Đề tài Thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ

Mỹ là một cường quốc kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Với diện tích 9,3 triệu km2, dân số khoảng 285 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới. Mỹ là một thị trường riêng lẻ lớn nhất và là nước tham gia giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quan trọng trên thế giới như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)., là đầu tầu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Cùng với thu nhập quốc dân cao nên Mỹ là thị trường có sức mua lớn và nhu cầu cũng rất đa dạng. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, hấp dẫn và khá lý tưởng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy để xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không những phải thu hút được người tiêu dùng Mỹ mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn trên thế giới cùng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ.

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1772 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay. Hiện nay nó được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1999 đạt 9.256 tỷ USD năm 2000 đạt 9.500 tỷ USD. Thông thường GDP của Mỹ chiếm trên 20% GDP toàn cầu, thương mại chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch Thương mại quốc tế. GDP bình quân đầu người năm 1999 là hơn 34.000 USD cho thấy sức mua của gần 285 triệu dân Mỹ là rất lớn. Với một thị trường hấp dẫn như vậy cho nên tất cả các nước trên thế giới đều mong muốn tiêu thụ được hàng hoá sản phẩm của mình trên thị trường này, điều đó làm tăng nguy cơ giảm sức cạnh tranh của hàng hoá do khó giữ được thị phần, cũng như để chiếm thêm thị phần lại càng khó hơn. Mỹ là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển bởi vì việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng. Kim ngạch xuất nhâp khẩu đã nâng từ 14% GDP năm 1986 lên 25% năm vào năm 1998. Tuy vậy, Mỹ cũng là nước hay dùng tự do hoá thương mại để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ cho các công ty của mình nhưng lại tìm mọi cách để bảo vệ nền sản xuất trong nước. Đồng USD có vai trò thống trị trên thế giới với hơn 24 nước gắn trực tiếp các đồng tiền của họ vào đồng USD, 55 nước neo giá vào đồng USD, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng các hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toán giá trị đồng tiền của mình. Thị trường chứng khoán của Mỹ hàng năm chi phối khoảng 8.000 tỷ USD, trong đó các thị trường chứng khoán Nhật Bản chỉ vào khoảng 3.800 tỷ USD. Mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đến sự biến động của nền tài chính quốc tế. Hàng năm tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ vào khoảng 3-4%/năm và xuất khẩu tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm. Những năm gần đây nền kinh tế Mỹ đạt sự phục hồi và tăng trưởng vững chắc, đạt đỉnh cao nhất năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,5%. Sự tăng trưởng bình quân của Mỹ từ 1992-1996 vượt hẳn Châu Âu (1,5%) và Nhật Bản (1,3%). Trong năm 2000, kinh tế Mỹ tuy có nguội đi song vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng khoảng 3,2%. Và theo dự báo của Liên hợp quốc về “tình hình thế giới và triển vọng năm 2002” dự tính tổng sản lượng của nền kinh tế Mỹ năm 2002 tăng 1,25% (so với 1,5% của nền kinh tế thế giới). Sức mua lớn và đa dạng về chủng loại hàng hoá, Mỹ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới, chính vì vậy mà môi trường cạnh tranh ở Mỹ rất gay gắt, khốc liệt cho các doanh nghiệp. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển như Tây Âu, Nhật Bản, các nước NIC... cho đến các nước đang phát triển như ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và các nước nghèo như Campuchia, Bangladet đều có thể xuất khẩu được hàng hoá vào Mỹ. Như vậy Việt Nam muốn bán được sản phẩm hàng hoá của mình trên thị trường này thì đòi hỏi phải cạnh tranh được với một số lượng không nhỏ các đối thủ trên thị trường đó. Theo báo cáo của thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện tại Việt Nam đang đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ và đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,05% tổng giá trị nhập khẩu của Koa Kỳ. Đây là một con số rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước. 2. Đặc điểm về chính trị. Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ được quốc hội thực hiện thông qua hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Chủ tịch hạ nghị viện sẽ do các hạ nghị sỹ bầu ra còn chủ tịch thượng nghị viện sẽ do phó tổng thống đảm nhiệm mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc thảo luận của cơ quan này. Công việc của hai viện phần lớn được tiến hành tại các uỷ ban. Hệ thống uỷ ban của hai viện được phát triển khá rộng rãi và các uỷ ban này đều chịu sự kiểm soát của đảng có nhiều đại Bảng hơn tại viện đó. Nói chung quyền lãnh đạo ở cả hai viện đều nằm trong tay các thành viên thuộc đảng có ưu thế. Hệ thống hành pháp của Mỹ được phân chia thành hai cấp Chính phủ: các Bang và trung ương. Do đó, trên lãnh thổ mỗi bang tại Mỹ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của bang với các tổ chức chính quyền và toà án nhằm thực hiện luật pháp của bang và chính quyền trung ương với các tổ chức chính quyền và toà án thi hành luật pháp của liên bang. Nhà nước liên bang có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lường, cấp chứng nhận bản quyền, bằng phát minh, điều chỉnh thương mại giữa các bang với các nước... đồng thời cùng với chính quyền các Bang đưa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng... Với hệ thống chính trị như vậy, hàng hoá của Việt Nam muốn xâm nhập được vào thị trường Mỹ thì nó phải qua hai vòng kiểm soát ngặt nghèo, bao gồm luật pháp của từng Bang và luật pháp của trung ương, hơn nữa luật pháp của mỗi Bang lại không giống nhau, mỗi Bang có một quy định riêng, do đó để cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam phải hiểu biết về luật pháp của cả nước Mỹ và của từng Bang để từ đó có các biện pháp, chính sách thích hợp nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần cũng như để duy trì phần thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được.... Để hiến pháp có hiệu lực, quốc hội đã tạo ra một hệ thống toà án hoàn chỉnh. Một hệ thống nguyên tắc đã được thiết lập nhằm để hệ thống toà án liên bang và toà án bang thực hiện tốt quyền phán quyết trên cùng một lãnh thổ. Theo đó những vấn đề thuộc hiến pháp, luật pháp của liên bang sẽ được toà án tối cao Mỹ xem xét cuối cùng, việc vi phạm luật lệ của bang sẽ do toà án của bang xét xử. Quyết định của toà án tối cao có tầm quan trọng hàng đầu đối với hệ thống luật của Mỹ. Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng là Mỹ hay sử dụng chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế để đạt được các mục đích của mình. Theo một thống kê thì từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1998 Mỹ đã áp đặt 115 lệnh trừng phạt, trong đó hơn một nửa được ban hành trong 4 năm cuối và 2/3 dân số thế giới đang phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó do Mỹ áp đặt. Các lệnh trừng phạt, cấm vận này đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về tự do hoá thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua đó, ta thấy rằng kinh doanh trên thị trường Mỹ là phải rất thận trọng, chỉ một sơ suất rất nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. 3. Đặc điểm về pháp luật. Mỹ có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp Mỹ xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ là một nước có chế độ thương mại và đầu tư vào loại tự do nhất thế giới. Nhìn chung hệ thống luật pháp của Mỹ liên quan đến thương mại và đầu tư khá phức tạp nhưng lại minh bạch, Chính phủ Mỹ luôn cố gắng công bố công khai hệ thống luật pháp cho các nhà kinh doanh quốc tế. Luật quản lý hoạt động thương mại của Mỹ rất toàn diện và chi tiết, bao gồm nhiều đạo luật và những quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngăn chặn những hoạt động gian lận, quản lý các hoạt động kinh tế khác nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ. Luật pháp của Mỹ tuy phức tạp nhưng lại nghiêm ngặt và minh bạch, điều này làm cho hoạt động Thương mại với Mỹ được rõ ràng và cạnh tranh trên thị trường Mỹ là cạnh tranh tương đối lành mạnh. Đứng trên góc độ xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số điểm đáng chú ý sau: Khung luật pháp cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật, các hình thức bán phá giá, trợ giá và các biện pháp trừng phạt thương mại. Về luật thuế, đáng chú ý là danh bạ thuế quan thống nhất HTS, quy chế quan hệ thương mại bình thường NTR (hay còn gọi là quy chế tối huệ quốc MFN) và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Trong đó, MFN là chính sách thương mại truyền thống của Mỹ cho phép hàng hoá của bạn hàng nhập vào Mỹ được hưởng tỷ lệ thuế thấp hơn so với mức thuế bình thường. Còn GSP là chế độ ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển, nếu được hưởng thì sẽ có quyền lợi hơn cả quyền được hưởng MFN. Nội dung chính GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP. Đây là hệ thống ưu đãi về thuế đơn phương, không ràng buộc điều kiện có đi có lại. GSP rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Về hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào mỹ được áp dụng thuế suất theo Bảng thuế quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc. Sự khác biệt giữa 2 cột thuế suất này thông thường là từ 2-5 lần. Cách xác định giá trị hàng hoá để thu thuế của hải quan Mỹ hiện nay chủ yếu căn cứ theo Hiệp định về cách tính trị giá tính thuế của hải quan trong hiệp định Tokyo của GATT (nay là WTO) và Luật về các hiệp định thương mại năm 1979. Phí thủ tục hải quan được quy định trong Luật hải quan và thương mại năm 1990. Ngoài ra, còn cần phải chú ý các quy định khác của hải quan như mác, mã phải ghi rõ nước xuất xứ và chế độ hoàn thuế. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lưu ý về môi trường luật pháp của Mỹ là luật điều tiết xuất khẩu và luật trách nhiệm sản phẩm. Trong luật điều tiết xuất khẩu quy định rõ các mức phí và hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ như hàng nông sản, đường, hàng dệt, sắt thép; các trường hợp hạn chế nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng... Còn luật trách nhiệm sản phẩm bắt buộc các nhà sản xuất và doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và do đó gây thiệt hại phải bồi thường người tiêu dùng cho các thiệt hại đã gây ra. Như vậy dể cạnh tranh trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hơn nữa đối với mặt hàng nông sản thì vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đảm bảo hàng đầu. 4. Đặc điểm về văn hoá - xã hội. Nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi, Mỹ la tinh, châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ tạo nên một môi trường văn hoá phong phú và đa dạng. Điều này làm cho nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Mỹ trở nên đa dạng và phong phú. Chủ nghĩa thực dụng là triết học Mỹ tiêu Bảng cho văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ. Một số học giả nước ngoài đã nhận xét: cái gắn bó người Mỹ với nhau là quyền lợi chứ không phải là tư tưởng. Điều này thể hiện trong cách tính toán sòng phẳng đến chi li cho mọi việc bất kể đối với ai, từ người thân trong gia đình tới bạn hữu. Người Mỹ coi trọng sự chính xác, cách làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và rất quý trọng thời gian. Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp ít khi (nếu như không muốn nói là không) gặp phải trởi ngại do yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo, bởi vì tuy đa số dân chúng theo đạo nhưng tín ngưỡng ở Mỹ không được coi trọng bằng chủ nghĩa cá nhân (Người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân. Họ chỉ quan tâm đến những gì có liên quan đến đời sống hàng ngày của họ), cho dù theo đạo nhưng đôi khi họ vẫn tán thành những đức tín trái ngược hoàn toàn với tôn giáo mà họ đang theo. Xã hội Mỹ là một xã hội công nghiệp, phát triển cao với 75% dân số là thành thị. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu người dân Mỹ. Bên cạnh đó sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Mỹ tạo nên một đặc điểm đa dạng về nhu cầu của thị trường này. Nền kinh tế thị trường phát triển cao đã làm cho khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ ngày càng gia tăng. Trong khi có những nhà tỷ phú hàng đầu thế giới thì cũng có không ít người vô gia cư sống trong những căn nhà ổ chuột. Điều này vô hình chung tạo nên nhu cầu về sản phẩm ở Mỹ rất đa dạng. Tóm lại, để cạnh tranh trên thị trường Mỹ, trước tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu biết sâu, rộng về thị trường này, bao gồm đặc điểm về kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá và con người để từ đó có cách tiếp cận cho phù hợp, cũng như để đưa ra các chính sách, biện pháp thích hợp nhằm cạnh tranh được trên thị trường Mỹ. Đặc biệt là phải nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng mới có thể thành công trong cạnh tranh bởi Mỹ là thị trường có nhu cầu rất phong phú và đa dạng. ii: tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang mỹ nói riêng: 1. Khái quát chung về hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. 1.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản. Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu, thời tiết. Nếu năm nào, khu vực nào có “mưa thuận, gió hoà”, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ. Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì hàng nông sản sẽ khan hiếm và mặc dù có chất lượng không cao nhưng giá cao. Căn cứ vào đặc tính này các doanh nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình. Chẳng hạn: khu vực thị trường nào có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp, là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa hàng nông sản. Doanh nghiệp phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Cũng như khu vực của doanh nghiệp có thời tiết, khí hậu thuận lợi, khu vực ấy sẽ “được mùa”, hàng hoá nhiều, giá rẻ. Doanh nghiệp cũng phải tìm cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhằm không những tiêu thụ được hàng hoá mà còn bán được với giá cao hơn. Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và bán thường cao. Chính vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản, việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài) nhằm đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là thực sự cần thiết. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng vào lúc trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoạch hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Với đặc tính này buộc doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thực hiện công tác thu mua có hiệu quả. Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Tại các quốc gia phát triển, nhập khẩu hàng nông sản ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ... Vì vậy để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra. Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông sản không những phụ thuộc nhiều vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất dễ ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải quan tâm tới điều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh. Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau. Chẳng hạn: đối với mặt hàng gạo, trên thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành hai hay nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng. Cụ thể: thị trường Châu Âu quen dùng gạo ngon, hạt dài, song thị trường Châu á lại quen dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị trường Châu Phi quen dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao, loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp... Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản có thể được ưa thích ở thị trường này nhưng lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. 1.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. 1.2.1. Tình hình sản xuất và chế biến một số mặt hàng nông sản xuất khẩu Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng đã tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là đối với cây lúa, năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1 tạ/ha thì năm 1998 năng suất đã là 39,6 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình 38,05 tạ/ha của thế giới và 23 tạ/ha của Thái Lan. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1 tấn/ha cao hơn mức 916 tạ/ha của thế giới, gấp 1,3 lần năng suất của Indonexia. Năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Brasin, gấp 1,7 lần Colombia và gấp 2,17 lần Indonexia. Bảng 1: Tình sản xuất một số mặt hàng nông sản giai đoạn 1995-2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Diện tích (1000 ha) Lúa gạo 6.766 7.004 7.100 7.363 7.654 7.655 7.484 TĐT (%) - 3,52 1,37 3,70 3,95 0,01 - 2,23 Cà phê 186,4 254,2 340,3 370,6 408,0 516,7 566,8 TĐT (%) - 36,37 33,87 8,90 10,09 26,64 9,70 Cao su - 254,2 347,5 382,0 394,9 406,9 300,7 TĐT (%) - - 36,70 9,93 3,38 3,04 - 26,1 Chè - 74,8 78,6 77,4 84,8 86,9 95,6 TĐT (%) - - 5,08 - 1,53 9,56 2,48 10,01 Sản lượng (1000 tấn) Lúa gạo 24.964 26.397 27.524 29.146 31.394 32.554 31.970 TĐT (%) - 5,74 4,27 5,89 2,71 3,69 - 1,69 Cà phê 218,1 320,1 420,5 409,3 509,8 802,3 847,0 TĐT (%) - 46,77 31,37 - 2,66 24,55 57,38 5,57 Cao su - 142,5 186,5 193,5 248,7 291,9 418,4 TĐT (%) - - 30,88 3,75 28,53 17,37 43,34 Chè - 46,8 52,2 56,6 64,7 64,3 76,0 TĐT (%) - - 11,54 8,43 14,31 - 0,62 18,20 Năng suất (tạ/ha) Lúa gạo 36,8 37,6 39,0 39,6 41,0 42,5 42,7 TĐT (%) - 2,17 3,72 1,54 3,54 3,66 0,47 Cà phê 11,7 12,6 12,4 11,0 14,9 15,5 14,9 TĐT (%) - 7,69 - 1,59 - 11,3 35,45 4,03 - 3,87 Cao su - 5,6 5,4 5,1 6,3 7,2 14 TĐT (%) - - - 3,57 - 5,56 23,53 14,29 94,4 Chè - 6,3 6,6 7,3 7,6 7,4 7,9 TĐT (%) - - 4,76 10,61 4,11 - 2,63 6,76 Nguồn: Vụ Quy hoạch - Kế hoạch, Bộ NN & PTNT Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu ở trên song ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Điển hình là: chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diện tích trồng lúa vụ 3 ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai ở Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tỉnh phía Bắc, sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao. Về mặt chế biến: Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, hình thức không hấp dẫn, chất lượng không cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. 1.2.2. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Trong những năm qua, để tăng cường hội nhập vào khu vực và thế giới, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Với vị trí ngày càng quan trọng và được đặc biệt quan tâm, hoạt động xuất khẩu đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó có xuất khẩu hàng nông sản. Với phương châm xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế, mười năm qua, xuất khẩu nông sản nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng khá nhanh, đạt tốc độ tăng bình quân 21%. Năm 2000 so với năm 1990 kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng gấp 3,58 lần, thể hiện sự phát triển nhanh chóng của sản xuất nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Tuy nhiên, mặc dù khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu tăng lên, song tỷ trọng trong tổng số kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm (từ 32,58% năm 1990 xuống 19,38% vào năm 2000, và 16,35% năm 2001). Điều này phản ánh sự thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong cơ cấu kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước theo hướng CNH-HĐH: phát triển triển cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo chiều sâu, giảm bớt tỷ trọng sản phẩm thô, tăng nhóm hàng đã qua chế biến bởi vì giá trị sản phẩm thô, nguyên liệu trong giá trị quốc tế của hàng hoá xuất khẩu thường chiếm tỷ lệ (%) rất nhỏ so với giá trị chế biến. Tình hình trên được thể hiện qua Bảng sau: Bảng 2: Đóng góp của xuất khẩu nông sản giai đoạn 1990 - 2001 Đơn vị: Triệu USD STT Năm Giá trị XK nông sản Tổng giá trị XK Tỷ trọng KN XK NS trên TKN XK (%) Tốc độ tăng trưởng NS XK (%) 1 1990 783 2.404 32,58 - 2 1991 628 2.087 30,09 -19,80 3 1992 828 2.581 32,07 31,85 4 1993 920 2.985 30,81 11,11 5 1994 1.280 4.054 31,58 39,13 6 1995 1.746 5.449 32,04 36,41 7 1996 1.990 7.256 27,43 13,97 8 1997 2.250 8.759 25,69 13,07 9 1998 2.565 9.324 27,51 14,00 10 1999 3.136 11.540 27,17 22,26 11 2000 2.800 14.449 19,38 -10,71 12 2001 2.457 15.027 16,35 -12,25 Nguồn: Cục Công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan Bảng 2 cho thấy, giá trị xuất khẩu nông sản tăng theo thời gian. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 783 triệu USD, đến năm 2000 đã đạt 2.800 triệu USD tăng gấp 3,58 lần. Trong đó, năm 1999 đạt mức cao nhất là 3.136 triệu USD tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Kết quả khả quan trên chủ yếu là do xu hướng phục hồi giá nông sản trên thị trường thế giới trong những năm gần đây và chất lượng của sản phẩm được nâng cao rõ rệt. Riêng trong năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Đông Nam á đã tác động tới khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam nên giá trị xuất khẩu nông sản trong hai năm đó giảm so với dự kiến. Còn năm 2000 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.800 triệu USD chỉ bằng 89% so với năm 1999, năm 2001 giá trị xuất khẩu nông sản là 2.457 triệu USD chỉ bằng 88% so với năm 2000. Như vậy, trong hai năm 2000 và 2001 mặc dù lượng xuất khẩu tăng cao nhưng lại giảm về giá trị, đặc biệt là đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều nhân... (xem Bảng 3). Nguyên nhân chính là do, trong hai năm qua giá cả các mặt hàng nông sản giảm xuống một mức thấp kỷ lục do lượng cung quá dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Trong suốt hơn 10 năm qua, tăng trưởng bình quân xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 21%/năm. Trong đó gạo, cà phê, cao su, chè là bốn mặt hàng chủ lực, năm 2000 đạt 1,4 tỷ USD chiếm 9,72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2001 đạt 1,26 tỷ USD chiếm 8,38%. Và riêng trong năm 1999 kim ngạch xuất khẩu bốn mặt hàng này đạt tới 1,8 tỷ USD chiếm 16,63% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ta có thể thấy rõ tình hình xuất khẩu bốn mặt hàng này qua các năm ở Bảng sau: (Bảng 3,4) Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói trên, trước hết phải kể đến gạo. Thời gian qua, xuất khẩu gạo là một trong những lĩnh vực hoạt động xuất khẩu đạt thành tựu rực rỡ trong 10 năm liên tục. Nếu như trong 2 năm đầu (1990-1991) khối lượng xuất khẩu gạo đạt bình quân mỗi năm mới chỉ 1,3 triệu tấn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1746.DOC
Tài liệu liên quan