Đề tài Thực trạng quan hệ phân phối và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới

Lợi tức chính là một phần từ lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế trả cho người sở hữu tiền tệ (đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp) như vậy lợi tức có nguồn gốc từ lợi nhuận, tuỳ theo hình thức mua bán cổ phiếu mà lợi tức được chi trả theo các phương thức khác nhau. Lợi lức chính là động cơ để mọi người mua cổ phiếu cả doanh nghiệp, thường thì những doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút được mọi mua cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Thông qua hình thức phát hành cổ phiếu giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn nhàn rỗi để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quan hệ phân phối và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo vốn taì sản và những đóng góp khác đựoc hiểu là quá trình trả công cho vốn tài sản và những đóng góp khác đó nó được thể hiện thông qua lãi ,cỏ tức ,lợi nhuận…Với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay bao gồm chủ yếu là hình sản suất nhỏ lẻ ,hộ gia đình chưa thành lập được công ty lớn (vì thiếu vốn)thì hình thức theo vốn tài sản cùng những đóng góp khác là một động lực to lớn thúc đẩy huy động vốn trong dân chúng . chúng ta biết rằng hiện nay, một phần lớn nguồn vốn còn đang nằm rải rác trong tay người lao dộng , nhà tư bản nhỏ .Để huy động nguồn vốn này chúng ta không thể áp dụng các biện pháp cưỡng bức vì nước ta là một nưóc theo chủ nghĩa xã hội .một biện pháp tỏ ra hiệu quả trong vấn đề này,không có gì khác chính là những biên pháp kinh tế mềm dẻo ,khuyến khích nguời dân . Muốn dân chúng góp vốn kinh doanh thì nhà nước cần có những chính sách rõ ràng trong việc quy định lãi suất , lợi nhuận …thu được từ nguồn vốn tài sản đóng góp đó. Huy động được nguồn vốn trong dân kích ứng được người dân mạnh dạn đầu tư sản suất kinh doanh sẽ nlà một lợi thế lớn tạo đà cho nền kinh tế phát triển vững mạnh và đó cũng là một trong những mục tiêu chiến lược của đảng ta. 2.2.3)Hình thức phân phối ngoài thù lao động thông qua quỹ phúc lợi xã hội Hình thức phân phối này là một trong những hình thức phân phối không thể thiếu trong một đất nước luôn vươn tới sư công bằng bình đẳng như nước ta .Nguyên tắc phân phối này đảm bảo cho mọi người được hưởng một mức phân phối cômg bằng và nó mang tính nhân đạo cao . Nhũng người làm việc với năng lực cao hơn mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn sẽ được hưởng xứng đáng với lao đông mình bỏ ra , ngoài phần lương cơ bản ra còn có khen thưởng .Điều đó giúp cho người lao động hứng khởi trong sản xuất , người làm tốt sẽ làm ngày một tốt hơn ,người làm chưa tốt thì không ngừng phấn đấu ,rèn giũa mình để làm việc lao động tốt hơn .Không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ngươì lao đọng nó còn giúp cho tưng nhà máy ,từng phân xưởng ,đôn vị sản xuất không ngừng nâng cao năng suất tạo ra nhiều hơn của cải cho xã hôi. Phân phối ngoài thù lao lao động thông qua quỹ phúc lợi xă họi mang tinh chất nhân dạo cao. Qua hai hình thức phân phối đa xét ta thấy rằng nhửng ngưòi có sức lao động , có vốn,hay có đóng gỏp khác cho quá trinh sản xuất xă hội họ sẽ được hưởng những giá trị phân phối nhất định từ thành quả lao động ,đóng góp ấy.Thế vậy còn nhưng người không có khả năng lao động(như người ốm yếu ,già cả mất sửc lao đọng….) thì sao.Quan hệ phân phối trong xã hội chủ nghĩa mà cụ thể là nước ta đảm bảo cho họ một mức sống ổn định tối thiểu . Nhận định về hình thửc phân phối này ta thấy rằng nó tạo ra sức phát triển toàn diện cho mọi thành viên trong xãhội,đúng theo quan điẻm mà đại hội VII của đảng dã đề ra “coi con nguời là trung tâm của mọi sư phát triển gắn liền chíng sách phát triển kinh tế với chíng sách phát triển xã hội” 2.2.4) Đến với đa quan hệ phân phối trên ta thấy đó là ba quan hệ phân phối phổ biến và quan trọng , không thể thiếu đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Các quan hệ phân phối này tạo nên các hình thức thu nhập khác nhau giữa các tầng lớp dân cư ,phổ biến là các hình thức thu nhập sau: Thứ nhất là: hình thức tiền công,tiền lương : Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là quá trình chúng ta dần dần thừa nhận sức lao động là hàng hoá. Khi người lao đọng làm việc cho chủ doang nghiệp hoặc tổ chức kinh tế quốc doanh người lao đọng nhận được một khoản thu nhập gắn với kết quả lao dộng của họ . Về nguyên tắc khoản thu nhập đó phải dược tương xứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã cống hiến . Số thu nhập theo lao đong đó dược gọi la tiền lương .Hay nói cách khác tiền lương chính là hình thức thu nhập theo lao đọng . Để cho người lao đọng thực sự yên tâm từ dó sẵn sàng mang hết sức sáng tạo của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh ,điều quan trọng trước hết ở chỗ là người lao dộng phải được nhận đủ mức lương và nhận kịp thời ,mức lương đó phải ngày một tăng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ. Do vậy trong cơ cấu tiền lương thường bao gồm hai phần là tiền lương cơ sở và tiền thưởng . Phần tiền lương cơ sở là phần lương tính chung cho người lao động có trình độ và điều kiện làm việc như nhau còn phần tiền thưởng là phần tính riêng cho những cá nhân lao động xuất sắc, đây là phần lương có tác dụng khuyến khích người lao động. Tiền lương còn được các nhà kinh tế học thể hiện qua hai phạm trù đó là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là phần tiền tệ mà người lao động nhận được phù hợp với sức lao động mà họ bỏ ra. Trong điều kiện không có sự biến động trên thị trường giá cả và thị trường tiền tệ thì sự nâng cao tiền lương danh nghĩa cũng đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động. Nhưng trong tình trạng lạm phát, chẳng hạn tiền tệ giảm giá trị hàng hóa tăng giá trị khi đó mức tiền lương danh nghĩa không phản ánh đúng mức thu nhập của người lao động. Khi ấy người ta phải dùng đến tiền lương thực tế. Tiền lương thực tế chính là phần giá trị thu được từ những giá trị vật chất, dịch vụ mà người lao động đã có được khi mua chúng bằng tiền lương danh nghĩa. Mức tiền lương thực tế phản ánh chính xác nhất đầy đủ nhất thu nhập thực tế của người lao động, nó cho biết đời sống của người lao động được nâng lên hay giảm đi. Như vậy tăng thu nhập tiền lương thực tế sẽ làm tăng mức sống của dân cư. Rõ ràng tiền lương có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người lao động, do đó thông qua chính sách tiền lương, có thể tác động mạnh mẽ tới đời sống của người lao động. Nghị quyết đại hội VII đã khẳng định “Đối với chính sách tiền lương và thu nhập, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế bảo vệ các nguồn thu nhập hợp pháp, điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành, các vùng đấu tranh ngăn chặn thu nhập phi pháp”. Thứ hai là : hình thức lợi tức, lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường cái mà các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm trước hết là lợi nhuận và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thể hiện ở lợi nhuận nhiều hay ít. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa chi phí bán hàng và phí tổn sản xuất. Trong lịch sử đã có nhiều nhà kinh tế học quan niệm rằng lợi nhuận chính là sự trả công cho những ai dám mạo hiểm vay vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh và dám chấp nhận rủi ro, thậm chí phá sản. Để đạt lợi nhuận tất yếu các nhà sản xuất kinh doanh phải cạnh tranh mạnh mẽ với nhau tìm mọi cách để giảm chi phí để thu lợi nhuận cao nhất. Trong nền kinh tế thị trường lưọi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người sản xuất kinh doanh. Chính lợi nhuận đã đưa doanh nghiệp đến các khu vực sản xuất hàng hóa mà người tiêu dùng cần nhiều hơn, bỏ các khu vực ít người tiêu dùng. Lợi nhuận đưa các doanh nghiệp đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật ngày càng rộng rãi và hiệu quả nhất. Lợi nhuận tạo điều kiện xúc tác cho thị trường hàng hóa ngày càng hoàn thiện và đa dạng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh ngoài phần thu nhập là tiền lương, còn khoản thu nhập khác đó là lợi nhuận và phần này ngày càng tăng lên, chiếm ưu thế trong tổng thu nhập. Tổng thu nhập mà mỗi người lao động nói chung mỗi nhà sản xuất nói riêng nó vừa phải phản ánh kết quả lao động của mỗi người, vừa phản ánh kết quả lao động của tập thể với tư cách là chỉnh thể. Để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cần phải phát huy tối đa sức sáng tạo của các nhà kinh doanh giỏi và thạo với cơ chế thị trường. Đúng vậy cần không nâng cao thu nhập trong đó có lợi nhuận của họ. Việc không ngừng nâng cao thu nhập cho họ đòi hỏi không ngừng cải tiến cơ chế quản lý và các chinsh sách kinh tế, trong đó có chính sách phân phối lợi nhuận. Việc đưa ra đúng cơ chế hình thành và phân phối lợi nhuận sẽ góp phần hình thành quan hệ “làm chủ thực sự với côngviệc”. Lợi tức chính là một phần từ lợi nhuận mà các tổ chức kinh tế trả cho người sở hữu tiền tệ (đóng góp cổ phần vào doanh nghiệp) như vậy lợi tức có nguồn gốc từ lợi nhuận, tuỳ theo hình thức mua bán cổ phiếu mà lợi tức được chi trả theo các phương thức khác nhau. Lợi lức chính là động cơ để mọi người mua cổ phiếu cả doanh nghiệp, thường thì những doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút được mọi mua cổ phiếu khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu. Thông qua hình thức phát hành cổ phiếu giúp cho doanh nghiệp có thể huy động vốn nhàn rỗi để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện những công ty cổ phần, đó là công ty cổ phần nhà nước và công ty cổ phần tư nhân, đều được nhà nước khuyến khích mở rộng. Thứ ba : Hình thức thu nhập từ quỹ tiêu dùng công cộng: đó là phần thu nhập mà người lao động nhận được từ quỹ tiêu dùng chung của xã hội những khoản ưu đãi nhất định như trợ cấp, bảo hiểm, các khoản ưu đãi…Đó chính là phần thu nhập mà chính phủ trích ra từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho người lao động. Đây là hình thức thu nhập phản ánh tính nhân đạo, quan tâm đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội của đảng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Các khoản trợ cấp , ưu đãi đảm bảo cho những người không còn khả năng lao động hoặc bị tai nạn lao động một cuộc sống bình thường tối thiểu… Các khoản bảo hiểm xã hội thường chỉ có ở thành phần kinh tế nhà nước, nó là nguồn thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho những người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu : 2.3 Kinh nghiệm thực hiện phân phối ở một số nước 2.3.1) Indonexia : ở Indonexia các vấn đề chính được chính phủ quan tâm là giáo dục và tạo việc làm. Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ một mặt chú trọng tăng cường giáo dục phổ thông, một mặt đưa ra hệ thống đào tạo quốc gia về kỹ năng hướng nghiệp. Hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo công nhân các ngành nghề cơ bản như thêu, hàn, sửa chữa xe hơi, xây dựng. Từ những năm 60 chính phủ Indonexia đã luôn tiến hành các chương trình tăng cường việc làm ở khu vực nông thôn với một phần kinh phí do ngân sách cấp và phần khác là viện trợ của nươc ngoài. Mục tiêu chính của chương trình là tăng cường sản xuất lương thực mở ra các cơ hội việc làm và tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng hơn. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng, ở đây dân chúng ngày càng phụ thuộc nặng nề hơn vào các chương trình của chính phủ hoặc nói cách khác nhân dân không nắm vững hoặc làm chủ quá trình phát triển. ở Indonexia các tổ chức phi chính phủ có đóng góp to lớn trong việc tiếp cận, giúp đỡ các tầng lớp nghèo khổ. Sự ra đời các tổ chức này, một mặt do nhu cầu phải bổ sung những khiếm khuyết trong những chương trình của chính phủ. Mặt khác có quan hệ chặt chẽ với việc suy giảm các nguồn tài trợ từ ngân sách do thu nhập từ dầu lửa giảm. Hoạt động của các tổ chức này gồm bốn dạng chính, huấn luyện, nghiên cứu, phát triển thực hiện các chương trình như sản xuất, tư vấn… về các chức năng của các tổ chức này tỏng việc giảm bớt nghèo khổ có thể kể đến là hỗ trợ, bổ sung và làm trung gian. Do tính chất quan liêu nặng nề, các chương trình của chính phủ có thể không với tới các vùng các nhóm dân cư. Sự có mặt của các tổ chức phi chính phủ ở những nơi bị bỏ trống này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Với tư cách là người hỗ trợ, các tổ chức này làm chức năng cộng sự thực hiện các chương trình của chính phủ giúp đỡ các tầng lớp nghèo, với tư cách là người trung gian họ chuyển những nguyện vọng cảu tầng lớp nghèo đến các cơ quan của chính phủ. 2.3.2 )Singapore : Đất nước giàu có và có thu nhập cao, việc giảm bớt nghèo khổ, chênh lệch thu nhập lại có những điểm khác. Sự tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều thập niên đã làm cho việc xoá bỏ nghèo khổ ở đây ít nan giải hơn. Một chiến lược quan trọng nhằm làm giảm nghèo khổ là đầu tư vào con người. Trong những năm gần đây, chính phủ Singapore đã có những cố gắng đáng kể để tăng kỹ năng và chất lượngcủa toàn bộ lượng lao động, coi đó như là một phần của cải cách kinh tế của chính phủ. Chi phí cho giáo dục tăng nhanh chủ yếu là tập trung cho các lĩnh vực giáo dục kỹ thuật, đào tạo chuyên ngành. Mặt khác các chính sách được áp dụng đều khuyến khích công nhân có tay nghề cao. ậ Singapore sự can thiệp của nhà nước vào thị trường lao động và giáo dục có tác dụng toạ nên nguồn vốn nhân lực trong các hộ gia đình và cá nhân. Các biện pháp trên không trực tiếp loại bỏ mức thu nhập thấp và những bất bình đẳng về của cải. Nó chỉ giúp cho mọi cá nhân có được việc làm tốt với thu nhập xứng đáng. 2.3.3 )Thailand : Trong các nước ASIAN , Thailand vẫn được coi là ít có sự can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế hơn cả. Những năm gần đây, Thailand đã thành công trong việc phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệ sinh đẻ hạ làm cho thu nhập theo đầu người tăng một cách ổn định. Thailand đã có nhiều thành tựu trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản dưới nhiêù hình thức phong phú, có mục đích chung là nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân chúng. Một số dịch vụ có thể kể đến là : Phúc lợi cho những khốn cùng trong xã hội. ở đây những người rơi vào hoàn cảnh nan giải có thể được cung cấp tiền mặt, hiện vật, các chỉ dẫn hoặc tư vấn. Một chương trình quan trọng khác là giúp đỡ vô danh và thầm yêu đối với những phần tử khốn cùng do hoàn cảnh kinh tế xã hội gây ra. Trợ giúp gia đình. Hình thức này nhằm mục đích củng cố gia đình như một đơn vị cơ bản của xã hội. Đối tượng này là gia đình thiếu khả năng tự đảm bảo được cuộc sống tối thiểu. Phúc lợi trẻ em và thanh niên. Phúc lợi này bao gồm các dịch vụ cho trẻ em tại gia đình khuyến khích các gia đình chăm sóc cho trẻ em lang thang cơ nhỡ bảo vệ phúc lợi cho trẻ em hư hỏng chống bóc lột trẻ em và chăm sóc có tổ chức khi cần. Trợ giúp việc làm và cho vay vốn, vốn được cho vay không quá 4000bạt , không tính lãi hoàn trả trong 3 năm nhằm các gia đình tự tạo việc làm. Phúc lợi chăm sóc và phục hồi chức năng cho những người tàn tật. Tham gia hoạt động này là các tổ chức chăm sóc cho người tàn tật trên 17 tuổi bị lệ thuộc không có bệnh truyền nhiễm, có khuyết tật như mù, mất khả năng về chân tay hoặc có bệnh mãn tính. Những người tàn tật còn được dạy nghề nhằm tạo khả năng tham gia vào lao động theo nguyện vọng của họ. Trợ cấp tai nạn. Các nạn nhân có thể được hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật hay dịch vụ tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng trường hợp nhằm giúp họ vượt qua tai hoạ ổn định cuộc sống. Tóm lại kinh nghiệm thực tế của các nước và lý thuyết kinh tế hiện đại đã chứng minh rằng, giữa tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế không chỉ dẫn đến sự giàu có chung của đất nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi giúp các nhóm có thu nhập thực hiện việc xoá đói giảm nghèo mặt không thể có tăng trưởng kinh tế kéo dài nếu không áp dụng các chính sách phân phối thu nhập công bằng hơn. Việc tăng thu nhập của đông đảo quần chúng nhân dân sẽ dẫn đến mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thông dụng kích sản xuất phát triển. Việc chính phủ quan tâm đến giáo dục y tế và các dịch vụ xã hội khác có tác dụng nâng cao chất lượng lao động ổn định xã hội. Tất cả những điều này đều rất quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất tiếp theo. Đó là những kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải biết chắc lọc và áp dụng vào nền kinh tế nước nhà một cách linh hoạt. Chương II: Thực trạng quan hệ phân phối và một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ phân phối ở nước ta trong thời gian tới. I/ Thực trạng phân phối theo lao động ở Việt Nam . 1)Nhìn lại quá khứ- phân phối theo lao động trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trong thời kì kế hoạch hoá tập trung phân phối theo lao độngở Việt Nam đã có rất nhiều điểm yếu kém thể hiện tư tưởng nóng vội của Đảng ta muốn nhanh chóng đạt được nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội mà Các Mác đã nêu. Nhìn nhận một cách khách quan cho ta thấy. Đảng và nhà nước đã xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng, tất cả vì nhân dân phục vụ nhưng Đảng ta đã vận dụng tư tưởng của Mác một cách quá máy móc. Xây dựng quan hệ sản xuất trước khi xây dựng lực lượng sản xuất- trong điều kiện đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh tàn phá lực lượng sản xuất còn nghèo nàn lạc hậu nhưng nước ta đã thiết lập ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chế độ sở hữu nhà nước và kinh tế tập thể. Nhà nước nhấn mạnh số lượng sản phẩm làm ra mà không qua tâm đến chất lượng sản phẩm. Về người lao động, nhà nước căn cứ vào ngày công để từ đó tiến hành phân phối, không quan tâm đến năng suất lao động và trình độ tay nghề. Chính những lí do chủ quan đó nên đã tạo ra những bước trì trệ trong nền kinh tế, không kích ứng được nền kinh tế phát triển người lao động cảm thấy sức lao động của họ không được đánh giá đúng mức. Bình quân xã hội, bình quân sản phẩm đó làm cho người làm động trầy ì không làm hết sức lao động của mình họ chỉ quan tâm đến ngày công lao động của mình vì nhà nước chỉ căn cứ duy nhất trên ngày công đó để phân phối sản phẩm. Mặt khác trong quá trình phân phối theo kiểu tem phiếu đó cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như “ Người đến trước thì hưởng miếng ngon” thiên vị mang tính chất riêng tư của cán bộ phân phôi…Kẽ hở đó làm triệt tiêu những nhân tố tích cực trong nền kinh tế, những con người dám hi sinh vì đất nước quên mình trong lao động. Có kẻ dựa dẫm “ làm bát nháo báo cáo thì hay”. Thủ tiêu quan hệ tiền hàng nền kinh tế không có yếu tố cạnh tranh để phát triển từ công bằng xã hội chuyển sang bình quân xã hội. Trong hệ thống kinh tế, chỉ bào gồm kinh tế nhà nước kinh tế tập thể còn kinh tế tư nhân thì bị chèn ép không có điều kiện phát triển. Vì được nhà nước bảo hộ nên sự độc quyền của kinh tế nhà nước đã làm yếu tố cạnh tranh trong nên kinh tế bị triệt tiêu.Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thường xuyên bị thua lỗ vì họ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất do họ đã có nhà nước gánh chịu “ Lỗ nhà nước chịu, lãi nhà nước thu” vì sự không hiệu quả trong hoạt sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập không cao không đảm bảo được mức sống. 2) Tính tất yếu của phân phối theo lao động trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn nhận thấy những yếu kém khi chúng ta quá dập khuôn mô hình kinh tế mà Mác đưa ra Đảng và nhà nước ta đã dần khắc phục những điểm yếu đó từng bước cải tổ nền kinh tế theo quan điểm của Mác nhưng thích ứng hơn với kinh tế thị trường. Đó là việc làm cần thiết cứu nguy cho nền kinh tế thoát khỏi tình trạng của kế hoạch hoá tập trung. Trong nền kinh tế mở hiện nay chúng ta thiết lập nhiều quan hệ sản xuất mới nhưng vẫn lấy kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm chủ đạo phát triển kinh tế nhiều thành phần để tận dụng được thế mạnh của từng thành phần kinh tế đó. Do sự đa dạng đó dẫn đến thiết lập các quan hệ phân phối theo lao động có nhiều điểm khác so với thời kì kế hoạch hoá tập trung. Nhà nước cho phép sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tạo ra yếu tố cạnh tranh. Người lao động ngày nay có thể tự do tìm cho mình một công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mình.Quan hệ phân phối trong thời kì này công bằng hơn đối với người lao động. Người làm nhiều thì hưởng nhiểu , người làm ít thì hưởng ít ngươì không làm thì không hưởng. Sự công bằng trong phân phối là yếu tố kích ứng sự nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn , văn hoá …không những của những người lao động hiện thời mà của mọi lớp người trong xã hội. Bởi vì xuất phát từ lợi ích cá nhân của mình khi càng ngày sự phân phối càng công bằng hơn. Nền sản xuất ngày càng có trình độ khoa học kĩ thuật cao hơn đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động ngày một cao hơn, nếu họ không tự thân vận động , không bắt kịp với sự thay đổi đó thì chính bản thân họ sẽ bị nền sản xuất loại trừ, xã hội loại trừ. Khi trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên kết quả dĩ nhiên là họ sẽ được nền sản xuất chấp nhận và thu nhập của họ ngày càng cao, thu nhập đó là thành quả lao động chính đáng với trình độ của họ và nó sẽ làm cho mức sống của họ ngày càng cao. Đó cũng chính là mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên không phải trong giai đoạn hiện nay sự bất công trongphân phối theo lao động đã được dỡ bỏ hoàn toàn. Nền kinh tế thị trường hiện nay luôn có những mặt trái của nó và chúng ta có thể nhìn nhận thấy nó ngay trong vấn đề phân phối. Sự đa dạng hoá về hình thức sở hữu có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực của nó, quá trình sở hữu khác nhau ấy sẽ tạo ra quá trình phân phối khác nhau giữa các tâng lớp dân cư. Như trong xã hội tư bản mà chúng ta đã đề cập chắc chắn nó sẽ làm xuất hiện tình trạng chênh lệch nhau về thu nhập. Quá trình đào thải của xã hội đối với những người có tay nghề thấp trình độ văn hoá thấp kết quả là xã hội lại xuất hiện ngày một nhiều hơn những người thất nghiệp không có công ăn việc làm, trở thành những gánh nặng cho xã hội. Trong quá trình phân phối thành quả lao động đến tay người lao độngcũng còn nhiều bất cập thực tế trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều kẻ “ ngồi mát ăn bát vàng” đó chính là những mảnh vỡ còn sót lại của thời kì bao cấp. Cái tư tưởng kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã ăn sâu vào tư tưởng một số người, kể cả tầng lớp lãnh đạo. Khi đề cập đến khía cạnh kinh tế nhà nước chúng ta thấy kinh tế nhà nước chưa thực sự là gương mẫu để cho các thành phần kinh tế khác noi theo, chúng ta thấy ở đó vẫn còn nhiều tình trạng không làm mà hưởng, làm ít hưởng nhiều, người có trình độ thấp lại lãnh đạo người có trình độ cao hơn, tình trạng ô dù móc ngoặc không phải là không có và người lao động không phải khi nào cũng được hưởng thành quả lao động một cách công bằng. 3) Những giải pháp cho vấn đề phân phối theo lao động ở nước ta. Cơ chế thị trường đã đưa lại nhiều thành tựu do các thành phần kinh tế được nơi lỏng, tạo ra cơ hội phát triển sống động nền kinh tế, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Tính chủ động năng động được phát huy ở mọi người và ở mọi lĩnh vực cơ may về sản xuất và việc làm ngày càng nhiều người lao động dễ dàng tìm cho mình nơi làm việc theo tài năng sở trường và đồng lương hợp lý. Nhưng như đã nói ở trêncơ chế thị trường cũng phát sinh những quan hệ những chừng mực mới gay gắt giữa thành phần kinh tế quốc doanh- tập thể với các thành phân kinh tế cá thể , tư bản tư nhân, tư bản nước ngoài. Trong mối quan hệ nàynhà nước không thể tập trung đầu tư bao cấp , ưu đãi cho kinh tế quốc doanh tập thể như trước các thành phần kinh tế phải được cùng bình đẳng trước pháp luật kinh tế quốc doanh cũng không còn là một hệ thống kinh tế độc quyền như xưa, tuy thế mạnh nắm trong tay lực lượng vật chất kĩ thuật quốc gia to lớn. Nhưng chúng ta thấy rằng trong giai đoạn hiện nay kinh tế nhà nước vẫn chưa phát huy được sức mạnh của nó và chưa thể hiện được vai trò trụ cột trong nền kinh tế nhiều thành phần này.Trong khi đó kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế cá thể có ưu thế nhiều hơn về đầu tư về trang thiết bị đang thích ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường và đang đạt được những hiệu quả kinh tế rất khả thi. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp tích cực cải tổ nền kinh tế hơn nữa trong thời gian tới cụ thể : Một là: cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế quốc doanh, tập thể vững mạnh cổ phần hoá rộng rãi các xí nghiệp quốc doanh đồng thời ban bố luật phá sản đối với các xí nghiệp làm ăn thua lỗ Hai là ta cần thành phần kinh tế quốc doanh mạnh làm cơ sở kinh tế – xã hội để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động đồng thời với việc thu hẹp phạm vi tương đối số lao động nhân viên hưởng biên chế trong khu vực kinh tế nhà nước để tiết kiệm ngân sách nhà nước, tiến hành các biện pháp thi biên chế công chức để tạo ra sự phấn đấu tránh tư tưởng trì trệ của cán bộ công nhân viên nhà nước. Thứ ba là ta cần các thành phần kinh tế quốc doanh làm cơ sở tạo lập một cơ sở hạ tầng định hướng XHCN. Không có một cơ sở hạ tầng như thế, thì cũng không có một nhà nước mang bản chất vô sản của dân, do dân và vì dân được. Trong nền kinh tế tập trung mối quan hệ này tỏ rõ tính đồng nhất tương quan phù hợp sự ăn khớp nhịp nhàng. Trong cơ chế thị trường sự biến động trong cơ cấu thành phần sự đa dạng phức tạp và xu thể tăng của khu vực tư nhân , cá thể, tư bản tác động trực tiếp ngay vào sự ra đời nhà nước cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Mâu thuẫn đã rõ, những nghịch lý phát sinh còn nhiều nhưng mục tiêu xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ được từ bỏ. Giải pháp cho toàn bộ vấn đề này là phải thấy rõ được mối quan hệ biện chứng kéo cách giữa ba nhân tố (vẽ hình) Nhà nước Kiến trúc thượng tầng xã hội cở sở hạ tầng xã hội Kinh tế tập thị trường kinh tế Quốc doanh thể tư nhân Nhân tố thứ nhất, kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa chứa hai sung lực: khu vực kinh tế quốc doanh- tập thể và khu vực tư nhân cá thể tư bản. Nhân tố thứ hai là cơ chế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60717.doc
Tài liệu liên quan