Table of Contents
1 Các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển các sản phẩm TTMT . 3
1.1 Khái niệm . 3
1.2 Phân loại . 5
1.2.1 Công cụ thuế . 5
1.2.2 Công cụ phí, lệ phí . 6
1.2.3 Công cụ hỗ trợ . 6
1.2.4 Công cụ ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả. 8
1.2.5 Quỹ môi trường . 8
1.2.6 Các chương trình thương mại . 9
1.2.7 Các công cụ khác . 10
2 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm thân thiện với môi trường. 11
2.1 Khái niệm . 11
2.2 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TTMT . 11
3 Thực trạng phát triển sản phẩm TTMT . 13
3.1 Khó khăn về công cụ phát triển sản phẩm TTMT . 16
3.2 Việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất nhiều khó khăn. 16
4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam . 18
4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ . 18
4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD) . 18
4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS: . 23
4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ: . 25
4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy . 26
4.2.1 Sản phẩm: . 26
4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: . 27
4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả . 28
4.2.4 Đề xuất: . 29
4.2.5 Kết luận chung . 29
4.2.6 Nguồn tham khảo: . 30
4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương . 30
4.3.1 Mô tả sản phẩm . 30
4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: . 31
4.3.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả:. 34
4.3.4 Đề xuất. 34
4.3.5 Đánhgiá đề xuất:. 35
4.3.6 Nguồn tham khảo. 36
4.4 Sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời. 36
4.4.1 Mô tả sản phẩm. 36
4.4.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 38
4.4.3 Các công cụ kinh tế đã được áp dụng và hiệu quả. 39
4.4.4 Đánh giá. 40
4.5 Đề xuất. 40
4.5.1 Nguồn tham khảo. 41
4.6 Sản phẩm khẩu trang hoạt tính. 41
4.6.1 Mô tả sản phẩm. 41
4.6.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất. 42
4.6.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 43
4.6.4 Các công cụ kinh tế và mức độ hiệu quả. 44
4.6.5 Đề xuất từ doanh nghiệp. 45
4.6.6 Tổng kết. 45
4.6.7 Nguồn tham khảo. 45
4.7 Sản phẩm6: xử lý rác thải. 46
4.7.1 Mô tả sản phẩm. 46
4.7.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất. 47
4.7.3 Công ty. 48
4.7.4 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng và hiệu quả. 49
4.7.5 Đề xuất của doanh nghiệp. 49
4.7.6 Tổng kết. 50
4.8 Sản phẩm7 : Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. 51
4.8.1 Mô tả sản phẩm. 51
4.8.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:. 52
4.8.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả. 54
4.8.4 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm lò hơi. 55
4.8.5 Đề xuất. 55
4.8.6 Nguồn tham khảo. 56
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của
các doanh nghiệp này vẫn còn rất hạn chế.
o Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp xanh nói riêng chưa có chất lượng cao. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên có các
kiến thức chuyên sâu về bảo vệ môi trường, quy trình sản xuất thân thiện môi
trường, vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái đối với phần lớn các
doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng yêu cầu. (Kết quả khảo sát trong khuôn khổ dự
án “Năng lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp”)
o Năng lực về phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị
trường của các doanh nghiệp xanh thực sự là một vấn đề hết sức khó khăn. Đặc
biệt là đối với thị trường Việt Nam, nơi mà cái nhìn của người tiêu dùng đối với
môi trường và các sản phẩm TTMT còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, lĩnh vực sản xuất sản phẩm TTMT ở Việt Nam
cũng có những thuận lợi và tiềm năng phát triển.
Thứ nhất, thị trường cho sản phẩm TTMT đang ngày càng mở rộng do nhận thức của
người dân về các vấn đề môi trường đang ngày càng được cải thiện và nhu cầu cho
các sản phẩm TTMT đang có xu hướng tăng lên. Một số lĩnh vực đáng chú ý là năng
lượng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ mỹ nghệ,..
Thứ hai, vấn đề môi trường nói riêng và sản phẩm TTMT nói chung đang được sự
quan tâm của rất nhiều các nhà khoa học và các cơ quan chính phủ. Nhờ đó mà trong
tương lai gần, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng đạt được những thành tựu và cơ hội lớn.
Thứ ba, trong xu thế của không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, đó là hướng về môi
trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững… thì lĩnh vực sản xuất sản phẩm
TTMT thực sự là một lĩnh vực bền vững và có tương lai phát triển.
Xét một cách tổng quan, hiện nay tại Việt Nam, việc phát triển các sản phẩm TTMT
còn rất hạn chế mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với trước kia. Và sản xuất các sản phẩm
TTMT vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy,
chúng ta vẫn có thể lạc quan nhận định rằng, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng phát triển
mạnh trong tương lai.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu phân tích 8 sản phẩm TTMT
tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay, nhằm rút ra những nhận định đánh giá về thực trạng sử
dụng công cụ kinh tế phát triển nhóm sản phẩm TTMT và từ đó có những đề xuất kiến
nghị cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế, phát triển sản phẩm TTMT.
4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam
4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ
4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD)
4.1.1.1 Mô tả sản phẩm
4.1.1.1.1 Sản phẩm
Ý tưởng về sản phẩm
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh
tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp
giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Ý tưởng về kinh doanh sản
phẩm rau hữu cơ được bắt nguồn từ mong muốn được sử dụng rau sạch, không chứa các
chất hóa học độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Đặc tính sản phẩm
Sản phẩm rau hữu cơ là sản phẩm sử dụng phân hữu cơ (phân được ủ bằng rơm rạ,
phân trâu bò, vỏ trai, vỏ hến…), không sử dụng phân bón hóa học và phân người; không
sử dụng các chất kích thích và tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật
hoặc các chất diệt cỏ; và hoàn toàn không sử dụng các chế phẩm biến đổi gien. Tất cả các
biện pháp chống bệnh cho cây đều được thực hiện thủ công và không hề sử dụng thuốc,
phân hóa học và máy móc. Sản phẩm rau hữu cơ hiện có giá cao hơn sản phẩm rau an
toàn (sản phẩm rau an toàn: có sử dụng thuốc, phân hóa học, tuy nhiên phải được cách ly
trong 1 khoảng thời gian an toàn mới được đem ra sử dụng). Trong khoảng thời gian đầu,
giá rau hữu cơ cao gấp 2 lần giá rau an toàn, tuy nhiên, trong 1 năm trở lại đây, do giá
của sản phẩm rau hữu cơ không hề tăng, trong khi giá rau an toàn tăng cao nên hiện nay
khoảng cách không còn là bao. Thời gian trồng rau hữu cơ cũng dài hơn rau an toàn do
phương pháp trồng rất thủ công (1 tháng cho rau ăn lá, 3 tháng cho củ quả).
Sản phẩm đã được nhận các chứng nhận sau về tiêu chuẩn môi trường
o Hệ thống cấp chứng nhận PGS được xây dựng từ hoạt động của Dự án phát triển
nông nghiệp hữu cơ (ADDA). Chứng nhận PGS được công nhận bởi Tổ chức liên
đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), chứng nhận được
nhiều nước trên thế giới áp dụng đồng thời với hệ thống cấp chứng nhận của chính
phủ. Ở Việt Nam, đang xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ, hệ thống PGS sẽ dần
được chuyển giao cho hiệp hội vận hành.
o Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được các chứng nhận này là một quá trình rất khó
khăn, nhất là về vị trí địa lý của Việt Nam khá xa so với Đan Mạch, nên các doanh
nghiệp xã hội nông sản đang hướng tới các chứng nhận của Hàn Quốc, Thái
Lan…và trong tương lai gần xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ ở Việt Nam, và hệ
thống PGS sẽ dần được chuyển giao cho hiệp hội vận hành.
4.1.1.1.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất
Quy trình và công nghệ sản xuất
Người nông dân khi tham gia dự án đã được theo học 1 khóa về trồng rau an toàn của
tổ chức ADDA và được cấp chứng chỉ sau khóa học. Trong quá trình trồng rau, người
nông dân cũng được Trung tâm hành động vì sự phát triển của đô thị và tổ chức ADDA
hỗ trợ nhiều về kĩ thuật. Ngoài ra, trung tâm phát triển đô thị cũng giúp họ tìm được đầu
ra, marketing cho sản phẩm (Kênh quảng cáo: qua website của trung tâm, qua hội chợ và
báo chí.). Sản phẩm rau hữu cơ do Trung tâm hành động vì sự phát triển của đô thị giới
thiệu có thời gian gieo trồng dài hơn sản phẩm rau an toàn, và tất cả các khâu từ bón
phân, trừ sâu, thu hoạch, đóng gói được làm hoàn toàn thủ công, không hề sử dụng thuốc,
phân hóa học và bất kì loại máy móc nào. Sản phẩm được vận chuyển bằng xe máy từ
Sóc Sơn ra Hà Nội để tiêu thụ
So sánh chi phí với sản xuất rau thông thường
Chi phí lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao gấp 4 lần so với chi
phí lao động nông nghiệp thâm canh, tuy nhiên chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất
ra phân hữu cơ sử dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ giảm được 30% so với chi phí mua
phân bón hóa học..
Hình thức bán hàng
Để khách hàng chọn rau (qua mạng), bán rau trả tiền theo tháng và giao tận tay khách
hàng nếu mua đủ số lượng.
4.1.1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Thị trường cho sản phẩm: Sau 2 năm hoạt động, đến nay dự án đã đạt được những
kết quả sau:
o Trung bình 300-350 khách hàng/tháng (khách hàng tại Hà Nội).
o Sản xuất được 3-3 tấn rưỡi/ tháng.
o Nâng mức thu nhập của người nông dân lên 20% so với khi trồng rau hữu cơ,
người nông dân cũng có thu nhập ổn định hơn vì giá của sản phẩm rau hữu cơ
dường như không đổi trong khi giá rau trên thị trường hay thay đổi. Ước tính 1
người nông dân thu nhập đước 3-4 triệu đồng/tháng sau khi chuyển sang trồng rau
hữu cơ.
Đối tượng tiêu dùng chính: người dân trên địa bàn Hà Nội.
Kết luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Sản phẩm rau hữu cơ của Trung
tâm Hành động vì sự phát triển của đô thị tuy chưa có năng lực cạnh tranh cao bởi
năng suất còn thấp, giá thành còn cao và khâu tiếp thị còn yếu nhưng rất có tiềm năng
nếu được đầu tư để mở rộng mô hình, nâng cao năng suất (nếu diện tích đất canh tác
lớn sẽ được hỗ trợ bởi Nhà nước để có thể nới rộng mô hình, đầu tư kĩ lưỡng hơn cho
các khâu, từ đó giá sản phẩm sẽ giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh).
4.1.1.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả:
Hiện tại, chưa hề có một công cụ kinh tế nào được áp dụng với sản xuất sản phẩm rau
hữu cơ. Tuy nhiên, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra cho sản
phẩm, cần sự hỗ trợ từ nhà nước.Trung tâm gặp khó khăn đối với cả đầu vào và đầu ra
cho sản phẩm.
o Đầu vào: Không phải vùng nào cũng đạt tiêu chuẩn về đất, nước,…nông dân chưa
có đủ trình độ, chủng loại sản phẩm không đa dạng
o Đầu ra: Do việc đạt được các chứng nhận khó khăn nên dẫn đến việc nhiều người
tiêu dùng còn nghi ngại, nhất là khi giá thành sản phẩm còn cao.
Hỗ trợ trung tâm nhận được cho hoạt động kinh doanh
o Trung tâm Hành động vì sự phát triển của đô thị đã nhận được $80,000 tài trợ từ
cơ quan phát triển quốc tế Australia để tiến hành dự án. Dự án đã kéo dài được 2
năm và ban đầu được tiến hành trên 10 hộ nông dân thuộc xã Thanh Xuân, huyện
Sóc Sơn. Khoản tiền $80,000 được dùng để hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất rau
hữu cơ trong vòng 2 năm, sau 2 năm các hộ sẽ thành lập hợp tác xã và tự tìm sự
giúp đỡ từ phía nhà nước.
o Sản phẩm rau hữu cơ vẫn chưa được trợ cấp bởi nhà nước (nếu sản xuất trên quy
mô từ 4-10 hécta thì mới đủ điều kiện để nhận hỗ trợ, trong khi quy mô của dự án
còn nhỏ, chỉ trên 10 hộ dân)
Đề xuất từ trung tâm hỗ trợ phát triển vì đô thị
o Sau khi hết 2 năm hoạt động của dự án, Trung tâm Hành động vì sự phát triển của
đô thị dự định mở 1 doanh nghiệp xã hội với mục đích thu mua sản phẩm, giúp đỡ
cho người dân, lợi nhuận 1 phần sẽ đem tái đầu tư cho người dân sản xuất, mở lớp
hướng dẫn nông dân...nên cần có vốn, cần có trợ cấp từ Nhà nước và các tổ chức
xã hội.
o Cần có giấy chứng nhận về sản phẩm hữu cơ ở việt nam.
Phản hồi và đề xuất từ phía nông dân
o Phản hồi từ phía nông dân khi tham gia mô hình sản xuất rau hữu cơ của Trung
tâm Hành động vì sự phát triển của đô thị: quy trình sản xuất rau hữu cơ từ bắt
sâu, thu gom phân bò, phân trâu để ủ đến đóng gói sản phẩm hầu hết đều là thủ
công nên tốn rất nhiều thời gian. Hơn nữa, khâu marketing chưa được tốt và giá
thành sản phẩm còn thấp (người dân bán rau hữu cơ cho doanh nghiệp với giá
10.000 VNĐ/kí và phải nộp 1.000 VNĐ/kí cho hợp tác xã trong khi giá rau thường
tại chợ được bán với giá 12.000 VNĐ/ kí ).
o Đề xuất từ phía nông dân
Nên hình thành khu vực sản xuất rau an toàn, khi đó người dân sẽ đỡ tốn công
sức hơn.
Cần phải có máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất để tiết kiệm thời gian làm việc
của nông dân
Cần tăng giá thành của sản phẩm để tạo động lực cho nông dân chuyển từ
trồng rau an toàn sang trồng rau hữu cơ.
Khâu quảng bá sản phẩm cần được đầu tư hơn nữa.
4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS:
4.1.2.1 Mô tả sản phẩm và doanh nghiệp:
4.1.2.1.1 Sản phẩm
Ý tưởng về sản phẩm
Cũng xuất phát từ mong muốn được cung cấp những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an
toàn với sức khỏe người tiêu dùng, công ty SCS đã được thành lập năm 2008 với mô hình
sản xuất sản phẩm rau hữu cơ.
Đặc tính sản phẩm
Tương tự như sản phẩm rau hữu cơ của trung tâm phát triển vì đô thị.
Hiện tại, sản phẩm rau an toàn của công ty SCS chưa hề được cấp một chứng nhận
hay nhãn sinh thái nào do quy mô của doanh nghiệp chưa đủ tầm để xin giấy chứng nhận,
một lý do khách quan khác là do hiện tại chưa có một chuẩn nào để đánh giá sản phẩm
hữu cơ tại Việt Nam.
Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất
o Quy trình và công nghệ sản xuất
Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS được gieo trồng bởi 15 hộ nông dân tại thôn
Bái Thượng, Sóc Sơn. Cũng như các sản phẩm rau hữu cơ khác, toàn bộ quy trình sản
xuất đều được làm rất thủ công, không hề sử dụng bất cứ loại phân, thuốc hóa học nào.
Sản phẩm được bày bán tại cửa hàng của công ty và được quảng cáo qua internet và các
báo giấy. Khách hàng có thể đặt mua hàng qua mạng hoặc đến liên hệ với cửa hàng của
công ty. Sản phẩm được vận chuyển chủ yếu bằng xe máy nên thường dẫn đến tình trạng
dập, héo, mất nước khiến doanh nghiệp phải loại bỏ bớt những phần hỏng.
o Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Hiện tại công ty SCS đã được chuyển nhượng cho một công ty ở Singapore do thiếu
vốn đầu tư cho phát triển mô hình. Theo dự tính, mô hình trồng rau hữu cơ của SCS sẽ
được công ty phía Singapore nhân rộng tới 700 hecta, thu hút được 1000 nông dân tham
gia sản xuất và có thể được nhận trợ cấp từ Nhà nước.
4.1.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Thị phần cho sản phẩm
Trung bình hàng tháng công ty có tất cả 500 khách hàng đặt mua sản phẩm.
Đối tượng tiêu dùng chính
Khách hàng trên địa bàn Hà Nội.
Khó khăn trong quy trình sản xuất rau hữu cơ của công ty SCS
o Người nông dân chưa có kiến thức kinh tế nên làm việc còn thiếu nguyên tắc,
gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, khách hàng lẫn bản thân họ.
o Quy mô còn nhỏ, vốn ít nên chưa thể đầu tư vào công nghệ sản xuất như nhà
kính, nhà lưới, máy móc để tránh sâu bệnh, thiên tai (lũ lụt, hạn hán...).
o Sản phẩm không thể được dán nhãn thực phẩm hữu cơ do nhà nước chưa có
quy chuẩn đánh giá sản phẩm hữu cơ.
4.1.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả
Hiện tại chưa hề có một công cụ kinh tế nào được áp dụng với sản phẩm rau hữu cơ
của công ty SCS. Do quy mô sản xuất còn nhỏ nên công ty không thể xin trợ cấp từ phía
nhà nước. Sản phẩm cũng không có dán nhãn thực phẩm hữu cơ (thực tế là chưa có cơ
quan nào tại việt nam cấp được nhãn này), mà trên thị trường chỉ có dán nhãn thực phẩm
an toàn ( sau khi phun thuốc trừ sâu đủ 1 lượng thời gian mới đem đi bán ).
4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ:
Sản phẩm rau hữu cơ là một sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe
của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm vẫn chưa được phổ biến
trên thị trường do mô hình phát triển rau hữu cơ cũng mới xuất hiện trong thời gian gần
đây. Hơn nữa, các doanh nghiệp đi theo mô hình trồng rau hữu cơ đều có điểm chung là
gặp khó khăn về vốn và chứng nhận cho sản phẩm.
Về vốn: do thời gian này quy mô của hầu hết các mô hình trồng rau hữu cơ còn rất
nhỏ nên rất khó có thể vay vốn và xin hỗ trợ từ Nhà nước. Tuy các doanh nghiệp có
thể xin hỗ trợ từ các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các quỹ đầu tư nhưng việc này
lại tốn khá nhiều thời gian (trung bình 2 năm).
Về chứng nhận cho sản phẩm: hiện nay phía Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một
quy chuẩn cụ thể để đánh giá sản phẩm hữu cơ. Chính vì vậy, sản phẩm rau hữu cơ
hiện đang ở trong tình trạng thiếu chứng nhận, khiến cho năng lực cạnh tranh của sản
phẩm giảm rõ rệt.
Để phát triển sản phẩm rau hữu cơ – một sản phẩm có tính cách mạng trong làn sóng
“sản phẩm xanh” – Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Chính phủ cần đưa ra một
bộ quy chuẩn để đánh giá sản phẩm hữu cơ và cấp nhãn cho những sản phẩm đạt yêu
cầu và sau đó là hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân về vốn và công nghệ để cải
thiện và nhân rộng quy mô sản xuất.
4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới
4.2.1 Sản phẩm:
Đặc tính sản phẩm
Tính năng sử dụng không khác so với túi nylon thông thường về độ bền màu sắc và
kiểu dáng . Tuy nhiên, túi nylon tự hủy có một điểm khác biệt lớn là sau khi sử dụng nó
có thể tự phân hủy được dưới tác động trực tiếp của điều kiện môi trường bình thường
như ánh nắng mặt trời, độ ẩm và visinh vật trong đất vì trong thành phần túi nylon tự hủy
có một loại nguyên liệu đặc biệt : chất phụ gia tự hủy.
Khi bao bì tự hủy qua sử dụng, thải vào môi trường vài tháng sau, gặp nước và ánh
sáng sẽ nát vụn như bột, sau đó trở thành những hạt nhỏ li ti thấm vào đất, làm cho đất tơi
xốp. Những hạt nhỏ này thân thiện với môi trường, không gây độc hại, không chứa các
thành phần kim loại nặng như chì, đồng, thủy ngân, không ảnh hưởng đến sức khỏe
người sử dụng. Tuy giá bán bao bì tự hủy còn cao, nhưng độ an toàn cho sức khỏe của
sản phẩm này tăng gấp nhiều lần so với sử dụng túi nilon
Công nghệ sản xuất
o Sự kết hợp giữa polyme sinh học với polyme thiên nhiên sẵn có ở Việt Nam (Phó
Giáo sư Nguyễn Đức Khảm cho biết đây là một bí mật công nghệ) khiến các nhà
khoa học tạo ra được một loại nilông tự huỷ.
o Điểm khác biệt lớn của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới trong việc sản xuất
các loại sản phẩm nylon và màng phủ tự hủy là chủ động được công nghệ sản xuất
chất phụ gia. Áp dụng được công nghệ tiên tiến của Trung quốc và Ấn độ , với sự
tìm tòi miệt mài nhiều năm tháng PGS TS Nguyễn Đức Khảm và một số cộng sự
bạn bè của ông ở một số viện nghiên cứu lớn, công ty đã hoàn toàn chủ động thay
thế toàn bộ nguyên liệu nhập ngoại để sản xuất Hạt phụ gia bằng các nguyên liệu
thiên nhiên có sẵn trong nước. Do đó, đảm bảo đưa ra mức giá cả hợp lý cho tất cả
các sản phẩm của công ty để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của sản phẩm với
đa số cơ quan doanh nghiệp và người dân có ý thức bảo vệ môi trường.
Các chứng nhận TTMT mà công ty đã đạt được:
o Cúp vì sự nghiệp môi trường 2009 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt
Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp.
4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Khách hàng và thị trường
o Hiện nay, đối tượng khách hàng chính của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới
là các công ty sản xuất ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tùy theo đơn đặt hàng
(theo thời gian phân hủy của sản phẩm: 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…)
mà công ty sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu. Thời gian phân hủy càng lâu thì
giá thành sản phẩm càng rẻ. + Quý I/2009, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên 20
tấn bao bì tự hủy với doanh thu trên 1 tỷ đồng. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối
năm 2009, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, phấn
đấu mỗi tháng sản xuất 50 tấn bao bì tự hủy phục vụ khách hàng.
o Cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường cho công ty đang hứa hẹn nhiều
tiềm năng, do đây là một lĩnh vực sản xuất và kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam,
trong xu hướng các sản phẩm ngày càng hướng đến thân thiện môi trường và
người tiêu dùng ngày càng có ý thức cao hơn về tiêu dùng các sản phẩm vừa có lợi
cho sức khỏe, vừa giảm ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm đồ đựng
và bao bì tự hủy của công ty cổ phần đầu tư Công nghệ mới có giá rất cạnh tranh,
nhất là so với sản phẩm tương tự nhập khẩu, do vậy nên được quan tâm và hỗ trợ
phát triển để mở rộng sản xuất.
4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả
Hiện tại, công ty cổ phẩn đầu tư công nghệ mới đang nhận được hỗ trợ từ chính phủ
theo nghị định 119:
o Khi công ty đầu tư nhập khẩu dây chuyền công nghệ mới, được miễn thuế nhập
khẩu và được hỗ trợ 30% chi phí theo hóa đơn mua hàng. Ngoài ra, công ty còn
được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của 04 năm
đầu và giảm 50% số thuế phải nộp 07 năm tiếp theo do đầu tư mới này mang lại.
o Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%
o Được miễn thuế sử dụng đất 18 năm
Công ty cũng nhận được nhiều hỗ trợ về mặt kĩ thuật từ phía viện khoa học và công
nghệ, trung tâm Nghiên cứu các chế phẩm sinh học.
Nhờ những hỗ trợ trên từ phía chính phủ, công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới đã
mạnh dạn mở rộng sản xuất, đầu tư cho dây chuyền công nghệ mới, hiện đại, sản xuất
ra các sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh. Các chính sách trên cũng khuyến khích
công ty tìm tòi, mở rộng sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới.
4.2.4 Đề xuất:
Công ty mong muốn được hỗ trợ về mặt bằng và tạo điều kiện vay vốn để mở rộng
quy mô nhà máy. Hiện tại, qui mô nhà máy còn nhỏ, số lượng công nhân chưa nhiều
và môi trường làm việc của công nhân phải tiếp xúc nhiều với mùi nhựa nấu chảy và
các nguyên liệu đầu vào (là phế thải nilon, nhựa..). Nếu như được hỗ trợ, nhà máy có
thể đầu tư mở rộng nhà xưởng, trang bị bảo hộ lao động tốt hơn cho công nhân.
Để tăng niềm tin từ phía khách hàng, công ty cũng mong muốn nhận được các chứng
nhận như việc dán nhãn sinh thái, chứng nhận sản phẩm TTMT…Hiện nay, nhiều nhà
sản xuất vẫn lựa chọn các sản phẩm bao bì thông thường, một phần vì giá thành rẻ
hơn và một phần vì nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như chưa hoàn toàn tin vào
sản phẩm.
Nếu như công ty được cấp giấy chứng nhận TTMT hoặc các giấy chứng nhận tương
tự, niềm tin của khách hàng sẽ tăng lên, nhận thức về tiêu dùng sản phẩm xanh cũng
sẽ được nâng cao.
4.2.5 Kết luận chung
Nhóm hàng đồ đựng và bao bì tự hủy nằm trong nhóm các sản phẩm khi thải bỏ
không gây ô nhiễm. Đối với trường hợp của công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới, công
ty đã nhận được tương đối nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ, cụ thể là từ phía viện khoa học
& công nghệ và theo đề án 119. Những hỗ trợ này đã được chứng minh là hiệu quả, giúp
công ty khắc phục được những khó khăn trong giai đoạn đầu sản xuất.Bên cạnh đó, nếu
như được tạo điều kiện vay vốn, thì công ty có tiềm năng tiến xa hơn nữa, đáp ứng nhu
cầu khách hàng ngày càng tăng.
Tương tự, đối với các doanh nghiệp sản xuất đồ đựng và bao bì tự hủy khác, chính
phủ và các bộ, ban, ngành liên quan nên hỗ trợ về công nghệ để các doanh nghiệp có thể
tự sản xuất các chất phụ gia, không phải nhập khẩu, sẽ giúp giảm được giá thành đáng kể,
làm cho các sản phẩm trong nước mang tính cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó, quy trình về
thủ tục để cấp giấy chứng nhận, vay vốn cũng nên được cải thiện theo hướng nhanh, gọn,
đảm bảo cho doanh nghiệp được tạo điều kiện tối ưu sản xuất, nâng cao chất lượng và
giảm giá thành sản phẩm.
4.2.6 Nguồn tham khảo:
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ mới – nhà máy sản xuất đồ đựng và bao bì tự hủy
Địa chỉ: Khu công nghiệp Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
VPĐD :Số 3 ngõ 175 Đường Hồng Hà, Phường Phúc Xá Quận Ba Đình, Hà Nội.
Website:
Điện thoại: (04) 2213.4053
4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương
Công ty sản xuất thương mại và chuyển giao công nghệ Hoàng Thương
Địa chỉ: 563 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
4.3.1 Mô tả sản phẩm
4.3.1.1 Sản phẩm
Viên than sạch Hoàng Thương có 2 lớp: Lớp trên cùng có 6 chất, gồm có 5 phụ gia là
các chất trong thảo thực vật. Khối lượng lớp than này chiếm trên 0,2 kg/viên. Tiếp đến
lớp than Quảng Ninh hay còn gọi là than thân khối lượng 1 kg/viên. Các thành phần hai
lớp than này được phối chế độc lập nhau, trộn đều trên các máy trộn chuyên dùng, sau đó
ủ trên 24 giờ để cân bằng độ ẩm rồi mới đưa vào máy ép.
Tiện lợi cho việc nhóm than, chỉ cần 1/4 tờ báo là than cháy, không cần nhóm bằng
củi hoặc bếp điện, tuổi thọ cháy của than từ 3 - 5 giờ, nhiệt lượng tỏa ra lớn, không cần
phải ủ qua đêm, đã được khử độc, không khói, không mùi, ít thải khí độc hại
Đặc biệt
o Than sạch Hoàng Thương không dùng hóa chất mà dùng thảo thực vật để khử
mùi, vì vậy than Hoàng Thương không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng
o Than sạch Hoàng Thương được bộ khoa học và Công Nghệ, cục sở hữu trí tuệ cấp
bằng độc quyền sáng chế: 6811 cấp theo quyết định số 1343/QD – SHTT ngày
24/01/2008
o Các sản phẩm than sạch, than nhóm của Hoàng Thương đã được kiểm nghiệm tại
Tổng cục đo lường chất lượng và đăng ký chất lượng sản phẩm Hà Nội số:
1159/2006- CBTC ngày 8/11/2006
4.3.1.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất
Hoàng Thương sử dụng công nghệ máy ép hai đầu, do đó lượng than thảo thực vật rất
đều, bằng nhau về khối lượng, đồng đều về chiều cao, không có hiện tượng than thảo
thực vật bên dày, bên mỏng.
Dây chuyền sản xuất than sạch được bố trí theo qui trình công nghệ sản xuất than sạch
2 lớp của Hoàng Thương, có 4 nhà xưởng chính:
Nhà xưởng sản xuất than thảo thực vật: 500 m2 và xưởng trộn, ủ than Q. Ninh với
than bùn biển.
Nhà xưởng ép than
Phân xưởng hong, sấy than.
Sản phẩm chủ yếu của dây chuyền là than tổ ong sạch.
Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất quy mô chưa lớn: xưởng sản xuất thủ công, chưa có
dây chuyền công nghệ bán tự động. Công ty đã và đang mở rộng thị trường ra các tỉnh
miền trong, tiến hành chuyển giao công nghệ.
4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
4.3.2.1 Thị trường
Qua bảng số 1 (điều tra sử dụng than) cho thấy: Dân số Hà Nội đến nay gần 3 triệu
người, tương ứng 540.000 hộ, trong đó có 304.570 hộ đốt than chiếm trên 50% số dân.
Cứ mỗi gia đình đun nấu mỗi ngày 2 viên thì sẽ cần đến 609.140 viên than sạch, tương
đương 600 tấn than mỗi ngày. Thực tế lượng than này cao hơn vì thường phải ủ lò 1 viên
than qua đêm (tổng cộng đốt 3 viên/ngày). Như thế hiện nay TP. Hà Nội đốt trên một
triệu viên than tổ ong mỗi ngày
4.3.2.2 Tính toán nhu cầu chất đốt
Qua bảng số 4 ở trên cho thấy các hộ ở Nội Thành như quận Ba Đình và quận Hoàn
kiếm ít đun nấu bằng than. Nhưng các Quận tập trung nhân dân lao động và các Quận,
Huyện ngoại thành tỉ lệ sử dụng than rất cao (60 – 80)% số hộ. Qua điều tra xác định sơ
bộ có 304.570 hộ đun than. Nếu mỗi ngày đun 2 viên than, thì số than cần cung cấp cho
Hà Nội là:
304.570 hộ x 2 viên/than = 609.140viên/ngày
Nhu cầu tiêu thụ là rất lớn, nhưng trước mắt Công ty Hoàng Thương chỉ đáp ứng 30%
thị phần than chất đốt của Thành phố. Sản phẩm than sạch Hoàng Thương bước đầu được
thị trường chấp nhận và tiêu thụ qua các đại lý của Công ty.
Tóm lại công suất của nhà máy không lớn, nên không lo khủng hoảng thừa (không lo
sản phẩm chậm tiêu thụ bị phân hủy, hoặc giảm chất lượng), vốn đầu tư nhỏ, thu hồi vốn
nhanh, dễ triển k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam.pdf