Đề tài Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp nâng cao hoạt động của thị trường này

Chương I – Lý luận chung về thị trường chứng khoán 1

I – Tổng quan về thị trường chứng khoán 1

1. Khái niệm và bản chất của thị trường chứng khoán 1

2. Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán 2

2.1. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính 2

2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán 3

3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 5

3.1. Chủ thể phát hành 5

3.2. Nhà đầu tư 6

3.3. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán 6

4. vai trò của thị trường chứng khoán 8

II- Chứng khoán và việc phát hành chứng khoán 10

1. Chứng khoán và việc phân loại chứng khoán 10

2. Phát hành chứng khoán 14

2.1. Các chủ thể phát hành 14

2.2. Các phương thức phát hành chứng khoán 14

3. Cách thức đầu tư chứng khoán 15

3.1. Thị trường sơ cấp 15

3.2. Thị trường thứ cấp 17

III – Niêm yết chứng khoán 18

1. Khái niệm chức năng của sở giao dịch chứng khoán 18

2. Tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán 19

3. Thành viên của sở giao dịch chứng khoán 21

4. Niêm yết chứng khoán 22

Chương II- thực trạng thị trường chứng khoán việt nam 24

I- thị trường sơ cấp 24

1. Đầu tư vào cổ phiếu 24

2. Đầu tư vào trái phiếu 27

II- Thị trường thứ cấp 31

1. Thực trạng của việc niêm yết chứng khoán ở Việt Nam

 hiện nay 31

2. Kết quả giao dịch của thị trường chứng khoán trong

 thời gian vừa qua 38

3. Đầu tư cổ phiếu ngoài sàn OTC 39

III- đánh giá chung 41

1. Những thành tựu đạt được 41

2. Những tồn tại và nguyên nhân 44

Chương III- một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của thị trường chứng khoán 45

I- Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

tới năm 2010 45

1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

tới năm 2010. 45

2. Định hướng phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán 46

III- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Thị trường chứng khoán 46

1. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý hoạt động đầu tư 46

2. Nhóm giải pháp về nâng cao tính minh bạch trên thị trường

chứng khoán Việt Nam 48

3. Nhóm giải pháp cho thị trường trái phiếu 52

4. Nhóm giải pháp về tăng cường nguồn hàng cho thị trường

chứng khoán 54

5. Nhóm giải pháp thu hút đông đảo nhà đầu tư 55

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và giải pháp nâng cao hoạt động của thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h theo mệnh giá chào bán là 10.000 VNĐ). Trong khi đó giá trị bán đấu giá cổ phần thu được là 4573,3 tỷ VNĐ. Thu lợi cho nhà nước là 1468 tỷ đồng (giá trị thặng dư của các đợt phát hành mà nhà đầu tư đã trả cao hơn so với giá khởi điểm). Bảng giá trị thặng dư của các đợt phát hành mà nhà đầu tư đã trả cao hơn so với giá khởi điểm – năm 2005. ĐV: Tỷ VNĐ 1 Tổng giá trị cổ phần ở mức giá khởi điểm 3105 2 Tổng giá trị cổ phần bán được 4573,6 3 Thu lợi cho nhà nước 1468,6 (Nguồn: Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 1 + 2 năm 2006). So sánh số lượng cổ phần mua được với đăng ký mua của các nhà đầu tư thì tỷ lệ này thấp, đạt tỷ lệ 66,05%, và tính trên mỗi nhà đầu tư thì con số mua được là khoảng 53 nghìn cổ phần tương đương với 530 triệu đồng (theo mệnh giá). Bảng tỷ lệ cổ phần các nhà đầu tư mua được trên số lượng cổ phần đăng ký mua – năm 2005. 1 Tổng số nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá Nhà đầu tư 582 2 Tổng số cổ phần đăng ký mua Cổ phần 470.072.200 3 Tổng số cổ phần mua được Cổ phần 310.499.095 4 Tỷ lệ cổ phần mua được so với cổ phần chào bán (4=3:2) % 66,02 ( Nguồn: tạp chí chứng khoán Việt Nam số 1+ 2 năm 2006). Qua bảng số liệu này cho ta thấy: sự phản ánh sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư vào thị trường này. Và kỳ vọng những con số lớn hơn trong các năm tới. Qua đây cho chúng ta thấy việc bán đấu giá cổ phần góp phần chính làm sôi động thị trường sơ cấp giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có thêm những bước tiến mới trong lĩnh vực thị trường chứng khoán. Thứ hai là tình hình các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được 6 năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, tư khi chính phủ ban hành quyết định 238/2005/QĐ-TTg nới rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ 30% lên 49%, thị trường đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, khoảng cách của Việt Nam với các nước trong khu vực còn khá xa. Đặc biệt về độ lớn của thị trường và số lượng chứng khoán niêm yết. Toàn bộ giá trị thị trường với chứng khoán niêm yết hiện nay khoảng 5,3 tỷ USD. Và với thói quen tích luỹ của người Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chủ yếu là sân chơi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm phân tích, mua bán trên thị trường thường có những biến động theo “cảm xúc” và những tin đồn. Số lượng các công ty quản lý quỹ ở Việt Nam hiện nay còn ít vì thủ tục gia nhập thị trường vốn Việt Nam khá phức tạp, đặc biệt là khâu xin mã giao dịch. Mặc dù vậy thì thị trường chứng khoán Việt Nam là một điểm sáng để thu hút đầu tư nước ngoài. Điều đáng mừng là chính phủ Việt Nam đã và đang có những chuyển biến tích cực để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp, như việc đẩy mạnh việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đưa các doanh nghiệp mạnh lên niêm yết. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức công ty cổ phần thực hiện bán đấu giá qua các trung gian tài chính hoặc qua các trung tâm giao dịch. Chúng ta có thể thấy rằng, việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam chưa nhiều. Chúng ta cần cải thiện nhiều hơn nữa về môi trường đầu tư cho hợp lý. Đặc biệt hơn cả là hệ thống thủ tục pháp lý. 2.Đầu tư vào trái phiếu. Theo bộ tài chính, đến cuối năm 2005, cả nước đã phát hành 70.000 tỷ đồng trái phiếu ra thị trường. Trong đó, tổng số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu trái phiếu chính phủ đạt gần 60.000 tỷ đồng, các tỉnh thành phố phát hành gần 7.000 tỷ đồng (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đồng Nai) và các doanh nghiệp phát hành trên 2000 tỷ đồng. Bộ tài chính có kế hoạch sẽ phát hành khoảng 18.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2006 với nhiều mục đích khác nhau, nhưng cơ bản là vì xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang trong tình trạng xuống cấp như: thuỷ điện Sơn La, đường biên giới, giáo dục đào tạo, các công trình trọng điểm... Bảng giá trị phát hành trái phiếu đã phát hành tính đến năm 2005. ĐV: Tỷ VNĐ Trái phiếu CP Trái phiếu CQĐP Trái phiếu DN Tính đến 2005 60.000 7.000 2.000 Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, trái phiếu là một công cụ hữu hiệu để nhà nước sử dụng trong việc huy động vốn trong nhân dân. Đối với Việt Nam thì trái phiếu chính phủ là một công cụ an toàn tiện lợi mọi người dân không ưa mạo hiểm thì có thể cho vay vốn của mình thông qua hình thức này. Tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán năm 2006 có nhiều sự thay đổi. Hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ tai trung tâm giao dịch chứng khoán theo thông tư 21/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của bộ tài chính hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương qua thị trường chứng khoán giao dịch tập trung. Theo thông tư 21/BTC, trái phiếu đấu thầu tại trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu công trình địa phương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh. Và các loại trái phiếu này sau khi đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán, được niêm yêt/ đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán. Song hành với việc đấu thầu trái phiếu chính phủ tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tính đên ngày 30/6/2006, sau hơn một năm chính thức đi vào hoạt động, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức được 9 đợt đấu thầu trái phiếu, huy động được 1.115 tỷ đồng. Tuy nhiên, với quyết định 2276/QĐ-BTC của bộ tài chính ban hành ngày 20/6/2006 (Quyết định 2276/QĐ-BTC), từ ngày 1/7/2006 hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ đã chính thức chuyển giao cho trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đảm trách. Với mốc ngày 1/7 cho tới ngày 31/8, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 5 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ thành công, huy động được 1.385 tỷ đồng. Cụ thể, đợt 1 phát hành được 175 tỷ đồng/200 tỷ đồng gọi thầu trái phiếu đô thị cho quỹđầu tư phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh (Hifu), bao gồm 100 tỷ đồng là loại cổ phiếu có kỳ hạn 5 năm và 75 tỷ đồng là loại có kỳ hạn 10 năm; Đợt 2, huy động được 300 tỷ đồng/300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm gọi thầu của kho bạc nhà nước, với mức lãi suất trúng thầu đạt 8,63%; Đợt 3, phát hành 500 tỷ đồng/500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm của kho bạc nhà nước phát hành, với lãi suất 8,25%; Đợt 4, ngày 28/8 tổ chức đấu thầu 500 tỷ đồng trái phiếu chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành có kỳ hạn 5 năm phát hành ngày 30/8/2006, với khối lượng trái phiếu bán được là 200 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu vẫn là 8,25%; Và đợt 5, ngày 29/8/2006 tổ chức đấu thầu 260 tỷ đồng trái phiếu đô thị do Quỹ Hifu phát hành, kết quả huy động được 210 tỷ đồng. Trong đó, 110 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm lãi suất 9,25% và 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm lãi suất 9,55%. Bảng số liệu về tình hình phát hành trái phiếu: Các đợt Loại trái phiếu Kỳ hạn Lãi suất đạt được (tỷ đồng) đợt 1 Trái phiếu đô 5 100 thị 10 75 đợt 2 TPCP 5 8,63% 300 đợt 3 TPCP 5 8,25% 500 đợt 4 TPCP 5 8,25% 200 đợt 5 Trái phiếu đô 10 9,25% 110 thị 15 9,55% 100 ( Nguồn: Tạp chí chứng khoán Việt Nam số 10 năm 2006). Chỉ nói riêng đến thị trường trái phiếu chính phủ. Tính từ ngày 31/7/2006 đến ngày 11/9/2006, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ. Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu là 1.500 tỷ đồng. Tổng khối lượng trái phiếu đăng ký tham gia đấu thầu là 4.183 tỷ đồng (gấp 2,87 lần khối lượng gọi thầu). Kết quả khối lượng trái phiếu trúng thầu đạt 1.200 tỷ đồng. Tính đến ngày 11/9/2006, số trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh phát hành của Kho bạc nhà nước và Ngân hàng phát triển Việt Nam đăng ký giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có 38 loại, với tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng, trong đó có 8 loại của kho bạc nhà nước (3.042 tỷ đồng) và có 30 loại của ngân hàng phát triển Việt Nam (3.985 tỷ đồng). Năm 2006, Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành các loại trái phiếu, công trái là 54.500 tỷ đồng, trong đó huy động cho ngân sách nhà nước 33.000 tỷ đồng, cho các công trình giao thông thuỷ lợi 15.500 tỷ đồng, công trái giáo dục 2.500 tỷ đồng và cho các mục đích khác là 3.500 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 15/9/2006, Kho bạc nhà nước đã huy động được gần 40.000 tỷ đồng, trong đó 6.197 tỷ đồng được huy động qua 18 phiên đấu thầu qua 2 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2006, kho bạc nhà nước sẽ huy động 2.000 – 3.000 tỷ đồng thông qua đấu thầu tại trung tâm giao dịch chứng khoán . Năm 2007 sẽ huy động 12.000 tỷ đồng qua trung tâm giao dịch chứng khoán trong tổng số 63.500 tỷ đồng huy động cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Qua những con số trên cho chúng ta thấy. Tình hình phát hành trái phiếu hiện nay là khác xa so với trước đây, khi trên 50% số phiên đấu thầu tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là không thành công hoặc thành công ở mức hạn chế. Trong khi đó, việc tập trung trái phiếu chính phủ đưa về trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để đấu thầu thì thấy không những tỷ lệ thành công của các đợt đấu thầu cao hơn mà lãi suất trúng thầu có xu hướng thấp xuống. Việc triển khai Quyết định 2276/BTC hơi chậm, nhưng trên thực tế kết quả thu được là rất lớn và tạo ra nền tảng phát triển bền vững. Và việc tập trung đấu thầu trái phiếu chính phủ về một nơi tạo tiền đề cho việc tổ chức một thị trường thứ cấp hiệu quả hơn. Như vậy chúng ta có thể nói rằng việc đấu thầu trái phiếu chính phủ của chúng ta trong thời gian qua có nhiều bước tiến lớn. Đây là thành tựu chúng ta đáng ghi nhận. Việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Năm 2005, được coi là năm thành công cho việc huy động vốn đầu tư nước ngoài, cũng là năm đánh dấu một sự kiện việc phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế thành công ngoài mong đợi. Bảng số liệu về: Một vài thông số của đợt phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế: Tiêu chí đơn vị Giá trị Dự kiến phát hành Tỷ USD 0,5 Số lượng đăng ký mua Tỷ USD 4,5 Khối lượng bán ra Tỷ USD 0,75 Số lượng nhà đầu tư Nhà đầu tư 255 Lãi suất % 0,7125 (Nguồn: Website: www.ssc.gov.vn) Qua bảng trên ta thấy lần đầu tiên chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế đã thành công rực rỡ. Số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt mức khá cao trên 255 nhà đầu tư. Tổng số lượng nhu cầu các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam phát hành. Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của chính phủ Việt Nam với số lượng lớn. Theo tạp chí đầu tư chứng khoán số 44 ngày 30/10/2006 Chính phủ dự định phát hành 500 triệu USD trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, song bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn Ninh cũng cho biết, việc phát hành trái phiếu quốc tế như đã từng thực hiện vào cuối năm 2005 hay không, có dự án đầu tư hiệu quả hay không. “Nếu hai điều kiện này đảm bảo thì Chính phủ sẵn sàng phát hành trái phiếu quốc tế, thu hút vốn cho doanh nghiệp sử dụng hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự phát hành”, ông Ninh phát biểu. Vẫn theo người đứng đầu ngành tài chính, nếu điều kiện đã chín muồi thì việc phát hành trái phiếu quốc tế càng sớm càng tốt, bởi trái phiếu quốc tế Việt Nam phát hành năm 2005 cho Vinashin sử dụng đầu tư vào ngành công nghiệp đóng tàu biển xuất khẩu đang được giao dịch tốt trên thị trường vốn quốc tế. “Dự án nào muốn sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo hiệu quả, đồng thời phải cần vốn ngay trong khi các nguồn vốn khác không đủ. Quan trọng nhất là phát hành xong là phải sử dụng được ngay, nếu không sẽ dẫn tới lãng phí”, ông Ninh nói. Trong giai đoạn 2006- 2010, tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến tổng mức đầu tư trung bình mỗi năm là 50.000 tỷ đồng. “Để đáp ứng nhu cầu này, EVN đã báo cáo thủ tướng chính phủ và các bộ, ngành đồng ý cho EVN được huy động bằng nhiều phương thức, ngoài việc phát hành trái phiếu trong nước, còn phát hành trái phiếu quốc tế. EVN dự tính, trong giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm phát hành 2.000 – 3.000 tỷ đồng trái phiếu trên thị trường vốn trong nước và từ 300 triệu đến 500 triệu USD trên thị trường vốn quốc tế”, một quan chức EVN cho biết. Cũng theo vị quan chức này, ngay trong năm 2006, EVN đã đăng ký với bộ tài chính phương án phát hành trái phiếu quốc tế giá trị khoảng 500 triệu USD. Trưởng đoàn phát hành trái phiếu quốc tế (TPQT) năm 2005, bà Lê Thị Băng Tâm khẳng định, EVN, Petrovietnam... hay bất cứ tổng công ty nào có nhu cầu phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, Bộ tài chính sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. “Nhưng bộ tài chính sẽ không đứng ra trả nợ lãi và gốc đến hạn thay cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào phát hành thì phải có trách nhiệm trả nợ cho nhà đầu tư”, bà Tâm khẳng định. Kết luận: Từ đây chúng ta có thể kết luậnđược rằng, việc đầu tư chứng khoán thông qua việc đấu thầu trái phiếu đã giúp cho chúng ta huy động một lượng vốn lớn. Đặc biệt hơn cả là nó giúp cho chính phủ Việt Nam có một nguồn thu lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Và nó là một nhân tố quan trọng giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam lớn mạnh so với thị trường chứng khoán quốc tế. II- Thị trường thứ cấp Sau khi chứng khoán được phát hành ở thị trường sơ cấp, thì các chứng khoán này trước hết được diễn ra mua bán trên thị trường sơ cấp. Đây là lần đầu chứng khoán được giao dịch do đó chúng ta gọi là thị trường sơ cấp. Nhưng công việc mua bán chứng khoán không chỉ dừng lại ở đây. Sau quá trình mua bán trao đổi lần thứ nhất thì chứng khoán tiếp tục được chuyển đổi chủ sở hữu, gọi là lần giao dịch thứ cấp hay còn gọi đây là thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp hay việc phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp thì không có thị trường thứ cấp. Nhưng mặt khác, thị trường thứ cấp tạo tiền đề cho thị trường sơ cấp phát triền mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành chứng khoán ở thị trường thứ cấp lần tiếp theo. Trước khi nói đến việc đầu tư chứng khoán ở thị trường thứ cấp thì chúng ta nên nói tới tình hình niêm yết chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Vì nhờ có việc niêm yết chứng khoán mà các nhà đầu tư chứng khoán yên tâm hơn khi mua các chứng khoán của các đơn vị phát hành chứng khoán. 1. Thực trạng niêm yết chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam có hai trung tâm giao dịch chứng khoán là trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đi vào hoạt động được một năm, còn trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động được sáu năm. Thứ nhất: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: Nhà đầu tư tham gia vào thị trường niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có thể đầu tư vào 3 loại chứng khoán: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Tính đến năm 2005, số lượng doanh nghiệp đi vào niêm yết còn rất nhỏ bé, đặc biệt là các loại cổ phiếu. Để chỉ ra rõ tình hình thay đổi giá trị chứng khoán của thị trường niêm yết chúng ta có bảng số liệu dưới đây: 1 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2 Cổ phiếu 320 500 990 1120 1330 3713 3 Chứng chỉ quỹ 300 300 4 Tổng giá trị 320 500 990 1120 1630 4013 Qua số liệu trên cho ta thấy thị trường chứng khoán có xu hướng ngày một đi lên. Giá trị niêm yết tăng qua các năm. Giai đoạn 2000- 2004 có sự tăng trưởng chậm chạp. Nhưng riêng năm 2005 là năm thị trường chứng khoán có bước tăng trưởng nhảy vọt. Đây có thể nói là điểm khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nó đóng vai trò không nhỏ để nói lên rằng Việt Nam đang đi trên con đường cùng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Và đặc biệt hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm . Mặc dù, năm 2005 là năm có bước đột phá về thị trường chứng khoán. Nhưng nói riêng đển trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. Đưa tổng số có 35 loại cổ phiếu của 35 doanh nghiệp lên sàn. Nếu so sánh 35 doanh nghiệp với con số 3000 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá và 2000 doanh nghiệp sắp được cổ phần hoá thì con số 35 doanh nghiệp này là rất nhỏ bé. Bảng các loại cổ phiếu tham gia niêm yết ( Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh): stt Mã CK Tên doanh nghiệp Vốn điều lệ 1 BBT Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 68.400.000.000 2 GIL Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh 25.550.000.000 3 KHA Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội 30.350.000.000 4 PNC Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam 20.000.000.000 5 REE Công ty cổ phần cơ điện lạnh 225.000.000.000 6 TNA Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam 13.000.000.000 7 BT6 Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới 58.826.900.000 8 BTC Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình triệu 12.613.458.431 9 DHA Công ty cổ phần Hoá An 35.000.000.000 10 HAS Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội 16.000.000.000 11 NHC Công ty cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp 13.360.610.000 12 TYA Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Taya Việt Nam 182.676.270.000 13 PMS Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu 32.000.000.000 14 SFC Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn 17.000.000.000 15 BBC Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà 56.000.000.000 16 CAN Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long 35.000.000.000 17 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 250.000.000.000 18 LAF Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An 19.098.400.000 19 NKD Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 50.000.000.000 20 SSC Công ty giống cây trồng Miền Nam 60.000.000.000 21 TRI Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn 45.483.600.000 22 VNM Công ty cổ phần sữa Việt Nam 1.590.000.000.000 23 SAV Công ty cổ phần hợp tác kinh tế và Xuất Nhập khẩu Savimex 45.000.000.000 24 SGH Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn 17.663.000.000 25 BPC Công ty cổ phần Bao bì Bỉm Sơn 38.000.000.000 26 HAP Công ty cổ phần giấy Hải Phòng 32.502.510.000 27 DPC Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng 15.872.800.000 28 AGF Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang 41.791.300.000 29 TS4 Công ty cổ phần thuỷ sản số 4 15.000.000.000 30 SAM Công ty cổ phần cáp và vật liệu Viễn Thông 180.000.000.000 31 VTC Công ty cổ phần Viễn thông VTC 17.977.400.000 32 GMD Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển 200.000.000.000 33 HTV Công ty cổ phần vận tải Hà tiên 48.000.000.000 34 MHC Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội 120.000.000.000 35 TMS Công ty cổ phần Tránimax-Sài Gòn 33.000.000.000 Cơ cấu ngành nghề niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua bảng sau: Bảng Phân loại cổ phiếu theo ngành nghề: (ĐV:%) 1 Hoá chất, nhựa 43 2 Vật liệu xây dựng 8,7 3 Năng lượng 1,34 4 Đồ ăn, uống 57,54 5 Đồ gia dụng 1,23 6 Thương mại 10,45 7 Giấy, bao bì 1,93 8 Viễn thông 5,41 9 Hải sản 1,55 10 Vận tải 10,96 11 Khách sạn, giải trí 0,46 ( nguồn: www.bsc.com.vn) Bảng dưới đây thể hiện bảng giá trị niêm yết theo ngành nghề stt Ngành nghề Giá trị 1 Thương mại 382.300.000.000 2 Vật liệu xây dựng 318.477.238.341 3 Năng lượng 49.000.000.000 4 Đồ ăn, uống 2.105.582.000.000 5 Đồ gia dụng 45.000.000.000 6 Khách sạn, giải trí 17.663.000.000 7 Giấy, bao bì 70.502.510.000 8 Hoá chất, nhựa 15.872.800.000 9 Hải sản 56.791.300.000 10 Vận tải 401.000.000.000 11 Viễn thông 197.977.400.000 ( Nguồn: website. Bsc. Com.vn) Dưới đây là biểu đồ thể hiện rõ những số liệu bảng trên Qua biểu đồ này cho chúng ta biết rằng: thị trường chứng khoán đã phát triển ở mức độ nhất định nhưng không đồng đều. Một điều tất yếu là thị trường chứng khoán có cơ hội phát triển lớn nhất ở ngành dịch vụ và công nghiệp, còn riêng lĩnh vực nông nghiệp thì thị trường chứng khoán quá khó để thâm nhập vào. Vì ngành này ở nước ta còn qua lạc hậu không đủ điều kiện để tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hay nói một cách khác, ngành nông nghiệp của Việt Nam còn quá lạc hậu chưa cả được hiện đại hoá bằng máy móc thiết bị. Do đó, điều tất yếu là thị trường chứng khoán chỉ có thể tập trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Biểu đồ này là một minh chứng cho sự mất cân đối ngành nghề trên thị trường chứng khoán cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Thứ hai: Trung tâm giao dịch chưng khoán Hà Nội Tình hình hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội do mới được hình thành hơn một năm nên mới có 10 doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán, con số này tuy nhỏ nhưng nó có thể nói nên rằng, mặc dù thị trường này mới được thành lập chậm hơn so với thành phố Hồ Chí Minh 5 năm thì con số này quả là một con số đáng khích lệ. Các loại cổ phiếu trên thị trường đăng ký giao dịch ( trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội) Đơn vị: VNĐ stt Mã CK Tên công ty Vốn điều lệ 1 BBS Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn 40.000.000.000 2 CID Cty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 5.410.000.000 3 DXP Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá 35.000.000.000 4 GHA Công ty cổ phần giấy Hải Âu 12.894.800.000 5 HSC Công ty cổ phần Hacinco 5.800.000.000 6 ILC Công cổ phần hợp tác lao động nước ngoài 6.000.000.000 7 KHP Công ty cổ phần điện lực Khánh Hoà 152.522.600.000 8 CID Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam 343.000.000.000 9 VSH Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn Sông Hinh 1.225.000.000.000 10 VTL Công ty cổ phần Thăng Long 18.000.000.000 ( nguồn: website.hastc.org.vn) Do thị trường này là mới được thành lập vào tháng 3/2005 do đó, khối lượng giao dịch các loại chứng khoán này là rất thấp. Không tương xứng với quy mô và tiềm năng của thị trường. Và đặc biệt về chất lượng giao dịch kém xa so với trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba: Tình hình hoạt động của niêm yết chứng khoán tính đến 30/10/2006. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCK) đã cấp phép niêm yết cho thêm 2 doanh nghiệp; Chấp thuận về nguyên tắc cho 4 doanh nghiệp và đang xem xét hồ sơ xin niêm yết của 19 doanh nghiệp khác. Trước sự hưởng ứng mạnh mẽ của giới doanh nghiệp đối với việc niêm yết cuối tuần qua. UBCK đã có thông báo lưu ý về tiến độ chuẩn bị hồ sơ đối với cả doanh nghiệp và công ty chứng khoán tư vấn. Theo UBCK Công văn số 12601/BTC- VP của bộ tài chính mới đây quy định, các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch được hưởng ưu đãi thuế kể từ thời điểm cổ phiếu chính thức được giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM hoặc Hà Nội ( chứ không phải là thời điểm nhận giấy phép niêm yết, đăng ký giao dịch) và ưu đãi này sẽ hoàn toàn bị bãi bỏ kể từ ngày 1/1/2007. UBCK cho rằng, để có thể chính thức niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán, doanh nghiệp cần có khoảng 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ). Do thời gian xét duyệt hồ sơ niêm yết theo quy định là 45 ngày, cộng với thời gian doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục từ khi cấp giấy phép niêm yết cho đến khi chính thức niêm yết thông thường cần 20- 30 ngày (Công bố báo chí, chốt danh sách cổ đông, lưu ký, chốt ngày giao dịch đầu tiên...). Vì vậy, UBCK đề nghị các doanh nghiệp cân nhắc kỹ thời gian tối thiểu cần thiết kể từ khi nộp hồ sơ cho đến khi chính thức giao dịch. Mặc dù vẫn tiếp nhận hồ sơ xin niêm yết theo đúng quy định hiện hành, nhưng UBCK cho rằng, những công ty nộp hồ sơ sau ngày 31/10/2006, đặc biệt sau ngày 15/11/2006 sẽ khó kịp giao dịch ngày 1/1/2007 để được hưởng thuế ưu đãi. Theo tạp chí chứng khoán Việt Nam có thêm 4 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán: Thứ nhất là Công ty cổ phần Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, giấy phép niêm yết số 60/UBCK-GPNY, cấp ngày 21/9/2006, có trụ sở đóng tại đường số 4, Khu công nghiệp Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai; Vốn điều lệ là 120.973.460.000 đồng; Tổng số lượng chứng khoán được niêm yết là 12.097.346 cổ phiếu phổ thông, mã chứng khoán DCT, tương ứng với tổng giá trị niêm yết là 120,973 tỷ đồng; ngày niêm yết có hiệu lực: 21/9/2006; ngày chính thức giao dịch: 10/10/2006. Thứ hai là công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế (INTERFOOD), Giấy phép niêm yết số 61/UBCK-GPNY, cấp ngày 29/9/2006, có trụ sở đóng tại khu công nghiệp Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai; vốn điều lệ: 242.841.600.000 đồng; tổng số lượng cổ phiếu được niêm yết là 5.729.472 cổ phiếu phổ thông; tương ứng với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá là 57,294 tỷ đồng. Thứ ba là Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC, Giấy phép niêm yết số 62/UBCK-GPNY, cấp ngày 29/9/2006, có trụ sở chính đóng tại quận Bình Thạnh Tp. Hồ Chí Minh; vốn điều lệ là 60.000.000.000 đồng; tổng số lượng chứng khoán được niêm yết là 6000.000 cổ phiếu phổ thông, tương ứng với tổng giá trị niêm yết là 60 tỷ đồng; ngày giao dịch dự kiến: 30/10/2006. Thứ tư là Công ty cổ phần văn hoá Tân Bình (ALTA),

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0015.doc
Tài liệu liên quan