MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
1.5. Phạm vi nghiên cứu
1.6. Những nghiên cứu có liên quan
1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.8. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN
2.1. Một số lý luận về rau an toàn
2.1.1. Khái niệm rau an toàn
2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn
2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn
2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT
2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch
liên quan đến thị trường rau an toàn
2.2.3.2. Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh RAT
2.2.3.3. Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối
2.2.3.4. Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
3.1.1. Nguồn cung RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
3.1.2. Tình hình cung - cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường RAT Hà
Nội hiện nay
3.1.2.1. Tình hình cung RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
3.1.2.2. Tình hình cầu về RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội
3.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
3.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy
hoạch liên quan đến thị trường RAT
3.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
3.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị
trường Hà Nội
3.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh
kiểm tra
3.3. Đánh giá sự QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
3.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
3.3.2. Hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với thị trường RAT
trên địa bàn Hà Nội
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
4.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông
nghiệp; phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất và quản lý thị
trường RAT
4.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT của ngành nông nghiệp
4.1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường RAT
4.1.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường RAT trên địa bàn
Hà Nội của ngành nông nghiệp
4.1.2. Phương hướng kế hoạch phát triển sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội
4.1.3. Phương hướng kế hoạch quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
4.2. Giải pháp quản lý nhà nước về thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
hiện nay
4.2.1. Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội
4.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội
4.2.3. Giải pháp đối với người nông dân và các HTX sản xuất RAT
4.2.4. Giải pháp đối với nhà khoa học
4.2.5. Giải pháp đối với người tiêu dùng
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8339 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường rau an toàn và quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như lý
thuyết. Hiện nay, việc tiêu thụ RAT là một vấn đề khó khăn đặt ra
cho người nông dân sản xuất RAT, các nhà kinh doanh RAT và nhà quản lý
thị trường.
Nhu cầu của người tiêu dùng về RAT tăng. Đó là một tin vui cho
những người trồng RAT vì đã có một lượng lớn người tiêu dùng sẵn sàng
mua sản phẩm RAT mà họ sản xuất ra. Tuy nhiên, một thực trạng đáng
buồn là nhiều người nông dân tuy đã tham gia vào HTX sản xuất RAT
nhưng khi sản xuất ra không có cơ sở thu mua RAT, họ phải tự mang rau
ra chợ bán lẻ như rau đại trà. Khi RAT mang ra chợ bán thì không có
ranh giới giữa RAT và rau đại trà, người nông dân không thể chứng
minh rau họ bán là RAT nên giá bán không cao. Vậy đâu là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng cung thiếu mà không bán được hàng, còn cầu nhiều
mà chưa được đáp ứng?
Hiện nay trên thị trường cửa hàng kinh doanh RAT rất ít nên chưa đủ để
thu mua được hết toàn bộ lượng RAT sản xuất ra. Do vậy một lượng lớn
RAT sản xuất ra người nông dân phải mang đi bán lẻ tại các chợ. Như
vậy thu nhập không đảm bảo cho người dân tiếp tục sản xuất. So sánh
hơn thua giữa quy trình sản xuất RAT và sản xuất rau đại trà khiến
nhiều người nông dân tỏ ra không mặn mà với việc trồng RAT.
Hơn thế nữa, không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không
tuân thủ đúng quy trình sản xuất nên chất lượng rau không đạt yêu cầu.
Thêm vào đó nhiều cửa hàng kinh doanh RAT hiện nay vì mục tiêu lợi
nhuận, đã bán lẫn rau đại trà và RAT đều với giá của RAT. Nhiều khi
chỉ mua một số ít sản phẩm RAT về làm mẫu, còn lại lấy rau đại trà về
bán. Đây là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng không tin tưởng vào
chất lượng RAT, khiến cho nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT rơi
vào tình trạng ế ẩm.
2.1.4. Tình hình giá cả RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
Cũng như nhiều mặt hàng khác, RAT cũng chịu sự ảnh hưởng của các quy
luật trên thị trường, đặc biệt là quy luật cung- cầu. Khi cung lớn
hơn cầu thì giá thấp, ngược lại khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cao.
Giá RAT trên thị trường không ngừng biến động theo mùa vụ và theo từng
năm. Hơn nữa, việc sản xuất các loại nông sản nói chung và sản xuất
rau nói riêng đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết. Khi thời tiết
thuận lợi rau sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao và chất lượng tốt,
người nông dân được mùa. Lúc đó, cung lớn hơn cầu dẫn tới giá rau bị
giảm xuống. Khi thời tiết khắc nghiệt rau sinh trưởng chậm và chất
lượng rau cũng kém hơn. Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch hại phát sinh,
cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của rau. Một ví dụ điển hình
cho vấn đề này là trận lụt lịch sử Hà Nội tháng 11 năm 2008. Hậu
quả của trận lụt là hầu hết diện tích rau của Hà Nội đều bị
ngập úng và hỏng làm cho giá rau tăng đột biến. Ví dụ như: cà chua có
giá 15.000 đồng/kg, củ cải, cải thảo, cải bắp: 13.000 đồng/kg, cao hơn
so với trước khi mưa lũ từ 3.000-6.000 đồng/kg. Rau muống là loại rau
luôn có giá cả ổn định, ít biến động theo mùa như các loại rau khác
nhưng sau khi xảy ra mưa lũ, giá một mớ rau muống là 7.000 đồng, gấp
hơn 2 lần so với trước khi xảy ra mưa lũ.
RAT sản xuất ra một phần cung cấp cho các cửa hàng kinh doanh RAT, cho
các siêu thị, các nhà máy chế biến, các khách sạn... và các gia đình.
Phần này chỉ chiếm khoảng gần 30% trong tổng số RAT được sản xuất ra.
Do các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh doanh nên được người
tiêu dùng tin tưởng hơn. Đối với các siêu thị lớn có uy tín, khi nhập
RAT từ các cơ sở sản xuất RAT họ có kiểm tra chất lượng rau kỹ lưỡng
đảm bảo các loại rau nhập về đều đáp ứng các tiêu chuẩn VSATTP. Chình
vì vậy, giá RAT thường cao hơn giá rau đại trà. Tuy nhiên đây chỉ là
một phần RAT được sản xuất ra, còn hơn 70% RAT còn lại người dân phải
tự mang ra chợ bán lẻ như rau đại trà. RAT mang ra chợ bán thì khó có
thể bán với giá cao hơn rau đại trà, nếu bán với giá cao họ sẽ
không bán được hàng, bởi một phần người tiêu dùng không tin đó là
RAT; một phần khác do người nông dân không thể chứng minh đó là RAT
mặc dù đó là RAT 100%. Do vậy, đối với RAT mang ra các chợ và rau đại
trà dường như giá cả của chúng không có sự phân biệt. Nhiều lắm thì
giá RAT cũng chỉ cao hơn giá rau đại trà được khoảng 500 đồng/kg đối
với rau su hào hay cải bắp.
Bảng 2.5: Giá một số loại rau trên địa bàn Hà Nội
Tên rau Rau muống Cải ngọt Bắp cải Súp lơ Cải thảo Rau ngót
Giá rau
(đồng/kg) Rau an toàn 2007 7000 12500 15000 9500 9000 10000
2008 7200 13500 13000 10000 12000 9000
2009 8000 15000 12500 12000 14000 8000
Rau đại trà 2007 6500 11500 13500 8500 8000 9200
2008 6700 12700 12000 9000 11200 7500
2009 7500 14500 11500 11000 13500 9400
So sánh giá rau an toàn với rau đại trà (%)
2007 7,7 8,7 11,1 11,8 12,5 8,7
2008 7,5 6,3 8,3 11,1 7,1 8,4
2009 6,7 3,4 8,7 9,1 3,7 6,7
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Theo đánh giá, giá của RAT cao hơn giá rau đại trà vào khoảng từ 3%
đến 12%. Sở dĩ như vậy do chi phí sản xuất RAT cao hơn chi phí sản
xuất rau đại trà từ 30 đến 35%. Trung bình năm 2007 giá RAT cao hơn
rau đại trà khoảng 7,64%, năm 2008 khoảng 6,95%, và đến năm 2009
khoảng 5,47%. Giá RAT cao hơn giá rau đại trà tuy nhiên mức độ chênh
lệch giá giữa hai loại rau này dần giảm xuống qua các năm. Diện tích
trồng RAT tiếp tục tăng lên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật và sử
dụng giống mới nên nguồn cung tăng lên. Mặt khác, do người tiêu dùng
còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng RAT trên thị trường đã làm
cho cầu thực tế thấp hơn nhiều so với nhu cầu có thể có. Vì vậy, giá
RAT cũng không còn cao hơn nhiều so với giá rau đại trà. Trong tương
lai, Hà Nội tiến tới xây dựng toàn bộ diện tích trồng rau đều trồng
RAT thì giá RAT còn có thể tiếp tục giảm.
2.1.5. Tình hình cạnh tranh trên thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
Cuộc sống văn minh hiện đại, nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng, nhưng
người bán RAT lại đang dần rút lui khỏi thị trường.
Hiện nay trên thị trường, rau đại trà vẫn đang chiếm ưu thế. Các cửa
hàng kinh doanh RAT còn ít. Theo tính toán, cứ 33km2 mới có một cửa
hàng bán RAT. Trong khi đó rau đại trà được bán ở khắp mọi nơi từ chợ
đến các ngõ gần nhà, chỉ cần ra khỏi cửa người tiêu dùng có thể mua
được ngay. Một nguyên nhân khác là do vấn đề thu nhập. Thu nhập của
người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ RAT vì giá bán của
RAT cao hơn giá bán của rau đại trà nên bộ phận lớn dân cư có thu nhập
thấp rất hạn chế trong việc tiêu dùng RAT.
Trên các khu phố cũng xuất hiện các cửa hàng treo biển bán RAT, nhưng
thực tế cửa hàng có bán RAT hay không thì chỉ có chủ cửa hàng và cơ
quan chức năng đi kiểm tra mới biết. Nhiều cơ sở kinh doanh vì mục
tiêu lợi nhuận đã mua rau đại trà về bán cùng với RAT. Giá RAT cao
hơn so với rau đại trà từ 3000-5000 đồng, họ đương nhiên có lãi lớn từ
cái biển treo bán RAT. Chịu thiệt hại nhiều là các cơ sở kinh doanh
chân chính, họ không thể cạnh tranh nổi. Họ có ưu thế về chất lượng
nhưng không thể chứng minh được. Các cơ sở kinh doanh RAT đều được cục
quản lý thị trường cấp giấy phép kinh doanh, vì vậy mà chất lượng RAT
của các cơ sở kinh doanh được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng
đánh giá là như nhau. Người tiêu dùng không nhận biết được chất lượng
RAT trong các cửa hàng. Chỉ khi cục quản lý thị trường thanh, kiểm tra
phát hiện ra cơ sở kinh doanh nào có RAT không đảm bảo chất lượng thì
người tiêu dùng mới biết. Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan nhà nước đã
tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bất chính hoạt động và thu lợi.
Họ có thể đưa ra các chiến lược giảm giá, khuyến mại, vận chuyển
tới tận nhà đối với những khách hàng mua với khối lượng
lớn…để thu hút người mua trong khi các cơ sở kinh doanh chân chính
thường lo lắng mỗi khi đưa ra các chiến lược xúc tiến bởi họ
không thể cạnh tranh về giá với các cơ sở bất chính bởi nếu
giảm giá thì cơ sở bất chính có thể giảm bằng hoặc thấp
hơn và người chịu thiệt chính là họ (lợi nhuận thu được
thấp thậm chí còn bị thua lỗ), không những thế khoản chi phí
bỏ ra cho các chiến dịch xúc tiến bán không phải là nhỏ. Còn
chất lượng RAT đã bị đánh đồng.
“Vấn đề cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT chưa thực sự rõ nét”
là nhận định chung từ phía các chủ cơ sở kinh doanh RAT. Trong phiếu
điều tra trắc nghiệm, ở câu hỏi số 4: “Ông (bà) đánh giá như thế nào
về mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh RAT?” Có 5% cơ sở kinh
doanh RAT nói rằng họ phải cạnh tranh gay gắt với các cửa hàng khác.
Các chiến lược cạnh tranh mà họ sử dụng đó là chất lượng, quảng
cáo, vận chuyển tới tận nhà… nhằm thu hút người tiêu dùng đến với cửa
hàng của họ. Mối lo lắng lớn của họ là bao giờ RAT có thể thay thế rau
đại trà. Có 45% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ phải cạnh tranh với
các cửa hàng khác nhưng ở mức độ thấp. Đây chủ yếu là các cửa hàng
quy mô nhỏ chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân khu phố đó và cách
rất xa với các cửa hàng khác. Có 50% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ
hầu như không phải cạnh tranh với các cửa hàng khác. Họ chưa phải lo
lắng đến việc làm sao để thu hút khách hàng về mua rau ở cửa hàng
mình.
Với thực tế như vậy, RAT thực sự vẫn chưa đủ làm nên cuộc cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường Hà Nội. Hiện nay rau đại trà vẫn còn chiếm
ưu thế nhiều hơn trên thị trường.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
Qua kết quả của một số đợt kiểm tra hàng loạt tại các cơ sở
sản xuất, siêu thị, cửa hàng bán RAT trên địa bàn Hà Nội vừa qua khiến
người tiêu dùng không khỏi băn khoăn lo lắng “Liệu các sản phẩm rau
trên thị trường thì bao nhiêu phần trăm là RAT”. Trong khi đó có nhiều
HTX sản xuất RAT nhưng lại chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình.
Nhu cầu sử dụng RAT của thành phố đang ngày càng tăng nhưng người nông
dân thì lại chật vật vì không bán được. Việc tồn tại những nghịch lý
này liên quan mật thiết đến thực trạng quản lý nhà nước đối với thị
trường RAT hiện nay.
2.2.1. Tình hình ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy
hoạch liên quan đến thị trường RAT
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quy định, hướng dẫn và
hỗ trợ, khuyến khích người người nông dân, người kinh doanh RAT trong
hoạt động sản xuất và cung ứng RAT cho thị trường. Tuy nhiên, khi tiến
hành điều tra tại chi cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội với câu
hỏi 1 “Ông (bà) cho biết việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược
và quy hoạch liên quan đến thị trường RAT như thế nào?” Có 10% cán bộ
quản lý cho rằng việc ban hành văn bản, chính sách, chiến lược và quy
hoạch liên quan đến thị trường RAT đã hoàn thiện, 60% là chưa hoàn
thiện, 30% cho rằng còn yếu kém. Sở dĩ như vậy là do các văn bản,
chính sách, quy định…còn rắc rối¸ khó thực thi, chưa có cơ chế hướng
dẫn, dẫn dắt cụ thể, rõ ràng. Các quyết định của nhà nước chưa được
chuyển đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh RAT kịp thời. Mặt khác,
chi phí nguồn lực đã bỏ ra nhờ có các chính sách, biện pháp…của nhà
nước tác động tới thị trường RAT còn cao, trong khi đó kết quả thu
được lại thấp. Chất lượng các quyết định và tính hợp lý của bộ máy tổ
chức cũng như năng lực, độ tin cậy của đội ngũ cán bộ quản lý trong
việc triển khai đưa các quyết định quản lý đó vào đời sống của cộng
đồng kinh doanh và người tiêu dùng, dân cư còn hạn chế. Các quyết định
phần lớn chưa đảm bảo kết hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích, chưa có
tính ưu tiên, ưu đãi trong những trường hợp, đối tượng, lĩnh vực kinh
doanh và phạm vi thị trường cụ thể, chưa cân đối các mục đích và
phương tiện, các nguồn lực sử dụng.
Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT
khá thuận lợi và dễ dàng. Trong câu hỏi số 1 khi được hỏi: “Ông (bà)
cho biết quá trình làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh RAT như
thế nào?” Có 53,33% các chủ cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ không gặp
khó khăn trong việc đăng ký. Có 33,33% cho biết quá trình làm thủ tục
đăng ký bình thường không phải mất nhiều thời gian. Chỉ có 13,34% cơ
sở kinh doanh RAT gặp khó khăn trong việc đăng ký. Đó là do các cơ sở
này còn chưa nắm rõ được các quy định và chưa đáp ứng được các tiêu
chuẩn đã đề ra. Chình điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá
nhân, tổ chức muốn tham gia cung ứng RAT trên thị trường được dễ dàng
hơn.
Từ năm 1996, đề án RAT tại Hà Nội đã được thai nghén. Thế nhưng đến
nay Hà Nội vẫn chưa có được một dự án khả thi nào. Mặc dù, nếu xét về
lượng, Hà Nội đã nỗ lực phát triển các vùng sản xuất RAT với diện tích
trồng RAT lên đến trên 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm (tức có
trên 70% sản lượng rau của Hà Nội sản xuất là RAT). Tuy nhiên, hiện
toàn thành phố mới chỉ có 42 ha nhà lưới trồng RAT và chỉ có 3 cơ sở
được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới
rau.
Hiện UBND TP Hà Nội đã ban hành “Quy định về quản lý sản xuất và kinh
doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 104/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND TP Hà Nội). Quy
định này quy định về điều kiện và chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ
chế, kinh doanh RAT; thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất,
sơ chế, kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy định áp dụng
đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh
RAT và các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2.2. Quản lý việc chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt
động sản xuất và kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Hiện nay, việc quản lý các điểm sản xuất và kinh doanh RAT
còn gặp nhiều khó khăn. Đó là việc quản lý việc đăng ký kinh doanh của
các cửa hàng kinh doanh RAT. Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy phép cho
nhiều vùng sản xuất và địa điểm kinh doanh RAT đủ điều kiện. Thống kê
từ Chi cục BVTV Hà Nội cho thấy, hiện chi cục đã cấp 45 giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất RAT cho các hộ, HTX sản xuất RAT với tổng
diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 1 giấy chứng nhận sản
xuất RAT theo VietGAP và 13 giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT
cho các cơ sở. Trong khi đó, theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội,
đến thời điểm hiện tại, sở này đã cấp 137 giấy chứng nhận kinh doanh
RAT cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Song, cũng theo
danh sách, trong tổng số 137 cơ sở được cấp giấy phép, có đến hơn 100
cơ sở đã hết thời hạn, chỉ một số ít mới đăng ký vào năm 2009 còn thời
hạn. Với câu hỏi điều tra thứ 6 “Ông (bà) cho biết việc kiểm soát hoạt
động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT hiện nay như thế nào?” 20%
phiếu cho rằng đã kiểm soát được toàn bộ, 50% kiểm soát được một phần,
30% là chưa kiểm soát được. Thực tế cho thấy, hầu hết các cửa hàng dù
đã hết hạn đăng ký vẫn tiếp tục kinh doanh. Theo ghi nhận của chúng
em, tại một số cửa hàng như số 5 Ngô Thì Nhậm giấy phép đăng ký kinh
doanh đã hết hạn từ 31-7-2008, song thời điểm hiện tại cửa hàng này
vẫn tiếp tục kinh doanh RAT. Hay, cửa hàng kinh doanh RAT số 2 Phạm
Ngọc Thạch, giấy phép kinh doanh đã hết hạn từ 31-12-2008, nhưng trên
thực tế vẫn tiếp tục kinh doanh RAT... Từ thực trạng trên cho thấy
việc quản lý các cửa hàng hiện đang kinh doanh cũng chưa chặt chẽ. Số
cửa hàng trên thực tế đang hoạt động so với số cửa hàng đăng ký trên
giấy tờ do Sở quản lý không trùng khớp. Trên thị trường có nhiều cửa
hàng kinh doanh RAT mà không có giấy phép kinh doanh. Thêm vào đó có
những cơ sở sản xuất, kinh doanh sau một thời gian không làm được, họ
tự đóng cửa, không báo cáo lại cho Sở nên khó có thể nắm được chính
xác hiện còn bao nhiêu đơn vị vẫn đang kinh doanh.
Như vậy, việc quản lý các cửa hàng kinh doanh RAT có giấy phép kinh
doanh hay không cũng đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc quản lý các cửa
hàng hiện đang hoạt động cũng không mấy dễ dàng. Lợi dụng kẽ hở trong
việc đăng ký, quản lý kinh doanh RAT, khi mang hồ sơ đến đăng ký, các
cơ sở chỉ trình một bộ hồ sơ cung cấp nơi sản xuất đủ điều kiện. Còn
trên thực tế, lượng rau cung cấp cho cửa hàng từ nhiều nguồn khác nhau
mà không được khai báo trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2.2.3. Tình hình quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị
trường Hà Nội
Thời gian qua, Chi cục BVTV Hà Nội đã chủ động phối hợp với
Chi cục Quản lý thị trường tổ chức các đợt kiểm tra tại các cửa hàng,
siêu thị, lấy mẫu rau, quả để kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, việc
kiểm tra chất lượng rau thực hiện còn sơ sài, chưa thực sự hiệu quả,
chủ yếu dựa vào cảm quan, tần suất kiểm tra còn ít. Một xã
chỉ có khoảng 0,2 lượt đoàn đi thanh kiểm tra ATTP/năm (năm 2007, con
số này tăng lên 0,73 lượt đoàn). Hệ thống phòng thí nghiệm kiểm nghiệm
thực phẩm chưa đáp ứng kịp với yêu cầu thực tế. Kinh phí đầu tư cho
công tác quản lý quá ít… Do vậy mà hiện tại, chất lượng RAT tại nhiều
cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn chưa được kiểm soát hoặc còn thả nổi.
Bên cạnh đó, Bộ NN và PTNT đã có một số giải pháp kiểm tra
chất lượng rau quả ngay tại cửa khẩu. Đối với lô hàng thuộc diện kiểm
dịch trước khi thông quan, cơ quan hải quan chỉ thực hiện thông quan
khi có kết quả kiểm dịch đạt yêu cầu nhập khẩu. Với những lô hàng
thuộc diện thông quan trước kiểm dịch sau, được thông quan khi chủ
hàng nộp giấy đăng ký kiểm dịch, có xác nhận của cơ quan kiểm dịch.
Trong quá trình làm thủ tục, chủ lô hàng nhập khẩu có trách nhiệm bảo
quản hàng hóa chờ kiểm dịch. Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trực
thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong việc kiểm soát,
phát hiện và xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình kiểm dịch
hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. Rất nhiều những trường
hợp do không được kiểm soát chặt chẽ nên đã không tránh khỏi việc
trong rau có dư lượng thuốc BVTV có nồng độ cao hơn mức độ cho phép.
Thuốc này chủ yếu nhập từ Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Vì vậy các
cơ quan chức năng như hải quan cần quản lý chặt chẽ ngay từ nơi cửa
khẩu.
Để tăng cường kiểm soát chặt mặt hàng thực phẩm nhập khẩu,
sắp tới Bộ NN và PTNT sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt xây dựng
văn bản hợp tác với Trung Quốc trong việc kiểm tra nguồn thực phẩm
nhập khẩu.
Việc quản lý, kiểm tra chất lượng RAT ngay tại nơi sản xuất
đóng vai trò quan trọng đối với việc cung ứng và tiêu thụ RAT trên thị
trường. Năm 2009 trên cả nước có 22.000ha RAT trên tổng số 450.000ha
trồng rau. Ngoài 5% diện tích trồng rau được áp dụng theo quy trình
sản xuất RAT, 80% nước tưới cho rau là nước mặt chưa qua kiểm nghiệm,
60% diện tích trồng rau vẫn sử dụng phân hữu cơ, điều này làm cho
rau nhiễm hóa chất và kim loại nặng vượt mức cho phép, ảnh
hưởng không tốt đến chất lượng rau được sản xuất ra.
Vấn đề sử dụng thuốc BVTV không đúng cách đang là vấn đề đáng lo ngại,
làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rau. Khi được hỏi câu hỏi
thứ 2 “Ông (bà) thấy việc quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật hiện nay như thế nào? Có 20% cán bộ quản lý cho rằng việc
quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV tốt, 70% là quản lý được một
phần, 10% còn lại cho rằng chưa quản lý được. Thật vậy, vấn đề quản lý
việc sử dụng thuốc BVTV ở nơi sản xuất RAT còn lỏng lẻo, chưa kiểm
soát được. Theo kết quả điều tra, chỉ có khoảng 10% nông dân hỏi ý
kiến tư vấn của cơ quan quản lý về sử dụng thuốc BVTV, 90% còn lại sử
dụng thuốc theo tư vấn của người bán thuốc. Một mặt hầu hết những
người trồng RAT hiện nay đều chưa được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng
thuốc BVTV. Mặt khác, do người nông dân vẫn giữ thói quen sử dụng
thuốc BVTV tùy tiện, chưa tuân thủ nghiêm hướng dẫn sử dụng.
Cục BVTV thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, sử dụng
thuốc BVTV trên rau tại các tỉnh trong vùng trồng rau trọng điểm. Chỉ
đạo thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật các tỉnh,
thành phố đồng loạt tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra việc buôn bán,
sử dụng thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau, lấy mẫu thuốc kiểm tra
chất lượng thuốc BVTV, lấy mẫu rau kiểm tra dư lượng; xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
Tại các vùng trồng rau tập trung, đại diện chính quyền địa phương, Chi
cục BVTV và hộ nông dân sản xuất rau ký kết cam kết về việc: chỉ sử
dụng thuốc BVTV được phép sử dụng trên rau, bảo đảm thời gian cách ly
trước khi thu hoạch...
2.2.4. Tình hình tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ làm công tác thanh kiểm tra
Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và về
RAT trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn chồng chéo, dẫn đến có những
“vùng trắng” không có cơ quan quản lý. Đặc biệt hệ thống tổ chức mạng
lưới cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng. Kết quả thu được từ câu hỏi thứ 3 của phiếu điều
tra “Ông (bà) đánh giá về số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản
lý thị trường hiện nay?” như sau: Có 30% cán bộ quản lý cho rằng đã
hợp lý, 70% là còn thiếu, và 0 % chọn nhiều. Trên thực tế 2.100 ha
diện tích trồng RAT trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có 5 cán bộ kỹ thuật
chỉ đạo, giám sát sản xuất. Do vậy, việc kiểm tra, giám sát trong quá
trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, không thể đảm rằng các
sản phẩm RAT sản xuất ra là được sản xuất đúng kỹ thuật. Thực tế đó
cho thấy đội ngũ cán bộ kiểm tra còn thiếu nhiều cần được bổ sung
trong thời gian tới. Với câu hỏi số 4: “Ông (bà) đánh giá trình độ
nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý thị trường RAT như thế nào?” Có
20% phiếu cho rằng có trình độ chuyên môn tốt, 50% cho rằng có trình
độ chuyên môn trung bình, còn lại là trình độ chuyên môn kém.
Theo Sở NN và PTNN, một năm Sở chỉ có 140 triệu đồng cho công tác an
toàn vệ sinh thực phẩm. Các chốt kiểm định chất lượng an toàn rau quả
vì thế không đủ số người đảm nhiệm, thậm chí những địa bàn trọng điểm
cũng chưa tổ chức được ban thanh tra, kiểm tra đủ mạnh. Theo Sở Công
thương, cơ quan này có 2 phòng chuyên môn liên quan đến an toàn vệ
sinh thực phẩm, nhưng chưa có tổ chuyên trách. Không những thế, việc
kiểm tra chủ yếu dựa vào cảm quan, vì kinh phí cho mảng an toàn vệ
sinh thực phẩm còn ít mà chi phí để tiến hành kiểm tra chất lượng lại
lớn.
Trong khi thuốc BVTV đang được nhập lậu và sử dụng một cách khó kiểm
soát thì hiện này, nhân lực kiểm tra của chi cục BVTV cũng như trang
thiết bị phân tích chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn
chế. Toàn thành phố Hà Nội năm 2009 có 875 tổ chức, cá nhân kinh doanh
thuốc BVTV với 74 công ty và 801 cửa hàng nhưng chỉ có 7 cán bộ làm
công tác thanh kiểm tra. Trong số 801 cửa hàng trên, mới có 496 cửa
hàng được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc BVTV. Hơn 300 cửa
hàng còn lại chưa được cấp chứng chỉ nhưng vẫn hành nghề. Đó là chưa
kể đến việc mỗi lần cần xét nghiệm phân tích chất lượng VSATTP, chi
cục đều phải đi thuê bên ngoài.
2.3.1. Kết quả đạt được trong QLNN đối với thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
Những cố gắng của Bộ Nông nghiệp và các cơ quan chuyên môn trong việc
cấm, thuốc ngoài danh mục là không thể phủ nhận.
Theo số liệu thu thập được về các hoạt động sản xuất hàng ngày của 32
hộ dân trồng rau tại vùng rau Đông Anh (Hà Nội) từ tháng 8/2002 –
3/2003, lượng thuốc không xác định được hoạt chất chiếm 7,7% trong
tổng số 84,84 kg lượng thuốc thương phẩm được sử dụng. Tuy nhiên, từ
tháng 8/2006 – 3/2007, lượng thuốc không xác định được hoạt chất chỉ
còn chiếm 1,2% trong tổng số 106,78 kg lượng thuốc thương phẩm được sử
dụng.
Năm 2006, Hà Nội đã bắt đầu xây dựng thí điểm mô hình RAT theo nguyên
tắc GAP (thực hành nông nghiệp tốt) tại Đông Anh. Các mô hình được
nông dân, chính quyền địa phương đánh giá cao và hiện đang được nhân
rộng. Chi cục đã phối hợp và tư vấn cho các quận, huyện, doanh nghiệp
xây dựng được 3 thương hiệu RAT mang tên Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ. Hiện
rau Năm Sao chỉ cung cấp cho các bếp ăn, RAT Bảo Hà, Yên Mỹ đang bán
thị trường Hà Nội
Cùng với việc đẩy mạnh diện tích trồng RAT, ngành nông nghiệp Hà Nội
cũng thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát sản xuất RAT,
ngoài ra, tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy
trình sản xuất, sơ chế RAT tại các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận.
Kết quả các mẫu kiểm tra về dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, hàm
lượng kim loại nặng và vi sinh vật đều đạt chất lượng. Hiện trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã cấp 45 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
RAT với tổng diện tích hơn 260ha. Bên cạnh đó, cũng đã cấp 13 giấy
chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT cho các cơ sở.
Nhà nước cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức các hội
chợ RAT, các phiên giao dịch hàng nông sản thực phẩm an toàn khu vực
phía Bắc với các nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội.
Hội nghị giao thương giữa các nhà cung ứng nông sản thực phẩm khu vực
phía Bắc với các đơn vị tiêu thụ bán lẻ Hà Nội… Hỗ trợ các doanh
nghiệp tổ chức các hội nghị, xây dựng các trang web để quảng bá thương
hiệu cho nông sản, cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh RAT…
như: Năm Sao, Bảo Hà, Yên Mỹ...Thông qua các hội nghị này, người sản
xuất và nhà phân phối sẽ có thêm c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với mặt hàng rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.docx