MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
A. THỊTRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Khái niệm
2. Các nhân tốtác động tới cung lao động
2.1 Sựphát triển dân sốvà cung lao động
2.2 Cung thời gian lao động :
3. Cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động
3.1 Cầu lao động ngắn hạn :
3.2 Cầu lao động dài hạn :
B. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG LAO ĐỘNG ỞVIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Thực trạng vềcung lao động :
1.1.Cung lao động xét từgiác độsốlượng
a. Dân sốvà lực lượng lao động :
b. Tỷlệtham gia vào lực lượng lao động :
c. Tỷlệnữtrong lực lượng lao động :
1.2. Cung lao động xét từgiác độchất lượng :
a. Trình độhọc vấn của người lao động :
b.Tỷlệlao động được đào tạo nghềnghiệp và kỹnăng :
c. Tình trạng thểlực của lao động Việt Nam :
d. Kỷluật lao động của người lao động :
2. Thực trạng vềcầu lao động :
2.1 Thực trạng vềcầu lao động :
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
3. Các giải pháp, giải quyết cung cầu trên thịtrường lao động Việt Nam :
C. LUẬT VỀTIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU LÀM GIA TĂNG TỶLỆTHẤT NGHIỆP
VÀ SỰKHÔNG HIỆU QUẢ:
1. Luật tiền lương tối thiểu :
2. Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam :
2.1 Chính sách tiền lương tối thiểu tại Việt Nam :
2.2 Ưu nhược điểm của chính sách tiền lương tại Việt Nam :
2.3 Giải pháp cho chính sách tiền lương tối thiểu ởnước ta :
KẾT LUẬN
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ tuổi lao động.
Các con số trên cho thấy, Việt Nam hiện đang có lực lượng lao động rất lớn, với
tỷ lệ tăng hàng năm của số người đến tuổi lao động khá cao. Hơn nữa, nếu so với mức tăng
việc làm trong cùng thời kỳ ở nước ta ( khoảng từ 1.4% đến 2% năm), thì có thể thấy rõ hiện
có một bộ phận người lao động trong độ tuổi lao động không thể tìm kiếm được việc làm.
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 11
b. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động :
Do mức tăng dân số trong thập kỷ qua cao trong những năm gần đây, tỷ trọng dân số
trẻ tuổi đã tăng đáng kể, và trở thành nguồn cung lao động tiềm năng của nhóm những người
trong độ tuổi lao động. Theo số liệu của điều tra thực trạng lao động – việc làm năm 2002
của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội cho thấy tại thời điểm 1-7-2002, cả nước có
40.694.360 người trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên, so với năm
2001 tăng 467.100 người (bằng 2.49%); trong đó nữ có 20.061.462 ( chiếm 49.30%), nam có
20.632.908 ( chiếm 50.7%).
Bảng 2 : Cơ cấu lực lượng lao động của Việt Nam
Đến ngày
01/07/2001
Đến ngày
01/07/2002
Tỷ lệ tăng (%)
Tổng số (người)
39,488,900 40,694,360
2.96
Trong đó :
I. Theo giới
Nam (người)
19,894,538 20,632,898
3.58
Tỷ lệ (%)
50.38 50.70
Nữ (người)
19,594,362 20,061,462
2.33
Tỷ lệ (%)
4.62 49.30
II. Theo khu vực
Thành thị (người)
9,183,667 9,709,967
5.42
Tỷ lệ (%)
23.26 23.86
Nông thôn (người) 30,984,393
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 12
30,329,793 2.11
Tỷ lệ (%)
76.81 76.14
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
Dựa vào các số liệu hiện có, có thể thấy rằng, trong khi tỷ trọng nhóm người trong độ
tuổi lao động ở nước ta tăng với tốc độ nhanh, thì tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động của
dân số nhìn chung lại giảm. So sánh các số liệu cho thấy, nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động năm 1989 là 90.8% thì đến năm 2002, con số này chỉ còn 83.9% .
c. Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động :
Trong khi tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động ở nước hầu như tương đương với
các nước trong khu vực, thì tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động lại lớn hơn hẳn. Thí dụ :
nếu ở Việt Nam năm 1997-1998 tỷ lệ lao động nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội
chiếm 79.5% thì theo số liệu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ở Philippin, Inđônêxia, Hàn
Quốc, tỷ lệ này chỉ trên dưới 50%. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, tỷ lệ tham gia của lao
động nữ vào lực lượng lao động ở mọi độ tuổi đều hầu như ngang bằng với nam giới. Tại các
vùng đô thị, tỷ lệ nữ tham gia vào lực lượng lao động có ít hơn so với ở các vùng ở nông
thôn, nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực.
1.2. Cung lao động xét từ giác độ chất lượng :
a. Trình độ học vấn của người lao động :
Tỷ lệ người biết chữ trong tổng số lực lượng lao động của Việt Nam nói chung tương
đối cao so với nhiều nước có mức thu nhập tương đương trên thế giới và có xu hướng tăng
lên. Bảng 3 cho thấy, trình độ phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở trong lực lượng lao động của
ta tương đối cao (80.31%). Tỷ lệ người mù chữ rất thấp ( 3.75% trong năm 2002) so với tỷ lệ
này của Thái Lan (4%) là nước có trình độ phát triển cao hơn. Trong đó, lao động ở thành thị
và lao động trẻ tuổi có tỷ lệ phổ cập giáo dục phổ thông cao hơn lao động nông thôn và lao
động ở lứa tuổi lớn hơn.
Bảng 3 : Cơ cấu lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo
trình độ học vấn , 1-7-2002.
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 13
Chưa biết
chữ
Chưa TN
tiểu học
Tốt nghiệp
tiểu học
Tốt nghiệp
THCS
Tốt
nghiệp
THPT
Số lao động
1,521,969
6,494,820
12,953,015
12,232,725
7,495,901
Tỷ lệ (%)
3.74
15.96
31.83
30.06
18.42
I. Theo giới
tính
Nữ (người)
924,833
3,480,664
6,347,447
5,837,885
3,470,633
Tỷ lệ (%)
4.61
17.35
31.64
29.10
17.30
Nam
(người)
597,136
3,014,156
6,605,568
6,394,839
4,025,268
Tỷ lệ (%)
2.89
14.61
32.01
30.99
19.51
II. Theo
vùng (%)
ĐB Sông
Hồng 0.59 5.68 19.95 49.11 24.67
Đông Bắc 7.75 12.89 28.14 32.98 18.23
Tây Bắc 18.34 20.97 29.28 16.63 14.78
Bắc Trung
Bộ 2.78 10.83 27.13 40.59 18.67
Duyên hải
Nam Trung
bộ
2.79 17.48 38.85 24.84 15.99
Tây nguyên 9.72 17.36 32.91 23.81 16.2
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 14
Đông Nam
bộ 2.06 16.19 36.39 22.37 22.98
ĐBSCL 3.34 29.54 43.12 13.42 10.58
Nguồn : Điều tra thực trạng lao động - việc làm, Bộ LĐTB-XH,01/07/2002
b.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng :
Theo kết quả điều tra lao động – việc làm của Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội
đến 1-7-2002, tính chung cả nước số người được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng (có trình độ
sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên ) chỉ chiếm có 19.62% tổng lực lượng lao động. Riêng
đối với nữ, tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ có 15.67% .
Trầm trọng hơn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động giữa khu vực thành thị và
nông thôn có sự chênh lệch rất lớn. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ
thuật là 44.6%, nông thôn là 11.89%. Đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, các nông-lâm trường,
trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp hơn nhiều so với các nơi khác. Hơn thế nữa,
cơ cấu lực lượng lao động được đào tạo cũng còn nhiều bất hợp lý. Điều này có thể thấy rõ
nếu đem so sánh cơ cấu đào tạo của ta với cơ cấu đào tạo ( được coi là hợp lý) của một số
nước khác. Bảng 5 cho thấy, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân
kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Hơn nữa, số này chủ yếu chỉ tập trung tại các thành
phố và khu đô thị lớn (Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố, trung tâm công
nghiệp lớn khác ). Trong khi đó, ngành nông nghiệp chiếm 60.5% tổng số lực lượng lao động
của cả nước, nhưng chỉ chiếm 3.85% số người được đào tạo.
Bảng 5 : So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp
Đại
học
Tr
ung học
chuyên
nghiệp
Công
nhân kỹ
thuật
Cơ 1 4 10-15
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 15
cấu đào tạo
hợp lý
Cơ
cấu của Việt
Nam hiện
nay
1
0.
98
2.66
Nguồn : Báo cáo của Bộ
LĐTBXH, 31-07-2002
c. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam :
Theo số liệu điều tra về tình trạng thể lực của lao động Việt nam năm 1996, người lao
động Việt Nam có thể lực kém, thể hiện qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao trung bình, sức
bền. Cụ thể là, trong khi chiều cao trung bình của người lao động Việt Nam là 1.47m; cân
nặng 34.4 kg thì các con số tương ứng của người Philippin là 1.53m, 45.5kg; người Nhật là
1.64m; 53.3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48.7%. Số
lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% ( số liệu điều tra năm
2000 ). Các số liệu điều tra năm 2001 đối với người lao động trong một số doanh nghiệp vừa
và nhỏ cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp chiếm 54%.
d. Kỷ luật lao động của người lao động :
Đại bộ phận người lao động hiện nay của ta còn chưa được đào tạo về kỷ luật lao động
công nghiệp. Phần lớn trong số họ là lao động có xuất thân từ nông nghiệp hoặc nông thôn,
còn mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nhiệp tiển nông, tuỳ tiện về giờ giấc và
hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,
không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh
nghiệm làm việc. Điều này có thể thấy rất rõ qua hiện tượng các xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ( trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ), phải mất hàng tháng chỉ để đào tạo
tác phong cho công nhân mới được tuyển đến làm việc tại xí nghiệp.
Nhiều vụ việc đình công hoặc mâu thuẫn chủ – thợ tại các xí nghiệp liên doanh, xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn gốc ban đầu từ những vụ vi phạm kỷ luật lao động
công nghiệp, từ ý thức kỷ luật lao động kém của bản thân người lao động.
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 16
2. Thực trạng về cầu lao động :
2.1 Thực trạng về cầu lao động :
Nước ta là một nước nông nghiệp, nghèo, có dân số đông với tốc độ tăng còn cao,
nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động,
bởi vậy trong nền kinh tế luôn tồn tại lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình
trạng thiếu việc làm là phổ biến. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.42%, còn ở nông
thôn tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chỉ
là 76.58%. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát
triển kinh tế – xã hội về lâu dài. Vậy cần phải có các giải pháp như thế nào để tăng cầu lao
động ở nước ta. Trước hết chúng ta xem xét hiện trạng và xu hướng thay đổi việc làm trong
những năm gần đây.
Bảng 10 :số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên thời kỳ 1996-2002
Các tiêu
chí
1
996
1
997
1
998
1
999
2
000
2
001
2
002
Tổng số
33,978
34,352
34,801
35,679
36,205
37,677
39,286
Trong đó:
1. Theo
nhóm ngành :
Nông lâm
ngư nghiệp
23,431
22,589
23,018
22,861
22,670
22,813
23,835
Xây
dựng, công
nghiệp
3,698
4,170
4,049
4,425
4,744
5,428
5,942
Dịch vụ
6,849
7,593
7,734
8,382
8,791
8,426
9,509
2. Theo
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 17
thành phần
Kinh tế
Nhà nước
2,973
3,094
3,533
3,606
3,644
3,769
4,011
Ngoài
Nhà nước
31,005
31,128
31,083 31,884
32,343
33,554
34,836
Có vốn
đầu tư NN
-
130
184
190
218
354
439
Nguồn : Số liệu thống kê Lao động - Thương binh và Xã hội
Nếu xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kỳ này thì thấy rằng: năm 1996 nếu
tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành sẽ là : nông, lâm, ngư nghiệp là 69%, xây dựng
công nghiệp là 10.9% và dịch vụ 20.1% . Năm 2002 tỷ lệ tương ứng cho 3 nhóm ngành trên
sẽ là 60.67%, 15.12% và 24.21%. Như vậy tỷ trọng việc làm trong nông, lâm, ngư đã giảm đi
gần khoảng 9%, tương ứng là số việc làm tăng lên trong xây dựng, công nghiệp và dịch vụ
trong thời kỳ năm 1996-2002.
Đối với cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế, chúng ta thấy xu hướng trăng trong
cả 3 nhóm : nhà nước, ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu so sánh về tốc độ
tăng việc làm trung bình năm thì thứ tự là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhanh
nhất (43%), sau đó đến nhà nước (5.35%) và ngoài nhà nước (1.64%). Điều này cũng có thể
được giải thích vì kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới được hình thành và phát triển trong
vài năm nay, kinh tế ngoài quốc doanh với số lượng lao động đông đảo đang dần được chú ý
khuyến khích, đặc biệt sau Đại Hội Đảng VIII, còn đối với việc làm trong thành phần kinh tế
nhà nước còn nhiều bất cập về tinh giảm biên chế và đang trong quá trình cải cách hành
chính và bộ máy quản lý.
Khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong khu vực phi kết cấu ở thành thị, là nơi có nhiều khả năng tạo việc làm vì những ưu
thế về quy mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ làm việc, tính chất năng động và lợi ích trực
tiếp của người lao động và trình độ quản lý. Tuy nhiên, tiềm năng thu hút thêm lao động của
khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập, sản
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 18
phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, ngoài ra môi trường kinh doanh chưa ổn
định, còn nhiều rủi ro, thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ, hạn chế về vốn. Đối với khu vực nhà
nước tạo việc làm cũng gặp thách thức không nhỏ. Nhiệm vụ và yêu cầu cải cách bộ máy
quản lý và thủ tục hành chính đòi hỏi phải tinh giản biên chế, sắp xếp lại số biên chế hiện có,
hạn chế nhận thêm lao động mới. Các doanh nghiệp Nhà Nước, măc dù có nhiều khoản đầu
tư và chính sách hỗ trợ, cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trước yêu cầu nâng
cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, chống độc quyền, do đó cơ hội tạo thêm việc làm là rất
hạn hẹp. Hơn thế nữa tình trạng dư thừa lao động tại các doanh nghiệp nhà nước cũng đang
là vấn đề đáng quan tâm với tỷ lệ lao động dôi dư năm 1999 lên tới hơn 9%. Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khá cao, khoảng 17% song
tỷ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp
nặng, dầu khí, bất động sản, đó là nhữnh ngành cần nhiều vốn, có hệ số bảo hộ cao, bởi vậy
khả năng thu hút lao động không nhiều. Sau nữa phải kể đến chất lượng lao động của nước ta
còn yếu kém, trình độ tay nghề thấp, cơ cấu ngành nghề không phù hợp với yêu cầu, tỷ lệ lao
động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất cao, chiếm khoảng 90% lực lượng lao
động, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động :
Lý thuyết kinh tế thị trường đã chỉ ra rằng, muốn tăng cầu lao động thì có hai cách,
một là giảm tương đối tiền công và hai là khai thác các yếu tố tác động đến cầu lao động.
Trước hết sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ tác động mạnh đến số lượng và chất lượng cầu lao
động. Nước ta với hơn 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông – lâm – ngư
nghiệp, nhưng đang có xu hướng giảm mặc dù còn chậm do sức ép của quy mô lớn và tốc độ
gia tăng dân số còn cao.Sự chuyển dịch cơ cấu sẽ diễn ra theo hai hướng; một là, chuyển một
bộ phận lao động hiện có của khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; hai
là, có thể chuyển trong nội bộ khu vực từ nông nghiệp sang ngư nghiệp, vì ngư nghiệp ở
nước ta có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và đang được khuyến khích phát triển theo
hướng hàng hóa thương phẩm và khai thác thị trường xuất khẩu. Điều kiện cần để thu hút lực
lượng lao động vào công nghiệp và dịch vụ là yêu cầu về trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ
thuật và tay nghề, do đó vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm ( GDP) cũng tác
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 19
động đến cầu lao động, một khi thu nhập đầu người tăng lên làm nhu cầu thay đổi theo hướng
chuyển từ các hàng hóa nông nghiệp sang các hàng hóa công nghiệp và dịch vụ, kết quả làm
tăng việc làm trong các khu vực kinh tế này.
Yếu tố thứ hai tác động đến việc làm là tăng trưởng kinh tế. Như đã biết hàm sản xuất
được viết : Q = f(K,L), trong đó Q là sản lượng, K là vốn, L là lao động, f biểu thị công nghệ.
Nếu công nghệ và giá cả là cố định thì tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng cầu lao động. Tuy
nhiên, tăng trưởng kinh tế thường kéo theo sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi này thường
tăng nhu cầu giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nhu cầu lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật.
Yếu tố thứ ba là lựa chọn kiểu và mức độ công nghiệp hóa. Đảng và nhà nước ta xác
định đường lối phát triển đất nước là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những khó
khăn gặp phải là làm thế nào để công nghiệp hóa có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng
lao động lớn và đang tăng lên ở nước ta. Rõ ràng là phải đứng trước sự lựa chọn “ công nghệ
với chi phí tối thiểu” để sử dụng lao động nhiều hơn thay vì nhập khẩu và áp dụng các công
nghệ với dung lượng lớn. Bởi vậy chiến lược đặt ra là làm sao thúc đẩy các ngành công
nghiệp nhỏ, cả truyền thống và hiện đại, thường có khả năng tạo việc làm nhiều hơn, khả thi
hơn về vốn đối với lựa chọn công nghệ.
Thứ tư là yếu tố giá cả. Đây là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc làm. Như đã biết,
mối liên hệ giữa giá cả và cầu lao động có thể được biểu diễn như sau: p*Q=W*L + r*K,
trong đó p là mức giá, Q là sản lượng đầu ra, W là mức tiền công, r là lãi suất vốn. Giá cả là
yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn các phương án sản xuất, tác động đến tỷ trọng lao động
và vốn. Ở nước ta cũng như trong nhiều nước đang phát triển, giá cả dao động với biên độ
lớn, làm sai lệch lớn so với giá trị hàng hóa, do chính sách tài chính tín dụng, ngân hàng đang
chuyển đổi và hiện đại hóa. Mặt khác, nếu điều tiết tiền lương, tiền công không tốt sẽ làm
biến dạng giá cả, chẳng hạn nếu tăng tiền lương ở khu vực quản lý nhà nước và hành chính
sự nghiệp và vẫn giữ nguyên biên chế thì sẽ làm tăng tiền lương đối với khu vực khác.
Thứ năm là yếu tố phân phối thu nhập và các hình thức tiêu dùng. Nếu các hình thức
tiêu dùng như thế nào đó để có nhu cầu lớn đối với hàng hóa trong nước và các dịch vụ được
tạo ra bởi các phương pháp sản xuất cần nhiều lao động, thì sẽ tăng được nhu cầu tiêu dùng,
kết quả sẽ làm tăng nhu cầu lao động. Trái lại, nếu nhu cầu tiên dùng chỉ hướng tới các sản
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 20
phẩm và hàng hóa nhập ngoại, được sản xuất bởi các phương pháp công nghệ cần nhiều vốn,
thì dẫn đến giảm nhu cầu lao động. Các hình thức tiêu dùng tác động quan trọng đến nhu cầu
lao động. Mặt khác, các nhu cầu tiêu dùng chịu tác động bởi các yếu tố khác, trong đó có các
loại hình phân phối thu nhập trong xã hội. Các hộ gia đình có mức thu nhập trung bình và cao
thường có xu hướng tiêu dùng thiên về các hàng hóa nhập ngoại. Đối với các gia đình nghèo
có thu nhập thấp không thể tăng mức tiêu dùng, nên thường tiêu dùng các hàng hóa địa
phương, do đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng cầu lao động, mở rộng thêm việc làm.
Thứ sáu là chính sách khuyến khích tự tạo việc làm. Đây là yếu tố quan trọng đối với
đặc điểm ở nước ta. Đảng và Nhà Nước khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế,
trong đó có kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi một thể chế ổn định. Tất cả các nhà đầu tư, dù
lớn hay nhỏ đều đòi hỏi sự ổn định để có thể hoạch định và xúc tiến các dự án đầu tư . Sự ổn
định này đòi hỏi trên hai phương diện. Một là, hệ thống luật lệ điều tiết hoạt động kinh tế tư
nhân không được thay đổi thường xuyên, trừ các hành vi tháo gỡ vướng mắc và nâng cao
hiệu quả hoạt động của thị trường. Hai là, về tổng thể nền kinh tế phải ổn định. Mất ổn định
kinh tế sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, do đó cản trở tự tạo việc làm, cũng như cải thiện tiền
công. Trên giác độ này, tỷ trọng nhân công phải tự tạo việc làm sẽ tăng trong thời kỳ suy
thoái, vì do mất việc làm, tiền công trong khu vực hiện đại cũng bị cắt giảm. Tự tạo việc làm
sẽ không có ý nghĩa nếu như không là tăng sản lượng và nâng cao mức sống.
Ngoài ra Nhà nước cần có chính sách đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về
vay vốn, tỷ giá hối đoái, xuất nhập khẩu, đăng ký hàng hóa, thuế….Mặt khác đồng thời với
cải cách hành chính, bỏ các thủ tục phiền hà, chống hối lộ, tham nhũng, Nhà nước cần thiết
phải chú ý đến các chính sách xã hội như phát triển giáo dục, đào tạo, xóa đói giảm nghèo,
phát triển cơ sở hạ tầng.
3. Các giải pháp, giải quyết cung cầu trên thị trường lao động Việt Nam :
Nét đặc trưng của tình hình hiện nay ở Việt Nam là : trong khi kinh tế còn nghèo, lạc
hậu thì dân số, các nguồn lực lại tăng nhanh, đã tạo ra một sức ép đối với kinh tế. Đồng thời,
kinh tế còn chưa đủ điều kiện để sử dụng hết và hiệu quả mọi nguồn nhân lực. Vậy phải
nghiên cứu một hệ thống các giải pháp, chọn lọc và đưa vào áp dụng. Các giải pháp không
nhất thiết phải cố định mà có thể thay đổi cho phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội của
từng thời kỳ. Dưới đây là một số giải pháp đáng chú ý nghiên cứu áp dụng:
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 21
+ Tìm kiếm mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế có khả năng sử dụng nhiều nguồn
nhân lực phù hợp với điều kiện Việt Nam. Khi nghiên cứu, lựa chọn mô hình tăng trưởng,
phát triển có liên quan đến nguồn nhân lực cần xét kỹ các yếu tố sau :
Vốn đầu tư và mối quan hệ của vốn đầu tư với việc thu hút nguồn nhân lực. Điều
này rất rõ ràng, cần đặc biệt chú ý. Vì lẽ, không có vốn đầu tư đưa vào sản xuất, các nguồn
nhân lực sẽ bị ứ đọng, không có các tiền đề vật chất để hoạt động. Vốn đầu tư nhiều, tăng
nhanh chứng tỏ khả năng tái sản xuất mở rộng, khả năng tích lũy của một nền kinh tế. Nói
cách khác, đó là điều kiện có tính chất quyết định để thu hút các nguồn nhân lực vào tăng
trưởng.
Kỹ thuật và công nghệ của sản xuất có liên quan đến sử dụng nhiều hay ít nhân lực.
Có loại kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi vốn cao ( hàm lượng vốn lớn ), nhưng lại chỉ sử dụng ít
nhân lực (hàm lượng lao động thấp). Ngược lại, có kỹ thuật, công nghệ vốn ít nhưng sử dụng
được nhiều nhân lực. Không có phương án tuyệt đối, đáp ứng được nhiều yêu cầu một lúc :
vốn ít, kỹ thuật cao, sử dụng nhiều nhân lực, năng suất lao động cao. Vì thế, các nhà kinh tế
phải lựa chọn để dùng phương án tối ưu.
Giá cả nhân lực rẻ, tạo khả năng cho lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ưu thế này
rất rõ ràng đối với một số nước chậm phát triển, tạo ra thuận lợi nhất định cho việc lựa chọn
mô hình, đặc biệt là mô hình tăng trưởng, phát triển theo hướng công nghiệp xuất khẩu. Tuy
nhiên không nên tuyệt đối hóa ưu thế nhân lực rẻ trong mọi tình huống.
+ Tìm kiếm các chính sách tạo công ăn việc làm có hiệu quả ở trong nước và ngoài
nước.
+ Có mục tiêu trong kế hoạch hóa sự tăng trưởng của dân số theo hướng giảm tốc độ
tăng dân số hiện đang còn cao. Tuy nhiên, việc giảm dân số tác động đến các nguồn nhân lực
không phải ngay trong cùng một năm. Phải sau 15 năm mới có ảnh hưởng đến các nguồn
nhân lực; vì lẽ từ lúc sinh ra đến lúc bước vào độ tuổi lao động cần phải có một thời gian như
vậy. Đây là một giải pháp mà hầu hết các nước chậm phát triển đều áp dụng, trong đó có cả
mục đích làm giảm bớt số lượng cung về nhân lực.
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 22
C. LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU LÀM GIA TĂNG TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP VÀ SỰ KHÔNG HIỆU QUẢ :
1. Luật tiền lương tối thiểu :
Năm 1989, luật tiền lương tối thiểu ở Mỹ không giống như luật ở các nước phát triển
khác, ấn định mức tiền lương bằng đôla thống nhất trên toàn quốc. Không có sự khác nhau
trên cơ sở tuổi tác hoặc kinh nghiệm làm việc, dẫu rằng ở một vài bang, mức lương tối thiểu
được quy định cao hơn mức lương tối thiểu của toàn liên bang. Ngược lại, ở hầu hết các nước
Châu Âu có sự phân biệt tiền lương đối với những người trẻ tuổi. Ở Anh, mức lương tối thiểu
của thanh niên chỉ bằng 30% mức lương tối thiểu của những người trưởng thành. Ở Canada,
các bảng lương tối thiểu được các tỉnh đưa ra chứ không phải là chính phủ Trung ương, họ tự
tính toán trên cơ sở những khác biệt giữa các vùng địa lý. Không có sự khác nhau ở Mỹ
khiến chúng ta đoán trước rằng gánh nặng của những ảnh hưởng thất nghiệp của luật tiền
lương tối thiểu sẽ đè lên những vùng lương thấp như những nhóm công nhân trẻ.
Những ảnh hưởng tới nhóm công nhân trẻ đã được một số người nghiên cứu kiểm
nghiệm. Một nghiên cứu của Y.Brozen chỉ ra rằng sự tăng liên tục của tiền lương tối thiểu
hợp pháp thực tế làm tăng lên tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên. Nhưng với thời gian năng suất
và lạm phát tăng lên, tiền lương cân bằng của thanh niên có xu hướng “ đuổi kịp” với mức
lương tối thiểu do luật pháp quy định, cũng như làm xói mòn hiệu ứng thất nghiệp của luật
tiền lương tối thiểu.
Ảnh hưởng của luật tiền lương tối thiểu trong thị trường cạnh tranh được minh họa ở
hình 3. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt (L), mà giá thuê của nó là mức tiền lương
(W). Tiền lương cạnh tranh cân bằng là WC và lao động LC . Bây giờ giả sử chính phủ áp đặt
tiền lương tối thiểu Wo ở mức cao hơn Wc. Với mức tiền lương Wo lao động sẳn sàng được
cung cấp trong thị trường là Ls, nhưng lao động được yêu cầu chỉ là Ld . Vì vậy khoảng thất
nghiệp ở mức tiền lương theo luật pháp là số lượng BC hoặc Ls - Ld . Tuy nhiên, vấn đề giảm
việc làm là do sàn tiền lương có mức thấp hơn một lượng FE hoặc Lc – Ld. Vì vậy tiền lương
tối thiểu được ấn định trong thị trường cạnh tranh làm giảm việc làm và gây ra mức độ thất
nghiệp lớn hơn, việc đưa ra mức tiền lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa khi mức tiền lương tối
thiểu cao hơn mức tiền lương cân bằng do thị trường tạo ra.
Thò tröôøng lao ñoäng GVHD: TS Nguyeãn Nhö YÙ
SV : Ñinh Thò Töôøng Vi – Lôùp Ñeâm 2 – Cao hoïc 14 Trang 23
Điều quan trọng là phải nhớ rằng có một bức tranh đa dạng về trình độ v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.pdf