Trong những năm gần đây, nguồn ĐTNN vào Việt Namcó xu hướng giảm sút mạnh: năm 1999 chỉ bằng 21% năm 1998 và 6 tháng năm 2000 mặc dù có tăng cả về số dự án cũng như số vốn nhưng vẫn thấp hơn năm 1996. Nhưng đối với khả năng đầu tư vào KCN-KCX tuy không tăng mạnh nhưng không giảm nhanh so với tình hình đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng trên là FDI vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là từ Nhật Bản, các nước NICs và ASEAN, trong khi đó nền kinh tế của các nước này lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên họ buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, trong khi Việt Nam thay đổi chính sách đầu tư (sửa đổi luật đầu tư năm 1996) đã làm cho các nhà đầu tư e ngại chờ đợi thì những nước thu hút đầu tư lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực lại dang triêt để thực hiện chính sách thu hút FDI
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển và thu hút FDI vào khu công nghiệp - khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả hoạt động của KCN-KCX từ tháng 10 năm1991 Chính Phủ đã ban hành quy chế về KCX và tháng 4 năm 1997 đã ban hành quy chế về KCN. Hoạt động của KCN-KCX đã troẻ thành một nét mới đặc thù trong nền kinh tế đất nước, góp phần không nhỏ và sự phát triển kinh tế.
chương II : Thực trạng phát triển và thu hút FDI vào KCN-KCX
I - Thực trạng thu hút FDI vào việt nam thời gian qua
Cùng với việc ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cuối năm 1987, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế năng động này ngày càng có vai trò quạn trọng, bổ sung nguồn vốn và đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm 1991 đến 1995, vốn FDI chiếm 25,7% và từ năm 1996 đến nay, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy khai thác phát huy nhiều nguồn lực trong nước, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTTTNN trong GDP cũng tăng dần qua các năm, từ năm 1992 đến năm1999 lần lượt là :2%; 3,6%; 6,1%; 7,4%; 9,1%; 9%; 10,1% ;10,3%. Đến nay đã có gần 3100 dự án của 65 nước và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 43 tỷ USD trong đó vốn tăng thêm của các dự án đang thực hiện là trên 5,5 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn, giải thể, hiện có khoảng 2500 dự án còn hiệu lực với vốn đăn ký đạt gần 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 18 tỷ USD và hiện chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. trong giai đoạn từ 1991 đến nay đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực mặc dù đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt vào giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á năm1997. Qua bảng dưới đây chúng ta phần nào thấy được bức tranh toàn cảnh tình hình FDI vào Việt Nam
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000 6t tháng
Vốn đăng ký
1014
1658
2723
4404
7437
8298
5443
2356
151
483
Vốn thực hiện
213
394
1099
1946
2617
2646
3250
1956
100
600
% giẩm VĐK
-34,4
-43,6
-35,9
-43
% giảm VTH
-40
-20
-23
B1:Tình hình đầu tư qua cac năm( Triệu USD ) Nguồn : Bộ KH&ĐT
STT
Ngành
Tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng (%)
1
Công nghiệp và xây dựng
18,5
51
2
Nông lâm ngư nghiệp
1,4
4
3
Dịch vụ
16,5
45
B2:Cơ cấu FDI theo ngành( Tỷ USD ) Nguồn : Bộ KH&ĐT
II - Sự hình thành và phát triển KCN -KCX ở Việt Nam
1. Qúa trình hình thành và phát triển của KCN - KCX
ở Việt Nam:
Kể từ khi KCX Tân Thuận - TpHCM ra đời vào cuối năm 1991, đến nay, cả nước đã hình thành mạng lưới 65 KCN và 3 KCX, phân bổ rộng trên các vùng của cả nước. Qúa trình xây dựng và phát triển các KCN-KCX Việt Nam chúng ta có thể chia thành hai giai đoạn:
1.1 Giai đoạn 1988-1994
Mặc dù, khái niệm KCX lần đầu tiên được đề cập trong Luật đầu tư nước ngoài vào năm 1987 nhưng cho đến tháng 10 năm 1991 thì Nghị định 322\HĐBT do Hội đồng Bộ trương ban hành thì định nghiã về KCX, chủ thể đầu tư, phạm vi đầu tư, hình thức đầu tư, tổ chức quản lý và một số chế độ có liên quan mới được quy định trong Nghị định này. Cũng theo quy chế này thì chủ đầu tư vào KCX sẽ được hưởng những ưu đãi như:
Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên vật liệu và hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài; đặc biệt là miễn thuế đối với sản phẩm và hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài;
Về thuế lợi tức: doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất được hưởng mức thuế lợi tức 10% và được miễn thuế 4 năm kể tư khi kinh doanh bắt đầu có lãi; đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ thì mức thuế xuất là 15% và thời gian miễn thuế là 2năm.
So với các doanh nghiệp bên ngoài KCX cũng như các nước trong khu vực thì các doanh nghiệp trong KCX của chúng ta được hưởng nhiều ưu đãi hơn: thuế xuất thấp hơn, danh mục ưu đãi dài hơn. Ví dụ như Trung Quốc mức thuế xuất 15%, 20% và thời gian miễn thuế là 2 năm cho cả hai khu vực sản xuất và dịch vụ.
Mặc dù quy chế KCX ban hành vào tháng 10 năm 1991 nhưng việc chuẩn bị để xây dựng KCX đầu tiên (KCX Tân Thuận, tp Hồ Chí Minh) đã được bắt đầu từ năm 1989. Sau đó trong giai đoạn này lần lượt 5 KCX đã ra đời :KCX Linh Trung - tp HCM (1992); KCX An Đồn- Đà Nẵng và KCX Hải Phòng (1993); KCX Nội Bài và Cần Thơ (1994). Diện tích toàn bộ 6 khu là 937 ha, tổng số vốn đầu tư của các dự án lên tới 315 triệu USD, dự tính có khoảng 690 đến 770 nhà máy, xí nghiệp được thành lập khi các KCX đi vào hoạt độngvà toàn bộ diện tích đi vào hoạt động.
Tuy nhiên sau 3 năm hoạt động, việc phát triển KCX tỏ ra không thành công: trong 6 khu chỉ có KCX Tân Thuận được đưa vào hoạt động; KCX Hải Phòng bị thu hồi giấy phép hoạt động; các khu còn lại tốc độ cây dựng rất chậm. Trong thời kỳ này chỉ có 28 trong cố 900 dự án đầu tư nước ngoài vào khu; số vốn đầu tư vào KCX chỉ đạt 3.3% số vốn đã đăng kí và 8% các nhà đầu tư vào KCX trong tổng số các nhà đầu tư được cấp giấy phép. Trong đó, riêng KCX Tân Thuận đã thu hút 89.% số dự án và 79.4% tổng số vốn đầu tư.
Tất cả các dự án doanh ngiệp KCX đều là các dự án 100% vốn nước ngoài. Việc đóng góp của KCX đối với xuất khẩu không đáng kể do thời kì này phần lớn các doanh nghiệp mới bắt đầu đi vào hoạt động.
1.2 Giai đoạn 1995 đến nay
Để tránh cho KCX gặp phải thất bại, kể từ tháng 10 năm 1995 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cho phép chuyển các KCX hoạt động kém hiệu quả thành các KCN tập trung. Hai KCX Nội Bài Cần Thơ là những KCX đầu tiên trở thành KCN. Đồng thời ở Việt Nam xuất hiện loại hình hỗn hợp giữa KCX và KCN. Kể từ khi Nghị định 192/cp về quy chế KCN, KCN đã tỏ ra thích hợp hơn với điều kiện Việt Nam, khai thác được những lợi thế sẵn có của đất nước như:
Có thể thúc đẩy được xuất khẩu, mà vẫn khai thác được thị trường nội địa.
Những doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu 100% thì có thể thành lập trong KCX nằm trong KCN được hưởng mọi ưu đãi như doanh nghiệp chế xuất.
Có thể thu hút được cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào khu.
Sau khi ban hành quy chế này, hàng loạt các KCN được ra đời, chủ yếu tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm : Hà Nội, Hải Phòng, TpHCM.
Trong những năm đầu, với chủ trương xây dựng KCN-KCX để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút ĐTTTNN nên hầu hết các KCN- KCX đều do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Các KCN- KCX do nước ngoài xây dựng có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng cao có thể đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài cho yêu cầu sản xuất sản xuất sản phẩm chất lượng cao, phục vụ xất khẩu. Từ năm 1995 các KCN do doanh nghiệp trong nước xây dựng ngày càng nhiều, thường tập trung ít vốn hơn, vừa xây dựng vừa khai thác đem vào kinh doanh, hướng chủ yếu vào ngành công nghiệp mang định hướng xuất khẩu nhưng vẫn có thể tiêu thụ trên thị trường trong nước và cũng đã tạo ra những kết quả đáng khích lệ.
Do quy chế KCN và quy chế KCX có nhiều điểm khác nhau nhưng cũng có nhiều điểm trùng nhau nên đến 24/4/1997 Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 36/cp về quy chế KCN-KCX thay thế cho các quy chế trước đây, quy chế này đã đưa ra một số ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp trong KCN-KCX, nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư vào khu.
2. Đánh giá tình hình hoạt động của KCN-KCX:
2.1. Đánh giá về phân bố và hình thức đầu tư trong KCN-KCX:
Đến nay chúng ta đã hình thành mạng lưới 68 KCN (trong đó có 1 KCNC, 3KCX và 64 KCN ) được phân bố trên 27 tỉnh, phù hợp với nhịp độ phát triển và với lợi thế của các vùng kinh tế trên cả nước: miền Bắc có 14, miền Trung có 13, miền Nam có 41 trong đó có 20 khu đạt trình độ hiện đại,13 khu có vốn ĐTNN để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầngvà có điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Tổng diện tích chiếm đất của các KCN, KCX chưa kể KCN Dung Quất là trên 1vạn ha. Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng là 2033 triệu USD, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 40%, vốn trong nước là 60%. Vốn thực hiện đạt dưới 50%, có 22 KCN, KCX đã xây dựng hoàn chỉnh, hoặc căn bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng.
So với số dự án và số vốn đăng kí của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài thì tỷ trọng FDI vào KCN-KCX chỉ đạt 18% về dự án và 18.5% về vốn đăng kí. Hầu hết các doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, số lượng các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trong nước là rất nhỏ và thường được thành lập trước khi ra đời KCN vì trong KCN thì các doanh nghiệp phải thuê đất với giá cao hơn bên ngoài, hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam không còn có thể dùng quyền sử dụng đất để góp vốn vào liên doanh.
2.2. Đánh giá về tốc độ triển khai
Trừ 3 KCX Tân Thuận, Linh Trung, Cần Thơ được cấp giấy phép từ năm 1991-1992 còn các KCN khác được cấp giấy phép từ năm 1994 trở về đây. Riêng năm 1997 thành lập 22 KCN trong đó có 11 KCN phủ kín được trên 50% diện tích đất công nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 1999 có 79 dự án FDI với số vốn 219 triệu USD được cấp giấy phép vào KCN-KCX tăng 43,6% so với số dự án thu hút được năm 1998. Đầu tư trong nước có 108 dự án với tổng số vốn là 2.887 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 1998.
Do tính chất quan trọng của KCN nói chung và KCNC nói riêng hhối với quá trình phát triển kinh tế của các nước, hiện nay, tuy đã tồn tại nhiều khu khoa học- công nghiệp, nhiều nước vẫn tiếp tục có kế hoạch xây dựng nhiều KCNC mới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việ Nam cũng đã xây dựng 2 KCNC đầu tiên của mình là KCNC Hoà Lạc và KCNC thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 1600 ha.
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây tiến ồn, khói bụi và những ô nhiễm khác về môi trường. Hiện nay có nhiều địa phương chủ trương xây dựng các KCN vừa và nhỏ để từng bước di dời các cơ sở sản xuất này ra ngoài khu vực dân cư. ở Hà Nội đã tiến hành xây dựng 2 KCN vừa và nhỏ với diện tích mỗi khu từ 15 đến 20 ha, với giá thuê lại đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đến nay số số doanh nghiệp đăng kí thuê lại đất đã lấp đầy 100% diện tích.
Một số chỉ tiêu về hoạt động của KCN và KCX tính đến
30 tháng 6 năm 2000 (được thành lập và hoạt động theo NĐ36/CP)
STT
Chỉ tiêu
Số liệu
1
Tổng số KCN-KCX
Trong đó: KCX
68 khu
3 khu
2
Tổng diện tích đất ( không kể Dung Quất)
11.000 ha
3
Tổng số vốn xây dựng hạ tầng
Trong đó đã thực hiện
2.033 triệu USD
40%
4
Số doanh nghiệp thành lập trong khu
Trong đó doanh nghiệp có FDI
1090 doanh nghiệp
600 dn (55%)
5
Tổng số vốn đầu tư đăng kí
Trong đó FDI
8,07 Tỉ USD
6,5 Tỉ USD (80%)
6
Tổng diện tích đất đã cho thuê
2300 ha
(35%đất công nghiệp)
Nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư
Trong những năm gần đây, nguồn ĐTNN vào Việt Namcó xu hướng giảm sút mạnh: năm 1999 chỉ bằng 21% năm 1998 và 6 tháng năm 2000 mặc dù có tăng cả về số dự án cũng như số vốn nhưng vẫn thấp hơn năm 1996. Nhưng đối với khả năng đầu tư vào KCN-KCX tuy không tăng mạnh nhưng không giảm nhanh so với tình hình đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân của tình trạng trên là FDI vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là từ Nhật Bản, các nước NICs và ASEAN, trong khi đó nền kinh tế của các nước này lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên họ buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài. Hơn nữa, trong khi Việt Nam thay đổi chính sách đầu tư (sửa đổi luật đầu tư năm 1996) đã làm cho các nhà đầu tư e ngại chờ đợi thì những nước thu hút đầu tư lớn như Trung Quốc, ấn Độ và các nước trong khu vực lại dang triêt để thực hiện chính sách thu hút FDI
Theo quy hoạch đến năm 2010 cả nước sẽ có 96 KCN tuy nhiên tốc độ phát triển KCN-KCX phải cân xứng với tốc độ phát triển CNH-HĐH đất nước nên vấn đề không phải số lượng KCN được cấp giấy phép mà là khả năng lấp đầy KCN bằng các dự án. Phát triển KCN hợp lý là việc làm cần thiết nếu không sẽ dẫn tới 2 hiện tượng phổ biến:
Một là: Xây dựng xong KCN mà ít người thuê mướn sẽ gây lãng phí nghiêm trọng về vốn và quỹ đất đai.
Hai là: Cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN làm giảm mạnh tiền thuê đất đai, nhà xưởng làm cho Nhà nước thất thu thuế, các doanh nghiệp KCN làn ăn kém hiệu quả.
Đến nay chúng ta đã có 21 KCN lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp, được đánh giá là hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn đầu, riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã có 16 khu dược lấp đầy 50%.
2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý Nhà nước đối với KCN và KCX
Từ những văn bản đầu tiên trên nghịi định số 322 của HĐBT ngày 18 thánh 10 năm 1991 về KCX tại Việt Nam, đến nay loại hình này được đề cập và chi tiết thi hành trong luật ĐTNN, đặc biệt là nghị định 10/cp ban hành ngày 23 tháng 10 năm 1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt đọng FDI tại Việt Nam với những quyết định thông thoáng hơn, ưu đãi nhiều hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và KCX. Trên cơ sở các văn bản luật này, các bộ ngành có liên quan đã ban hành các thông tư hướng dẫn Luật và Nghị định tạo cơ sở pháp lý để quản lý hoạt đọng KCN và KCX theo ngyên tắc “một cửa” thông qua cơ chế uỷ quyền cho các ban quản lý KCN và KCX cấp tỉnh. Thủ tướng Chính phủ cũng thành lập một cơ quan riêng là ban quản lý KCN và KCX Việt Nam để trực tiếp tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề liên quan đến KCN và KCX. Đến nay đã có 19 Ban quản lý KCN và KCX cấp tỉnh được thành lập, trong đó có hai ban quản lý chuyên trách quản lý một KCN là Ban quản lý KCN Dung Quất và Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore. Nhiệm vụ chính của Ban quản lý KCN cấp tỉnh là vận động, xúc tiến đầu tư, cấp giấy phép đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN-KCX. Ngoài ra BQL các KCN-KCX cấp tỉnh còn được uỷ quyền xét duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu, quản lý lao động, hải quan, xây dựng và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong KCN và KCX. Như vậy bằng cơ chế uỷ quyền cho Ban quản lý KCN-KCX cấp tỉnh sẽ rút ngắn được thủ tục hành chính phần nào giải toả về mặt tâm lý cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách của Nhà nước ta đối với khu vực FDI nói chung và KCN- KCX nói riêng.
Để thống nhất quản lý hoạt động của các KCN từ 17/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 99/2000 QĐ TTg về việc tổ chức lại Ban quản lý KCN Việt Nam. Theo quyết định này các Ban quản lý KCN Việt Nam được chuyển về và trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư. Quyết định 1000/2000 QĐ TTg về việc chuyển giao Ban quản lý KCN cấp tỉnh về trực thuộc UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ( Trừ Ban quản lý KCN Dung Quất và Ban quản lý KCN Việt Nam -Singapore). Theo quyết định này Ban quản lý KCN Cấp tỉnh trực tiếp quản lý các hoạt động của KCN đồng thời lại chịu sự chỉ đạo về tổ chức quản lý của UBND cùng cấp, và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý chuyên ngành. Hy vọng hoạt động quản lý của các KCN Việt Nam sẽ tránh khỏi những chồng chéo về thẩm quyền và đơn giản hoá một số thủ tục hành chính.
2.4 Đánh giá về đóng góp của KCN - KCX đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Với 68 KCN hiện có thì số lượng KCN của nước ta đang đi dần vào giai đoạn ổn định và chuyển sang thời gian nâng cao chất lượng hoạt động. Kết quả hoạt động của các KCN đang dần rõ nét với tốc độ phát triển khá và tương đối bền vững trong mấy năm nay.
Việc phát triển KCN-KCX đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước:
Một là: Thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
Để thực hiện thành công đường lối đổi mới, phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong khi đó lượng vốn đầu tư trong nước chỉ đạt khoảng 50-60% số vốn đầu tư cần thiết. Như vậy số cò lại phải tại ra từ đầu tư nước ngoài, sử dụng nguồn vốn nước ngoài để phát triển là sự cần thiết, là biện pháp thông minh để rút ngắn thời gian tích luỹ. Để thu hút được vốn ĐTTTNN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, Việt Nam cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, xoá bỏ những cản trở cho tự do thương mại, tạo môi trường vĩ mô ổn định. Chính vì vậy, KCN-KCX ra đời là con đường thích hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với số lượng gần 1100 doanh nghiệp hoạt động trong KCN -KCX trong đó có 600 là doanh nghiệp nước ngoài chiếm 81,25%(6,5 tỷ USD) lượng vốn đăng kí có thể nói rằng KCN đã từng bước thực hiện được mục thiêu đặt ra.
Cũng như năm 1999, trong 6 tháng đầu năm 2000 các KCN tạo giá trị sản lượng chiếm trên 25% giá trị sản lượng công nghiệp và 16% giá trị xuất khẩu của cả nước với doanh số đạt 1,6 tỉ USD ( xuất khẩu 1,1 tỉ USD), tỷ lệ xuất khẩu dạt 65% tăng 25% so với cùng kì năm trước cả về doanh số và giá trị xuất khẩu. Như vậy tính đến tháng 6 năm 2000 giá trị tổng sản lượng của KCN và KCX đạt 7,5 tỉ USD trong đó xuất khẩu 5.2 tỉ USD chiếm khoảng 55% giá trị xuất khẩu của khu vực FDI.
Bảng 3 : Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN -KCX Đơn vị: tr USD
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
6/2000
1996-6/2000
1- Doanh thu
400
1400
1870
2450
1600
7720
2 Xuất khẩu
320
800
1300
1700
1100
5220
3. Tỷ lệ xuất khẩu so với doanh thu(%)
80
57,2
69,4
69,4
68,75
67,61
4.Xuất khẩu KCN so với tổng giá trị XK FDI(%)
40,7
53,3
52,2
65,96
69,6
63,2
Hai là: KCN-KCX tạo thêm công ăn việc làm.
Tính đến tháng 6 năm 2000 các KCN đã thu hút được hơn 18 vạn lao động, theo dự đoán trong vòng 10 năm tới sẽ cần thêm khoảng 50-60 vạn lao động, đây là một con số nhỏ so với tổng số lao động ở nước ta, Tuy nhiên xét một cách riêng biệt thì tác động của KCN-KCX lên thị trường lao động của nước ta là rất mạnh mẽ, giảm hẳn nạn thất nghiệp không chỉ thông qua việc tạo chỗ làmviệc một cách trực tiếp mà còn thông qua nhu cầu về dịch vụvà xây dựng. Trong số hơn 18 vạn lao động này thì: Nam Bộ 17 vạn, Bắc Bộ hơn 4000, Trung Bộ 7000 chính thức và hàng vạn lao động gián tiếp phục vụ các hoạt động của KCN: xây dựng, gia công, cung ứng dịch vụ công nghiệp,dân sinh..
Mức trả công lao động trong KCN-KCX thường bằng hoặc cao hơn mức lương cho công việc tương đương bên ngoàivà cao hơn chi phí cơ hội của hầu hết những người được thuê làm việc trong khu. Hơn nữa điều kiện làm việc trong khu tốt hơn hẳn bên ngoài.
Ba là: Từng bước tiếp cận vào thị trường thế giới, khoa học công nghệ hiện đại, học hỏi phương pháp quản lý tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực.
Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới kinh tế với xuất phát điểm rất thấp về mặt công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp, khó có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa đi đôi với công nghệ lạc hậu là vấn đề ô nhiễm môi trường. Thông qua tiếp nhận FDI, nước ta đã tiếp nhận được một số kỹ thuật công nghệ tiến bộ trong nhiều ngành. Mặc dù phần lớn thiết bị đưa vào nước ta thuộc loại trung bình trên thế giới nhưng vẫn tiên tiến hơn các thiết bị hiện có của ta. Đồn thời thông qua lao động trong các doanh nghiệp nước ngoài chúng ta có thể tiếp thu được trình độ quản lý, nâng cao tay nghề công nhân đặc biệt là tác phong công nghiệp, lao động có kỉ luật. Đây là đóng góp quan trọng của FDI ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện môi trường lao động.
Bốn là : Phát triển KCN-KCX sẽ tạo ra mối liên hệ tác động trở lại nền kinh tế.
Thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu trong nước và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm cho KCN-KCX, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển. Hơn nữa thông qua cạnh tranh sẽ có một số các doanh nghiệp ngoài KCN-KCX sẽ phát triển góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Cũng như nhiều nước phát triển khác Việt Nam hy vọng tác dụng này sẽ phát huy khi chúng ta phát triển KCN-KCX vì nước ta là đất nước có tiềm năng về lao động lại phong phú về tài nguyên thiên nhiên.
3-Một số vấn đề còn tồn tại
3.1 Quy hoạch phát triển:
Cho đến nay chúng ta đã hình thành mạng lưới 68 KCN đạt 75% so với quy hoạch (dự kiến đến năm 2000 sẽ có 90 khu) nhưng vấn đề đặt ra là trong bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và khả năng thu hút FDI hiện nay thì chúng ta có nên tiếp tục xây dựng thêm các KCN mới hay không?
Việc xây dựng KCN phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế-xã hội, từ vị trí địa lý của khu vực chứ không thể làm theo phong trào, xuất phát từ nhu cầu chủ quan mang tính cục bộ. Để xây dựng và đưa vào hoạt động một KCN đòi hỏi huy động một nguồn lực lớn : vốn đầu tư, nhân lực, kỹ thuât, tài nguyên thiên nhiên..và khi KCN đi vào hoạt động nó không chỉ tác động đến sự sự phát triển kinh tế của khu vực mà còn tạo nên những biến đổi trên phạm vi rộng lớn xét dưới góc độ kinh tế và xã hội.Chính vì vậy dựa trên sự đồng tình, ủng hộ của các ngành và sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn về điều kiện thành lập KCN - KCX, theo đó yếu tố quy hoạch, khả năng vốn xây dựng hạ tầng và lựa chọn địa điểm xây dựng KCN-KCX, khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước được nêu nên như điều kiện kiên quyết, quan trọng nhất bảo đảm cho sự thành công của KCN-KCX.
Nhưng trên thực tế, thời gian qua tình hình phát triển và hoạt động của KCN-KCX đã có những biểu hiện phá vỡ cân đối, một số KCN được hình thành trong khi khả năng thu hút đầu tư của chúng hạn chế hoặc không phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau 8 năm xây dựng và phát triển vấn đề quy hoạch KCN cồn tồn tại nhiều vấn đề, đòi hỏi phải được giải quyết :
Việc phát triển KCN- KCX ở nước ta phát triển chưa đồng đều: các KCN ở miền Bắc và miền Trung hoạt động kém sôi động hơn các KCN ở miền Nam. Các KCN miền Bắc chuyển biến chậm trong việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trong nước, trống vắng, hiệu quả sử dụng đất. Một số KCN triển khai chậm như KCX Hải Phòng 96, Daewoo- Hanel (Hà Nội) Cái Lân (Quảng Ninh), Tiên Sơn (Bắc Ninh)mặc dù đã có quyết định thành lập vài năm nay. Một số công ty hạ tầng KCN đã ở Đà Nẵng, Quảng Ninh và Phú Yênđã bộc lộ những yếu kẻmtong việc chăm lo phát triển hạ tầng KCN và thu hút đầu tư. Ngay như vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, bên cạnh nhiều KCN đã có bước tiến khá dài thì vẫn tồn tại những KCN chuyển động chậm chạp. Đó là các KCN Cát Lái ( Tp HCM ), Nhơn Trạch 3 Tỉnh Đồng Nai, Tân Đông Hiệp tỉnh Bình Dương. Trong khi đó vẫn có doanh nghiệp công nghiệp được xây dựng ngoài KCN, vừa lãng phí đất nguồn lực đã đầu tư, vừa đặt ra vấn đề môi trường sinh thái.
Từ việc quy hoạch xây dựng cho đến việc xác định ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư chưa gắn vào lợi thế của từng địa phương và tuân thủ phân công lao động theo quy hoạch phát triển công nghiệp của Chính phủ. Do đó xuất hiện nhiều địa phương đã xây dựng KCN theo “ phong trào “ để tự đánh giá sự trưởng thành của kinh tế địa phương. Thêm vào đó là tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút đầu tư. Đáng lẽ thành lập KCN để tránh đầu tư phân tán thì một số địa phương đã có biểu hiện phân tán vì mỗi KCN có rất ít dự án. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chưa tập trung đúng mức vào các sản phảm công nghệ cao, công nghiệp sạch.
Quy hoạch thiếu đồng bộ, thay đổi quy hoạch được coi là nguyên nhân đầu tiên gây khó khăn cho các KCN, điều đó dẫn đến triển khai chạm chễ các dự án. Chẳng hạn như vấn đề điện, nước, đường giao thông.. không được quy hoạch đòng bộ thiếu sự phối hợp của các cấp các ngành.
Chưa kịp thời sử lý chất thải công nghiệp. Vấn đề sử lý chất thải, nước thải của KCN chưa được giải quyết triệt để, đe doạ sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ trong thời gian tới. Đến nay, mới những KCN liên doanh với nước ngoài để phát triển hạ tầng và KCN Biên Hoà 2 là có hệ thống xử lý nước thải trung tâm. Còn các KCN khác do chưa có phương án sử lý nước thải nên đang để nước thải do các doanh nghiệp tự sơ sử lý thải vào hệ thống cống ra các sông làm suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước. Đặc biệt các KCN ở Bình Dương việc sử lý chất thải rắn và khí cũng chưa được quan tâm đúng mức.
3.2 Xây dựng hạ tầng KCN
Hiện nay chúng ta đang duy trì 2 phương thức xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN- KCX đầu tư nước ngoài ( liên doanh, 100% vốn nước ngoài ) và đầu tư trong nước. Các KCN và KCX do các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng như Nomura Hải Phòng, Amata Đồng Nai, Việt Nam - Singapore tuy có giá thuê đất cao hơn nhưng lại có cơ sở hạ tầng tốt hơn các KCN-KCX do các công ty trong nước đầu tư xây dựng. Điều cốt lõi của vấn đề là các KCN-KCX do nước ngoài xây dựng được đảm bảo tốt hơn về mặt tài chính, có kinh nghiệm trong quy hoạch, thiết kế xây dựng nên có lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Gía thuê đất trong các KCN ở nước ta là tương đối cao so với các nước trong khu vực. Từ thành công của KCN Việt Nam - Singapore, KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân .. cho phép khẳng định giá thuê đất không phải là yếu tố chủ đạo để một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một KCN nào đó hay không? Nhưng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI thì giá thuê đất của chúng ta cao hơn các nước trong khu vực sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Các nước như Thái Lan, Inđonêxia, Philipin đã theo đuổi chính sách giảm giá thuê đất một cách nhất quán.
Theo số liệu tổng hợp từ hồ sơ dự án thành lập KCN-KCX, để đảm bảo điều kiện hạ tầng tối thiểu thì suất đầu tư cho 1 ha diện tích và khoảng1-1,2 tỉ đồng, như vậy để xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trong một KCN đã được thành lập, cần khoản vốn đầu tư 8000-9595 tỷ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62012.DOC