vốn dự trữ lưu thông. Trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá, kể cả xuất - nhập khẩu uỷ thác thương nhân được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Những hàng hoá cấm xuất - nhập khẩu hoặc xuất - nhập khẩu có điều kiện sẽ do Chính phủ trực tiếp phê duyệt hoặc uỷ quyền cho các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mọi thương nhân Việt Nam cũng được phép làm đại lý mua, bán hàng hoá cho thương nhân nước ngoài khi có giấy phép kinh doanh phù hợp. Như vậy, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đảm bảo cho thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh doanh ở mọi địa phương, không bị hạn chế quy mô kinh doanh, có khả năng độc lập hoặc liên kết với nhau theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; đã phát huy được tính năng động, sáng tạo và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để phát huy mạnh mẽ hơn các lực lượng tham gia kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, các chính sách và giải pháp phát triển cần phải chú trọng đồng thời đến các vấn đề sau: Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính nhằm đơn giản hoá các thủ tục trong việc cấp phát giấy phép kinh doanh, ra quyết định thành lập và giải thể doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tầng lớp dân cư trên địa bàn tận dụng mọi cơ hội có thể để tổ chức kinh doanh. Hình thành tổ chức nhà nước trực thuộc UBND tỉnh có chức năng tư vấn và mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm phổ biến rộng rãi và chuẩn hoá các quy định của nhà nước như các quy định về điều kiện tham gia kinh doanh, trách nhiệm dân sự, các ràng buộc pháp luật khác,... cho mọi đối tượng có liên quan đến việc tổ chức và thực hiện quá trình kinh doanh. Nhà nước với đại diện là các doanh nghiệp thương mại Nhà nước tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng và cho thuê các địa điểm kinh doanh (điểm bán, cửa hàng, văn phòng giao dịch, trụ sở công ty,... ) với giá hợp lý, nhằm khắc phục tình trạng, hạn chế về vốn ban đầu cho các đối tượng có kiến thức kinh doanh, muốn tham gia kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư. Trong đó, chú trọng xây dựng và mở rộng mạng lưới kinh doanh, sản xuất trước hết ở các trung tâm thương mại tỉnh, nhất Lào Cai các trung tâm mới trên các tuyến, trục. Đề cao uy tín (danh tiếng) của các đối tượng kinh doanh đạt được thành tích cao, tuân thủ đúng quy định luật pháp, mở rộng được mạng lưới kinh doanh... trên địa bàn tỉnh bằng các hình thức tổ chức hội đồng bình chọn doanh nghiệp xuất sắc, trao giấy chứng nhận của UBND tỉnh, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin quy định mức giải thưởng và ưu tiên khác cho doanh nghiệp đạt được giải thưởng trong 3-5 năm liên tục. Xây dựng cơ chế và điều kiện bảo lãnh cho các hoạt động kinh doanh thương mại cho mọi đối tượng kinh doanh thông qua cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, khuyến khích thực hiện bảo lãnh giữa doanh nghiệp kinh doanh thương mại với ngân hàng, giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ, giữa doanh nghiệp đạt được uy tín cao với doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh... Thúc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV579.doc
Tài liệu liên quan