MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm yếu tố ngoại vi Trang 4
II. Phân loại yếu tố ngoại vi Trang 4
III. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực Trang 4
IV. Hệ thống biện pháp khắc phục
sự tác động ngoại vi của chính phủ Trang 6
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC HẠI CỦA NÓ
I. Thực trạng sử dụng túi nylon ở Việt Nam hiện nay: Trang 9
II. Những tác hại của túi nylon: Trang 11
CHƯƠNG BA: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
I. Biện pháp kinh tế Trang 13
II. Biện pháp về hành chính và pháp luật: Trang 14
III. Các biện pháp khác Trang 14
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10408 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng túi nylon ở Việt Nam hiện nay và những tác hại của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét của giáo viên
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm yếu tố ngoại vi Trang 4
Phân loại yếu tố ngoại vi Trang 4
Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực Trang 4
Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ Trang 6
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC HẠI CỦA NÓ
Thực trạng sử dụng túi nylon ở Việt Nam hiện nay: Trang 9
Những tác hại của túi nylon: Trang 11
CHƯƠNG BA: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
Biện pháp kinh tế Trang 13
Biện pháp về hành chính và pháp luật: Trang 14
Các biện pháp khác Trang 14
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, mỗi ngày có tới hàng triệu bao nylon được tiêu thụ mỗi ngày. Đấy dường như là một thói quen khó bỏ được của người tiêu dùng bởi ai cũng cảm thấy nó gọn gàng, tiện lợi.
Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nylon thì người dân ta lại xài một cách vô tư. Bao nylon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi vì tính tiện dụng của chúng.
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại vô cùng to lớn của nó. Đằng sau cái lợi trước mắt đó là những hiểm họa cho môi trường khi loại túi này đang bị lạm dụng và tiêu dùng quá mức hiệu quả. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng.
Với việc tiêu dùng bao nylon vượt quá mức hiệu quả như hiện nay ngoài những thiệt hại về kinh tế còn có những thiệt hại khác về môi trường, và gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người.
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm yếu tố ngoại vi
Yếu tố ngoại vi được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải bị đền bù.
Các chủ thể và đối tượng tác động ở đây có thể là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu. Các chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ, cũng như họ không đòi hỏi một sự đền bù nào.
Như vậy, yếu tố ngoại vi là một sự thể hiện mối quan hệ sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng, tiêu dùng – sản xuất. Hoạt động của người này tác động đến hoạt động của người khác. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.
Tóm lại, khi có sự tương tác giữa các hoạt động của các chủ thể và đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, có thể tạo ra sự khác biệt giữa giá trị xã hội và giá trị thị trường, lợi ích và chi phí xã hội khác biệt với lợi ích và chi phí tư nhân.
II. Phân loại yếu tố ngoại vi
Dựa trên tính hiệu quả kinh tế – xã hội : chia làm 2 loại
Yếu tố ngoại vi tích cực: là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Người nuôi ong tạo ra yếu tố ngoại vi tích cực đến người trồng táo.
Yếu tố ngoại vi tiêu cực: là yếu tố ngoại vi có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: Việc khai thác than gây ra tác động tiêu cực đối với khu dân cư gần đó.
III. Sự tác động của yếu tố ngoại vi tiêu cực
Xem xét hoạt động của ngành sản xuất túi nylon trên thị trường đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực là ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường sống , sức khỏe của người dân.
PA
fsx
ftd
Q
QE’
QE
P
MSC
MEC
D=MB=MSB
E
A
B
E’
PE’
PE
O
S=MC
Đường cầu thị trường về nylon: (D)
Đó là lợi ích biên thị trường khi sử dụng nylon: MB
Đó cũng là lợi ích biên xã hội khi sử dụng nylon: MSB
D=MB=MSB
Đường cung thị trường về nylon: (S)
Đó là chi phí biên thị trường khi sản xuất nylon: MC
S=MC
Việc sản xuất nylon đã gây ra một ngoại ứng tiêu cực là ô nhiễm môi trường. Giả sử việc ô nhiễm sẽ thay đổi phụ thuộc vào sản lượng nylon sản xuất ra. Dự kiến chi phí để khắc phục sự ô nhiễm còn gọi là chi phí biên ngoại ứng: MEC.
Khi đó, chi phí xã hội biên (MSC) của việc sản xuất nylon bao gồm:
Chi phí biên sản xuất nylon: MC
Chi phí biên ngoại ứng của việc sản xuất nylon: MEC
MSC= MC + MEC với mọi Q
Đạt hiệu quả
cao nhất
LỢI ÍCH BIÊN = CHI PHÍ BIÊN
MSB = MSC
Đạt hiệu quả
thị trường cao nhất
LỢI ÍCH BIÊN THỊ TRƯỜNG
=
CHI PHÍ BIÊN THỊ TRƯỜNG
ETT
MB = MC
Đạt hiệu quả xã hội cao nhất
LỢI ÍCH BIÊN XÃ HỘI
=
CHI PHÍ BIÊN XÃ HỘI
EXH
MSB = MSC
Nhận xét: Khi có ngoại tác tiêu cực đã dẫn đến tình trạng:
(1) Hiệu quả thị trường (E) duy trì vượt quá hiệu quả xã hội (E’) mong muốn do chi phí biên thị trường (MC) khác với chi phí xã hội (MSC) vì có ngoại ứng tiêu cực nên cần có chi phí biên ngoại ứng (MEC)
(2) Sản lượng thị trường vượt quá sản lượng xã hội (QTT > QXH)
Giá cả thị trường thấp hơn giá cả xã hội (PTT < PXH)
(3) Vấn đề là cần phải đảm bảo hiệu quả chung cho xã hội (E’) chứ không chỉ nhằm mang lại hiệu quả riêng của thị trường (E). Do vậy, hiện nay chưa có biện pháp can thiệp thích hợp thì thị trường có khuynh hướng sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội mong muốn. Điều đó, gây ra tổn thất kinh tế do thị trường sản xuất vượt quá hiệu quả chung của xã hội tương ứng dt(E’BE).
IV. Hệ thống biện pháp khắc phục sự tác động ngoại vi của chính phủ
a. Hệ thống các biện pháp kinh tế
a1. Phạt tiền là biện pháp kinh tế được chính phủ áp dụng đối với các chủ thể gây ra tác động ngoại vi tiêu cực. Có 2 chế độ phạt tiền được áp dụng:
Chế độ phạt tiền cố định là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Khoản tiền phạt này bằng chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí tư nhân biên và đúng bằng chi phí ngoại ứng tại mỗi đơn vị sản lượng. Chế độ phạt tiền này thường được chính phủ áp dụng với trường hợp tác động ngoại vi tiêu cực không được gọi là nghiêm trọng và mức độ tiêu cực thường tỷ lệ thuận với sản lượng, còn chi phí biên ngoại ứng được coi là như nhau với mỗi đơn vị.
Cụ thể:
- Phạt tiền trên đơn vị sản phẩm
f = (MSC - MC) tại QE’ = MEC tại QE’
(PE’ - PA) cách 2
Cách 1
Tổng tiền phạt: F = f.QE’ = dt(PAPEE’A)
Chế độ phạt tiền có ảnh hưởng đến người tiêu dùng, người sản xuất:
Khoản tiền phạt mà người tiêu dùng chịu:
Ftd = PE’ - PE và Ftd = ftd.QE’ = dt(PEPE’E’C)
Khoản tiền phạt mà người sản xuất chịu:
Cách 1: fsx = PE - PA và Fsx = fsx.QE’ = dt(PAPECA)
Cách 2: fsx = f - ftd và Fsx = F - Ftd = dt(PAPE’E’A) - dt(PEPE’E’C) = dt(PAPECA)
a2. Chế độ phạt tiền phi tuyến là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng hoặc tính chất của tác động tiêu cực. Có 2 khoản tiền phạt:
Khoản tiền phạt rất thấp (hoặc bằng không) nếu mức độ tác động tiêu cực dưới mức cho phép.
Khoản tiền phạt rất cao nếu mức độ tác động tiêu cực trên mức cho phép
a3. Trợ cấp: Đối với trường hợp các yếu tố ngoại vi có tác động tiêu cực nhưng để hạn chế sự tác động đó chính phủ cũng có thể dùng chính sách trợ cấp (thường thông qua thuế hoặc giá thu mua). Bằng việc trợ cấp đúng bằng sự chênh lệch giữa lợi ích biên xã hội và lợi ích biên cá nhân, chính phủ đã điều chỉnh mức độ hạn chế tác động tiêu cực đến mức hiệu quả.
b. Hệ thống biện pháp về hành chính và pháp luật:
b1. Biện pháp hành chính:
Biện pháp hành chính đòi hỏi chính phủ phải xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, ban hành các văn bản pháp luật, các quy định cụ thể buộc các cá nhân phải tuân thủ triệt để và sẽ xử lý hành chánh theo quy định khi có sự vi phạm. Thường có 2 loại:
Hệ thống pháp quy về nguyên nhân: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn bắt buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các nguyên nhân gây ra tác động tiêu cực.
Hệ thống pháp quy về hậu quả: bao gồm tất cả các quy định, các tiêu chuẩn buộc các cá nhân phải tuân thủ để hạn chế các hậu quả các tác động tiêu cực.
b2. Biện pháp về luật pháp:
Biện pháp về pháp luật thường giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể gây ra tác động và đối tượng bị tác động một cách trực diện bằng một hệ thống pháp luật tỏ ra có ưu thế. Cơ sở để giải quyết các mâu thuẫn về mặt pháp luật đòi hỏi chính phủ phải công nhận và thiết lập về quyền tài sản của các cá nhân cũng như của cộng đồng.
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NYLON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG TÁC HẠI CỦA NÓ
Thực trạng sử dụng túi nylon ở Việt Nam hiện nay:
Trong những năm qua, việc sử dụng các vật dụng làm từ túi nylon ngày càng phổ biến. Những tiện ích của việc sử dụng túi nylon được nhiều người chấp nhận theo hướng "dùng một lần rồi bỏ".
Dạo quanh các chợ từ nông thôn đến thành thị, không cần mất công quan sát cũng dễ nhận thấy người đi chợ chỉ đi tay không, muốn mua gì, từ cân cà chua, rau, hoa quả đến thịt, cá đều được các chủ hàng sẵn sàng cung cấp túi nylon theo số lượng mặt hàng cần mua. Túi nylon rẻ và được bán theo cân, mỗi kg ước chừng khoảng 200-250 cái, tuỳ theo kích cỡ của từng loại, giá từ 20.000-25.000đồng/kg. Không những ở các chợ mà ở các siêu thị, cửa hàng tạp hoá cũng dùng túi nylon để đạt được sự tiện ích trước mắt. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều các vật dụng khác như áo mưa tiện ích (áo mưa mỏng dùng một lần rồi bỏ), băng keo dán, giấy gói hàng cũng đều là nylon. Tuy nhiên thói quen sử dụng đó lại không có lợi đối với môi trường xung quanh.
Điều dễ nhận thấy tại các ngõ xóm, ven đường, bất kể ở nông thôn hay thành thị, rác thải là túi nylon vứt khắp nơi, thành đống; trong các túi nylon đựng đủ các loại như thức ăn thừa, rác thải, các loại gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, túi nylon là loại sản phẩm làm bằng hoá chất khó phân hủy, do vậy, việc vứt bừa bãi túi nylon trên đường phố, ở các kênh mương còn làm tắc các cống, rãnh thoát nước, là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ trên các tuyến phố.
Có thể thấy tác hại của việc sử dụng túi nylon và các vật dụng khác từ sản phẩm nylon đối với đời sống và sức khoẻ con người là rất lớn, không những đối với hiện tại mà cả trong tương lai. Tuy nhiên, vì tiện lợi của việc sử dụng túi nylon nhiều người vẫn bất chấp tác hại của nó đối với môi trường sống, do vậy việc lạm dụng túi nylon, hay các sản phẩm từ túi nylon đã đến mức báo động.
Ước tính, mỗi ngày tổng lượng phát sinh túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 30 tấn, bao gồm phát sinh chủ yếu tại các chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại.
Người Việt Nam đang tiêu dùng khoảng 25 – 35kg nhựa/người/năm và dự báo trong hai năm nữa, khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm, đồng thời sản lượng ngành bao bì nhựa lúc đó cũng đạt khoảng 1,4 triệu tấn.
Mặc dù túi nylon chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày tại TP.HCM nhưng vì rất khó phân hủy nên lượng rác thải nylon đang gây ra tác hại không lường cho môi trường sống của con người. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon “góp phần” không ít.
Cũng theo kết quả nghiên cứu trên thì có đến hơn 80% người dân tại TPHCM nhân biết được tác hại của việc sử dụng túi nylon, và hầu hết đều đồng tình với chương trình giảm thiểu sử dụng loại túi này.
Việc loại bỏ sử dụng túi nylon hay các vật dụng nylon chưa thể một sớm, một chiều giải quyết được, nhưng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người dân về thói quen và hành vi ứng xử có lợi cho môi trường, thiết nghĩ các cấp, các ngành cần có nhiều chương trình cụ thể, thiết thực vận động người tiêu dùng sử dụng sản phẩm khác thay thế túi nylon như sử dụng bao bì gói hàng bằng giấy.
Những tác hại của túi nylon:
Thứ nhất: túi nylon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nylon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu;
Thứ hai: Việc sử dụng túi nylon sẽ gây tác hại xấu tới sức khoẻ của con người.
Túi nylon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nylon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu... là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nylon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm. Các loại nylon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nylon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.
Thứ ba: Các túi nylon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Theo ước tính số nylon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nylon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ướng lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho con người và môi trường:Theo các nhà khoa học, túi nylon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nylon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nylon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ; - Túi nylon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh;- Ngoài ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước, đất sức khỏe, túi nylon còn gây mất mỹ quan.Một tác hại nữa đó là việc xử lý túi nylon là một bài toán khó giải. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc chôn lấp túi nylon sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất, nước do nylon khó phân huỷ, còn đốt chúng sẽ tạo ra sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nylon có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.Nhận thấy những tác hại do việc sử dụng túi nylon gây ra, hiện nay nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đã và đang bắt đầu áp dụng triệt để các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi nylon trong cuộc sống hàng ngày:
CHƯƠNG BA: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON
Biện pháp kinh tế
▶ Phạt tiền (fines)
Cần xử phạt nặng đối với tổ chức sản xuất các túi nylon không đảm bảo vệ sinh môi trường, các cơ sở xử lý rác thải còn lêu lỏng, xử lý rác thải không đúng qui định.
Xử phạt hành vi người dân vứt rác thải túi nylon bừa bãi trên đường phố, sông, cống rãnh, công viên,...tại các nơi công cộng và khu vực dân phố.
Phải lập kế hoạch nghiêm cấm việc sử dụng túi nylon trong dân chúng. Thực tế cũng đã có những giải pháp đề nghị cấm sử dụng túi nylon ở các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Giải pháp này được coi là có cơ sở và khả thi vì những khu vực đó là nơi mà người tiêu dùng có điều kiện và cũng có ý thức hơn để hy sinh chút ít lợi ích kinh tế trước mắt vì lợi ích bền vững của môi trường.
▶ Đánh thuế khi sử dụng túi nylon
Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy đánh thuế có thể khiến lượng sử dụng túi nylon giảm khoảng 80% (Ví dụ Tại các nước Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Nam Phi đã đánh thuế cao người sản xuất túi nylon để người dân tiết kiệm hơn khi sử dụng. Ireland buộc mỗi hộ dân đóng 15 cent/ngày (tương đương 1.000đ) thuế sử dụng túi nylon nên mỗi ngày ở đất nước này đã giảm được 90% người dân sử dụng nylon bừa bãi và xả rác. Mức thuế này sẽ được cộng vào giá thành túi nylon và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng. Thay vì trước đây, khi mua hàng hóa khách hàng sẽ được người bán gói hàng hóa lại trong những túi nylon miễn phí, thì bây giờ những chiếc túi nylon này sẽ được tính vào giá bán hàng hóa. Khi mức thuế này được tính vào giá bán sẽ đấy mức giá hàng hóa lên, điều này sẽ đánh vào người tiêu dùng làm giảm cầu hàng hóa về việc dùng túi nylon xuống. Ngoài ra, phí thu gom - tái chế túi nylon sẽ do đơn vị sản xuất chi trả. Tiền thuế thu được đưa vào Quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.Tuy nhiên chúng ta sẽ đánh mức thuế bao nhiêu, loại thuế nào, đánh thuế trên toàn diện hay chỉ đánh thuế trên những túi nylon đặc biệt… thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Việc thu thuế túi nylon cần được thông qua trên phạm vi toàn quốc, cộng thêm sự chuẩn bị về nhận thức cho người tiêu dùng, các thành phần kinh tế có liên quan trong xã hội
Ví dụ, túi xốp dùng một lần sẽ chịu mức thuế cao hơn túi nylon dày, túi bao gói thực phẩm (sản phẩm đựng sữa, trái cây, thịt cá…) không bị thu thuế sử dụng. Đầu năm 2010, dự kiến Quỹ tái chế cũng kiến nghị thành phố cấm các siêu thị, trung tâm thương mại lớn phát miễn phí túi nylon.
Bên cạnh đó cần phải đánh thuế vào các nhà sản xuất túi nylon, thúc đẩy họ tìm giải pháp sản xuất các loai túi nylon mới ít gây ô nhiễm cho môi trường. Với các nhà sản xuất, túi nylonlà mặt hàng có kỹ thuật sản xuất đơn giản, nguồn cung vật liệu dồi dào và rẻ; với người tiêu dùng, nó là sản phẩm tiện dụng, kinh tế. Hiện nay vẫn chưa có sản phẩm nào có thể cạnh tranh với túi nylonvề độ nhẹ, bền, chịu nước, kỹ thuật sản xuất đơn giản, giá thành thấp, tiện lợi...Như vậy việc đánh thuế lên nhà sản xuất , làm họ phải giảm chi phí biên sản xuất, nâng giá thành túi nylon lên. Song song với việc đánh thuế, chính phủ cũng cần hỗ trợ cho họ các điều kiện thuận lợi cho phát triển và sản xuất các túi nylon thân thiện môi trường.
Biện pháp về hành chính và pháp luật:
▶ Áp dụng luật bảo vệ môi trường vào trong đời sống
Việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân là rất khó khăn, vì vậy việc đưa pháp luật vào trong việc hạn chế tiêu dùng mặt hàng này cần phải thật linh hoạt và mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Các biện pháp khác
▶ Ngoài ra, trong tương lai cần nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm thay thế
Theo tìm hiểu thông tin trên thị trường thì việc sản xuất túi tự hủy thường phải đối mặt với những khó khăn về phương diện kinh tế (giá thành túi tự hủy cao hơn túi nylon khá nhiều), về phương diện kỹ thuật (độ dẻo dai khi chứa các vật nặng, tính chịu nước khi dùng cho các vật phẩm ẩm ướt như cá, thịt… của túi tự hủy thường không cao bằng túi nylon). Nếu được hỗ trợ thích đáng thì việc sản xuất và sử dụng loại túi này mới hi vọng được áp dụng đại trà ra thị trường với giá cả chấp nhận được.
Ở nước ta, ngoài một số doanh nghiệp tại TP.HCM từ năm 2005 nhập khẩu dây chuyền và công nghệ sản xuất bao bì tự hủy (nhưng chủ yếu là để xuất khẩu, do giá thành cao gấp hai lần so với loại bao bì nylon thông thường nên khó tiêu thụ trên thị trường nội địa) đã có nhóm các nhà khoa học tại Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM bước đầu nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo vật liệu để sản xuất bao bì tự hủy với nguyên liệu là tinh bột khoai mì (có thể trồng được ở những vùng đất xấu, đất đồi, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực) kết hợp với nhựa PVA (có thể tự hủy trong môi trường) và chất độn là khoáng sét phân tán ở kích thước nano. Nếu được đầu tư nghiên cứu sâu hơn, được thử nghiệm trên quy trình sản xuất với quy mô công nghiệp thì các sản phẩm như túi tự hủy từ vật liệu này có thể đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn.
Thay thế bằng các túi nylon sử dụng nhiều lần. Người bán lẻ và người tiêu dùng cần giảm sử dụng loại túi xốp dùng một lần vốn rất phổ biến tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị. Nếu chuyển từ túi nylon sử dụng một lần sang các loại túi dễ phân hủy dùng một lần khác thì hiệu quả không đáng kể, nhưng nếu chuyển sang các loại túi sử dụng nhiều lần thì chắc chắn sẽ có tác dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và hạn chế hệ lụy về môi trường. Tại hệ thống các siêu thị nước ta hiện nay có bán các loại túi vải có thể sử dụng nhiều lần cho các mục đích khác nhau.
Cần có chương trình khuyến khích cho các cá nhân, tố chức có sáng kiến hoặc ý tưởng về việc sáng chế hay cách sử dụng túi nylon không gây ô nhiễm môi trường.
Tất cả các giải pháp trên đây có thể thực hiện triệt để được hay không cần có sự kết hợp của người dân và của chính phủ. Chúng ta cần phải xây dựng cuộc sống văn minh, sạch đẹp thì chúng ta cần bắt tay vào thực hiện ngay từ bây giờ.
▶ Giáo dục
Đồng thời, đưa chương trình giảng dạy về môi trường học vào trong hệ thống đào tạo, đây là vấn đề cấp thiết để giúp học sinh, sinh viên ý thức được mức độ nguy hại của rác thải, đặc biệt là rác thải bằng polime. Bên cạnh đó ở các khu vực nông thôn, việc đốt các túi nylon sau khi sử dụng xong vẫn còn diễn ra trên diện rộng. Chính vì thế việc xây dựng và tuyên truyền rộng rãi về tác hại và việc sử dụng túi nylon an toàn đến người dân khu vực nông thôn là rất cần thiết.
Có rất nhiều giải pháp được đề xuất, nhưng dường như một giải pháp đã bị bỏ sót. Mà đó lại là giải pháp tốt nhất cho cả môi trường và túi tiền của chúng ta – thực tế cũng là giải pháp đơn giản nhất: dùng ba-lô, túi vải và túi nyloncó thể sử dụng nhều lần để đựng đồ khi đi sắm.
Việc loại bỏ dần túi nylon ra khỏi đời sống hằng ngày chỉ có thể trở thành hiện thực nếu tiến hành song song các giải pháp trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhm 05 NGO7840I TC TI NYLON V NH7918NG TC 2727896.doc