Đề tài Thực trạng thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam

Mục lục:

PhầnI: Lý luận chung

I. Khái niệm

II. Phân loại

III. Nguyên tắc hoạt động

IV. Hợp đồng Bảo hiểm Thương mại

V. Tái Bảo hiểm Thương mại

Phần II: Thực trạng thị trường Bảo hiểm

thương mại ở Việt Nam

I. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm ở Việt Nam

II. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam

III. Các tổ chức kinh doanh Bảo hiểm ở Việt Nam

IV. Khó khăn và hạn chế của Bảo hiểm Thương mại

V. Giải pháp hoàn thiện thị trường Bảo hiểm Thương mại ở Việt Nam

pdf40 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường bảo hiểm thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay: năm 1986, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diến ra vào năm này đã đưa ra chính sách đổi mới, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư từ nhiều quốc gia, khu vực. Hoạt động sản xuất - kinh doanh từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao đòi hỏi ngành bảo hiểm cũng phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu, thích hợp với hoàn cảnh mới. Sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm mới, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài... sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển bảo hiểm ở nước ta. Ngày 18/12/1993, nghị định 100 CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được Chính phủ ban hành, mở ra bước phát triển mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Nó phá vỡ thế độc quyền đang tồn tại, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức bảo hiểm với nhiều hình thức khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Mặc dù vậy, phải từ sau năm 1995, một loạt các công ty kinh doanh bảo hiểm mới ra đời: Bảo Minh, VINARE, PVI, PJICO... và các công ty liên doanh bảo hiểm như: UIC, VIA,... Ngoài ra, với khoảng 40 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm nước ngoài và hơn 70.000 đại lý bảo hiểm thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển ngày một sôi động. Việc mở cửa thị trường bảo hiểm cũng như sự xuất hiện của các công ty mới đã tạo điều kiện cho bảo hiểm phát triển mạnh mẽ trong một môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các công ty liên tục hoàn thiện những sản phẩm cũ, đồng thời nghiên cứu và giới thiệu những loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới đa dạng và hấp dẫn. Người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa 15 chọn người bảo hiểm, loại hình dịch vụ bảo hiểm với mức phí cạnh tranh nhất. Trong tương lai, nhu cầu bảo hiểm sẽ ngày càng đa dạng hơn và số lượng, chủng loại sản phẩm chắc chắn sẽ còn được rộng mở. Không chỉ có vậy, để nâng cao tính cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng cũng ngày càng được chú trọng. Bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một thị trường vẫn đang rất giàu tiềm năng phát triển. II. Thị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam Tính đến hết tháng 6/2010, có 50 Doanh nghiệp Bảo hiểm hoạt động trên thị trường trong đó bao gồm 27 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ, 11 Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ, 10 Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 1 Doanh nghiệp tái bảo hiểm. Hiện tại Bộ Tài chính đã chấp nhận về nguyên tắc việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 01 Doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ -Công ty Bảo hiểm Cathay Việt Nam và 01 Doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ - Công ty Bảo hiểm nhân thọ Fubon Việt Nam. Tổng doanh thu Phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt14.427 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó doanh thu phí bảohiểm phi nhân thọ ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 6.487 tỷ đồng, tăng 14,39% so với cùngkỳ năm 2009. Tổng doanh thu hoạt động đầu tư 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt3.321 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp phi nhân thọ ước đạt 875 tỷ đồng, các danh nghiệp nhân thọ ước đạt 2.446 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước đạt 3.985tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp phi nhân thọ là 2.422 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhân thọ là 1.563 tỷ đồng. 16 Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 810 tỷ đồng, tăng 20,36% so với cùng kỳ năm 2009. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính được thu xếp qua nôi giới là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiến (27, 73%), bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (34,37%), bảo hiểm trách nhiệm chung (10,05%). 1. Bảo hiểm phi nhân thọ Doanh thu phí bảo hiểm gốc trong 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 7.940 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 25 DNBH tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm gốc; 3 DNBH giảm doanh thu phí bảo hiểm gốc là UIC, Bảo Tín và VIA. Các DNBH lớn như Bảo Việt, PVI, Bảo Minh vẫn dẫn đầu thị trường: Bảo Việt ước đạt 1.871 tỷ đồng, chiếm 23,57% thị phần, giảm gần 2%; Bảo Minh đạt 1.095 tỷ đồng chiếm 13,79%, tăng 0,18%. Một số nghiệp vụ chiến tỉ trọng doanh thu lớn: dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, chiếm tỉ trọng 31,35%, doanh thu phí đạt 2.489 tỉ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và thiệt hại, chiếm 25,57%, doanh thu phí đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 21,51% so với cùng kỳ năm trước. Thứ ba là nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu và tách nhiện chủ tàu chiến tỉ trọng 12,19%, ước đạt 967 tỷ đồng, tăng 27,27%. Đứng thứ tư là nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người với doanh thu ước đạt 936 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 11,79%. Nghiệp vụ này tăng trưởng do việc tăng cường kênh phân phối qua hệ thống ngân hàng; 17 Bồi thường bảo hiểm: Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2010 không phát sinh nhiều vụ tổn thất lớn, bồi thường chủ yếu tập trung vào bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm sức khỏe tai nạn con người. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc ước đạt 2.422 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường gốc là 30,51%, giảm 2,78% so với cùng kỳ năm 2009: Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao gồm: Samsungvina (76,04%, do các vụ cháy ở nước ngoài); Lib erty (70,71%), Bảo Long (49,49%) do bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới cao, mặt khác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 70-75% tổng doanh thu bảo hiểm gốc của 2 DNBH này. Các DNBH có tỷ lệ bồi thường thấp là Bảo Tín (1,28%), QBE (6,47%), UIC (7%). Xét theo nghiệp vụ, đứng thứ nhất về tỷ lệ bồi thường là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (48,01%). Các DNBH có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người cao là : Bảo Minh (61,89%),Bảo Việt (54%). Đứng thứ 2 về tỉ lệ bồi thường là bảo hiểm xe cơ giới (43,78%), chủ yếu là giải quyết bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe. Các DNBH có tỷ lệ bồi thường cao: PJICO (50,7%), Bảo Minh (47,95%). Tiếp theo là bảo hiểm thân tàu và TNDS của chủ tàu, có tỷ lệ bồi thường 37,4%. Các doanh nghiệp có tỷ lệbồi thường cao về nghiệp vụ này là PVI (68,5%) và Bảo Việt (37,5%). Tổng số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (TNGL) ước khoảng 1.845 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường giữ lại là 35,16%. Nghiệp vụ Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người có tỷ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cao nhất là 47,63%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với 42,71%. Đứng thứ 3 là nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ 29,44%. Các nghiệp vụ có tỉ lệ 18 bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại thấp là bảo hiểm nông nghiệp 1,05%, bảo hiểm trách nhiệm chung 2,36%. 2. Bảo hiểm nhân thọ: Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt khoảng 6.487 tỷ đồng tăng 14,39%so với cùng kỳ năm 2009 (trong đó tổng doanh thu phí của các sản phẩm bảo hiểm chính đạt 6.268 tỷ đồng tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2009). Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanhnghiệp về cơ bản không khác biệt nhiều so với năm 2009: Prudential 38,9%, BảoViệt Nhân thọ 31,4%, Manulife 10,5%, AIA 6,6%, Dai-ichi 6,3%, ACE 4,5%, KoreaLife 0,9%, Cathay 0,5%, Prevoir 0,3% và Great Eastern 0,1%. Hoạt động khai thác mới có mức tăng trưởng cao. Số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới ước đạt 338.186 hợp đồng tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới ước đạt 1.663 tỷ đồng tăng 31,98% so với cùng kỳ năm trước (trong đó doanh thu phí hợp đồng bảo hiểm chính đạt 1.596 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 32,17%). Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới không có sự thay đổi tại nhóm dẫn đầu thị trường: Prudential dẫn đầu thị trường với thị phần đạt 31,8%, tiếp đến là BVNT25,2%, Manulife 10,9%, ACE 9,6%, Dai-ichi và AIA chiếm thị phần tương đương nhau 8,3%. Nhóm doanh nghiệp đứng sau có sự thay đổi lớn về vị trí với sự vươn lên của các doanh nghiệp bảo hiểm mới như Korea Life 3%, Cathay1,4%/ tiếp theo là Prevoir 1%, Great Eastern 0,2%. VCLI mới triển khai hoạt động cuối năm 2009 nên doanh thu phí vẫn thấp. Cơ cấu sản phẩm bảo hiểm cũng có sự thay đổi đáng kể , theo đó các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung vào sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (tỉ trọng sản 19 phẩm bảo hiểm này tăng từ 19,5% năm 2009 lên 31,1% năm 2010), bảo hiểm liên kết đầu tư (tăng từ 17,6% năm 2009 lên 22,1% năm 2010 trong đó chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm liên kết chung), tỷ trọng sản phẩm bao hiểm hỗn hợp giảm từ 62% năm 2009 xuống còn 46,1% năm 2010, trả tiền định kỳ và trọn đời cũng giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ trọng sản phẩm truyền thống giảm do nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm liên kết ch ung, đồng thời nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới. Điển hình là tỷ lệ tăng trưởng đối với sản phẩm liên kết chung của Bảo Việt nhân thọ là 588,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Manulife đã triển khai thí điểm sản phẩm bảo hiểm vi mô dành cho người nghèo tại hai tỉnh Hải Phòng và Tiền Giang. Đầu năm 2010 Công ty đã mở rộng triển khai sang các tỉnh Bắc Giang, Bến Tre, Nam Định và Đồng Tháp với kết quả triển khai ban đầu tương đối khả quan. Về hoạt động đầu tư, đến cuối tháng 6 năm 2010, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 51.525 tỷ đồng, tăng 2.394 tỷ đồng so với năm 2009. Doanh thu hoạt động đầu tư 6 tháng năm 2010 ước đạt 2.446tỷ (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009). Tổngsố tiền chi trả bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọtrong 6 tháng đầu năm 2010 ước khoảng 1.563 tỷ đồng, góp phần đảm bảo sự ổnđịnh tài chính của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, qua đó cũng gópphần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 20 III. Các tổ chức kinh doanh Bảo hiểm ở Việt Nam Các công ty kinh doanh bảo hiểm, hay các doanh nghiệp bảo hiểm, là doanh nghiệp được thành lập tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật KDBH và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Theo Luật KDBH, doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước, công ty cổ phần bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tương hỗ, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài. 1. Bảo Việt Bảo Việt được bắt đầu đi vào hoạt động từ 15/01/1965. Công ty có các đơn vị thành viên, các chi nhánh trên toàn quốc, đồng thời tham gia góp vốn vào nhiều công ty khác như công ty liên doanh Bảo hiểm Quốc tế (VIA), công ty liên doanh bảo hiểm Bảo Việt - AON (AIB), công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, quỹ đầu tư Quốc gia... Ngoài ra, Bảo Việt đã thành lập Công ty đại lý bảo hiểm tại Anh Quốc BAVINA (UK) Ltd và hiện có mối quan hệ với hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới. Với kinh nghiệm, uy tín và 21 nỗ lực hoàn thiện không ngừng, Bảo Việt đang chứng tỏ mình vẫn là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Năm 2010, vượt qua rất nhiều khó khăn, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt) - thành viên của Tập đoàn Bảo Việt đã khẳng định được vị thế số 1 của một nhà bảo hiểm có 45 năm kinh nghiệm trên thị trường; khẳng định được lòng tin của nhà đầu tư, khách hàng, người lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Năm 2010 Bảo hiểm Bảo Việt đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Tổng doanh thu đạt 4.930 tỷ đồng, tăng trưởng 15,8% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu bảo hiểm đạt 4.593 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế đạt 381 tỷ đồng, tăng 74% so với năm 2009. Với 25% thị phần, Bảo hiểm Bảo Việt giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. Năm 2010 cũng là năm Bảo hiểm Bảo Việt tập trung đầu tư công nghệ thông tin như phát triển các phần mềm kế toán, quản lý nghiệp vụ; phát triển trung tâm dịch vụ khách hàng - call centre; hoàn thiện quản trị doanh nghiệp; phát triển sản phẩm bancasurance. Năm 2011, Bảo hiểm Bảo Việt đặt mục tiêu tổng doanh thu 5.660 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8% so với năm trước, trong đó doanh thu bảo hiểm gốc đạt 4.872 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 406 tỷ đồng và tập trung thực hiện ba chủ trương “Đổi mới - Chất lượng - Hiệu quả”. Với quyết tâm và khí thế phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2011 của toàn thể tập thể cán bộ nhân viên, cùng đồng lòng chung sức, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ đạt được các mục tiêu phát triển đặt ra, góp phần xây dựng “Một Bảo Việt - Một nền tảng mới” và thực hiện “Niềm tin vững chắc, Cam kết vững bền” trong toàn hệ thống của Bảo Việt. 22 2. Bảo Minh Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) trước đây là một thành viên của Bảo Việt, được tách ra hoạt động độc lập vào năm 1995. Bảo Minh là doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước lớn thứ hai sau Bảo Việt, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và làm đại lý bồi thường và giám định tổn thất cho nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài và hội P&I. Hiện nay, số vốn điều lệ của công ty là 67 tỷ đồng và sắp tới sẽ được tăng lên thành 70 tỷ đồng. Hiện nay, công ty có 22 chi nhánh và 6 văn phòng đại diện trên toàn quốc và có mối quan hệ hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài. Bảo Minh đã góp vốn thành lập hai công ty liên doanh bảo hiểm là UIC và Bảo Minh - CMG. Năm 2010, Bảo Minh tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường với 11,3% thị phần. Tổng doanh thu đạt 2.352 tỷ đồng bằng 101% kế hoạch HĐQT giao, tăng trưởng 6% so với năm 2009. Đặc biệt, Tổng Công ty đã kiểm soát được cơ bản tình hình bồi thường, kiểm soát được chi phí và đã có lãi trong kinh doanh bảo hiểm gốc. Đây là mộ tín hiệu “cực kỳ phấn khởi” đặc biệt đối với những người làm bảo hiểm và là động lực to lớn, tạo đà phát triển trong thời gian tới, phù hợp chủ đề của chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011 – 2015 “Hiệu quả và phát triển bền vững”. 3. Bảo hiểm dầu khí (PVI) PVI là công ty bảo hiểm chuyên ngành đầu tiên ở nước ta, trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), được thành lập năm 1996 với số vốn 20 tỉ đồng. Công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. 23 Năm 2010, Tổng doanh thu đạt 4.511 tỷ đồng tăng trưởng 26,5%, hoàn thành 112% kế hoạch năm 2010. Trong đó: Doanh thu bảo hiểm gốc đạt 3.512 tỷ đồng, tăng trưởng 26,8%, doanh thu tái bảo hiểm đạt 469 tỷ đồng, tăng trưởng 37,9%, doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 607 tỷ đồng, tăng trưởng 27,6%. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của PVI đạt 336 tỷ đồng, tăng trưởng 52,7% so với năm 2009. IV. Hạn chế và khó khăn trong BHTM 1. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN bảo hiểm đang ở tình trạnh báo động Thị trường bảo hiểm với 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và hơn 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã tạo ra 1 ngành bảo hiểm hỗn loạn trên thị trường, với sức cạnh tranh ngày các ác liệt nhằm dành thị phần lớn về phía mình. 24 Trước hết, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về sản phẩm, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực, phát triển kênh phân phối sản phẩm và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Thứ hai, đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO. Thứ ba, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soát được trục lợi bảo hiểm, dùng áp lực của các mối quan hệ để chi phối khách hàng, độc quyền kinh doanh bảo hiểm đối với một số ngành đặc thù: + Hạ phí bảo hiểm: Trên thực tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã xu ất hiện tình trạng có những sản phẩm bảo hiểm mức phí đã gi ảm từ 40-50%, thậm chí còn thấp hơn quy định của Bộ Tài chính rất nhiều lần. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh nói trên bắt đầu lan trên diện rộng từ khi các công ty sử dụng những cán bộ nhân viên không có nghiệp vụ bảo hiểm hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Để đạt chỉ tiêu được giao khoán, các bộ phận này buộc phải chạy theo doanh số, không đánh giá, khảo sát rủi ro, bán sản phẩm bảo hiểm bằng mọi giá. Điểm qua tình hình cạnh tranh về phí của một số sản phẩm bảo hiểm cơ bản trong thời gian qua, ta có thể nhận thấy rất rõ vấn đề này. Đối với bảo hiểm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ mức phí từ 40-60%, kể cả đối với các mặt hàng nhạy cảm có tỷ lệ bồi thường cao. Với mặt hàng sắt thép, phí bảo hiểm đã giảm tới 70%. Trước đây, phí bảo 25 hiểm mặt hàng này trung bình vào khoảng 0,14% tổng giá trị lô hàng. Hiện nay, có doanh nghiệp đã đưa ra m ức phí hạ xuống còn 0,08%, rồi đẩy phí xuống còn 0,06% và gần đây nhất chỉ còn 0,05%. Với mặt hàng phân bón, phí bảo hiểm đã giảm từ 0,6% còn 0.3-0,35%. + Tăng chi phí hoa hồng khai thác không đúng với quy định của nhà nước: Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang trong tình trạng càng làm càng lỗ hoặc gần như không có hiệu quả, do việc chi hoa hồng quá mức giữa các doanh nghiệp. Theo quy định, khi ký đư ợc hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được phép chi từ 0,5% đến 20% hoa hồng (tùy loại hợp đồng) cho đại lý bảo hiểm hoặc tối đa không quá 15% cho công ty môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các đơn vị phải chi nhiều hơn để có được dịch vụ. Với tình trạng cạnh tranh như hiện nay, hoa hồng chi cao, phí bảo hiểm thấp và như vậy sẽ không đủ chi trả bồi thường cho khách hàng. Nếu xảy ra tổn thất phải bồi thường thì coi như h ết lãi. Cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế phát triển nhưng lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm ngày càng thấp là một nghịch lý trong kinh doanh tại thị trường bảo hiểm Việt Nam. + Mở rộng quá mức quyền lợi bảo hiểm không tính đến hiệu quả kinh doanh: Đối với bảo hiểm hàng hóa, các công ty môi giới bảo hiểm luôn đưa ra các điều khoản mở rộng trái tập quán bảo hiểm quốc tế như không áp dụng thu phí tàu già theo qui định đối với các tàu chở hàng nguyên chuyến (nhưng vẫn cấp debit note để người được bảo hiểm đòi nư ớc ngoài), thiếu hàng trong container còn nguyên kẹp chì, đi ều khoản bảo hiểm cho các rủi ro bị loại trừ trong qui tắc bảo hiểm…, đã dẫn đến tình trạng phí thu ngày càng thấp nhưng trách nhiệm của người bảo hiểm ngày càng cao. Bên cạnh đó, các công ty môi giới bảo hiểm trong nước có thể do sự thiếu kiểm tra 26 kiểm soát của nhà nước và muốn thuyết phục khách hàng nên môi giới đưa ra các điều khoản mở rộng không đúng với tập quán bảo hiểm như bảo hiểm hàng thiếu trong container còn nguyên kẹp chì, bảo hiểm các rủi ro bị loại trừ trong qui tắc bảo hiểm quốc tế... Như vậy, vô hình chung, các nhà bảo hiểm trong nước phải nhận cả rủi ro do người bán hàng ở nước ngoài gây ra và điều này dễ dẫn đến trục lợi bảo hiểm... Có những trường hợp, khi không hạ phí, nhà bảo hiểm còn mở rộng điều kiện bảo hiểm không có trong nghiệp vụ để thu hút thêm khách hàng. Ví dụ, có doanh nghiệp bảo hiểm đã bảo hiểm chỉ cho hạ thủy tàu mà không phải là toàn bộ thời gian đóng tàu, chấp nhận rủi ro cao nhất trong điều kiện kỹ thuật hạ thủy của Việt Nam còn hạn chế để hạ phí bảo hiểm. Có doanh nghiệp còn cải tiến thời hạn bảo hiểm, kéo dài hạn hạ thủy chạy thử là 250 hải lý hoặc một tháng. Người được bảo hiểm được chọn một trong hai điều kiện đó nếu có lợi cho mình, trái với quy tắc là điều nào xảy ra trước thì chấm dứt. Đối với lĩnh vực bảo hiểm cháy, nổ, cạnh tranh hạ phí, nới rộng điều kiện, điều khoản bảo hiểm đến mức không tưởng. Không những vậy, sự tác động của một số môi giới bảo hiểm làm ảnh hưởng xấu đến thị trường bảo hiểm nói chung như việc đưa ra đến 200 điều kiện mở rộng, bảo hiểm bổ sung không đồng bộ với nội dung đơn bảo hiểm và lấn sang phạm vi một số sản phẩm bảo hiểm khác. Thực trạng thu phí bảo hiểm thấp hơn phí tái bảo hiểm, đấu thầu bỏ phí thấp, môi giới bảo hiểm đưa ra quá nhiều điều khoản, điều kiện bảo hiểm phức tạp đã dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm không thể đảm bảo quyền lợi cho đối tượng bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Đây là việc làm ngắn hạn, chỉ tính đến doanh thu và thị phần trước mắt mà không lường hết được rủi ro 27 khi mở rộng các điều kiện bảo hiểm. Kết quả là các dịch vụ trong phạm vi mức giữ lại phí hạ quá nhiều dẫn đến thực trạng phí cao, dịch vụ tốt lại phải tái bảo hiểm ra nước ngoài, phí thấp, rủi ro cao giữ lại cho phía bảo hiểm Việt Nam. + Cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính: Việc cạnh tranh thông qua sự can thiệp hành chính đã thể hiện rất rõ trong nghiệp vụ bảo hiểm học sinh. Một vài doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời hoặc mới triển khai nghiệp vụ, vì muốn chiếm lĩnh thị trường nên đã ch ấp nhận hỗ trợ nhà trường với nguồn kinh phí lớn, thậm chí còn cao hơn c ả phí bảo hiểm thu được. Cách hỗ trợ này đã tạo điều kiện cho nhà trường gây sức ép với các doanh nghiệp bảo hiểm khác, làm xấu đi hình ảnh của bảo hiểm học sinh. Đồng thời, trong những năm học tới, việc thuyết phục người tham gia bảo hiểm chấp nhận phí bảo hiểm, mức khấu trừ hoặc điều kiện bảo hiểm bình thư ờng sẽ rất khó khăn. 2.Việc bồi thường chưa tốt - Trước hết, tính công khai minh bạch về hồ sơ, thủ tục giải quyết bồi thường chưa được thực hiện. - Thứ hai, việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt. - Thứ ba, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ sơ chứng từ để giải quyết bồi thường cho nạn nhân khi những hồ sơ chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyền như công an, bệnh viện. - Thứ tư, việc tự quyết, tự chịu trách nhiệm của DNBH trong việc giám định bồi thường tổn thất chưa được phát huy và hay bị hình sự hóa. 28 - Thứ năm, các DN hoạt động trong lĩnh v ực tư vấn giám định và giải quyết bồi thường (trung gian giữa DNBH và khách hàng) chưa hoạt động có hiệu quả và phán quyết của họ nhiều khi không được pháp luật công nhận. - Thứ sáu, chưa có biện pháp xử phạt thích đáng DNBH trong việc chậm trễ bồi thường cũng như xử phạt thích đáng các hành vi trục lợi BH. VD: Riêng lĩnh v ực bảo hiểm nhân thọ, dù trong năm 2009 đã có hơn 460.000 hợp đồng bị hủy bỏ. 3. Sản phẩm bảo hiểm chưa đa dạng, còn hạn chếở nhiều lĩnh vực quan trọng Các sản phẩm bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán. Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt chưa thực sự được đẩy mạnh trong khi hàng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. bảo hiểm tàu hỏa và nông nghiệp chưa có ở việt Nam. 4. Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước Ở Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm (Luật KDBH) có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. a. Bất hợp lý trong cấu trúc văn bản luật: Cấu trúc văn bản Luật KDBH hiện hành có nhiều điểm không hợp lý, cần phải được cơ cấu lại nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh pháp luật với tư cách là văn bản luật chuyên ngành. 29 Thứ nhất, Luật KDBH hiện hành quy định về hợp đồng bảo hiểm tại Chương II, còn những vấn đề pháp lý cơ bản điều chỉnh DNBH được quy định tại Chương III. Thiết nghĩ, việc sắp xếp như vậy là không phù hợp, vì: a) Luật KDBH cần phải coi trọng những nội dung điều chỉnh về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mà chủ thể kinh doanh chủ yếu là DNBH, nên sau Chương I quy định về những vấn đề chung, thì Chương II phải nên quy định về DNBH và một số chủ thể kinh doanh khác; b) cách giải thích hợp logic là phải có doanh nghiệp thì mới có sản phẩm bảo hiểm, nên sau chế định về DNBH mới nên quy định về sản phẩm bảo hiểm (được thể hiện qua hợp đồng bảo hiểm). Thứ hai, nên xác định nội dung điều chỉnh của Chương Hợp đồng bảo hiểm là điều chỉnh về các loại hình bảo hiểm (các sản phẩm bảo hiểm) để không trùng lắp với những quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) về hợp đồng bảo hiểm và phù hợp với tinh thần của Luật KDBH là điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm với đối tượng của hoạt động kinh doanh này là các sản phẩm bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Do đó, chương về Hợp đồng bảo hiểm nên đặt tên thành Các sản phẩm bảo hiểm. Thứ ba, mục Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nên để thành một bộ phận của Chương về Hợp đồng bảo hiểm, vì đây là việc DNBH nhận chuyển giao thay thế DNBH chuyển giao để trở thành bên bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy, mặc dù có những quy định đặc thù nhưng thực chất, đây là việc sửa đổi hợp đồng bảo hiểm. Thứ tư, nên nhập các quy định về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm vào phần quy định về DNBH để thành một Chương có tên gọi là Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThị trường Bảo hiểm Thương mại Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan