Mục lục
Mở đầu 1
Phần I : Thị trường và vai trò của nó đối với hoạt động
kinh doanh của doanh ngiệp 5
I/Khái niệm thị trường 5
1/ Khái niệm thị trường 5
2/ cơ sở hình thành thị trường 6
3/ Mô tả thị trường 7
II/ Vai trò của thị trường đối với hoạt động của các doanh nhiệp 9
Phần II : Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua 11
I/ Tổng quan về tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
của Việt nam thời gian qua 11
1/Tình hình xuất khẩu Việt nam thời gian qua 11
2/ Thị trường xuất khẩu của Việt nam thời gian qua 22
II/ Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua 25
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt Nam
về mặt hàng thuỷ sản 25
2/ Thực trạng thị trường thuỷ sản Việt nam 28
3/ Đánh giá thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua 34
Phần III Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu
thuỷ sản 38
I/ Quan điểm phát triển thuỷ sản 38
II/ Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản 39
III/ Một số biện Pháp phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản 44
Kết Luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo 46
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01 các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê ( tăng 50%), thuỷ sản (tăng 30%), cao su (tăng 20%), rau quả( tăng 15%) ... những tháng đầu năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tháng sau luôn cao hơn tháng trước và tháng 7 là đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm; tháng 8 giảm so với tháng 7 và ước tháng 9 giảm so với tháng 8. Đều đó thể hiện qua bảng số liệu thông kê sau :
Bảng 3 : So sánh tình hình xuất khẩu cùng thời kỳ giữa
năm 2000 với năm 2001
Thực hiện 6 tháng năm2001
6 tháng năm 2001 so với cùng kỳ năm 2000(%)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Lượng (Nghìn tấn)
Giá trị
(Triệu USD)
Khu vực kinh tế trong nước
4133
116,8
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
3452
112,5
Mặt hàng chủ yếu
Dầu thô
8694
1771
123,2
119,0
Dệt, may
931
112,7
Giày dép
747
96,3
Thuỷ sản
826
146,7
điện tử, máy tính
307
79,5
Cà phê
547
254
151,1
84,8
Gạo
2180
341
134,5
106,3
Thủ công mỹ nghệ
118
86,8
Hạt tiêu
43,7
71
140,2
55,8
Cao su
118
67,5
108,3
100,7
Hạt điều
15,7
60
116,5
86,0
Than đá
2014
49
134,3
109,6
Rau quả
167
216,9
Chè
14,8
16,6
74,0
67,7
Lạc
19,5
10
68,7
65,1
Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê
- So sánh kết quả xuất khẩu các tháng đầu năm 2001 với các tháng cùng kỳ năm 2000 cho thấy xu hướng biến động tốc độ tăng trưởng tương đối giống nhau, cụ thể là tháng 7 đều có kim ngạch cao nhất, tháng 4 cùng tăng trưởng chậm so với tháng 3, từ tháng 8 bắt đầu giảm tăng trưởng và đến tháng 9 cùng là mức thấp nhất kể từ tháng 6.
Bình quân xuất khẩu 9 tháng xuất khẩu hàng hoá đạt 1.295 triệu USD/tháng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay (bình quân 9 tháng đầu năm 2000 đạt 1.151 triệu USD/tháng và năm 1999 đạt 910 triệu USD/tháng).
Với mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 13%, để hoàn thành kế hoạch 2001 thì quí IV phải phấn đấu xuất khẩu 4.694 triệu USD, tức là bình quân mỗi tháng phải đạt 1.565 triệu USD, tăng 270 triệu USD so với bình quân 9 tháng đầu năm và tăng 264 triệu USD so với cùng kỳ năm 2000, đây là mức rất cao với tình hình xuất khẩu hiện nay (giá tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực liên tục giảm hoặc đứng ở mức thấp, thị trường thế giới biến động không lợi với xuất khẩu của ta, nhất là sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ), đòi hỏi các nhà kinh doanh và các cơ quan quản lý phải phấn đấu quyết liệt mới có thể hoàn thành được.
Ngược lại với quy luật hàng năm, 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) luôn thấp hơn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, cụ thể là bình quân mỗi tháng năm 2000 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,8% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1%, trong khi đó 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,9% và các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 1,4 %.
Tăng trưởng xuất khẩu của thị trường chủ yếu.
So với cùng kỳ năm 2000, xuất khẩu sang một số thị trường tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung (10,5%) là: Ailen, áo, Ba Lan, Bỉ, các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất, Hàn Quốc, Mexicô, Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ucraina và một số thị trường kém hơn cùng kỳ năm 2000 là: Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, úc, Phần Lan, Philippin, Séc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ.
Tăng trưởng xuất khẩu của các nhóm hàng chủ yếu
- Nhóm nông lâm, thuỷ sản: 9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2000 (9 tháng đầu năm 2000 tăng 7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 30,6%, làm tăng kim ngạch khoảng 774 triệu USD và do giá giảm 15,3%, làm giảm kim ngạch khoảng 506 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 30,6%).
Mặt hàng có khối lượng xuất khẩu tăng nhanh là: hạt tiêu (51,4%), cà phê (40,4%), gạo (16,5%), hạt điều nhân (21,5%).
Mặt hàng có giá xuất khẩu giảm mạnh là: cà phê, hạt tiêu, hạt điều nhân, gạo, chè.
- Nhóm công nghiệp nặng và khoáng sản: 9 tháng đầu năm tăng 6,6% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 81%), do khối lượng xuất khẩu tăng 17,8%, làm tăng kim ngạch khoảng 455 triệu USD và do giá giảm 9,4%, làm giảm kim ngạch khoảng 286 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì nhóm này tăng trưởng 17,8%). Nhóm này có dầu thô tăng khối lượng xuất 17,1% và giá xuất khẩu giảm 9,5%; than đá tăng khối lượng xuất 40,3% và giá xuất khẩu giảm 7,6%.
- Nhóm công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 9 tháng đầu năm tăng 0,7% (9 tháng đầu năm 2000 tăng 15,7%), do khối lượng xuất khẩu tăng 7,7%, làm tăng kim ngạch khoảng 252 triệu USD và do giá giảm 7%, làm giảm kim ngạch khoảng 230 triệu USD (nếu giá không giảm thì nhóm này tăng trưởng 7,7%). Nhóm này có hàng linh kiện điện tử giảm 18,8%, hàng dệt may giảm 8,7%, các mặt hàng khác có tăng trưởng nhưng không nhiều.
Tóm lại, xuất khẩu 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2000 tăng 18% về khối lượng, làm tăng kim ngạch khoảng 1.897 triệu USD và giá giảm 6,4% làm giảm kim ngạch khoảng 793 triệu USD (nếu giá không bị giảm thì xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2001 tăng 18%).
Nguyên nhân chủ yếu làm tăng xuất khẩu
Nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tình hình biến động số lượng thị trường xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2000 (theo thống kê Hải quan) của nông sản chủ lực như sau:
Bảng 4 : Tình hình biến động thị trường xuất khẩu
TT
Mặt hàng
Số lượng thị trường xuất khẩu
Tăng (+), giảm (-)
Năm 2000
8 tháng 2001
1
Thuỷ sản
31
39
+8
2
Gạo
25
37
+12
3
Cà phê
31
41
+10
4
Rau quả
28
40
+12
5
Cao su
24
33
+9
6
Hạt tiêu
33
41
+8
7
Hạt điều nhân
13
25
+12
8
Chè
22
28
+6
9
Lạc nhân
12
20
+8
Nguồn : Bộ Thương Mại
- 9 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2000, nhiều thị trường tăng trưởng nhanh về tốc độ và tỷ trọng; nhiều mặt hàng chủ lực tăng khối lượng xuất khẩu (như đã nêu trên); về nhóm hàng khác có nhiều ý kiến đánh giá tăng cả giá và khối lượng xuất khẩu (giá tăng khoảng 9%, khối lượng tăng khoảng 19%).
- Từ tháng 7 đến nay, tỷ giá VNĐ/USD tăng so với các tháng trước, có lợi cho xuất khẩu. Sau ngày 11/9 đến nay, USD mất giá khoảng 0,25% đã làm các doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ.
- Chính phủ và các Bộ/ngành có nhiều biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu như: tăng cường tổ chức các Đoàn đi nước ngoài đàm phán mở rộng thị trường; tổ chức các Đoàn đi các nơi trọng điểm, giải quyết các yêu cầu của địa phương; tổ chức hội nghị với các doanh nghiệp, tập hợp phản ảnh các khó khăn để tháo gỡ kịp thời; ban hành nhiều chính sách, giải pháp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó nổi bật là:
+ Trao đổi, đàm phán Hiệp định thương mại với Chi lê, Peru, Modava, estoni, Bungari, Pakistan, Nigeria, Ma Rốc, Hoa Kỳ và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại với Bruney, NewZealand, Tanzania, Zimbabuê, Sip.
+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg, ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005; Nghị quyết 05/2001/NQ, ngày 24/5/2001 về bổ sung giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001; Thông báo số 58/TB-VPCP về việc đẩy mạnh xuất khẩu và quản lý nhập khẩu; công bố kết quả thưởng xuất khẩu năm 2000 và triển khai thưởng xuất khẩu năm 2001, trong đó bổ sung thêm một số nông sản, thực phẩm...
Nguyên nhân chủ yếu hạn chế xuất khẩu
Thứ nhất, 9 tháng đầu năm giá các mặt hàng chủ lực giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2000 (gồm toàn bộ nông sản xuất khẩu chủ lực, dầu thô, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, linh kiện máy tính...) đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 1.023 triệu USD.
Thứ hai, từ tháng 4 đến nay nhập khẩu tăng trưởng chậm, nhiều chuyên gia phân tích mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu cho rằng đây cũng là yếu tố hạn chế xuất khẩu.
Thứ ba, 9 tháng đầu năm kinh tế Hoa kỳ, Nhật Bản, EU và một số nền kinh tế lớn khác tăng trưởng chậm, thậm chí có dấu hiệu suy thoái, nội tệ suy giảm, sức mua của dân cư giảm sút... đã góp phần làm giảm khả năng xuất khẩu của ta, nhất là với các mặt hàng chủ lực như hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử. Sau sự kiện 11/9 tại Hoa kỳ, thị trường thế giới biến động tăng thêm bất lợi cho xuất khẩu của ta (riêng tháng 9 giảm so với dự kiến đầu tháng khoảng 11%).
Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xuất, nhập khẩu, nhất là việc hỗ trợ thông tin cho sản xuất các mặt hàng có khả năng tiêu thụ trên thị trường, giới thiệu, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường...vì vậy, tỷ trọng thị trường mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng chậm (như đã nêu trên) và thị trường mới không nhiều.
Thứ năm, Hiệp Định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chưa được phê chuẩn.
2)Thị trường xuất khẩu của việt nam thời gian qua:
Thị trường hàng hoá của Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong thời kỳ 1991 – 1999, bảo đảm được tiêu thụ hàng hoá của việt nam khi thị trường truyền thống là Liên Xô(cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã. Vào năm 1985 khu vực Liên Xô(cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng đến năm 1990 tỷ lệ này xuống còn khoảng 42,4%; năm 1991 giảm mạnh, chỉ còn 11,1%, năm 1995 còn 2,5% Và từ năm 1998 đến nay chỉ còn chiếm xấp xỉ 2% kim ngạch xuất khẩu. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, các nước châu á nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của ta, năm 1991 đã vọt lên gần 77% nhưng những năm sau này, nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng Châu á giảm dần nhưng vẫn còn rất cao(hơn 61,5% vào năm 1998 và năm 1999 là 57,7%), vị trí của thị trường EU tăng đáng kể.
a)Trong các nước Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò to lớn:
Trong thời kỳ 1991 – 1995, Nhật Bản thường xuyên chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng đến năm 1999 chỉ còn 21,3%. Tỷ trọng của ASEAN chỉ có sự thay đổ lớn khi xem xét cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu xét theo tiêu chí này thì tỷ trọng ASEAN tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 1985 khối này mới chiếm 2,4% kim ngạch xuất – nhập khẩu của ta nhưng tới năm 1990đã tăng đến thành 16,5%, năm 1995 là 24% và tới năm 1998 đã là 27,6%.
b)Tỷ trọng của EU nói riêng và của Châu âu nói chung tăng khá đều trong thời gian qua:
Cụ thể, năm 1991 EU mới chiếm 5,7% kim ngạch xuất khẩu của ta nhưng tới năm 1999 đã chiếm tới 21,7% góp phần đưa tỷ trọng của Châu âu lên tới gần 28%. Bước đột biến trong quan hê thương mại với EU đến vào năm 1992, Khi ta ký với EU Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đã tăng rất nhanh trong thời gian sau đó(năm 1990 ta mới xuất được147 triệu USD sang EU thì năm 1995 đã tăng lên thành 672 triệu USD và tới năm 1998 đã là 2.116 triệu USD và năm 1999 đạt 2.499 triệu USD). Đặc biệt, đây là thị trường mà ta thường xuyên xuất siêu.
c)Quan hệ thương mại với Bắc Mỹ, trong đó chủ yếu là Mỹ, đã có bước phát triển nhanh khi Việt nam và Mỹ bình thường hoà quan hệ vào năm 1995:
Trước năm 1995, Việt nam hầu như không có kim ngạch xuất khẩu vào mỹ. Tới năm 1995, năm đầu tiên bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã đạt 170 triệu USD, đưa tỷ trọng của Mỹ từ 0% lên 3,1%. Đến năm 1998, dù chưa ký được hiệp định thương mại và hàng xuất của ta còn gặp nhiều khó khăn trên thị trường Mỹ do chưa hưởng qui chế MFN, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ vẫn đạt 469 triệu USD, chiếm 5% kim ngạch xuất khẩu và năm 1999 đạt 504 triệu USD chiếm tỷ trọng 4,4%. Đây cũng là thị trường mà ta thường xuyên xuất siêu, nếu hiệp định thương mại được ký kết thì xuất siêu vẫn còn tăng. Có thể nói Mỹ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng. Đây là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có chúng ta. Hàng hoá tiêu thụ tại Mỹ rất đa dạng về chủng loại phù hợp với các tầng lớp người tiêu dùng theu kiểu “ tiền nào của ấy” với những hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo. Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ và chi tiết trong mua bán, các quy định về chất lượng, kỷ thuật...Vì thế, khi các nhà xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống qui định về luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khó khăn làm ăn tại thị trường này. Một lưu ý đưa ra ở đây, đó là các nhà sản xuất Việt Nam cần nhớ là sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ thường phải đáp ứng những yêu cầu rất đặc biệt, vì vậy nhà xuất khẩu Việt Nam không nên tin rằng chỉ cần xuất khẩu sang được Châu Âu là có thể xuất sang Mỹ theo phương thức tương tự. Thông lệ nhập hàng hoá sang Mỹ cũng cần được các nhà xuất khẩu Việt Nam nghiên cứu và làm quen. Những vấn đề mà các nhà nhập khẩu Mỹ hy vọng nhà xuất khẩu Việt nam làm là qui trình cơ bản nhập khẩu hàng hoá vào Mỹ, những điều cần ghi trên hoá đơn thương mại mà nhà sản xuất của ta cung cấp cho người mua ở Mỹ. Đánh dấu xuất xứ hàng hoá, phân loại hải quan, lưu giữ hồ sơ, đánh giá, điều kiện nhập khẩu đặc biệt
d)Thị trường Châu Đại Dương( chủ yếu là Austalia) cũng đã có bước phát triển trong thời gian qua:
Tỷ trọng của thị trường này trong xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 0,2% vào năm 1991 lên 5,3% vào năm 1998 và năm 1999. Thị trường Châu phi và nam Mỹ không có biến chuyển rõ rệt trong thời gian qua, năm 1999 vẫn chiếm chưa đầy 1% kim ngạch xuất khẩu của ta. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá của ta đã bị cạnh tranh gay gắt lại diễn ra quyết liệt hơn khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước trong khu vực, mặt hàng ta lại tương tự với hàng xuất khẩu của các nước này. Giá xuất khẩu bình quân của hầu hết nông sản chủ yếu đều giảm giá. Sự tăng trưởng xuất khẩu vào Châu Âu, Bắc mỹ... đã bù đắp được cho sự sụt giảm kim ngạch trên thị trường Châu á và giữ cho kim ngạch xuất khẩu chung trong năm 1998 tăng được 2,4% so với năm 1997. Đây là thành công không nhỏ, nhất là trong hoàn cảnh các nước xung quanh chỉ tăng chút ít hoặc không tăng thậm chí còn giảm.
II/ Thị trường xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong những năm qua
Từ tình hình xuất khẩu các mặt hàng nói chung, qua đó cho thấy tính đa dạng và phong phú của mặt hàng xuất khẩu, cũng như thực trạng thị trường xuất khẩu các mặt hàng đó. Qua đó cho ta cái nhìn tổng thể về tình hình xuất khẩu cũng như thị trường các mặt hàng xuất khẩu nói chung, từ đó giúp có cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu cũng như thị trường xuất khẩu thuỷ sản nói riêng.
1/ Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản và lợi thế của Việt nam về mặt hàng thuỷ sản.
a/Đặc điểm mặt hàng thuỷ sản
+) Là nhóm hàng thuộc ngành sản xuất vật chất: Thực vậy, để tạo ra sản phẩm tiêu thụ được ngay, và đi vào tiêu dùng ngay người ta không phải tổng hợp ngay ban đầu các yếu tố đầu vào với một cơ cấu tương thích và hợp lý để tạo ra sản phẩm đó, mà điều đặc biệt và khác so với việc tạo ra các sản phẩm khác là phải qua một quá trình chọn giống và nuôi trồng. Ban đầu người ta chọn giống, từ giống mẹ người ta tạo ra nhiều giống con, qua quá trình nuôi, chăm sóc đến một thời gian khi mà trọng lượng của chúng thích hợp cho tiêu thụ, ngoài ra người ta đánh bắt trong tự nhiên, người ta không hao phí công sức cho nuôi trồng, cũng như những chi phí khác để tạo ra các loại thuỷ sản đó. Nói chung sản phẩm một măt phụ thuộc vào tự nhiên, mặt khác phụ thuộc vào sự nuôi trồng chăm sóc của ta từ đó tạo ra khối lượng thuỷ sản lớn hay nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng là mặt hàng sản xuất vật chất.
+) Đa dạng về chủng loại : Thuỷ sản là thuật ngữ nói chung cho toàn bộ các sản phẩm sống và tồn tại trong môi trường nước, được phân thành nhóm sống ở môi trường nước ngọt, nhóm sống ở nước lợ, nhóm sống ở nước mặn( biển). Mỗi môi trường nước có nhiều chủng loại sống và tồn tại khác nhau, Như đã nói ở trên chúng ta có thể nuôi trồng để tạo ra, và cũng có thể đánh bắt do chính môi trường đó tạo ra. Cụ thể ở đây là nhóm cá như : cá biển ( cá ngừ, cá song, cá mú...), cá nước ngọt( cá quả, cá cỏ, cá mè, cá hồi...), loài thân mềm( hến, ốc, sìa...), cua , ghẹ...Tất cả các loài đó một mặt có sẵn trong tự nhiên mặt khác chúng ta cũng có thể nuôi tạo giống để tạo ra. Với sự đa dạng về chủng loại đó, cho thấy mặt hàng này có tiềm năng rất lớn , nếu đầu tư phát triển một cách thích hợp sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế.
+) Hàng chế biến còn ở dạng thô: Do trình độ, cũng như sự quan tẩm trong khai thác và chế biến mặt hàng thuỷ sản, chúng ta phần lớn đang còn ở dạng thô, dạng ban đầu là chủ yếu, chúng ta xuất khẩu phần lớn vẫn còn ở dạng như thế. Do đó giá trị mặt hàng đem tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài chưa cao. Đặc biệt là các công ty đông lạnh chế biến thuỷ sản, các công ty chế biến xuất khẩu thỷ sản phần lớn công nghệ lạc hậu, chưa có dây chuyền chế biến thích hợp , do đó hàng thuỷ sản tạo ra có giá trị không cao, mặt khác trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế nên đã có phần nào gây hạn chế cho việc đầu tư công nghệ cũng như tìm phương án tốt cho việc tạo ra mặt hàng thuỷ sản có giá trị về mặt thị trường.
b/Lợi thế của việt nam về mặt hàng thuỷ sản
+) Nước ta có lợi thế đa dạng sinh học căn cứ để định ra đối tượng, mùa vụ và phương thức nuôi trồng thuỷ sản: Như ông cha ta thường nói nước ta có “ rừng vàng biển bạc” , nước ta có địa hình thuận lợi cho các loài thuỷ sản quy tụ và phát triển. Thật vậy, nước ta là cuối nguồn của nhiều con sông lớn như sông hồng, sông mê kông... là nơi sinh sôi nảy nở của nhiều loại thuỷ sản có giá trị, môi trường thuận lợi cho chúng phát triển. Nhiều dòng nước chảy đặc biệt làm cho nhiều luồng cá từ nhiều nơi khác đến sống và phát triển, từ đó tạo nên tính đa dạng phong phú về nhiều loại thuỷ sản . Đó là tiềm năng lớn mà nhiều nước khác không có
+) Có lợi thế về độ lớn và tính đa dạng các loại hình mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chúng ta có tính đa dạng về loại hình mặt nước nào là nguồn nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Mỗi vùng nước đều có sự đa dạng về chủng loại thuỷ sản, nhóm sống ở môi trường nước ngọt, lợ , mặn đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu thụ. Ta có dọc chiều dài đất nước là biển, hệ thống sông ngòi dày đặc, rất nhiều loài sinh sống. Biển đông tập hợp nhiều loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, hàng năm khai thác với khối lượng lớn mang thu nhập lớn đến cho người dân cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước không nhỏ.Năm 2001, diện tích nuôi thuỷ sản đạt 1,9 triệu hécta ( tăng 439 nghìn hécta so với năm 2000), nhờ đó sản lượng nuôi trồng cũng tăng lên( riêng tôm 6 tháng đầu năm 2001 đạt 80 nghìn tấn, tăng 24%)
+) Xuyên suốt chiều dài đất nước là biển tập trung nhiều vùng trọng điểm về thuỷ sản: Dọc chiều dài đất nước đã tập trung nhiều vùng đánh bắt trọng điểm, nơi từ xưa đến nay luôn tập trung nhiều loại thuỷ sản với khối lượng lớn và có giá trị cao ( do đặc điểm của nguồn nước) như Hải Phòng, Thanh Hoá, Thuận An (Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam, Dung Quất, quần đảo Cát Bà... Nơi hàng năm khai thác khối lượng lớn các loại thuỷ ssản có giá trị cao. Đặc biệt, ở những nơi đó có nhiều vùng nước lợ thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản, hàng năm thu hoạch của người dân mang lại giá trị không nhỏ.
Qua đó cho thấy chúng ta có lợi thế rất lớn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, và cũng là nguồn tiềm năng lớn mà chúng ta đã và đang khai thác, không những thế mà đến nay đã trở thành ngành mũi nhọn cho phát triển đất nước góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2/Thực trạng thị trưòng xuất khẩu thuỷ sản
a)Tổng quan tình hình xuất khẩu thuỷ sản
Năm 1980, lần đầu tiên ngành thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 triệu Rúp và cũng chỉ xuất khẩu sang khu vực 1 ( các nước xã hội chủ nghĩa). Mãi 15 năm sau thuỷ sản xuất khẩu mới đạt 500 triệu USD và sang được cả khu vực 2 ( các nước tư bản chủ nghĩa). Nhưng chỉ sau 5 năm, đến năm 2000 chúng ta đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Đây không phải đơn thuần chỉ là thúc đẩy mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, mà còn là mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất với người tiêu thụ và với thiên nhiên.
+) Kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản
Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu giai đoạn 1990-1999
Đơn vị : tỷ
1990
0.239
1991
0.2851
1992
0.307
1993
0.368
1994
0.460
1995
0.560
1996
0.670
1997
0.776
1998
0.58
1999
1
Nguồn: Bộ thuỷ sản và niên giám thống kê
Qua bản số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đã tăng dần qua các năm, như vậy nhu cầu về mặt hàng này đã tăng, thể hiện sự chấp nhận của thị trường về mặt hàng này. Với đặc điểm của mặt hàng, chứng tỏ tiềm năng tiêu thụ rất lớn và không ngừng. Cũng qua đó có thể thấy rằng thế mạnh cho các doanh nghiệp khi khai thác mặt hàng này là rất lớn.
Riêng năm 2001, chỉ tính 8 tháng đầu năm, sản lượng tôm đông lạnh đã tương đương mức cùng kỳ năm ngoái là 52%, cá 69%, tôm hùm 117%, mực 45%. Sản phẩm nuôi và sản phẩm khai thác cũng cân bằng nhau. Riêng mấy ngày đầu tháng 8/2001 giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu 55.661 USD. Trong tháng, giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng mạnh, ước tính đạt mức 175.000 USD mức cao nhất từ trước đến nay. Bên canh đó Việt Nam được Uỷ ban EU công nhận đưa vào danh sách 1 các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu nhuyễn thể 2 manhe vỏ vào EU, đó là bước tiến vượt bậc của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta. Theo dự kiến đến năm 2003, toàn bộ các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của ta sẽ đều đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Đều đó sẽ tạo ra bước đột phá của ta trong việc lấy lòng tin và mở rộng thị trường của các thị trường khó tính đó. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản, hải sản trên thế giới tiếp tục tăng ở mức cao như tại thị truờng Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Ta có bản số liệu thống kê về cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu theo số lượng tính đến năm 1999 như sau:
Bảng 6 : Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản
Mặt hàng
Theo số lượng
(%)
Theo giá trị
(%)
Tôm đông lạnh
66,2
67,2
Cá đông lạnh
20,8
5,6
Mực đông lạnh
6,9
10,8
Các sản phẩm khô
5,1
11,8
Sản phẩm khác
1
4,6
Nguồn : Bộ Thuỷ sản
Như vậy trong các sản phẩm xuất khẩu về khối lượng tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn, đó là sản phẩm mà hiện nay thu hút người dân nuôi trồng rất lớn, chương trình nuôi tôm càng xanh xuất khẩu đã được Bộ Thuỷ sản triển khai và đi vào hoạt động, hàng vạn ha đất đã được khai thác nạo vét trở thành những hồ nuôi tôm.
Về mặt giá trị của cơ cấu của sản phẩm thỷ sản xuất khẩu có thể tham khảo bảng số liệu thống kê sau:
Về mặt giá trị thì tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đều đó chứng tỏ tiềm năng của mặt hàng này rất lớn, và việc đầu tư phát triển là hướng đi đúng đắn có tầm chiến lược.
Về mặt Chất lượng hàng thuỷ sản thì đã có bước tiến đáng kể, dần dần đã được các thị trường khó tính như Nhật, EU và Hoa Kỳ chấp nhận, đó là bước tiến lớn của ta trong việc nhận thức tạo ra những sản phẩm có giá trị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngày nay, mặt hàng này đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, họ đã đầu tư một lượng vốn không nhỏ trong việc khai thác và phát triển ngành hàng này, nhiều doanh nghiệp đã giàu lên nhanh chóng.
b)Thực trạng thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Từ khi đổi mới, đặc biệt là Mỹ đã bỏ cấm vận vào năm 1995 thị trường tiêu thụ mặt hàn thuỷ sản đã thay đổi cơ bản, nhu cầu tiêu dùng không ngừng tăng lên ở thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Bản số liệu dưới đây cho ta biết tỷ lệ thị trường của các mặt hàng thuỷ sản cụ thể của năm 1999 :
Bảng 7 : Cơ cấu mặt hàng theo thị trường
Đơn vị : %
Tôm đông lạnh
67,2
Mực đông lạnh
5,6
Cá đông lạnh
10,8
Các sản phẩm thô
11,8
Sản phẩm khác
4,6
Nguồn: Bộ Thuỷ Sản
Qua đó cho thấy thị trường sản phẩm Tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn, như vậy nhu cầu của thị trường về mặt hàng này rất lớn, và có triển vọng. Ngày nay chúng ta đã và đang đầu tư rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng Tôm là rất đúng đắn, đặc biệt là nuôi đã đem lại nguồn thu rất lớn cho người dân và ngân sách, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tính riêng cho từng thị trường đối với mặt hàng thuỷ sản nói chung, ta có bản thống kê sau.
Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu thuỷ sản(tính đến năm 1999):
Bảng 8 : Tỷ trọng thị trường xuất khẩu thuỷ sản năm 199
Nhật
39%
Trung Quốc và Hồng Kông
16%
Mỹ
13%
EU
11,6%
Các nước Châu á khác
15%
Các thị trường khác
5,4%
Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam
Như vậy, mặt hàng thuỷ sản của ta vào thị trường Nhật chiếm tỷ trọng lớn, cho dù thị trường này rất chặc chẽ trong việc kiểm tra chất lượng, cũng như cá vấn đề khác. Ta cũng vào được thị trường Mỹ và EU với tỷ trọng đáng kể, đặc biệt đây là những thị trường rất khó tính với những qui định về tiêu chuẩn về chất lượng, điều kiện, thủ tục để vào được thị trường này. Đều đó, cho thấy chúng ta đã có bước tiến đáng kể trong việc mở rộng thị trường, và ngày càng đáp ứng những yêu cầu của các thị trường khó này, từ đó mở rộng nhu cầu của họ.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng thị trường của mặt hàng thuỷ sản của các thị trường nói trên đã thay đổi theo hướng tiến triễn , thuận lợi , đều đó thể hiện qua bản số liệu sau:
Bảng 9 : Tỷ trọng thị trường xuất khẩu Thuỷ sản năm 2000
Nhật
41%
Trung Quốc
5%
Mỹ
14%
EU
10%
Châu á
23%
Các thị trường khác
7%
( Nguồn : Trung tâm thông tin, Bộ Thuỷ sản)
Các thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản của việt nam là Nhật, Mỹ, Trung Quốc, các nước EU và một số nước khác. Đáng chú ý là giá trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61125.DOC