Đề tài Thực trạng quá tình vận dụng quy lụât giá trị và những gải pháp nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị ở Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1 Lý luận chung về quy luật giá trị 3

1.1 Gía trị hàng hoá 3

1.1.1 Kinh tế hàng hoá 3

1.1.2. Giá trị hàng hoá 4

1.1. Quy luật giá trị 7

1.2.1 Quy luật giá trị 7

1.1.2 Vai trò của quy luật giá trị 8

Tác dụng điều tiết sản xuất 8

Tác dụng kích thích phát triển sức sản xuất 9

Tác dụng bình tuyển tự nhiên ,phân hoá người giàu người nghèo. 10

1.3. Trung quốc phát triển kinh tế hàng hoá 10

CHƯƠNG 2 Thực trạng quá tình vận dụng quy lụât giá trị và những gải pháp nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị ở Việt Nam trong thời gian tới 12

2.1 Đặc điểm kinh tế Việt Nam 12

2.1.1 Kinh tế Việt Nam trước năm 1986 12

2.1.2 Kinh tế Vệt Nam thời kì đổi mới từ năm 1986 13

2.2. Qúa trình vận dụng và vai trò của quy luật giá trị đối với kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2002

2.2.1. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất 15

2.2.2. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá 16

2.2.3. Những biểu hiện của quy luật giá trị 17

2.3. Đánh giá thực trạng về sự vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam thời gian qua 19

2.3.1. . Những ưu điểm 19

2.3.2. Những hạn chế 21

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng trên 22

2.4. Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới . 23

Kết luận 25

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quá tình vận dụng quy lụât giá trị và những gải pháp nhằm vận dụng tốt quy luật giá trị ở Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hoá tăng và cuối cùng là sự cạnh tranh giữa những người bán và những người mua sẽ xác định giá cả của hàng hoá tăng hoặc giảm nhưng dù thế nào thì giá của hàng hoá đó luôn ngang bằng với chi phí sản xuất hàng hoá đó .Gía cả thực tế của một hàng hoá luôn luôn cao hơn hay thấp hơn chi phí sản xuất hàng hoá đó nhưng trong một phạm vi nhất định thì sự bù trừ giữ tăng và giảm lại làm cho giá cả hàng hoá đúng bằng chi phí sản xuất hàng hoá đó.Việc giá cả do chi phí sản xuất quyết định cũng như do thời gian lao động xã hội quyết định hay giá cả do giá trị của hàng hoá quyết định .Bởi chi phí sản xuất bao gồm lao động quá khứ và lao động hiên tại .Như vậy giá cả của hàng hoá luôn lên xuống xoay quanh giá trị của nó .Cmác gọi đây là vẻ đẹp của quy luật giá trị ,giá trị là trục còn giá cả thị trường lên xuống xoay quanh trục giá trị đó .Đối với mỗi hàng hoá thì giá cả của nó có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị của chúng nhưng trên hết tổng giá cả của mọi hàng hoá luôn bằng tổng giá trị của chúng. Như vậy quy luật giá trị gắn liền với nó là sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế để làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với hao phí lao động xã hội từ đó đảm bảo rằng sản phẩm của mình được chấp nhận trên thị trường .Nguyên tắc trao đổi ngang giá buộc nhà sản xuất phải luôn quan tâm đến giá cả của hàng hoá họ sản xuất trên thị trường. 1.1.2 Vai trò của quy luật giá trị Tác dụng điều tiết sản xuất Trong sản xuất thì tác dụng của quy luật giá trị đó là điều tiết viêc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động gữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá. Bởi giá cả của hàng hoá luôn biến động xoay quanh giá trị của hàng hoá ,luôn có sự không cân đối giữa cung và cầu của các mặt hàng. Hơn nữa các nhà sản xuất luôn muốn tối đa hoá lợi ích của bản thân chính vì vậy ở những ngành sản xuất mà dư cầu thì các nhà xản xuất sẽ tập trung vào ngành sản xuất đó .Ngược lại những ngành mà dư cung ,giá cả hàng hoá hạ xuống thì các nhà sản xuất sẽ chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khởi ngành này để đầu tư vào ngành có giá cả hàng hoá cao .Như vậy sự biến động của giá cả xung quanh giá trị có tác dụng điều tiết ,phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động mọt cách tự phát vào những ngành khác nhau. Bên cạnh tác dụng điều tiết sản xuất giữa các ngành sản xuất thì quy luật giá trị mà biểu hiện của nó là giá cả của hàng hoá còn có tác dụng điều tiết hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác ,từ vùng này sang vùng khác.Bởi với những điều kiện sản xuất ,điều kiện tự nhiên khác nhau thì có thể dãn đến sự khác biệt lớn về giá của hàng hoá ở các vùng khác nhau trong điều kiện nhất định do đó các nhà xản xuất sẽ thực hiện việc điều tiết nguồn hàng từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao để thu được nhiều lợi nhất. Tác dụng kích thích phát triển sức sản xuất Quy luật cạnh tranh Kinh tế hàng hoá gắn liền với nó là quy luật cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế để nhằm thu được lợi ích kinh té cao nhất cho bản thân minh các nhà sản xuất luôn cố gắng giảm tối đa chi phí sản xuất của mình hay là tìm cách tối thiểu hao phí lao động cá biệt của bản thân mình .Bởi để có thể hất cẳng nhà tư bản khác thì chính họ phải làm sao giảm giá bán hàng hoá của mình,muốn thế mà không bị sạt nghiệp thì buộc họ phải tăng năng suất lao động .Để có thể tăng năng suất lao động buộc các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến kĩ thuật máy móc,không ngừng phân công lao động một cách tỉ mỉ hơn ,nâng cao năng lực quản lý.Khi công nhân được sử dụng ngày càng nhiều cùng với máy móc được sử dụng ngày càng nhiều thì khối lượng sản phẩm cũng không ngừng tăng lên và việc quyết định về giá của sản phẩm là rất cần thiết đối với nhà sản xuất một mặt đảm bảo sử dụng lợi thế để thắng trong cạnh tranh với nhà sản xuất khác đồng thời đảm bảo vẫn có lãi .Nhưng đặc quyền về công nghệ cũng như quyết định giá của nhà sản xuất không được lâu bởi các đối thủ cũng sẽ dùng những máy móc như thế ,lối quản lý và phân công lao động như thế .Như thế việc cải tiên trở thành phổ biến và cùng với nó là giá cả của hàng hoá cũng giảm dưới chi phí sản xuất trước kia ,phù hợp với chi phí sản xuất mới hay phù hợp với giá trị của hàng hoá trong điều kiện mới. Ngay trong hiện tượng giá trị là biểu hiện của lao động xã hội nằm trong bản thân các sản phẩm tư nhân cũng chứa đựng khả năng có sự chênh lệch giữa lao động ấy với lao động cá nhân nằm ngay trong sản phẩm.Vì thế nó luôn buộc các nhà sản xuất phải không ngừng làm giảm hao phí lao động cá biệt kết tinh trong hàng hoá đó ,đó là quá trình thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên ngay trong mặt tích cực này của quy luật giá trị thì nó cũng bộc lộ hạn chế ,bởi không chỉ nó yêu cầu nhà sản xuất phải hạ thấp mức hao phí lao động cá biệt để có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh ,giảm giá của hàng hoá cũng như chạy theo các hàng hoá có giá cả cao mà mặt khác do chạy theo lợi ích bản thân chạy theo hàng hoá có giá cao dễ dẫn đén tình trạng dư thừa một loại hàng hoá nào đó,làm lãng phí lao động xã hội. Tác dụng bình tuyển tự nhiên ,phân hoá người giàu người nghèo. Khi cạnh tranh chạy theo giá trị có thể lao động cá biệt của một người sản xuất không nhất trí với lao động xã hội cần thiết .Khi đó những người sản xuất được phân chia thành những người có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội và những người có hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội .Những người mà hao phí lao đọng cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội sẽ có nhiều điều kiên để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất ,còn những ngươì mà hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội thì do không bù đắp được đủ chi phí sản xuất nên họ bị nỗ vốn thậm chí phá sản.Như vậy quy luật giá trị đã đánh giá người sản xuất,đảm bảo sự bình đẳng giữa những người sản xuất,nó mang lại phần thưởng cho người làm ăn tốt và hình phạt cho những người làm ăn kém. Đồng thời với thực hiện bình tuyển người sản xuất thành người giỏi và người kém thì quy luật giá trị cũng phân hoá người sản xuất thành người giàu và người nghèo.Người sản xuất có hao phí lao động thấp hơn hao phí lao động xã hội sẽ thu được nhiều lợi hơn và không ngừng tăng quy mô sản xuất,sẽ trở thành chủ còn những người có hao phí lao động cao hơn hao phí lao động xã hội sẽ lỗ vốn,bần cùng hoá trở thành người làm thuê .Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá thì hố ngăn cách giữa người giàu với người nghèo ngày càng tăng.Đây là một khuyết tật của kinh tế hàng hoá. 1.3. Trung quốc phát triển kinh tế hàng hoá Trước năm1978 kinh tế Trung quôc trong tình trạng sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước bởi dân số quá đông,sản xuất nhìn chung vẫn ở trình độ thấp ,đời sống nhân dân thấp trong tình trạng bất ổn định ,nhập siêu là chính ,trước tình hình đó của nền kinh tế Đảng cộng sản trung quốc đã quyết dịnh cải tổ nền kinh tế ,người đứng đầu là Đặng tiểu Bình,thực hiện phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa mang màu sắc trung quốc.Ban đầu thực hiện thay đổi trong nhận thức lãnh đạo và toàn dân về kinh tế xã hội chủ nghĩa ,phải chuyển kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường ,phát triển các thành phần kinh tế mà trước đây coi là phi chủ nghĩa xã hội . Tiếp đó là quá trình thay đỏi về lý luận cho rằng muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội có nhiều con đường có nhiều cách thức để tiến lên chứ không phải chỉ có một con đường duy nhất là kinh tế tập trung ,một trong những con đường đó là kinh tế hàng hoá kinh tế mà trước đây cho rằng đó là kinh tế tư bản chủ nghĩa.Sau đó trung quốc từng bước thực hiên quá trình chuyển đổi kinh tế trên các vùng nhỏ sau khi đánh giá mới tiến hành nhân rộng ra nhiều khu vực ,và toàn bộ nền kinh tế.Sau thời gian tiến hành thử nghiệm dã khẳng định kinh tế hàng hoá là phương thức phát triển kinh tế hàng hoá là phương thức đưa trung quốc lên chủ nghĩa xã hội. CHƯƠNG 2 THƯC TRạNG QUá TRìNH VậN DụNG QUY LUậT GIá TRị Và NHữNG GIảI PHáP NHằM VậN DụNG TốT QUY LUậT GIá TRị ở VIệT NAM TRONG ThờI GIAN TớI 2.1 Đặc điểm kinh tế Việt Nam 2..1 Kinh tế Việt Nam trước năm 1986 Nền kinh tế Nông nghiệp lạc hậu bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần lúa nước do đó tình trạng sản xuất thủ công là chủ yếu ,không có phương tiện cơ giới để sản xuất ,sản xuất công nghiệp còn sơ khai,lao động thủ công trình độ tri thức thấp,chủ yếu mù chữ.Trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ kinh tế Việt Nam đã bị tổn thất nặng nề.Pháp sau khi chiếm đóng Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm vơ vết cạn kiệt tài nguyên của nước ta ,chúng thực hiện chính sách đồng hoá nhân dân ta ,chung đã từ thủ đoạn nào để có thể thu được cang nhiều lợi càng tốt,không quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam . Do đó dù sau thời gian dài chịu sự đô hộ của thực dân Pháp nhưng kinh tế Việt Nam không những không phát triển mà còn bị làm cho què quặt ,chủ yếu phát triển ngành công nghiệp khai thác nhưng cũng sử dụng lao động thủ công là chính.Thời kì kháng chiến chống Mỹ thì nền kinh tế Việt Nam bị chia thành hai nửa ,miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội còn miền Nam thì đang tiến hành chiến tranh cứu quốc.Đế quốc Mỹ với tiềm lực về kinh tế và quân sự đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam chúng sử dụng một lực lượng quân sự lớn với vũ khí hiện đại sức tàn phá lớn do vậy không những nước ta chịu nhiều hậu quả do bom đạn của chúng gây ra mà chúng ta còn mất nhiều sức lực để chống chọi với chúng.Sau khi đất nước giành độc lập thì cả nước ta cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung Trong thời kì từ năm 1975 đến năm 1986 chúng ta áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung,một mô hình kinh tế tuy trong diều kiện khi miền Bắc tiến hành thực hiện trước năm 1975 đã đem lại nhiều kết quả tốt giúp phát triển kinh tế tạo lượng vật chất lớn phục vụ chiến tranh,.Cả trong thời gian đầu sau khi chiến tranh kết thúc mô hình kinh tế tập trung bao cấp cũng đã góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội của nước ta , nâng cao đời sống nhân dân ,góp phần phát triển kinh tế .Nhưng do áp dụng một cách máy móc mô hình của Liên Xô trong khi điều kiện kinh tế xã hội của nước ta khác biệt so với Liên Xô nên mô hình này đã dần cản trở quá trình phát triển kinh tế nước ta.Một mô hình kinh tế mà ở đó các hoạt đông kinh tế đều được điều khiển từ một trung tâm đó là nhà nước,nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính hay bằng các chỉ tiêu pháp lệnh .Hơn nữa các cơ quan quản lý nhà nước lại can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế, trong khi cán bộ kém năng lực quản lý kinh tế nhưng quan liêu cửa quyền.Một mô hình kinh tế mà quan hệ hàng hoá tiền tệ bị bỏ qua ,thay vào đó là chế độ cấp phát và bao cấp,bao cấp qua giá qua tiền lương và bao cấp cả vốn sản xuất mà không chịu bất cứ ràng buộc bất cứ trách nhiệm nào. Tất cả đã đưa nền kinh tế nước ta thành một nền kinh tế chỉ huy,coi kinh tế hàng hoá là kinh tế tư bản nên đã dần bóp nghẹt các hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể. Chính vì vậy kinh tế Việt Nam những năm 80của thế kỉ trước ở trong tình trạng khủng hoảng toàn diện,lạm phát cao ở mức ba con số ,tình trạng khan hiếm hàng hoá,hoạt động sản xuất không có hiệu quả.hoạt động ngoại thương thì chủ yếu là nhập khẩu hay ở trong tình trạng nhập siêu ,tỷ lệ thất nghiệp cao .Trình độ cơ sở vật chất và công nghệ lạc hậu ,sản xuất thủ công là chủ yếu ,nền kinh tế không có khả năng cạnh tranh thị trường còn sơ khai .Trong khi đó thì đội ngũ quản lý trình độ năng lực hạn chế ,hoạt động theo kiêu quan liêu cửa quyền. Đời sống nhân dân khó khăn ,thu nhập thấp ,khan hiếm hàng tiêu dùng .Tình trạng giáo dục y tế ,các hoạt động phúc lợi xã hội không mấy sáng sủa .Gây lên tình trạng bất ổn trong tâm lý dân chúng,làm suy giảm niềm tin về đảng và con đường mà đảng và nhân dân đã chọn là con đường tiến lên chủ nghiã xã hội . 2.2.2 Kinh tế Vệt Nam thời kì đổi mới từ năm 1986 Đứng trước tình hình khủng hoảng của kinh tế đó Đảng cộng sản Việt Nam vẫn khẳng định con dường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển,phù hợp với quy luật khách quan.Đồng thời đảng ta đã quyết định thực hiện từng bước cải tổ nền kinh tế ,từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Nền kinh tế nước ta đó là một nền kinh tế nhiều thành phần bao gồm thành phần kinh tế Nhà nước ,kinh tế tập thể ,kinh tế cá thể,kinh tế tư bản nhà nước ,kinh tế tư bản chủ nghĩa ,đang ta khẳng định các thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng trong giai đoạn này.Kinh tế nhiều thành phần góp phần đáp ứng ngày càng cao nhu cầu xã hội ,góp phần xã hội hoá sản xuất.Mỗi thành phần kinh tế có một quy luật vận động riêng do đó thể hiện tính phức tạp trong việc quản lý nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế mở với xu thế hội nhập khu vực và thế giới Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triểnđã làm phá vỡ các quan hệ kinh tế truyền thống của nền kinh tế khép kín,kinh tế khép kín gắn liền với sản xuất nhỏ ,khép kín,một nền kinh tế kém phát triển bảo thủ trì trệ ,còn kinh tế hàng hoá làm cho các mối quan hệ kinh tế không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia nó gắn liền với thị trường thế giới.Thực tế kinh tế Việt Nam trong giai doạn trước ,kinh tế tuy có quan hệ với bên ngoài nhưng chủ yếu là quan hệ một chiều nhập ,do vậy không tận dụng được nguồn lực bên ngoài,ít học hởi kinh nghiệm khoa học công nghệ .Việc mở rông quan hệ hợp tác với bên ngoài dưới sự lãnh đạo của đảng là một định hướng đúng đắn bởi để không bị biến dạng khi tham gia các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của đảng.Mở rộngquan hệ hợp tác với bên ngoài phải tận dụng triệt dể các cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,tranh thủ học hỏi khoa học công nghệ để không ngừng phát triển kinh tế nước ta. Nền kinh tế đảm bảo sự quản lý của nhà nước Tuy nhiên để đảm bảo không trệch hướng xã hội chủ nghĩa thì phải đảm bảo sự quản lý của nhà nước,bởi kinh tế hàng hoá cũng cho thấy những hạn chế của nó như bất bình đẳng xã hội phân hoá người giàu người nghèo điều này đi ngược lại với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chủ nghĩa xã hội hơn nữa tình trạng khủng hoảng ,thất nghiệp,ô nhiễm môi trường...Quản lý của nhà nước bằng luật pháp các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô ,làm cho các quy luật kinh tế phát huy tác dụng hợp lý,hạn chế những tác động không mong muốn đến nền kinh tế . Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta với sự đa dạng các thành phần kinh tế ,thực hiện mở của nền kinh tế là diều kiện để quy luật giá trị một quy luật cơ bản của kinh tế hàng hoá hoạt động phát huy tác dụng .Tuy nhiên việc nắm bắt quy luật là rất cần thiết bởi bên cạnh những tác động tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế thì quy luật này còn bộc lộ nhiều hạn chế tác động không tốt tới phát triển kinh tế do đó nắm bắt quy luật sẽ giúp đưa ra những quyết định hợp lý tạo điều kiện phát huy tác dụng mong muốn hạn chế những tác động không mong muốn. 2.2 Qúa trình vận dụng và vai trò của quy luật giá trị đối với kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2002 2.2.1. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Kinh tế thị trường với quy luật kinh tế cơ bản của nó là quy luật giá trị buộc các nhà sản xuất phải không ngừng cạnh tranh nhằm giảm tối đa hao phí lao động cá biệt hay không ngừng tăng năng suất lao dộng bằng con đường cải tiến công nghệ,hợp lý quản lý sản xuất ,phân công lao động một cách tỷ mỷ hơn . Qúa trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam Để có thể phát triển kinh tế trong điều kiện kinh tế mở của cạnh tranh ngày càng khốc liệt ,tiến lên chủ nghĩa xã hội đảng và nhà nước ta đã thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là một bước vận dụng quy luật giá trị trong điều kiện nước ta hiện nay.Để khai thác đạt hiệu quả tối đa tiềm năng kinh tế đất nước về nhân công tài nguyên thiên nhiên vị trí địa lý...sử dụng được nhiều lợi thế so sánh của một nước phát triển muộn về công nghiệp ,phù hợp xu thế của cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ ,xu hướng toàn cầu hoá ,khu vự hoá và đem lại hiệu quả kinh tế cao . Đồng thời với quá trình đó là quá trình phân công lại lao động xã hội .phân công lao đọng xã hội là là sự chuyên môn hoá lao động do đó chuyên môn hoá sản xuất giữa các nghành ,trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân .Phân công lao động xã hội có tác dụng là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ sản xuất và năng xuất lao động .Cùng với nó là quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ ,phất triển của giáo dục sẽ thúc đẩy phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng hiên đại. Phát triển khoa học công nghệ ,trình độ người lao động dược nâng cao Đảng và nhà nước đã khẳng định khoa học giáo dục là quốc sách hàng đầu,do vậy trong thời gian qua nhà nước ta đã đầu tư nhiều cho giáo dục đào tạo, cũng như toàn xã hội đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo dục không ngừng tăng ở tất cả các cấp học từ tiểu học cho đến cao đẳng ,đại học và các cấp trên đại học .Cùng với nó là quá trình tăng lên về số lượng học sinh ở tất cả các cấp học ,từ đó trình độ của người lao động không ngừng tăng đáp ưng nhu cầu ngày càng cao về mặt chất lượng lao động trong thời đại mới.Người lao động giờ đây đã được trang bị trình độ khoa học ,trình độ tri thức ngày càng tăng. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam không ngừng tăng Kinh tế hàng hoá buộc nhà sản xuất phải không ngừng giảm hao phí lao động cá biệt ,phải luôn cạnh tranh với nhau để thu được lợi ích kinh tế tối đa,chính vì vậy nhà sản xuất không ngừng phát triển kĩ thuật công nghệ ,trình độ quản lý. Nhà nước cũng như các doanh nghiệp đều quan tâm đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá mình sản xuất ra cũng như hàng hoá của đất nước tên thị trường thế giới đối với kinh tế nhà nước thì được sự trợ sức của nhà nước ,chính vì vậy nhà nước đã thực hiên nhều chính sách hỗ trợ quá trình các doanh nghiệp đầu tư công nghệ ,nhập công nghệ và tiến hành nghiên cứu công nghệ mới ,tích cực hỗ trợ các hoạt động nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá .Bên cạnh đó nhà nước cũng không bỏ qua sự quan tâm tới kinh tế ngoài quốc doanh bởi đây là một động lực to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển . Các doanh nghiệp cũng không ngừng tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng quá trình phát triển công nghệ. 2.2.2. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Giao lưu buôn bán giữa các vùng miền kinh tế Một trong những tác dụng của quy luật giá trị đó là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ quá trình phân phối sản phẩm , tình trạng ngăn sông cấm bị xoá bỏ ,không còn tình trạng hạn chế buôn bán giữa các chủ thể kinh tế với nhau .Thực hiên nâng cấp cơ sơ hạ tầng ,điều kiện giao thông thuận lợi cho viêc giao lưu buôn bán giữa các vùng miền với nhau ,hàng hoá có thể đi khắp nơi trên đất nước.Qúa trình thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các vùng cũng là điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế của các vùng miền . Phát triển kinh tế cá vùng kinh tế Đã có nhiều chính sách phát triển kinh té ở các vùng kinh tế khó khăn ở các vùng miền núi trong điều kiện giao lưu buôn bán gặp nhiều khó khăn , nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế các vùng khó khăn . Đồng thời với việc hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng khó khăn ,còn nhiều chính sách phát triển kinh tế các vùng trọng điểm,các trung tâm công nghiệp của nước ta là Hà Nội ,thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng ,đồng thời là phát triển kinh tế các vùng lân cận thành các thành phố công nghiệp vệ tinh của các trung tâm kinh tế đó .Nhà nước đã cho phép các trung tâm công nghiệp,các tỉnh thành phố đựơc trong phạm vi quyền lực của mình đươc phép thực hiện các chính sách của mình nhằm thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài và càng ngày phạm vi cho phếp ngày càng được mở rộng ,nâng cao khả năng phát triển kinh tế vùng. 2.2.3. Những biểu hiện của quy luật giá trị Kinh tế Việt Nam phát triển những bước vượt bậc Từ một nền hinh tế tăng trưởng thấp đang ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng trước năm 1986 nền kinh tế nước ta đã từng bước khôi phục và phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao .Tốc đọ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kì 1986-1990 là 3.9%, thờ kì 1991-1995 là 8.2%, tù 1995 dến 2000 là khoảng 7% ,năm 2001 là 6.8%.Như vậy kinh tế nươc ta trong thập kỉ 90 của thế kỉ hai mươi được đánh giá là vào loại cao nhất của khu vực kinh tế thái bình dương. Từ nền kinh tế siêu lạm phát ở mức ba con sổ trước năm 1988 ,đến năm 1989 lạm phát đã được kìm chế ,lạm phát năm 1986là774.75%,năm 1991 là 67.6%,năm 1997 là 3.6%.Như vạy từ giữa những năm 90 của thế kỉ hai mươi kinh tế Việt Nam đã được coi là ra khỏi tình trạng khủng hoảng và kinh tế tiếp tục những bước phát triển của mình . Đến năm 2001 kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ phát triên cao 6.8%,cơ cấu kinh tế theo GDP đang chuyển dịch theo chiều hướng tích cực ,giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng công nghiệp ,tỷ trọng công nghiệp là 38% ,dịch vụ là 39% ,nông lâm thuy sản là 23% ,kim ngạch xuất khẩu tăng 4.5%.Trong tình hình kinh tế thế giới đang suy giảm thì những bước tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là rất đáng nể.Kinh tế thế giói tăng trưởng ở mức 1.3% chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng năm 2000.Gía trị sản xuất công nghiệp cả năm tăng 14.5% so với năm trước ,trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt tốc độ tăng là 12% khu vực ngoài quốc doanh là 19.5% .Kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng khẳng định được vị thế kinh tế của mình ,các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của khu vực này tăng chủ yếu là thuỷ sản chế biến,rau quả xuất khẩu ,đồ gỗ thủ công mỹ nghệ dệt may cơ khí ... Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục phát triển và cố tốc độ tăng ổn định là 13.8%. Tuy nhiên kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế có hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm,các doanh nghiệp và của cả nề kinh tế còn thấp ,theo đánh giá của tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới thì năm 2001 năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 62/75 quôc gia xếp hạng ,trong khi năm 1997 vị trí của nước ta là 49/53 quốc gia xếp hạng . Tình trạng phổ biến là sản xuất còn mang nặng tính tự phát ,chưa bám sát nhu cầu thị trường ,nhiều sản phẩm làm ra có chất lượng thấp giá thành cao nên khả năng tiêu thụ kém .Năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta còn thấp do trang thiết bị công nghệ lạc hậu yếu kếm so với thế giới từ 10 đến30 năm ,thêm vào đó năng lực quản lý còn nhiều hạn chế ,môi trường kinh doanh chưa thực sự thu hút được đấu tư bởi thủ tục hành chính còn quá rườm rà chưa thông thoáng ...chi phí đầu tư còn quá cao so với khu vực ,thông tin về hoạt động kinh tế cũng là một yếu kém của nước ta. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhưng năm đổi mới là tương đối nhanh và ổn định thời kì 1991 đến 1995 là 8.2% ,thời kì 1996 dến 2000 là 7% năm 2002 là 6.8%, nông nghiệp tăng trên 4% năm ,sản xuất nông nghiệp không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà đã thực hiện xuất khẩu và trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới .Sự phát triển của kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân ,tăng số lượng và cả chất lượng hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Hơn nữa trong thời gian qua dân số nước ta đã dần ổn định tốc độ tăng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế ,cộng với những chương trình kinh tế xã hội trong những năm qua với những chương trình xoá đói giảm nghèo chương trình việc làm đạt kết quả tốt đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân .Nhân dân giờ đây đã được sử dụng những vật phẩm tiêu dùng ngày càng hiện đại , tiếp thu nhiều kiến thức văn hoá,đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn Cùng với mức tăng lên của thu nhập bình quân thì mức chênh lệch về thu nhập cũng không ngừng tăng. Có sự chênh lệch thu nhập lớn giữa các vùng ,các lao động trong các ngành kinh tế khác nhau .Một bộ phận lớn dân cư nước ta hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ,chiếm tới gần 80% dân số ,trong khi thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không cao .Bên cạnh đó còn nhưng thành phần dân cư ở các vùng dân tộc miền núi với tình trạng sản xuất khó khăn không có điều kiện và tiềm lực để phát triển kinh tế nên đời sống hết sức khó khăn .Trong khi đó một bộ phận nhỏ dân cư hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ,hoạt động sản xuất công nghiệp có thu nhập cao .Khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn với chỉ khoảng 20% dân số nhưng chiếm khoảng 60% GDP.Mức ngheò đói còn tỷ lệ thuận với trình độ học vấn ,nhưng người nghèo nhất chủ yếu là không được học hành . Sự khác biệt về thu nhập ở nước ta thời gian qua tuy không thật sự rõ nét nhưng thực sự nó đã cảnh báo về tình trạng phân hoá giàu nghèo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới khi mà hoạt động sản suất không ngừng phát triển ,tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế thị trường trong đó có quy luật giá trị. 2.3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35456.doc
Tài liệu liên quan