Đề tài Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian qua

 

Mục lục

nội dung 1

Phần một 1

Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình phát triển kinh tế việt nam 1

I- Vai trò của ngành thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. 1

1- Vai trò xuất khẩu, sự phát triển kinh tế - xã hội. 1

2- Vai trò ngành thuỷ sản với phát triển kinh tế. 4

II. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 8

1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thuỷ sản Việt Nam 8

2. Thị trường thuỷ sản thế giới 14

3. Khả năng tham gia thị trường thuỷ sản Việt Nam vào thị trường thế giới. 24

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. 25

Chương II 32

Thực trạng sản xuất và xuất khẩu 32

thủy sản Việt Nam thời gian qua. 32

I. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam 32

1. Tiềm năng thủy sản 32

2. Tình hình đánh bắt thủy sản thời gian qua. 33

II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 44

1.Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 44

2.Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. 49

3.Những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 55

4. Giá cả thuỷ sản Việt Nam. 56

III. Những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. 59

1. Những nhận định xu hướng xuất khẩu thuỷ sản 10 năm tới và triển vọng của Việt Nam. 59

2. Những thành tự đã đạt được. 60

3. Những mặt tồn tại 61

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3040 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iới là rất lớn. Trong năm qua. Sự nỗ lực tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản là nguyên nhân làm kim ngạch xuất khẩu tăng theo báo cáo của Bộ thuỷ sản, Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapo thì hiện nay có 5 thị trường chính là Nhật, Mỹ, Eu, Trung Quốc và khu vực Đông Nam á. Thị trường Nhật bản trong năm đầu của thập kỷ 90 chiếm 65-75% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, song do sự biến động trong khu vực và đồng tiền yên mất giá nên thị trường này đã giảm xuống, nhưng đến thời điểm này vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 40,70% với kim ngạch xuất khẩu đạt 381,3 triệu USD. Đứng sau nhật là Mỹ, thị trường này đang dần được cải thiện từ 7-8% thị phần này tăng lên, 13,8%. Tuy nhiên sức cạnh tranh thị trường này còn rất thấp, chỉ ít doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ, tiếp đến là thị trường T. Quốc, Hồng Kông với 117 triệu USD chiếm USD chiếm 12,5%. Ngược lại thị trường Đông Âu đang nguy cơ giảm xuống từ 12,05% xuống 9,6% (1999). Ngoài ra thị trường Đông Nam á có nhiều biến chuyển cải thiện dần. Như vậy trong năm qua thì khả năng tham gia của thị trường thuỷ sản Việt Nam là rất lớn trên thị trường thế giới. Đặc biệt có sự biến chuyển lớn tỏng những năm gần đây, từ thị trường nhỏ bế nay đã vươn lên tầm khu vực và thế giới. Với cơ hội mở của hội nhập khu vực, Việt Nam tham gia vào hiệp hội các nước ASEAN quan hệ thương mại Việt Mỹ, vùng quan hệ khác mở rộng thì khả năng hoạt động buôn bán thuỷ sản ngày càng mở rộng và ngang tầm cao mới. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Bất cứ hoạt động kinh doanh xuất khẩu nào của một nước thì luôn ảnh hưởng chi phối yếu tố khác nhau ở đây gọi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này tác động rất rõ dệt và kim ngạch xuất khẩu, cũng như giá cả... ở đây gồm yếu tố ảnh hưởng sau. XKTS Yếu tố khủng hoảng Môi trường quốc tế Yếu tố chính trị pháp luật Yếu tố giá cả Yếu tố thuế hạn ngạch Môi trường địa lý Môi trường xã hội Yếu tố công nghệ 3.1. Yếu tố, giá cả. yếu tố giá cả luôn được quan tâm trong bất cứ hoạt động xuất khẩu nào. Đối ngành thuỷ sản thì giá cả vẫn là, yếu tố hàng đầu để cạnh tranh với chính mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của nước khác trong khu vực và thế giới. Mà nó còn, cạnh tranh những sản phẩm thay thế nó, như thịt lợn, thịt bò... Yếu tố giá luôn tác động trực tiếp tới cầu của mặt hàng trên thị trường thế giới. Khi những mặt hàng thay thế nó mà quá cao dẫn tình trạng người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng thuỷ sản và ngược lại. Nhưng đối Việt Nam do điều kiện về đầu vào thường rẻ hơn so nước khác (lao động, vốn...) nên việc đầu ra, giá rẻ là điều tất nhiên. Chính những yếu tố giá rẻ là điều kiện để cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Như vậy yếu tố giá là yếu tố mà ảnh hưởng trực tiếp hoạt động xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Nhưng hiện nay việc giá cả sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc rất lớn vào công nghệ chế biến. Nếu sản phẩm qua chế biến thì giá cả rất cao, hơn so khi xuất khẩu ở dạng thô. Vì vậy hoạt động giá cả luôn yếu tố quan tâm cung cầu của thị trường TSTG. 3.2. Yếu tố thuế, Hạn ngạch. Hạn ngạch và thuế, cũng là yếu tố cản trở rất lớn việc xuất khẩu thuỷ sản thế giới. Nó tạo ra rào cản để hàng nhập khẩu của các nước khác không vào được. Hoặc trường hợp đánh thuế quá cao làm giảm mặt hàng xuất khẩu của nướ khác, vào trong nước, dẫn tình trạng làm tăng giá cả mặt hàng xuất khẩu. Thì khi đó những mặt hàng xuất khẩu đó do giá qua cao khả năng cạnh tranh mặt hàng trong tương lai là không có, hay đối với hạn ngạch chỉ nhập lượng nhất định sẽ giảm tình trạng xuất khẩu nước khác vào trong nước. Đó là tình trạng của nhiều nước nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới hiện nay như: Mỹ, nhiều nước EU. Họ tạo ra hàng rào, thuế quan mức rất cao, làm hàng thuỷ sản nước khác không vào được hoặc vào được thì không có khả năng cạnh tranh được. Như vậy, yếu tố thuế quan và hạn ngạch ảnh hưởng rất lớ tới xuất khẩu thuỷ sản trên thị trường, thế giới. Nó làm tình trạng hàng thuỷ sản xuất khẩu giảm đi hoặc không khả năng cạnh tranh những mặt hàng thuỷ sản của họ. 3.3. Yếu tố môi trường quốc tế. Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến xu hướn phát triển thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Việt Nam đã tham gia các tổ chức: ASEAN, AFTA, APEC... điều này cho thấy Việt Nam đã bước đầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nước ta. Trong thời gian qua ngành thuỷ sản đạt được kim ngạch xuất khẩu là 1,4786 tỷ USD, do một phần có sự đóng góp của việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút được nhiều nàh đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức như: khi gia nhập AFTA để hưởng được ưu đãi thuế quan CEPT, Việt Nam cần phải tăng cường sản xuất hàng xuất khẩu chế biến thay vì hàng xuất khẩu thô. Thị trường EU và Mỹ cũng đặt ra các điều kiện cho Việt Nam như HACCP (điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm). Thị trường thuỷ sản thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động xu hướng hiệnnay của người tiêu dùng là giảm thiêu thụ thịt tăng tiêu thụ thuỷ sản, và nhu cầu của thế giới về thuỷ sản lại tăng khá ổn định. Năm 1985 xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 17,2 tỷ USD tới năm 1997 đạt 107,6USD tăng bình quân trên 13%. Giá thuỷ sản cũng tăng khá hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản, giá tăng xấp xỉ 6% trong khi nhu cầu trên toàn thế giới không giảm. Như vậy, diễn biến nhu cầu và giá thuỷ sản trên thế giới cho thấy tiềm năng phát triển thuận lợi cho Việt Nam trong việc xuất khẩu thuỷ sản. Khu vực Châu á là thị trường có nhu cầu rất lớn về thuỷ sản, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông. Đây là thị trường tiềm năng to lớn về thuủy sản cho những nước xuất khẩu thuỷ sản. Nhật Bản là nước tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, do đó là nước thống soái thị trường nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Các nước Châu á, trong đó có Việt Nam là những nước cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thị trường này. Thị trường Mỹ và EU cũng là các thị trường tiêu thụ lớn thuỷ sản nhưng đây là các thị trường đòi hỏi cao về chất lowngj thuỷ sản và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỹ là thị trường rộng lớn và khá thống nhất về thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản so với thị trường EU, nhưng hàng rào thuế quan lại khắt khe hơn. Đối với Việt Nam thị trường này đã có cải thiện đáng kể trong việc nhập khẩu tômg, cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ... đặc biệt là khi EU công nhận Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản và nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào thị trường này. 3.4. Yếu tố môi trường xã hội Môi trường văn hoá xã hội được coi là một tổ hợp phức tạp gồm nhiều kiến thức, tĩn ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, lý luận và tất cả những thói quen khác mà con người ta đã thu được vì là thành viên của xã hội. Vùng ảnh hưởng của một nền văn hoá có thể trải ra nhiều nước hoặc nhiều vùng. Thị trường được xây dựng trước hết bởi khách hàng. Khách hàng và và hành vi ứng xử của họ trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá xã hội (từ cách sống, cách chi tiêu, lựa chọn sản phẩm...) cũng như các đối thủ cạnh tranh và sử dụng của họ chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá mà họ hoạt động. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây dựng thuỷ sản, do khách hàng của họ là có quốc tịch khác nhau và do nền văn hoá có đặc trưng riêng, do vậy nhu cầu thị hiếu, thói quen, tập quán tiêu dùng ở các nước là khác nhau. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường nảo thì phải nghiên cứu các tham số như: dân số, thu nhập, phân phối thu nhập, tình hình chính trị, chính sách thương mại. 3.5. Yếu tố khủng hoảng, khủng hoảng là yếu tố tác động rất lớn. 3.6. Yếu tố kinh tế công nghệ Hiện nay, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà nước chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, tự do buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu theo khuôn hổ pháp luật cho phép các doanh nghiệp tự giải quyết mọi vấn đề của mình còn Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, định hướng. Điều này tạo cho doanh nghiệp quyền chủ động sáng tạo nhiều hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn. Yếu tố tỷ giá là yếu tố tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến tới hiệu quả củatm quốc tế nói chungvà hoạt động xuất khẩu nói riêng. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Yếu tố lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ không chỉ là những nhân tố làm nảy sinh các vấn đề xã hội mà còn tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Thành công của ngành thuỷ sản bắt đầu từ đổi mới cơ chế đầu tư từ bao cấp sang cơ chế tự cân đối, tự trang trải, lấy nguồn thủtong xuất khẩu thuỷ sản để đầu tư lại cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành, gắn việc đầu tư với việc áp dụng công nghệ mới, sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy việc tăng cường đầu tư của ngành sẽ tạo động lực để phát triển ngành, thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản phát triển. Tình hình đầu tư có tác động rất lớn đến ngành thuỷ sản xuất khẩu và chủ yếu tập trung vào một số khâu như: khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư cho cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá và cho nghiên cứu các loại giống mới... từ đó tạo nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Bên cạnh đó, tình hình đầu tư còn tác động mạnh mẽ tới việc trang bị các thiết bị, máy móc, công nghệ chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, nâng dần chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của thế giới và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu là nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nếu sản phẩm có sức cạnh tranh càng cao thì càng dễ được thị trường chấp nhận, cũng có nghĩa là ngành thuỷ sản có triển vọng mở rộng và phát triển. Mà một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu là công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Khoa học công nghệ tiên tiến tác động mạnh đến ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam, chuyển sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản từ sản phẩm chế biến thô, sơ chế là chủ yếu sang những sản phẩm được chế biến sâu, tinh chế. 3.7. Môi trường chính trị và pháp luật Đây cũng là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay kìm hãm sự phát triển, cũng như việc khai thác các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Nước ta có môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện cho các đối tác của doanh nghiệp tuân theo khuôn khổ pháp luật. Với chính sách đối ngoại, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 100 nước trong vòng hơn 10 năm đã ký trên 60 hiệp định định thương mại với các nước, tạo cơ sở cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Các luật điều chỉnh các quan hệ trong thương mại quốc tế, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vừa phải tuân theo các thông lệ quốc tế, và luật của các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam, vừa phải tuân theo luật pháp trong nước. Tuy nhiên, luật pháp nước ta chưa hoàn chỉnh, cụ thể, chi tiết: đang tiếptục xây dựng và hoàn thiện Luật thuỷ sản. Hơn nữa, các chính sách, quy định đối với các hoạt động xuất nhập khẩu liên tục thay đổi, thêm vào đó đã có những cải cách tích cực nhưng thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, quan liêu, mất nhiều cơ hội kinh doanh củacác doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định 57/1998 NĐ - CP ngày 31/07/1998 của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành quyền tự do kinh doanh tất cảu những gì mà pháp luật không cấm, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động. Ngày 25/12/1998, thủ tướng chỉnh phủ đã ra quyết định số 251/1998/CQ-TTg về việc phê duyệt "Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005" đã tạo lực đẩy quan trọng cho việc phát triển của ngành thuỷ sản xuất khẩu. Như vậy, thể thúc đẩy xuất khẩu thì Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc ổn định chính trị, tạo sự ổn định cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu yên tâm sản xuất, thu hút đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao trình độ công nghệ trong nước, ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật. Chương II Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian qua. I. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam Việt Nam có truyền thống phát triển khá lâu đời về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Bờ biển Việt Nam có chiều dài hình chữ S với chiều dài 32600 kg, trải dài hơn 13 vĩ độ với khi hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều nên thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Với 112 cửa sông lạch, vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng hơn 1 triệu km2, với 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên eo biển, vụng, vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường, trữ lượng hải sản gần 3 triệu tấn. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản rát lớn với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, 300.000 ha bãi triều, 400.000 ha hồ chứa, sông suối, 600.000 ha ao hồ nhỏ, ruộng trũng có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản. Mặt khác chúng ta lại có lượng nước từ các con sông, kênh đào với 2 trong số các hệ thống sông ngòi lớn nhất thế giới, Sông Mê Kông và Sông Hồng là nguồn nước thường xuyên cho vùng biển Việt Nam, những vùng nước này còn là môi trường lý tưởng cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Với đặc điểm như trên, điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy nghề cá của Việt Nam. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển không ngừng, nó đã, đang và sẽ có vai trò ngày càng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. 1. Tiềm năng thủy sản Điều kiện tự nhiên: bờ biển nước ta dài, vùng biển rộng nhưng không phải nơi nào cũng có những loài thủy sản như nhau, khả năng khai thác như nhau và cũng không thể vùng biển nào cũng có thể đánh bắt được. Mỗi vùng có đặc điểm khác nhau và những thế mạnh riêng ví dụ như: Trung bộ có rất nhiều cá, tôm hùm, Bắc bộ có tôm he, cá, Nam bộ có nhiều mực, tôm. Mỗi vùng có nhiều loại hải sản khác nhau làm cho hải sản nước ta ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam có thể ước tính: có 2100 loài cá biển, trogn đó tôm 75 loài tôm biển, 55 loài mực, 653 loài dong biển, 12 loài rắn biển, 4 loài rùa biển và còn nhiều loài đặc sản quý hiếm như: yến sào, sò huyết, ngọc trai, diệp.... Theo tài liệu điều tra nguồn lợi Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng, tổng trữ lượng thủy sản từ các nguồn ngoài biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện tại ươchính sách tính vào khaỏng 3-3,5 triệu tấn trong đó lượng cá nổi chiếm 62,7% và cá đáy chiếm 37,3% tổng khối lượng có thể đánh bắt từ các nguồn thủy sản này ước tính từ 1,2 - 1,4 triệu tấn hàng năm nghĩa là khoảng 40% tổng trữ lượng thủy sản. Tài nguyên của chúng ta phong phú như vậy, có thể nói rất đa dạng phong phú. Nhưng không phải là vô tận, nếu chúng ta chỉ biết khai thác mà không tôn tạo thì chắc chắn tài nguyên đó sẽ không còn. Vì vậy, Nhà nước ta phải có chính sách và biện pháp khai thác hợp lý đối với ngành thủy sản. Ví dụ như vào năm 1986 - 1990 hàng nghìn tàu kéo tôm trà sát ở vùng biển tỉnh Minh Hải và Kiên Giang đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên tôm của vùng mà trước đó được mệnh danh là mỏ tôm và còn nhiều vùng khác nữa, tình trạng vẫn còn tiếp diễn. Với vùng nội địa 1,4 triệu ha mặt nước đã hỗ trợ cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, tạo cơ sở cho việc tái tạo nguồn giống thủy sản phát triển cho tương lai Đó là vài nét sơ lược về tiềm năng thủy sản Việt Nam, từ đó ta có cái nhìn và đánh giá góc độ chính xác hơn về nguồn lợi và từ đó đưa biện pháp khai thác tốt hơn ngành thủy sản Việt Nam. 2. Tình hình đánh bắt thủy sản thời gian qua. 2.1. Tình hình sản xuất thủy sản của Việt Nam Nguồn nguyên liệu cung cấp cho xuất khẩu thủy sản chủ yếu sản xuất từ hai nguồn chính, từ khai thác nguồn tài nguyên và nguồn nuôi trồng thủy sản. Nhờ lợi thế về tự nhiên như: bờ biển dài, khí hậu, hệ sinh thái thuận lợi, nhiêu loại thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên cho năng súat cao và nhiều laọi có giá trị kinh tế... + Khai thác hải sản, vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Gần đây, khai thác hải sản có những bước phát triển sản lượng năm sau cao hơn năm trước, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản lượng khai thác hải sản Việt Nam không ngừng tăng, góp phần làm tăng lượng sản lượng thủy sản giành cho xuất khẩu. + Nuôi trồng thủy sản Bên cạnh việc đánh bắt thủy sản từ nguồn tài nguyên không ngừng tăng thì nuôi trồng thủy sản ngày càng cho với lượng xuất khẩu lớn. Với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, đưa giống mới vào nuôi trồng (tôm càng xanh, tôm chân vàng, nhiều loại cá...) đã cho hiệu quả năng xuất cao và giá cả nâng ao trong xuất khẩu. Việc nuôi trồng người dân chủ yếu quan tâm sản phẩm có gía trị kinh tế cao như: các loại tôm, cá có giá trị và được ưa chuộng hàng năm góp phần rất lớn vào xuất khẩu thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 7. Sản lượng thủy sản nuôi trồng Năm Tổng số (tấn) Chỉ số phát triển (năm trước = 100)% 1990 162.076 98,3 1991 168.104 103,7 1992 172.899 102,9 1993 208.061 120,3 1994 384.084 163,8 1995 439.069 114,3 1996 503.038 114,6 1997 484.593 96,3 1998 525.031 108,3 1999 640.767 122,1 2000 723.000 112,8 2001 879.100 121,59 2002 976.100 111,034 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 ** Biểu đồ Chúng ta thấy, sản lượng thủy sản do nuôi trồng tăng đều trong năm. Từ năm 2000 đạt 723.000 tấn nhưng đến năm 2001 là 879.100 tấn và năm 2001 là 976.100 . Phải nói rằng việc tăng sản lượng thủy sản trong năm qua là do chúng ta nỗ lực trong việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Thực hiện Nghị định 773/QĐ-TTg ngày 21/12/1994 của Thủ tướng Chính phu về việc khai thác, sử dụng đất hoang hoá, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở vùng đồng bằng, diện tích đó đưa vào nuôi trồng thủy sản. Với Nghị định đó nhiều năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh và cho sản lượng thủy sản khá lớn. Từ năm 1995, diện tích nuôi trồng thủy sản chỉ có 585.000 ha thì năm 2000 tăng lên là 652.000 ha (trong đó có 251.000 ha diện tích nuôi tôm sú). Ngoài ra các ngư dân còn tận dụng một lượng rất lớn mặt nước để nuôi cá (đồng bằng sông Cửu Long...) Vì vậy góp phần rất lớn cho sản lượng thủy sản tăng, góp phần cho xuất khẩu. Mặt khác cùng với việc tăng cường đầu tư khai thác nghề nuôi trồng thủy sản, cũng tiếp tục ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học trong chọn và lai giống, tìm ra giống mới thích hợp môi trường nuôi trồng của nước ta. Đồng thời cũng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chế tạo thức ăn cung cấp cho nuôi trồng càng ngày phát triển hơn. Cùng nhờ có khoa học kỹ thuật mà chúng ta tìm ra giống cá, tôm ngắn ngày hơn, tốc độ tăng trưởng cao hơn, nuôi trồng trong thời gian ngắn cho thu hoạch yếu tố đó làm sản lượng thủy sản tăng. Ngoài ra chúng ta còn thực hiện lồng và cấy ghép các gióng cá giá nhau, cùng nuôi ở một khu vực để tanạ dụng các tầng nước. Việc nuôi thế trước tiên là tận dụng thức ăn cho sinh vật nuô, thứ nữa là tạo ra năng suất cao hơn cho nuôi trồng vì vậy đó là yếu tố tạo cho việc nuôi trồng thủy sản có năng suất cao hơn. Nhưng nhìn chung nuôi trồng thủy sản Việt Nam tuy đã có khởi sắc phát triển trong mấy năm trở lại đây. Tuy vậy việc nuôi trồng của Việt Nam vẫn chủ yếu là nuôi quảng cách và bán thâm canh (90%), năng suất chăn nuôi nhìn chung thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào giống và kỹ thuật nuôi đã có bước phát triển, nhưng còn rất chậm chạp, thành tựu chưa được đáng bao nhiêu. Nên năng suất vẫn còn thấp, và con giống sau khi nuôi vẫn sẩy ra sâu bệnh hoặc chết. Đây cũng là thực trạng của nuôi trồng thủy sản Việt Nam hiện nay, tuy sản lượng tăng, nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập trong vấn đề nuôi trồng, xuất khẩu những mặt hàng nuôi đó + Kết quả đánh bắt phân bố theo cơ cấu Do điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng khác nhau nên việc nuôi trồng và đánh bắt khác nhau giữa các vùng. Mỗi vùng có thế mạnh riêng trong việc nuôi trồng và đánh bắt . Vùng này có thể nuôi loại thủy sản này vùng khác lại mạnh về nuôi loại thủy sản khác. Tổng sản lượng hải sản khai thác trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). Riêng giai đoạn 1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 tăng bình quân 9%/năm. Tổng sản lượng khai thác 2000 khai thác đạt 1.200.000 tấn. Sản lượng tăng theo đầu tư và hạn chế bởi mức độ cạn kiệt. Cơ cấu sản phẩm theo các vùng lãnh thổ được trình bày ở bảng dưới đây Bảng 8. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo các vùng lãnh thổ năm 2000 Vùng Sản lượng (tấn) % Bắc Bộ 56.008 4,7 Bắc trung bộ 108.488 9,1 Nam trung bộ 345.558 28,8 Tây nam bộ 566.608 47,1 Đông, nam bộ 123.338 10,3 Cả nước 1.200.000 100 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thủy sản đến năm 2010 Biểu đồ: Qua biểu đồ ta thấy rất rõ sản lượng khai thác thủy sản nuôi vùng là khác nhau. Nó đánh giá lợi thế nuôi vùng là khác nhau nhưng giường như: chúng ta thấy diện tích nuôi có tác động phần lớn tới sản lượng khai thác hải sản của ngành thủy sản là rất lớn Vùng Tây Nam bộ (ĐBSCL) có diện tích nuôi lớn nhất so với toàn quốc nên lượng đánh bắt, nuôi trồng rất lớn, cheíem gần một phần hai cả nước là 47,1% nhưng nó đánh giá là vùng đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn cho việc khai thác thủy sản. Với nhiều sông, đầm và bờ biển, môi trường ở đây lại thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, vùng Tây nam bộ là điều kiện cho việc khai thác, nguồn tài nguyên này. Với năm 2000 sản lượng khai thác của ta là 566.608 tấn chiếm 47,1% toàn quốc. Tiếp đó là vùng Nam trung bộ sản lượng 345.558 tấn chiếm 28,8% của cả nước. Sau đó là Đông nam bộ, Bắc trung bộ và Bắc bộ Tuy nhiên việc khai thác giữa các vùng tăng nên qua các năm là cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta khai thác tăng là nhờ có sự tăng cường vào đầu tư chương trình khai thác xa bời. Năm 2000 ngành đã đầu tư duy trì 79.017 tàu thuyền máy (tăng 10.517 chiếc so với năm 1996), với tổng công suất 3,1 triệu CV (tăng 5,3 lần so với 1996), số lượng tàu đánh bắt xa bờ đã có 5.896 chiếc với công suất khoản 1 triệu CV, tăng 332 chiếc so với 1999, chứng tỏ xu hướng đầu tư của ngành đã chú trọng đóng tàu có công suất lớn để khai thác thủy sản ở ngư trường xa bờ. Nhưng sản lượng thủy sản khai thác tăng trong thời gian qua còn do các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia vào chương trình đánh bắt xa bờ: đến thời điểm nay có 452 hợp tác xã khai thác thủy sản với 15.650 xã viên và 1875 tàu, có 5542 tập đoàn và tổ hợp tác đánh cá. Ngư dân đã dần nắm bắt được ngư trường, kỹ thuật khai thác nên tỷ lệ sản phẩm đưa vào xuất khẩu tăng 15% so với năm 1999. Ngoài ra công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn đã được tăng cường, tầu kiểm ngư đã được đầu tư trang thiết bị cho tất cả các tỉnh ven biển từ TW tới địa phương, cơ sở đã triển khai manh mẽ việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chỉ thị 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ Trên đây là thực trạng cơ cấu đánh bắt thủy sản theo vùng ở nước ta. Với thực trạng từng vùng là cơ sở để chúng ta nghiên cứu để xem vùng nào có thế mạnh để tập trung đầu tư có hiệu quả đó vấn đề đặt ra cho các vùng hiện nay. 2.1.2. Phân bố địa lý đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản Sự phân bố địa lý mất cân đối giữa miền nam và miền bắc. Mặc dù hầu hết các tỉnh ven biển đều tham gia hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, song tổng đánh bắt của các tỉnh miền bắc Ttừ Quảng Trị trở ra) chỉ là 13% so với đánh bắt hải sản của cả nước năm 2000. Đánh bắt của các tỉnh nam bộ là 54% trong đó riêng 2 tỉnh Kiên Giang và Minh Hải đã khai thác tới 27,5% sản lượng khai thác hải sản của cả nước, gấp 2 lần khai thác của các tỉnh phía bắc Về tình hình nuôi trồng, việc phân bố khu vực nuôi trồng cũng có những mất cân đối tương tự. Nuôi trồng ở các tỉnh phía bắc chiếm 20% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước. Riêng về, nuôi tôm tập trung ở Nam bộ tới 73% tổng sản lượng tôm cả nước năm 2000, còn lại ở các tỉnh miền trung (7%) trong khi các tỉnh ở miền bắc gồm Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định chỉ chiếm chưa đầy 2,5% sản lượng tôm nuôi toàn quốc. Sự phân bố địa lý không đều trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có nguyên nhân khác quan trọng là do sự phân bố khoong đều của nguồn tài nguyên biển như đã nêu trên. ã Về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.1.3. Những nhận xét chung về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn tài nguyên đó đã tạo lợi thế so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Từ những lợi thế đó là yếu tố khách quan làm tăng sản lượng thủy sản thời gian qua Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ công nghệ mà việc duy trì nguồn tài nguyên ven bờ cũng bị tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, tàn phá môi trường sinh thái và gây ra những hậu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100783.doc
Tài liệu liên quan