PHẦN I 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1
I. TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1
1. Khái niệm và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương 1
2. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương 2
4. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương và các chế độ tiền lương 9
4.1 Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9
4.2. Các chế độ tiền lương 12
5. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 14
5.1. Thủ tục, chứng từ hạch toán 14
5.2. Trích trước tiền lương phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. 15
5.3. Tài khoản hạch toán 15
5.4. Phương pháp hạch toán 16
II. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 19
1.1. Mục tiêu kiểm toán chung 20
1.2. Các mục tiêu chung khác 21
2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù 22
61 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán kiểm toán (aasc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng)
Có TK 334
Số tiền lương thực tế phải trả trong kỳ (nếu có):
Nợ TK335.
Có TK334.
II. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Mục tiêu chung
1.1. Mục tiêu kiểm toán chung
Là một loại hình kiểm toán, kiểm toán tài chính cũng thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiển về đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán nói chung và đối tượng kiểm toán tài chính nói riêng luôn chứa đựng nhiều mối quan hệ về kinh tế và pháp lý phong phú và đa dạng. Do đó nen chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến cần được xác định thật khoa học. Hơn nữa, trong kiểm toán tài chính, ý kiên hay kết luận kiểm toán không phải phục vụ cho bản thân người lập hay người xác minh mà phục vụ cho người quan tâm đến tính trung thực và hợp pháp của báo cáo tài chính. Do đó kết luận này phải dựa trên bằng chứng đầy đủ và có hiệu lức với chi phí kiểm toán ít nhất. Do vậy, việc xác định hệ thống mục tiêu kiểm toán khoa học trên cơ sở các mối quan hệ vốn có của đối tượng và của khách thể kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả hoạt động kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, Khoản 11 xác định:
“Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng (khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trên) báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yêu hay không”.
Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.
Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phán ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.2. Các mục tiêu chung khác
Mục tiêu hiệu lực: Là hướng xác minh vào tính có thật của số tiền trên các khoản muc. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó, số tiền ghi vào Báo cáo tài chính phải là con số thực tế.
Mục tiêu trọn ven: Là hướng xác minh váo sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Chẳng hạn, không ghi một khoản bán hàng thực tế đã xảy ra vào nhật ký và sổ cái để tính vào số tiền trên khoản mục tương ứng là vi phạm mục tiêu trọn ven.
Mục tiêu này cũng là phần bổ sung cho xác nhận về tính trọn của nhà quản lý.
Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Bổ sung cho cam kết về quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyên sỡ hưu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn. Thực chất của các mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối tài sản.
Mục tiêu định giá: Là hướng xác minh vào cách thức và kết quả biêu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiêt khấu, thu nhập) thành tiền. Như vậy mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực tế kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tăc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không ngoại trừ xem xet tới liên hệ về cơ cấu có ảnh hưởng tới số tiền ghi trong các Báo cáo tài chính như việc thẩm tra các khoản chiết khấu, hối khấu, lãi suất, cổ tức Đây là những khoản cấu thành chi phí, thu thập, tài sản và vốn. Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng hơn cam kết của nhả quản lý về định giá và phân phối.
Mục tiêu phân loại: Là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiêp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc săp xếp các tài khoản trong các Báo cáo tài chính theo bản chât kinh tế của chúng được thể hiện bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Trong các văn bản này hệ thống TK là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vôn của khách hàng. Đồng thời giới hạn về thời gian, đặc biệt là những nghiệp vụ xãy ra cuối kỳ kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi chép vào các tài khoản. Với nội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cam kết về phân loại và trình bày.
Mục tiêu chính xác cơ học: Là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ướng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ sang trang phải thống nhất.
Mục tiêu trình bày: Hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh các tài khoản) vào Báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiêm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc bảng cân đối tài sản và Báo cáo kêt quản kinh doanh cùng các thông tin có liên quan đã được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó mục tiêu này là phần bổ sung của kiểm toán viên vào xác nhận của nhà quản lý về sự trình bày và thuyết minh.
Hiểu được mục tiêu chung của kiểm toán mới là bước bắt đầu, vấn đề quan trọng tiếp sau là cụ thể hoá các mục tiêu chung này vào các khoản mục, phần hành cụ thể.
2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Mục tiêu chung
Mục tiêu đặc thù
Mục tiêu về sự hiện hữu và có thực
Các nghiệp vụ tiền lương đã được ghi chép thì thực sự đã xảy ra.
Các khoản chi phí tiền lương và các khoản tiền lương chưa thanh toán thực sự tồn tại
Mục tiêu trọn vẹn
- Tất cả các nghiệp vụ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ và đúng với thực tế
Mục tiêu về quyền và nghĩa vụ
Thường không quan trọng lắm
Mục tiêu đo lường và đánh giá
Những giá trị đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng
Ảnh hưởng tới việc lập các báo cáo các khoản phải nộp, các khoản phải nộp khác có liên quan.
Mục tiêu phân loại và trình bày
Tất cả các khoản chi lương và các khoản thanh toán cho công nhân viên phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp.
III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán, vì vậy có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số điểm sau:
- Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng.
- Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp có hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiên hành kiểm toán toán đúng chương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng.
- Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được bất đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán toán đã lập kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiên hành cũng như trách nhiệm của mỗi bên
- Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng của công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 chĩ rõ Lập kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đựoc lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và các chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán bao gồm ba bộ phận cấu thành:
Kế hoạch chiên lược
Kế hoạch kiểm toán tổng thể
Chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc như sau:
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích
Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Quy trình băt đầu khi công ty kiểm toán tiếp nhận một khách hàng. Thu nhận khách hàng là quá trình gồm hai bước: thứ nhất, phải có sự liên hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. Còn đối với những khách hành hiện tại, kiểm toán viên phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tượng lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và kí kết hợp đồng kiểm toán.
- Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Kiểm toán viên phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có làm tăng rui ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó, kiểm toán viến phải tiến hành các công việc như sau:
Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng
Tính liêm chính của ban giám đốc
Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiêm
Nhận diện lý do kiểm toán của công ty khách hàng
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán
1.2. Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi đã ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên bắt đầu thực hiện lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trước hết kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin cơ sở để nhằm đạt được sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 310 đã quy định “ để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hoặc thu thập để hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng để có thể nhận thức và xác định các sự kiện nghiệp vụ, thực tiễn của đơn vị”. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá có khả năng có sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác.
Tìm hiểu ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng
Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
Tham quan nhà xưởng
Nhận diện các bên hữu quan
Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Riêng đối với kiểm toán tiền lương và nhân viên thì kiểm toán viên cần thu thập những thông tin chủ yếu về việc tuyển dụng và thuên mướn nhân viên, số lượng, chất lượng lao động, sự phân bổ nhân lực
1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm những loại sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước.
Biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng và các cam kết quan trọng
Riên đối với kiểm toán tiền lương và nhân viên thì kiểm toán viên cần thu thập tìm hiểu về hợp đồng, khế ước, đinh mức lao động và các văn bản liên quan đến thanh toán tiền lương, các quy định của pháp luật, các chính sách tài chính liên quan đến tiền lương và nhân viên, quy chế nhân viên
1.4. Thực hiện thủ tục phân tích
Theo chuẩn mực kiểm toán hiện hành các thủ tục phẩn tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Thủ tục phân tích, theo đinh nghỉa của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”.
Ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, sau khi thu thập được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nôi dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm các mục tiêu sau đây:
Thu thập hiểu biết về nội dung các báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước.
Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doang của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính. Mức độ, phạm vi và thời gian áp dụng các thủ tục phân tích thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Việc xây dựng các thủ tục phân tích bao hàm một số bước đặc thù như xác định mục tiêu, thiết kế các cuộc khảo sát, tiến hành khảo sát, phân tích kết quả và đưa ra kết luận.
Các thủ tục phân tich được kiểm toán viên sử dụng gồm hai loại cơ bản:
Phân tich ngang (phân tích xu hướng): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính.
Các chỉ tiêu được sử dụng ngang bao gồm:
So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau và qua đó kiểm toán viên thấy được những biến động bất thường và xác đinh được các lĩnh vực cần quan tâm. Ví dụ, tỉ số thanh toán hiên hành giảm đột ngột với quy mô lớn cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tình hình tài chính, khả năng thanh toán công nợ
So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của kiểm toán viên.
So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ kiện chung của ngành.
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính.
Các tỉ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ suất về khả năng thanh toán, các tỷ suất về khả năng sinh lời
1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
1.5.1. Đánh giá tính trọng yếu
Các bước thực hiện ở trên chỉ thu thập được các thông tin mang tính chất khách quan về khách hàng, đến bước này kiểm toán viên sẽ căn cứ vào thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạch kế toán phù hợp.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhân được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và ảnh hưởng của các sai sót lên báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán. Ở đây kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và phân bổ mức ảnh hưởng đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính.
Ước lượng ban đầu về trọng yếu
Ước lượng ban đầu về trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở mức đó các Báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẩn chưa ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác là những sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ Báo cáo tài chính.
Ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận:
Xây dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu để giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch thu thập bằng chứng thích hợp. Sự ước lượng này là một trong những ước lượng quan trọng nhất mà kiểm toán viên phải làm.
Thông thường các bằng chứng được thu thập theo các bộ phận hơn là thu thập tổng hợp cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Do vậy, việc phân bổ mức trọng yếu cho môi bộ phận là điều thiết yếu. Hơn nữa, nó giúp cho kiểm toán viên xác đinh được trọng tâm các bộ phận tiến hành và từ đó đưa ra mức bằng chứng hợp lý cần thu thập.
Xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương:
Việc xác định mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương là một yếu tố quan trọng trong tổ chức công tác kiểm toán. Công việc này không những có ý nghĩa rất lớn đối với tính chính xác và trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính mà là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán. Tuy nhiên mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theo lương được xây dựng trên nhiều yếu tốkhác nhau. Việc đưa ra một mức trọng yếu ban đầu phụ thuộc vào:
Mức độ lớn của tiền lương và các khoản trích theo lương và tỉ trọng của nó trong sản xuất kinh doanh.
Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Thông thường, đối với khoản mục tiền lương và các khoản mục trích theo lương kiểm toán viên thương xác định mức trọng yếu với quy mô tương đối lớn, tổng thể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương là doanh thu hoặc giá vốn.
1.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra nhận xét không thich hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Do sự giới hạn của chọn mẫu kiểm toán và việc phát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận được che dấu kỹ là rất khó khăn nên kiểm toán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính. Vì vậy luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung.
Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn có ý nghĩa quan trọng đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộ công tác kiểm toán nói chung.
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và ngược chiều nhau, nghĩa là mức trọng yếu càng cao thì mức rủi ro càng thập và ngược lại. Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì mức rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót đó sẽ giảm xuống. Ngược lại, có thể giảm mức độ trọng yếu có thể chấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên. Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đến lượng bằng chứng cần thu thập. Khi kiểm toán viên ước lượng mức độ trọng yếu càng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều và ngược lại.
Đối với tiền lương và nhân viên, rủi ro của khoản mục này nhỏ nên tính trọng yếu lớn và do đó số lượng bằng chứng câng thu thập sẽ nhỏ.
1.6. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả. Kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểm soát và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được”.
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần hết sức quan trọng mà kiểm toán viên cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp cho kiểm toán viên xây dựng cách tiếp cận kiểm toán có hiệu quả.
Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với công tác kiểm toán. Mức độ rủi ro kiểm soát quyết định nội dung, thời hạn, phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết định khối lượng công tác kiểm toán cần thiết. Nết rủi ro kiểm soát cao kiểm toán viên sẽ không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và áp dụng phương pháp tuân thủ và khối lượng thử nghiệm tuân thủ cũng tăng lên hơn rất nhiều so với lúc kiểm toán viên dựa vào hệ thống kiểm soát. Và ngược lại rủi ro kiểm toán được đánh giá thấp thì kiểm toán viên có thể dựa vào kiểm soát nội bộ để giảm các thự nghiệm cơ bản. Do vậy, sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như sự đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên:
Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trên báo cáo tài chính.
Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng.
Thiết kê phương pháp thích hợp.
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện theo các bước sau:
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát.
Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát.
Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 thì chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tông thể. Chương trình kiểm toán của hầu hết các công tykrt được thiết kế thành ba phần: Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp số dư. Mỗi phần chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và các khoản mục trên Báo cáo tài chính.
Thiết kế trắc nghiệm công việc:
Các thủ tục kiểm toán: thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công việc thương tuân theo phương pháp luận với bốn bước sau:
Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang được khảo sát.
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ.
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nói trên.
Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo mục tiêu kiểm soát nội bộ có xét đến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thử nghiểm kiểm soát.
Quy mô mẫu chọn: thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử dụng để ước tính tỷ lệ phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm.
Khoản mục được chon: sau khi xác định quy mô mẫu chọn, kiểm toán viên phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể.
Thời gian thực hiện: Thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm.
Thiết kế các thủ tục phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các tài khoản đang được kiểm toán. Trên cơ sở của kết quả của thực hiện các trắc nghiệm phân tích đó kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hày thu hẹp các trắc nghiệm trực tiếp số dư. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quy trình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tài khoản và được thực hiện qua các bước sau:
Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra.
Tính toán giá trị ước tính của các tài khoản cần kiểm tra.
Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được.
Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra.
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh gia kết quả kiểm tra.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán: Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định sai số cho từng khoản mục. Sai số chấp nhận cho từng khoản mục càng thấp thì đòi hỏi số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều. Và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại.
Rủi ro cố hữu của khoản mục càng cao thì số lượng bằng chững kiểm toán càng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được mở rộng và ngược lại.
Đánh giá rủi ro kiểm soát với các chu trình kiểm toán được thực hiện: quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư và nghiệp vụ sẽ giảm xuống và do đó chi phí kiểm toán sẽ giảm và ngược lại.
Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích: các hình thức trắc nghiệm này được thiết kế với dự kiến đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnh hưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo.
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của các khoản mục đang xét: các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế thành các thành phần:
Các thủ tục kiểm toán: được dựa trên các kỷ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và được thiết kế dựa vào những xét đoán nghề nghiệp quan trọng.
Quy mô mẫu chọn: được xác định thẹo phương pháp chọn mẫu thông dụng để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT389.doc