Đề tài Thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

Nợ nước ngoài ở nước ta theo công bố từ 7 bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính thì càng ngày càng tăng dần về số lượng vay, trong giai đoạn 2006-2010, tổng dư nợ của nước ta đã tăng từ 18,4 tỷ USD(2006) lên 43,8 tỷ USD(2010). Nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là xấp xỉ 44 tỷ USD ứng với 42,2%GDP. Con số nợ nước ngoài đã tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2009, khi tổng dư nợ nước ngoài là 27,92 tỷ USD, chiếm 39% GDP. Và con số này cũng khác xa con số dự kiến trong Quyết định số: 527/QĐ-TTg về Tổng số dư nợ cuối kỳ là 35,9 tỷ USD tương ứng 30,5%GDP. Hơn thế nữa mức nợ cuối kỳ năm 2010 đã đạt 42,2%GDP cũng chỉ cách con số giới hạn nợ ở mức an toàn so với GDP là 45% một con số tương đối nhỏ.

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5875 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế. Trường hợp thoả thuận giữa cấp có thẩm quyền của Việt Nam với người cho vay có quy định khác thì thực hiện theo thoả thuận với người cho vay 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia - Các nhân tố chủ quan: nhóm các nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả quản lí nợ bắt nguồn từ chính bản thân nền kinh tế của quốc gia đi vay + Môi trường kinh tế vĩ mô: môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích lũy tiết kiệm của người dân và khả năng đi vay của một quốc gia.Do vậy sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư cũng như các hành vi viện trợ và cho vay + Cơ cấu bộ máy quản lí nợ của một quốc gia: quyết định hiệu quả của công tác quản lí.Mặt khác chính cơ quan quản lí này còn quyết định chiến lược sử dụng và triển vọng phát triển kinh tế của đất nước + Hệ thống văn bản pháp luật: một hệ thống văn bản pháp luật về quản lí nợ đầy đủ và chặt chẽ sẽ đảm bảo được hoạt động quản lí có hiệu quả - Các nhân tố khách quan: hiệu quả của quá trình quản lí nợ không chỉ chịu tác động của các nhân tố chủ quan mà còn chịu tác động từ các yếu tố khách quan như: lãi suất,tỷ giá,cơ cấu vay nợ,các ràng buộc trong vay nợ và viện trợ đối với nước đi vay.. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam 2.1.1. Các phương thức nợ chủ yếu của Việt Nam Ngoài yếu tố tiết kiệm trong nước, các quốc gia đang phát triển xem vay nợ để phát triển là con đường mà các nước này buộc phải đi khi cần một nguồn tiền vốn tư bản lớn để mở rộng nền sản xuất, xây dựng và tổ chức các ngành quan trọng làm đòn bẩy phát triển cho cả nền kinh tế. Nợ nước ngoài ở nước ta chủ yếu xuất phát từ ba nguồn chủ yếu sau đây: (số liệu cuối năm 2009) Nợ ODA (74,67% ) Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương (19,92%) - Phát hành trái phiếu quốc tế (5,41%) 2.1.1.1 Nợ ODA Trong các khoản nợ nước ngoài, nợ ODA là khoản nợ vay nước ngoài chủ yếu của Chính phủ trong suốt một thời gian dài. Từ sau mốc 1993 thì trong thời kỳ 1993 – 2010, tổng giá trị ODA cam kết đạt 64,32288 tỷ USD, tổng vốn ODA ký kết đạt 46,31229 tỷ USD (72% tổng lượng ODA cam kết), tổng vốn ODA giải ngân đạt 29,732 tỷ USD (64,1% tổng lượng ODA ký kết). Lượng vốn ODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Kể cả năm 2009 là năm xảy ra khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó có cả các nước phát triển là những nhà tài trợ chủ yếu cho Việt Nam. Mặc dù vậy tại Hội nghi CG mức cam kết vốn ODA đạt mức kỉ lục là 8.063,78 triệu USD. Biểu đồ 2.1: Tình hình ODA cam kết, ký kết và giải ngân (Đơn vị: triệu USD) Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những nhận thức cho rằng ODA là cho không và trách nhiệm trả nợ nguồn vốn vay ODA thuộc về chính phủ. Nhận thức sai lệch như vậy đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn ODA trong các chương trình, dự án. Cho dù hầu hết ODA là dưới dạng các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian trả nợ và ân hạn dài, thì việc sử dụng ODA vẫn là một sự đánh đổi.Nếu sử dụng ODA không hiệu quả, gánh nặng nợ sẽ tăng lên. Và yêu cầu đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA là phải phát huy hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn mà còn phải hữu hiệu trong trung và đặc biệt là dài hạn, nghĩa là thế hệ mai sau phải được hưởng những thành quả do nguồn vốn ODA này mang lại. 2.1.1.2. Vay thương mại thông qua các hợp đồng song phương và đa phương Bao gồm 2 bộ phận: - Vay thương mại qua các hợp đồng song phương và đa phương của chính phủ: Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gianân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính phủ phải được cân nhắc hết sức thận trọng và chỉ quyết định vay khi không còn cách nào khác. Loại hình vay này của nước ta chiếm tỉ trọng khoảng 9,2 % tổng dư nợ nước ngoài (2009) - Bảo lãnh Chính phủ đối với vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng: Bảo lãnh Chính phủ đối với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khi vay nước ngoài được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn lực có giới hạn. Các doanh nghiệp vay nợ có bảo lãnh gồm các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn trong các ngành bưu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không và dệt. Tính đến hết năm 2006, dư nợ được chính phủ bảo lãnh khoảng 1031,18 triệu USD và đến hết năm 2010 là 4624,75 triệu USD. Trong cơ cấu nợ vay có bảo lãnh, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 4,8%), chủ yếu là nợ trung và dài hạn. Nhìn chung nợ có bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu cho quá trình phát triển trung và dài hạn. Năm 2010, tỷ lệ nợ Chính phủ bảo lãnh hiện chiếm 7% so với GDP, trong đó có 5% là vay trong nước, vay nước ngoài chiếm 2%.Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu dư nợ với số tuyệt đối thì vay nước ngoài đang có xu hướng tăng, trong khi vay trong nước đang có xu hướng giảm. 2.1.1.3. Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Việc phát hành trái phiếu quốc tế có thể thực hiện qua 3 hình thức: Chính phủ Việt Nam phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành. - Phát hành trái phiếu Chính Phủ ra thị trường quốc tế: Kể từ năm 2006- 2010, chính phủ đã có 2 đợt phát hành trái phiếu quốc tế thành công: +Đợt phát hành lần thứ nhất, thủ tướng đã yêu cầu trong năm 2007, phát hành trái phiếu Chính phủ khoảng 1 tỷ USD với thời hạn 15 và 20 năm để cho vay lại đối với một số dự án quan trọng như: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và dự án Thủy điện Xê Ca Mản 3 của Tổng Công ty Sông Đà. +Đợt phát hành lần thứ hai, ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. - Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế: Trước tình trạng lãi suất trong nước tăng cao,nhiều doanh nghiệp đã tính đến khả năng huy động vốn từ thị trường vốn quốc tế, tuy nhiên, do vị thế của các doanh nghiệp nên hình thức này còn chưa phát triển. Cuối năm 2009, Công ty cổ phần Vincom (VIC) cũng đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế với mức lãi suất 6% trong thời hạn 5 năm. Đợt phát hành này do Credit Duisse bảo lãnh. Đây là trái phiếu chuyển đổi quốc tế đầu tiên do một doanh nghiệp tư nhân VN phát hành trên thị trường vốn quốc tế và được niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore. Cuối tháng 12.2010, Đại hội cổ đông bất thường Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã thống nhất phát hành trái phiếu quốc tế để huy động 200 triệu USD cho các dự án đã và đang triển khai của HAG. Điển hình trong năm nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương ViettinBank đã xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế với khối lượng phát hành khoảng 500 – 1 tỷ USD trình duyệt trong năm 2011. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN có kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế năm 2011. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhỏ và chưa nhận được sự tín nhiệm tốt trên thị trường TPQT, cho nên yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp VN có thể vay vốn thông qua phát hành TPQT là lãi suất cao. 2.2.1. Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay Nợ nước ngoài ở nước ta theo công bố từ 7 bản tin nợ nước ngoài của Bộ tài chính thì càng ngày càng tăng dần về số lượng vay, trong giai đoạn 2006-2010, tổng dư nợ của nước ta đã tăng từ 18,4 tỷ USD(2006) lên 43,8 tỷ USD(2010). Nợ nước ngoài của Việt Nam trong năm 2010 là xấp xỉ 44 tỷ USD ứng với 42,2%GDP. Con số nợ nước ngoài đã tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2009, khi tổng dư nợ nước ngoài là 27,92 tỷ USD, chiếm 39% GDP. Và con số này cũng khác xa con số dự kiến trong Quyết định số: 527/QĐ-TTg về Tổng số dư nợ cuối kỳ là 35,9 tỷ USD tương ứng 30,5%GDP. Hơn thế nữa mức nợ cuối kỳ năm 2010 đã đạt 42,2%GDP cũng chỉ cách con số giới hạn nợ ở mức an toàn so với GDP là 45% một con số tương đối nhỏ. Hình 2.1. Tổng dư nợ nước ngoài và tổng dư nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam thời kì 2006-2010. Trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng lớn và trong giai đoạn 2004-2010 thì luôn lớn hơn 73% và chưa vượt mức 87% trong tổng dư nợ. Đặc biệt, nợ nước ngoài khu vực tư nhân có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn, trong thời kì 2004-2007 luôn có tỷ trọng nhỏ hơn 20%, nhưng có xu hướng ngày càng tăng đỉnh điểm là năm 2010 chiếm 26,7% trong tổng dư nợ. Mặc dù, nợ nước ngoài ở khu vực công tuy không tăng về giá trị tương đối so với GDP, nhưng về giá trị tuyệt đối thì đều tăng mạnh qua các năm. Hình 2.2. Dư nợ nước ngoài của khu vực tư nhân và khu vực công giai đoạn 2006-2010 Tính riêng trong nợ khu vực công, nợ của chính phủ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với nợ nước ngoài do chính phủ bảo lãnh biểu hiện ở nợ do CP bảo lãnh chỉ bằng gần bằng 1/14 (2006), 1/5 (2008) và 1/6 (2010) so với nợ của CP. Hình 2.3: Tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh từ 2006 – 2010 Về cơ cấu nợ theo lãi suất, thì theo bản tin số 7 về nợ nước ngoài của VN thì phần lớn nợ nước ngoài của Chính phủ có lãi suất thấp từ 0% đến dưới 3%. Cụ thể là trong tổng số gần 27,86 tỷ USD dư nợ thì có tới gần 21,85 tỷ USD ở mức lãi suất này, tăng khoảng 11,1% so với năm 2009. Dư nợ các khoản vay có lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và Euro LIBOR 6 tháng chỉ tăng rất ít trong năm 2010, tổng cộng là trên 1,96 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng của các khoản vay lãi suất cao mới là vượt trội. Có trên 2,15 tỷ USD dư nợ có lãi suất từ 3% đến dưới 6%, tăng tới 43% so với năm trước; lãi suất từ 6-10% có tổng dư nợ trên 1,89 tỷ USD, gấp hơn hai lần năm 2009. 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG CỘNG 14,610.15 17,270.60 18,916.05 23,942.51 27,857.76 LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH 14,362.51 16,839.67 18,294.36 22,029.11 25,895.93 0% - 0.99% 239.46 299.07 257.82 281.73 563.17 1% - 2.99% 11,443.86 13,917.54 15,553.96 19,325.39 21,289.85 3% - 5.99% 1,521.78 1,492.99 1,557.09 1,502.96 2,152.22 6% - 10% 1,157.42 1,130.07 925.49 919.04 1,890.69 LÃI SUẤT THẢ NỔI 247.64 430.93 621.68 1,913.39 1,961.83 Bảng 2.1: Cơ cấu nợ nước ngoài của chính phủ theo lãi suất vay 2006-2010 (triệu USD, áp dụng tỷ giá thời điểm cuối kì) Điều này làm thay đổi rất nhiều nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính phủ, theo sau mỗi bản tin về nợ nước ngoài được công bố. Với cập nhật mới nhất, từ nay đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài cả gốc và lãi mỗi năm xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Mức đỉnh mới về trả nợ sẽ rơi vào năm 2020, với nợ phải trả lên tới gần 2,4 tỷ USD, trong khi chỉ một năm trước, Bộ Tài chính mới đưa mức dự kiến cho năm này khoảng 1,15 tỷ USD. Với những con số trên cho thấy thời điểm cuối kì năm 2010 Việt Nam với dân số ước tính là 86,93 triệu người và thu nhập bình quân đầu người của nước ta trong khi theo thống kê ngày 31/12/2010 là xấp xỉ 1200 (VN vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình, thu nhập đã tăng 1,6 lần, tương ứng với 438USD so với năm 2009) thì cứ trung bình một người dân sẽ gánh 504 USD nợ vay nước ngoài. Có thể thấy gánh nặng nợ lên mỗi người dân là khá cao. Tuy nhiên về mặt lý thuyết, từ năm 2004 đến 2010 nợ nước ngoài của Việt Nam chừa hề vượt ngưỡng 50% (nợ/GNP) tức là mức nợ quá nhiều mà luôn duy trì trong mức nợ vừa phải, mức nợ này vẫn được coi là ở trong giới hạn an toàn. Hệ số Nợ / GNP Nợ / Xuất khẩu Dịch vụ nợ/ Xuất khẩu Chi phí trả lãi / Xuất khẩu Nợ quá nhiều > 50% > 275% >30% >20% Nợ vừa phải 30-50% 165-275% 18-30 % 12-20% Nợ ít < 30% < 165% < 18% <12% Bảng 2.2 Tiêu chuẩn phân loại mức độ nợ của Ngân hàng thế giới ( Nguồn : World Bank ) Trên đây một vài nét về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là với khối lượng nợ tương đối lớn như vậy, nước ta cần phải quản lý nợ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế, và tránh được gánh nặng cho thế hệ mai sau. 2.2. Thực trạng quản lí nợ nước ngoài tại VN: 2.2.1. Quản lí vay và trả nợ nước ngoài - Văn bản điều chỉnh: Các Nghị định 20, 40, 42, 43/NĐ-CP(1994),Nghị định số 90/1998/NĐ- CP nhằm thay thế Nghị định 58- CP (30/8/1992), Nghị định 134/2005/NĐ- CP ngày 1/11/2005 sửa đổi bổ sung cho Nghị định 90, Pháp lệnh Quản lý ngoại hối ngày 13-12-2005, Thông tư 09/2004 TT-NHNN của NHNN hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp… cụ thể: + Nghị định 58/CP (30/8/1993 ): lần đầu tiên các khái niệm liên quan đến vay nợ nước ngoài được đề cập và làm rõ trong một văn bản pháp quy của Nhà nước. Nghị định đã đánh dấu bước chuyển về chất trong nguyên tắc vay vốn nước ngoài ở nước ta. Đó là việc chuyển từ phương thức vay theo kế khoạch phân bổ của Nhà nước với sự tách biệt trong trách nhiệm giữa người đi vay với người sử dụng, giữa bên sử dụng với bên trả nợ sang nguyên tắc tự vay, tự trả. + Các Nghị định 20/CP, 40/CP, 42/CP, 43/CP(1994) quy định một cách cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề quản lý nợ, qua đó, phát huy tính chuyên môn hoá cao trong hoạt động quản lý đối với từng bộ phận: Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư … + Ra đời của Quy chế “ Bảo lãnh và tái bảo hành vay vốn nước ngoài ” ban hành kèm theo Quyết định số 263-QĐ/NH14(21-2-1994) của thống đốc NHNN, Quyết định số 263-QĐ/NH14(19-9-1995),Thông tư 17-TC/TCĐN(5-3-1994) của Bộ Tài Chính “ Hướng dẫn việc quản lý vốn vay nước ngoài của Chính Phủ ”, Thông tư 07-TT-NH7(23-3-1994) của NHNN “ Hướng đẫn việc quản lý vay và trả NNN của doanh nghiệp ”, Thông tư liên bộ số 09-TC/NH(30-5-1994)của NHNN và Bộ Tài Chính “ Về việc quản lý và sử dụng vốn vay của các TCTD quốc tế ”. Được sửa đổi trong Quyết định số 161-QĐ/NH (8-6-1996) của Thống đốc NHNN. + Quyết định số 160-QĐ-NH7 + Nghị định số 90/1998/NĐ- CP thay thế Nghị định 58- CP và thông tư 07/TT-NH7 (26-3-1994)cũng được thay thế bằng Thông tư 03/1999 –TT-NHNN7 (12-8-1999), đồng thời ban hành bổ sung hai quyết định : 308/1999/QĐ-NHNN7 quy định các điều kiện vay nước ngoài, 26/2000/QĐ-NHNN7 quy định việc xây dựng và điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm các doanh nghiệp. + Tháng 4 năm 2009 quyết định số 527/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” được ban hành + Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công. + Thông tư 56/2011/TT-BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn cụ thể phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia được quy định tại Điều 7 và tổ chức hoạt động giám sát về nợ công quy định tại Điều 8 của Nghị định số 79/2010/NĐ-CP. + Mới đây nhất là dự thảo nghị định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh Chính phủ. - Cơ quan quản lý: Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Bộ tư pháp và các cơ quan liên quan khác. Với trách nhiệm cụ thể được qui định (Điều 6 Nghị định 134/2005/NĐ- CP) - Các mục tiêu quản lý được định hướng theo từng giai đoạn, phù hợp với xu thế, nhu cầu của nền kinh tế. 2.2.1.1. Nợ chính phủ và chính phủ bảo lãnh - Qui mô: tổng lượng vốn vay nợ ngày càng tăng và lớn (Các Bản tin nợ nước ngoài của Bộ Tài chính) - Cơ cấu: chủ yếu là nợ song phương nợ ODA, ưu đãi, thời hạn dài, có nhiều ràng buộc về kinh tế chính trị, thể hiện khả năng trả nợ của Việt Nam chưa cao - Tỷ số tương quan: cao so các chỉ tiêu kinh tế như GDP, GNP, giá trị xuất khẩu… tuy nhiên vẫn ở ngưỡng an toàn (tỷ lệ an toàn trên thu NSNN là duới 250%, xuất khẩu là dưới150%). Từ năm 2004 đến 2010, tỷ lệ nợ nước ngoài/Xuất khẩu thấp, dưới 60%, tỷ lệ nợ nước ngoài/Thu ngân sách luôn nhỏ hơn 150% Bảng 2.3: Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài ở nước ta trong giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP(%) 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngoài khu vực công so GDP (%) 25.7 28.2 25.1 29.3 31.1 Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so với xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%) 4 3.8 3.3 4.2 3.4 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu NSNN (%) 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7 Dự trữ ngoại hối so tổng dư nợ ngắn hạn (%) 6380 10177 2808 290 187 Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so thu ngân sách nhà nước (%) 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8 Bảng 2.4: Dư nợ, rút vốn và trả nợ nước ngoài của Chính Phủ và được Chính phủ bảo lãnh giai đoạn từ 2006- 2010 (Đơn vị: Triệu USD) 2006 2007 2008 2009 2010 Dư nợ 15,641.33 19,252.55 21,816.50 27,928.67 32,500.51 · Của Chính phủ 14,610.15 17,270.60 18,916.05 23,942.51 27,857.76 · Được chính phủ bảo lãnh 1,031.18 1,981.95 2,900.46 3,986.16 4,642.75 Tổng trả nợ trong kì 764.5 885.9 1,103.88 1,290.93 1,672.32 · Của Chính phủ 601.53 701.4 820.78 887.23 1,131.00 · Được chính phủ bảo lãnh 162.97 184.5 283.1 403.7 541.31 Bảng 2.5: Nghĩa vụ trả nợ các năm từ 2006-2010 (Đơn vị: tỷ đồng) 2006 2007 2008 2009 2010 Nghĩa vụ trả nợ 9,777.62 10,364.40 13,965.00 21,539.34 17,075.50 Tổng nợ trả 6,945.36 8,138.13 17,955.79 21,861.21 30,969.29 => Nhận xét: - Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ và chính phủ bảo lãnh được thực hiện đầy đủ, đó là các khoản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ vay. - Việc quản lý chưa hợp lý: lượng nợ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với GDP,vẫn “đảm bảo khả năng trả nợ và trong tỷ lệ an toàn” nhưng không đáp ứng được nhu cầu của các dự án cần thiết. - Điều chỉnh cơ cấu vay nợ chưa phù hợp với nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, khi xảy ra khủng hoảng thì vốn vay nước ngoài không giảm mà còn tăng, chủ yếu vay nước ngoài với lãi suất cao mà không tận dụng nguồn vốn trong nước với lãi suất thấp hơn. - Hệ thống, mô hình quản lí đã được chuyên môn hóa cho Bộ Tài chính và NHNN nhưng vẫn còn chồng chéo, sự phối hợp giữa 2 cơ quan này chưa được cao và đồng bộ để có được những kết quả tích cực. 2.2.1.2. Vốn vay của doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh Việc vay và trả nợ của DN được quy định cụ thể tại các thông tư, nghị định, qui chế của Chính phủ, NHNN, Bộ tài chính… (Ví dụ như Thông tư 09/2004 TT-NHNN) Hiện nay đang điều chỉnh để các khoản tự vay tự trả Siết chặt để quản lý thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo an toàn vốn nhà nước. tập đoàn, tổng công ty nhà nước muốn vay nước ngoài phải được cơ quan đại diện vốn sở hữu trong doanh nghiệp phê duyệt phương án huy động vốn vay. Mặt khác, kim ngạch vay phải được Bộ Tài chính đồng ý và xác nhận nằm trong giới hạn an toàn nợ nước ngoài của quốc gia, phù hợp với quy định hiện hành. Cho vay đồng VND ở nước ngoài để có thể tránh được rủi ro về tỷ giá và sức ép mua ngoại tệ để trả nợ. Nhận xét: Quản lý vay theo kiểu tự vay tự trả chưa chặt chẽ, chưa có đủ điều kiện để mỗi DN tự vay thỏa thuận theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về các khoản vay đó. Quản lý theo kiểu nắm đàng chuôi của Chính phủ, gây nhiều khó khăn cho DN khi hoạt động trên thị trường cũng như tiến hành dự án đầu tư của mình. 2.2.1.3. Các khoản vay của cá nhân Việc cá nhân vay đã được đảm bảo quyền lợi ở Điều 22 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ nhưng thực tế thì vẫn chưa được thực hiện do lo ngại về những rủi ro đô la hóa Muốn vay để kinh doanh thì cần phải thành lập doanh nghiệp còn các mục đích khác rất khó khăn, luôn bị cân nhắc. 2.2.2. Quản lý sử dụng - Vay nợ nước ngoài của Chính phủ, đặc biệt là vốn ODA được ưu tiên sử dụng để phát triển kinh tế xã hội: + Phát triển hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và đường hang không) + Phát triển hệ thống nguồn và lưới điện + Phát triển nông nghiệp và nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo + Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường + Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình + Giáo dục, đào tạo và dạy nghề + Khoa học công nghệ, môi trường + Tăng cường năng lực, phát triển thể chế quản lý nhà nước Cho vay lại: Theo Nghị định số 78/2010/NĐ-CP: lãi suất cho vay lại vốn vay thương mại, vay ưu đãi bằng lãi suất vay nước ngoài. Đối với cho vay lại vốn vay ODA, lãi suất cho vay lại bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài được tính bằng 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu tương ứng với thời hạn cho vay lại tại thời điểm xác định điều kiện cho vay lại. Trường hợp mức 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu nêu trên thấp hơn lãi suất vay nước ngoài thì lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức bằng 30% mức lãi suất cho vay lại bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi suất vay nước ngoài. Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi này do Thủ tướng Chính phủ quy định. Trường hợp cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài. Nguồn vay nợ nước ngoài là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho NSNN, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế. Thực hiện dự án thường bị chậm ở nhiều khâu: chậm thủ tục, chậm triển khai, chậm giải ngân, tỷ lệ giải ngân thấp. Do vậy, thời gian hoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tế thường tăng hơi so với dự kiến và cam kết, đồng thời làm giảm tính hiệu quả của dự án khi đi vào vận hành, khai thác. Công tác theo dõi đánh giá tình hình đầu tư chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công trình sau đầu tư còn bỏ ngỏ, ngoại trừ các dự án vay lại và đang trong thời gian trả nợ. Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một công trình khi đưa vào vận hành khai thác. Gây ra sự lãng phí và né tránh trách nhiệm của từng bộ phận liên quan. Quản lý tránh thất thoát và lãng phí cũng còn yếu kém, trường hợp như PMU18, dự án Đại lộ Đông Tây, Vinashin, các dự án định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số… Nhà nước đi vay nợ nước ngoài bằng phát hành trái phiếu chính phủ rồi giao cho Vinashin, nhưng những dự án đầu tư của Vinashin đều không có hiệu quả, còn gây thất thoát như việc mua tàu Hoa Sen khi chưa được sự cho phép của Chính phủ, mua nhà máy điện cũ nát… Qua những dự án như thế này cho ta thấy rõ ràng là vốn vay nước ngoài được chính phủ “đầu tư cho các DN hay tập đoàn Nhà nước” chỉ như là cho mà không cần biết hiệu quả sử dụng đến đâu, các tổ chức đó sử dụng vốn đó vào việc gì và mang lại những lợi ích gì cho nền kinh tế cũng như cho sự phát triển của xã hội và để đảm bảo cho khả năng trả nợ sau này. 2.3. Nguyên nhân - Mô hình quản lý: có thể tận dụng được trình độ và khả năng làm việc của các chuyên gia, giúp cho công tác quản lý được thực hiện một cách bài bản hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng quản lý cho một cơ quan nhưng còn những trở ngại trong công tác thu thập, tổng hợp số liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác và kịp thời của thông tin, và do đó tạo ra nhiều khó khăn trong công tác dự đoán; nhiều khi còn tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp trong các chức năng, nhiệm vụ quản lý giữa các cơ quan, gây khó khăn cho quản lý, sự thống nhất và liên hệ giữa các cơ quan quản lý. - Khung thể chế nhiều qui định cụ thể về các hoạt động vay vốn nhưng chưa có hiệu quả, rõ ràng, tạo ra một thứ bùng nhùng - Sử dụng vốn chưa thật sự sinh ra lợi nhuận hay tạo điều kiện để phát triển kinh tế, an sinh xã hội - Chưa chú trọng đến việc quản lí sử dụng. Rõ ràng các văn bản về vay và trả nợ rất nhiều nhưng về việc quản lý sử dụng không được đề cập đến. - Tham nhũng, quan liêu trong vấn đề vay và sử dụng, đội ngũ quản lý mâu thuẫn… Ví dụ vụ phá sản của tập đoàn Vinashin: Năm 2005 Vinashin được ủy thác toàn bộ 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu chính phủ , lãi suất thực trả là 7,125%, lãi suất danh nghĩa là 6,825% với đảm bảo khả năng thanh toán nợ trong tầm tay của ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ bằng những lí lẽ về các hợp đồng và dự án trong tương lai của Tổng công ty (có đơn đặt hàng đến hết 2009 với số hợp đồng ký chính thức khoảng 1 tỷ USD, hợp đồng thoả thuận ước 0,5 tỷ USD và đang tiếp tục đàm phán đơn hàng cho đến 2012) cùng với cam kết sẽ giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của Bộ Tài chính, ban hành Quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuc trang quan ly no nuoc ngoai cua VN nhom 8.doc
Tài liệu liên quan