Đề tài Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC. 2

1.1.Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 2

1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. 2

1.1.2. Phân loại ODA. 5

1.1.3 Vai trò của ODA đối với đối tác đầu tư. 7

1.1.4. Điều kiện để được tiếp nhận ODA. 9

1.2. Quản lý Nhà nước về ODA. 9

1.2.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về ODA. 9

1.2.2. Nội dung quản lý Nhà nước về ODA. 15

1.2.3. Các công cụ quản lý Nhà nước về ODA. 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2005. 21

2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam. 21

2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. 21

2.1.2. Nội dung, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. 29

2.2. Một số hạn chế trong quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam giai đoạn 2003-2005. 36

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỐN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM. 38

3.1. Quán triệt quan điểm của Đảng về thu hút ngoại lực để phát triển đất nước. 38

3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng về thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế- xã hội. 38

3.1.2. Quán triệt quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. 39

3.1.3. Quán triệt quan điểm của Đảng trong quản lý Nhà nước về ODA. 40

3.2. Phương hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời kỳ 2006 – 2010. 42

3.2.1. Phương hướng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời kỳ 2006 – 2010. 42

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. 43

3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. 44

3.3.1. Nâng cao nhận thức về ODA. 44

3.3.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng ODA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước. 44

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý Nhà nước về ODA. 45

3.3.4. Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA: 46

3.3.5. Tổ chức quản lý ODA, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ: 47

3.3.6. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thu hút và sử dụng ODA. 48

PHẦN KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất. 1.2.2.3.Kiểm soát việc thu hút và sử dụng ODA Đó là tổng thể những hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội trong thu hút và sử dụng ODA để đạt được những mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Về thực chất, đó là đi đánh giá chính xác những kết quả hoạt động trong thu hút và sử dụng ODA (việc đánh giá này được tiến hành cả trong và sau khi kết thúc quá trinh thu hút và sử dụng ODA) để có những can thiệp hợp lý của Nhà nước tới việc thu hút và sử dụng ODA. 1.2.2.4.Đổi mới phương thức thu hút và sử dụng ODA Mọi giải pháp và hình thức quản lý thu hút ODA luôn luôn biến động theo xu thế biến động chung của thế giới. Do đó, Nhà nước cũng phải luôn theo dõi những biến động này để kịp thời có các điều chỉnh cần thiết (về quan điểm, định hướng, chiến lược, mục tiêu...) thích hợp. 1.2.3. Các công cụ quản lý Nhà nước về ODA Để quản lý Nhà nước có hiệu quả đối với ODA thì Nhà nước hình thành và sử dụng các công cụ cơ bản để truyền dẫn những tác động tới quá trình thu hút và sử dụng ODA. Các công cụ bao gồm: 1.2.3.1.Công cụ pháp luật Công cụ pháp luật về ODA là tổng thể những văn bản pháp luật trực tiếp liên quan đến sự tồn tại, thu hút và sử dụng ODA. Đây chính là nội dung chính hình thành nên cơ chế quản lý ODA. Nó bao gồm: - Các luật liên quan đến ODA do Quốc hội ban hành. Các nghị định, nghị quyết liên quan đến ODA do Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Các thông tư liên quan đến ODA do các Bộ ban hành. Các văn bản hành chính của các bộ, chính quyền các địa phương ban ngành liên quan đến ODA. 1.2.3.2.Công cụ kế hoạch ODA (dự kiến) Nhà nước sử dụng kế hoạch như là một công cụ chính trong quản lý việc thu hút và sử dụng ODA. Nó xác định mục tiêu đạt được trong thu hút và sử dụng ODA của các giai đoạn phát triển kinh tế. Nhờ nó mà Chính phủ đã hình thành tư duy “vượt trước” để tiên đoán được tình hình thay đổi trong thu hút và sử dụng ODA và từ đó đưa ra trước những phương án khắc phục hiệu quả, tiếp cận và trao đổi cởi mở với các nhà tài trợ cũng như định hướng cho các đối tượng sử dụng ODA hành động đúng hướng. Công cụ kế hoạch bao gồm kế hoạch thu hút và sử dụng ODA dài hơi là 10 năm, trung hạn là 5 năm, ngắn hạn là kế hoạch từng năm cụ thể trên bình diện cả nước hoặc của một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Cơ sở xây dựng kế hoạch ODA cho cả nước là dựa vào chiến lược phát triển kinh tế- xã hội dài hạn của cả nước hoặc từng ngành cụ thể, quy hoạch sử dụng ODA chung cho cả nước trong thời gian dài hạn, hay trung hạn, khả năng và cơ hội viện trợ của các nhà tài trợ trong khoảng thời gian đề cập. Khuôn khổ pháp lý về quản lý ODA (hội nghị hàng năm của các nhà tài trợ quốc tế cho nước tiếp nhận và Hội nghị hàng năm của từng nhà tài trợ đối với các nước tiếp nhận). Hình thức kế hoạch ODA sẽ được thể hiện bằng văn bản như báo cáo (của các hội nghị giữa các nước tiếp nhận và đối tác tài trợ), các biên bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, các hiệp định được cam kết chính thức. 1.2.3.3.Công cụ chính sách Đây cũng là một công cụ quan trọng mà Nhà nước thường sử dụng trong quản lý thu hút và sử dụng ODA. Có thể hiểu đó là tổng thể những quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật mà Chính phủ Việt Nam sử dụng trong hoạt động thu hút và sử dụng ODA, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nêu ra trong kế hoạch. Thông thường chính sách thường mang ý nghĩa là một biện pháp cụ thể, đặc trưng được lặp đi lặp lại khi thu hút và sử dụng ODA. Một số chính sách mà Chính phủ đưa ra trong thu hút và sử dụng ODA, như: Chính sách các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Chính sách khai thác thế mạnh của các nhà tài trợ. 1.2.3.4. Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA Đó là hệ thống tổ chức gồm nhiều người, nhiều cơ quan và nhiều bộ phận khác nhau, có mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những chức năng, trách nhiệm, quyền hạn nhất định, bố trí theo những cấp những khâu khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý hiệu quả ODA. Nó thể hiện mối quan hệ dọc và mối quan hệ ngang giữa các bộ phận quản lý Nhà nước về ODA đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong thu hút và sử dụng ODA. Mặt khác, cơ cấu còn là một hệ thống thông tin bao gồm: các trung tâm thu tin, xử lý thông tin và phát tin, đảm bảo cho hoạt động thu hút và sử dụng ODA đúng kế hoạch. 1.2.3.5.Cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về ODA Đó là những người được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí, bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ quản lý ODA, bao gồm các loại như: các cán bộ quản lý Nhà nước ODA ở các Bộ, ban, ngành, các ban quản lý dự án, các chuyên gia và nhân viên thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ quản lý trong cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2005 2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam 2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam do Quốc hội,Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố đều có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật tùy vào thẩm quyền của mình. 2.1.1.1. Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam của Quốc hội, Chính phủ: Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc ra các văn bản pháp luật, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về ODA và cũng có thẩm quyền trong việc ra các văn bản pháp luật như các nghị định Tổng số văn bản: 18 1 Nghị định Số 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 2 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 3 Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 1999 của Chính phủ. 4 Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07năm 1999 của Chính phủ. 5 Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ ban hành về quy chế đấu thầu 6 Nghị định 90/1998/QĐ-TTg ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài. 7 Nghị định số 07/2003/NĐ-CD ngày 30 tháng 1 năm 203 của Chính phủ Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ 8 Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ở Việt Nam 9 Quyết định số 64/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2001của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài 10 Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ Số 17/2004/CT-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2004 Về đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 11 Nghị định của Chính phủ số 123/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội 12 Nghị định 92/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội 13 Quyết định của thủ tướng chính phủ Số 135/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2005 Phê duyệt định hướng quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010 14 Nghị định của Chính phủ số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 Ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài 15 Nghị định của Chính phủ Số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 16 Luật Đấu thầu của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 17 Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 về Xây dựng 18 Nghị định của Chính phủ Số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 Về quản lý chất lượng công trình xây dựng 2.1.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam của các bộ, ngành liên quan: Các Bộ, ban ngành liên quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA như thông tư để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các Nghị đinh.Tổng số văn bản: 30 1 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20 tháng 09 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức Ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ. 2 Thông tư số 42/2001/TT-BTC ngày 12/06/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý hạch toán vốn hoàn thuế GTGT cho các dự án sử dụng nguồn vốn ODA 3 Thông tư số 04/2001/TT-BKH ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài 4 Thông tư số 28/2001/TT-BTC ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn ghi thu, ghi chi Ngân sách nhà nước thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu đối với các dự án cấp nước sử dụng vốn ODA theo cơ chế vay lại Ngân sách nhà nước 5 Thông tư số 52/2000/TT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện miễn thuế, lệ phí đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 6 Thông tư số 02/2000/TT-BKH ngày 12 tháng 01 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên gia nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 211/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. 7 Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư. 8 Thông tư số 82/1999/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 1999 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). 9 Thông tư số 06/1998/TTLT-BKH-BTC ngày 14 tháng 8 năm 1998 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 10 Thông tư Liên tịch số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 tháng 06 năm 1998 của Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vỗn hỗ trợ phát triển chính thức 11 Thông tư số 41/TT-BTC ngày 3 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 12 Quyết định số 96/2000/QĐ/BTC ngày 12 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục rút vốn ODA 13 Quyết định số 72/1999/QĐ-BTC ngày 9 tháng 7 năm 1999 của Bộ Tài chính Ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài 14 Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và Xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước 15 Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 01/2004/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 02 năm 2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thu hút và sử dụng ODA 16 Thông tư của Bộ Tài chính Số 45/2004/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2004 về việc Bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và Xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước 17 Công văn của bộ tài chính số 7711 TC/TCT ngày 1 tháng 7 năm 2004 về việc tăng cường quản lý thuế và quản lý tài chính đối với dự án sử dụng ODA 18 Thông Tư của Bộ Tài chính Số 40/2005/TT-BTC ngày 25 tháng 05 năm 2005 Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 19 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình. 20 Tuyên bố chung Pari về hiệu quả viện trợ. 21 Quyết định về việc ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý. Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài 22 Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ 23 Thông tư: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 24 Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 25 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Số 112/2001/QĐ-BTC ngày 9 tháng 11 năm 2006 Về việc ban hành một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vay nợ 26 Thông tư hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc 27 Nghị định của Chính phủ Số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 28 Thông tư của Bộ Tài chính Số 113/2005/TT-BTC ngày15 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 29 Thông tư của Bộ Tài chính Số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 30 Nghị định của Chính phủ số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Ngay sau khi tái lập quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế vào tháng 10/1993, Việt Nam đã tiến hành công tác nghiên cứu ban hành các văn bản pháp lý để quản lý ODA. Năm 1994, tức là sau 1 năm tiếp nhận ODA, Nghị định số 20/NĐ-CP được ban hành. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho công tác quản lý Nhà nước về ODA và được cộng đồng các nhà tài trợ lúc bấy giờ đánh giá cao do tính phù hợp của nó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thu hút vốn ODA và tính phức tạp trong việc sử dụng loại vốn này, Chính phủ đã liên tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản pháp lý. Kết quả là Nghị định số 87/1997/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý ODA lần lượt ra đời. Nhằm phù hợp với tình hình phát triển đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay, với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP, việc thẩm định và phê duyệt dự án ODA đang được phân cấp mạnh mẽ. Thay vì tình trạng quản lý “từ trên xuống” và tâm lý “người ngoài cuộc”, cơ quan chủ quản và địa phương (được thụ hưởng nguồn vốn ODA), sẽ phải chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt. Điều này sẽ rút ngắn thời gian đưa ra quyết định đầu tư, và đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Theo Nghị định, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA, điều hành về chiến lược, chính sách thu hút, quản lý  và sử dụng ODA; có phân công, phân cấp trong quản lý, kiểm tra, giám sát và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong thu hút, điều phối, quản lý ODA, soạn thảo các văn bản về quản lý và sử dụng ODA, cùng Bộ Tài chính lập kế hoạch giải ngân, bố trí vốn cho các dự án. Cơ quan chủ quản sẽ được cấp thêm “quyền lực mới”: bổ nhiệm chủ dự án, hướng dẫn dự án, cũng như đưa ra quyết định đầu tư với các dự án đầu tư. Điểm mới của Nghị định 131 so với Nghị Định 17 là chủ dự án ODA phải là đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng công trình sau khi dự án kết thúc. Chủ dự án có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA để thực hiện dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, các bộ ngành và địa phương có dự án ODA chỉ đóng vai trò là cơ quan chủ quản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, chứ không làm chủ đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ODA. Chủ chương trình hay dự án (chủ đầu tư) phải thỏa mãn các tiêu chí: là đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng, đồng thời là người quản lý, sử dụng công trình sau khi chương trình, dự án kết thúc. Chủ dự án quyết định thành lập ban quản lý dự án và có thể thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành thông tư hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án. Nghị định cũng nêu rõ, vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực: Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo; Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại; Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; Chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Nghị định 131 cũng quy định sự phân cấp trong thẩm tra thẩm định và phê duyệt chương trình dự án có sử dụng ODA. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư đối với các chương trình dự án quan trọng quốc gia, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng và các chương trình chính sách gắn với khung chính sách mà chính phủ ta cam kết với nhà tài trợ. Cơ quan chủ quản được giao quyền thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tư đối với các chương trình, dự án ODA không thuộc thẩm quyền Thủ tướng. Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy chuyên môn để quản lý hoặc hỗ trợ quản lý Nhà nước trên các khía cạnh khác nhau của việc thu hút và sử dụng vốn ODA, quy trình rút vốn ODA, các chính sách thuế đối với dự án ODA, các văn bản quy định nguyên tắc đấu thầu, thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài... Tóm lại, môi trường pháp lý có liên quan đến thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua đã được cải thiện không ngừng với nhiều văn bản pháp quy ra đời, chỉnh sửa hoàn thiện hơn trước. Việc chỉ đạo kịp thời, cụ thể, nhất là huy động vốn đối ứng theo các điều khoản thỏa thuận từ chính phía Việt Nam, chính sách thuế VAT; việc theo dõi đánh giá dự án ODA có nhiều tiến bộ; việc phân phối để đạt được sự đồng thuận giữa nhà tài trợ và phía Việt Nam có nhiều cởi mở hơn; năng lực thực hiện và quản lý chương trình, dự án của các chuyên gia Việt Nam có nhiều tiến bộ. 2.1.2. Nội dung, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam 2.1.2.1. Nội dung quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng ODA Song song với việc ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động quản lý Nhà nước về ODA, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tiến hành triển khai một loạt các hoạt động tích cực góp phần hỗ trợ công tác quản lý ODA, như: - Lập kế hoạch thu hút và sử dụng ODA từng năm và theo giai đoạn 5 năm. Kế hoạch ODA được xây dựng dựa trên cơ sở và phù hợp với các chương trình tổng thể của quốc gia như: Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế-xã hội (2001-2010), kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội (2001-2005), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng 1996-2010, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam (CPRGS)... - Hàng năm tổ chức Hội nghị CG (hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam) để đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế trong sử dụng ODA năm qua. Từ đó, cùng với các nhà tài trợ thảo luận biện pháp khắc phục những tồn tại còn vướng mắc, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong các năm tới. Hội nghị CG thường niên cũng là dịp để đánh giá năng lực quản lý ODA của Chính phủ và là diễn đàn chính thức để các nhà tài trợ đưa ra cam kết ODA cho Việt Nam. Bên cạnh Hội nghị CG, Chính phủ - mà đại diện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức hội nghị không chính thức giữa kỳ (thường được tổ chức vào tháng 6) nhằm xúc tiến các chương trình nghị sự đã được thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế tại Hội nghị CG năm trước. Thông qua hội nghị này, các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam, cùng với các cơ quan sử dụng ODA cung cấp thông tin cho nhau để tháo gỡ những vướng mắc từ đó thúc đẩy tiến trình thực hiện ODA theo đúng tiến độ đã ký kết. - Thường xuyên kết hợp với các nhà tài trợ, trước hết với các nhà tài trợ lớn đề xuất giải pháp nhằm hài hoà các thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA. Từ đó, thống nhất phương thức quản lý OD nhằm đạt mục tiêu đặt ra cho cả 2 phía. - Thực hiện cơ chế phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước về ODA cho các ngành, địa phương. Cùng với đó, công tác giám sát được coi trọng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được uỷ quyền. - Công tác theo dõi, đánh giá của các cơ quan sử dụng ODA ngày càng được đề cao. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên cả trước, trong và sau khi sử dụng ODA, nhằm phát hiện những vướng mắc phát sinh trong quá trình thu hút và sử dụng ODA từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp. 2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Dưới đây là cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa các cơ quan này trong bộ máy quản lý Nhà nước về ODA được thể hiện rõ trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng ODA sẽ được trình bày trong mục 2.1.2.3. Chính phủ Các tổ chức tài chính quôc tế Nước Tài trợ Bộ KH&ĐT Bộ Tài chính Ngân hàng NNVN VP Chính phủ Các Bộ Ban, ngành UBNN tỉnh,Tp Trực thuộc Tư Dự án triển khai tại địa phương Ban QLDA Nhà tài trợ Ban QLDA cấp tỉnh, TP Dự án triển khai tại cấp Bộ Nhà tài trợ Quản lý trực tiếp Phối hợp quản lý Phối hợp làm việc Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA ở Việt Nam 2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng ODA Theo nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA gồm các nội dung sau: + Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ; ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA và những sửa đổi, bổ sung (nếu có) Danh mục + Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA theo thẩm quyền. + Điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: + Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của từng cơ quan để tổng hợp thành Danh mục yêu cầu tài trợ ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA. + Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA theo thẩm quyền. + Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trình Chính phủ về việc ký kết, tiến hành đàm phán, ký điều ước quốc tế khung về ODA; trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án. + Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức liên quan chuẩn bị chương trình, dự án; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA. + Hỗ trợ các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ. + Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch vốn hàng năm. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng và nhu cầu vốn ứng trước cho chương trình, dự án. + Theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; đôn đốc, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án. Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này. + Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm), đột xuất và theo yêu cầu đặc biệt của Đảng và Nhà nước về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36076.doc
Tài liệu liên quan