MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2
4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
5. phương pháp 4
6. Kết cấu của niên luận 4
NỘI DUNG
Chương I. một số vấn đề chung về báo mạng điện tử 6
1.1. Khái niệm chung về báo mạng điện tử 6
1.2.Khái quát báo mạng điện tử trên thế giới. 7
1.3. Khái quát báo mạng điện tử ở Việt Nam. 8
* Tiểu kết chương I. 9
Chương II. Thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay 10
2.1. Khảo sát 10 sự kiện về thông tin trái chiều trên một số tờ báo điện tử Việt Nam trong năm 2007. 10
2.2. Khảo sát ý kiến của 20 nhân vật khi tiếp nhận những thông tin trái chiều. 19
* Tiểu kết chương II. 21
Chương III. Một số giải pháp cho tình hình thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay và tương lai. 22
3.1. Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên báo điện tử 22
3.2. Góc nhìn tích cực của nhà báo trước một nguồn tin 26
3.3. Công chúng học cách nhìn nhận đánh giá trước nguồn tin. 27
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 31
Phụ lục 33
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11180 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng điện tử trở thành phương tiện công cụ đặc biệt hiệu quả trong việc đưa tiêng nói của Đảng, nhà nước và Việt kiều bè bạn năm châu. Báo mạng điện tử đang cùng các PTTTĐC xây dựng củng cố và hoàn thiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
* Tiểu kết chương I.
Chúng ta có thể khái quát sự phát triển của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay qua trích dẫn của chỉ thị số 52-CT/TW về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay do Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Ngày 22/7/2005.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân...
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém. Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách. Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu hành, phát tán các thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THÔNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
2.1. Khảo sát 10 sự kiện về thông tin trái chiều trên một số tờ báo điện tử Việt Nam trong năm 2007.
* Thông tin sai sự thật ( Xét dưới góc độ nghiệp vụ là vô tình chứ không phải thông tin với mục đích chống phá).
- Vụ diễn viên chính Nhật ký Vàng Anh - Hoàng Thuỳ Linh bị tung “cảnh phòng the” trên mạng.
Trước sự kiện này các báo đua nhau đưa tin, đặc biệt báo Thể thao và Văn hoá có bài: "Diễn viên chính Nhật kí Vàng Anh đóng phim sex", trong trang thể thao văn hoá trong nước, có nêu hiện tượng diễn viên Thuỳ Linh. Trong đó, đặc biệt có nêu 1 dòng rằng đạo diễn Thanh Hải và Khải Anh cũng đã xem đoạn phim này và xác nhận với các thành viên trong đoàn làm phim đó là Thuỳ Linh.
Tác giả bài viết kí tên là Lam Nghi. Khi được triệu, anh Thanh Hải và Khải Anh lên gặp Giám đốc Trung tâm sản xuất phim đạo diễn Khải Hưng. Hai anh đều sửng sốt với tin này và đều khẳng định rằng chưa bao giờ tiếp xúc với cô Lam Nghi và chưa bao giờ biết việc này. Lập tức, 2 anh gọi điện đến toà báo và gọi cho cô Lam Nghi. Cô Lam Nghi tên thật là Huyền, là cộng tác viên của báo.
Cô Lam Nghi đã chính thức xin lỗi anh Khải Anh và Thanh Hải. Cô xác nhận cô chưa tiếp xúc với hai đạo diễn này bao giờ, cô cũng chỉ nghe tin và muốn đưa lên cho "hot". Qua hiện tượng này, thấy rằng việc tung tin của những người nổi tiếng, đặc biệt là những thông tin không xác thực rất bất lợi cho nền báo chí nước nhà.
Việc Báo Thể thao Văn hoá đưa tin trên của báo Thể thao Văn hoá là không đúng với luật báo chí. Tôi muốn báo phải có lời xin lỗi chính thức và cải chính - lời của đạo diễn Khải Hưng.
Trong thời điểm này, các thông tin được đưa ra đều không thống nhất, nhiều thông tin sai lệch. Ví dụ như có thông tin Diễn viên chính Nhật kí Vàng Anh đã tự tử hay Hoàng Linh đã tạo điều kiện để quay phim chụp ảnh rồi phát tán lên mạng để gây sự chú ý của công chúng, thu hút bộ phim... Là người trong cuộc, đạo diễn Khải Hưng khẳng định, những thông tin trên hoàn toàn sai lạc. Vàng Anh hoàn toàn khoẻ mạnh. Sáng nay, đoàn làm phim vẫn làm việc bình thường và Vàng Anh không có mặt vì đang quay về cảnh của một nhân vật khác.
- Sai theo phản ứng dây chuyền? 15/08/2007 15:25 (GMT + 7) 70 triệu USD nhiều gấp hơn mười lần 100 tỉ đồng, nhưng các báo vẫn cứ nhầm lẫn...
Trong thời gian này, số lượng các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng lên đáng kể. Đó là một tín hiệu vui cho nền kinh tế nước ta. Trong đó, Tập đoàn Intra đầu tư Dự án phát triển Hồ điều hoà Xương Rồng và Khu đô thị mới tại thành phố Thái Nguyên. Theo các báo đưa tin, ngày 11/8 vừa qua, dự án này đã được khởi công. Tuy nhiên, một điều khiến độc giả băn khoăn là không biết số tiền đầu tư chính xác cho mỗi phần của dự án là bao nhiêu.
Theo trang thông tin điện tử Bộ Xây dựng với tít: Thái Nguyên: Khởi công dự án “Hồ điều hòa Xương Rồng” ngày 14/8/2007.
Theo đó, tổng số tiền đầu tư cho 2 dự án là 100 triệu USD. Trong đó, 30 triệu USD dành cho dự án Hồ điều hòa Xương Rồng, 70 triệu USD dành cho dự án xây dựng Khu đô thị mới. Trước đó, ngày 13/8/2007, cũng trang báo điện tử này đưa tin bài với title: 100 tỷ đồng xây khu đô thị mới ở Thái Nguyên.
- Thông tin ảo, giá trị ảo
Câu chuyện về nhà khoa học gốc Việt Võ Đình Tuấn xếp thứ 43 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 30-10-2007 không chỉ gây xôn xao dư luận mà còn đem lại những phản ứng trái chiều. Với những độc giả quen tiếp nhận thông tin một chiều và thụ động, ai cũng vội vã ăn mừng sớm để rồi tự hào rằng, tài trí Việt Nam đã tỏa sáng.
Lâu nay, người ta mới chỉ biết đến mật độ dày đặc của giải thưởng và huy chương của những sinh viên Việt Nam trong những cuộc thi Olympic quốc tế chứ mấy ai đã thấy được sự phát triển rực rỡ của một nhà khoa học gốc Việt đến độ được công nhận là một trong số “100 thiên tài đương thời thế giới”.
Trong những thông tin mang tính bề nổi của bài báo, độc giả thấy nhiều hạt sạn khoa trương, trước tiên là liệu bản danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới” có chính xác và Creator Synectics có đủ tư cách để chọn ra danh sách này trong khi chỉ là một công ty tư vấn kinh doanh chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá. Thay vì mời một hội đồng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có uy tín ở các lĩnh vực, công ty này đã đề nghị... 4.000 người Anh hiểu biết (?!) đề cử 10 người họ cho là “thiên tài hiện còn sống”. Và vì thế, để hướng tới những giá trị thực, không chỉ cần sự trung thực và bản lĩnh của các nhà khoa học mà còn cần cả những yếu tố đó cho các nhà báo khi đứng giữa xa lộ thông tin.
Cùng một sự kiện nhưng mỗi cơ quan báo chí lại đưa thông tin một kiểu khác nhau.
- Vụ nổ bình bia xảy ra tại Tp.HCM. Tuy nhiên đọc tin thấy có nhiều bất ổn.
Báo Tuổi trẻ viết: "12h10 ngày 19/11, một tiếng nổ kinh hoàng vang lên từ quán bia hơi Kiều - 54 Trịnh Đình Trọng (P.Phú Trung, Q.Tân Phú, TP.HCM). Bồn bia hơi có đường kính 0,60m, cao 1,5m vụt bay lên cao xuyên thủng mái và rơi trên mái nhà của bà Nguyễn Ngọc Hoa cách đó hơn 30m."
Trong khi báo Dân trí lại viết: "Một số người có mặt tại hiện trường cho biết, lúc đó chủ quán bia cùng nhân viên bơm được khoảng 2kg gas vào thùng bia hơi loại 300 lít (cao 2m, rộng 0,8m) thì bất ngờ thùng bia phát nổ, hất những người đứng xung quanh văng ra xa. Thùng bia bay hất tung mái nhà tôn, phá vỡ cửa kính và một số vật dụng của quán nhậu rồi vút lên độ cao gần 100m. Trước khi rơi xuống, thùng bia đã ghim thẳng vào và làm sập hoàn toàn phần gác gỗ diện tích 2x3m căn nhà cấp 4 của bà Nguyễn Thị Hoa nằm cách đó chừng 50m đường chim bay. Do sức xuyên quá mạnh của thùng bia khi ập xuống nên một số vật dụng bên trong nhà bà Hoa bị hư hỏng nặng."
Ở đây có sự sai lệch về con số rất lớn. Dễ nhận thấy đây là con số nhận định nên khó chính xác, nhưng rõ ràng cách tiếp cận thông tin của 2 người đưa tin có khác nhau.
Đáng lưu ý hơn là báo Dân trí còn miêu tả vụ việc khá ly kỳ, đến mức phi lí khi khẳng định thùng bia "vút vút lên độ cao gần 100m" rồi hạ cánh "cách đó chừng 50m đường chim bay". Quả là kinh khủng. 100m tức là độ cao bằng khoảng căn nhà hơn 30 tầng, có lẽ thùng bia được gắn tên lửa mới có thể "vút lên" như thế và khoảng cách 50m "bay xa.
- Vênh thông tin: "Chuyện thường ngày ở huyện"? 25/08/2007 13:51 (GMT + 7) Cả ba bài báo trên được đăng trên 3 tờ báo có uy tín, đều được xuất bản vào ngày 24-8, cùng đưa tin về một sự việc. Tất nhiên, ai cũng biết sự việc đó là duy nhất, nhưng thông tin trên các báo thì lại quá khác biệt nhau. Ngày 24-8 các báo có đưa tin về việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh phía Nam - Bộ Công an, trao số hộ chiếu đầu tiên cho Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh để chuyển cho người dân qua đường bưu điện. Chỉ với cùng một thông tin đó, đã có sự chênh lệch quá lớn về con số giữa các tờ báo lớn.
Báo Tuổi trẻ ghi rõ Bộ Công an đã chuyển 20 hộ chiếu tới Bưu điện Tp. HCM. Trong khi đó, tờ Người Lao động và Sài Gòn Giải phóng thống nhất con số là 72 trường hợp.
Cả ba bài báo trên được đăng trên 3 tờ báo có uy tín, đều được xuất bản vào ngày 24-8, cùng đưa tin về một sự việc. Tất nhiên, ai cũng biết sự việc đó là duy nhất, nhưng thông tin trên các báo thì lại quá khác biệt nhau. Vậy độc giả biết tin báo nào đây?
Thông tin chưa được kiểm định chính xác nhưng các báo vẫn quy kết chụp mũ và vội đưa ra kết luận trước cả…chuyên gia!
- Báo chí quá đà về vụ nước tương có 3-MCPD.
Trong vụ rùm beng về nước tương có 3-MCPD, một số tờ báo đã “cảnh báo” quá mức cần thiết, khiến người tiêu dùng hoang mang.
* Thấy ung thư là gán tội cho nước tương
Thực tế thì 3-MCPD là chất cần cảnh báo về khả năng gây ung thư, nhưng chưa có bằng chứng gây ung thư ở người, mà mới chỉ thí nghiệm trên chuột, thỏ. Trong khi đó, bệnh ung thư phát sinh có thể từ rất nhiều tác nhân khác mà thuốc lá là một “thủ phạm” đáng gờm. Thế nhưng, có tờ báo đã không ngần ngại kết rằng các bệnh nhân ung thư đều là nạn nhân của nước tương có 3-MCPD. Với cách nhìn nhận này, những ý kiến trái chiều “bênh vực” cho nhà quản lý hay cơ sở sản xuất ngay lập tức đều bị “phang” lại tới bến.
Cũng trên tờ báo vừa nêu có hẳn một bài khóc thương những bệnh nhân ung thư với ý ám chỉ nước tương là thủ phạm. Bài báo viết: “Một chuyên gia hàng đầu về ung bướu ở Việt Nam nhận định tỉ lệ các loại ung thư trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang tăng nhanh, trên cả bệnh tim và tai biến não, chủ yếu do tác động của môi trường, thực phẩm, tuổi thọ cao. Như vậy, cũng không quá võ đoán nếu nghĩ đến tác động tiêu cực có thể có của nước tương chứa 3-MCPD trong thời gian vài năm qua. Hãy đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM một lần để thấm thía nỗi đau bệnh tật: Người bệnh đi lại lặng lẽ, đứng ngồi vạ vật, nhìn ngó thất thần...”.
Sau đó vài ngày, cũng trên tờ báo này có đăng một phóng sự ảnh tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Phóng sự ảnh này có lời dẫn: “Hóa chất công nghiệp nói chung và chất 3-MCPD nói riêng trong thực phẩm là những 'thủ phạm' gây ung thư. Hàng chục ngàn người hoặc đã tử vong, hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, di họa cho người thân... Những hình ảnh dưới đây phần nào nói lên tình trạng nhức nhối đó”. Sau đó là loạt ảnh với những dòng chú thích như bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân và người thăm nuôi chen chúc, người nuôi bệnh phải nghỉ ở vỉa hè...
Cách sử dụng hình ảnh và chú thích như vừa nêu theo chúng tôi là gán ghép khiên cưỡng. Tình trạng quá tải này không chỉ xảy ra ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM mà còn ở nhiều bệnh viện khác. Mà ngay tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tình trạng quá tải này lúc nào chẳng có, đâu chỉ khi chất 3-MCPD được phát hiện từ năm 2001 thì bệnh viện mới bị quá tải. Với cách đặt vấn đề và thông tin như vậy, người dân không hoảng loạn mới là lạ. Trong chương trình truyền hình trực tiếp Nói và Làm trên kênh HTV9 hôm 3-6, một khán giả điện thoại đến hỏi Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, rằng: “Ông đã bao giờ đến Bệnh viện Ung bướu để chứng kiến nỗi khổ của bệnh nhân điều trị ung thư chưa?...”. Câu trả lời trấn an dư luận của ông Dũng rằng chưa có cơ sở khoa học xác định chất 3-MCPD gây ung thư cho người, đã nhận được những phản ứng đại loại như “ngụy biện”, “né tránh” trên mặt báo vào sáng hôm sau.
Việc gán ghép theo kiểu “ung thư nào cũng từ nước tương” còn được một số báo khác “hù” người tiêu dùng. Trên một tờ khác, trong bài "Chất 3-MCPD gây biến đổi gene" có đăng một tấm ảnh mấy bệnh nhân “nhí” với dòng chú thích: “Số người mắc bệnh ung thư ruột đang gia tăng”. Dù trong phần chú thích có chua thêm chữ “ảnh có tính minh họa”, nhưng rõ ràng bức ảnh và dòng chú thích vừa nêu không phải là không làm người dân thêm hoang mang.
* “Hướng dẫn dư luận” đến... hoảng loạn”.
Để làm “nóng” dư luận, trên mặt báo không thiếu những dòng tít mà bạn đọc chỉ cần liếc qua đã muốn tẩy chay nước tương ngay. Nào là "Biết độc hại nhưng vẫn bán," "Nhà sản xuất cố ý qua mặt người tiêu dùng," nào là "Công nghệ độc hại, quản lý lỏng lẻo: Người dân lãnh đủ"; "Dân thiệt hại vì quản lý yếu kém"; "Nước tương chứa chất gây ung thư: Hầu hết đang để lọt lưới",... Thậm chí, chốn cửa thiền cũng chẳng được yên khi Đài Truyền hình Việt Nam tìm tới phỏng vấn các nhà sư...
Khi cảnh báo về vấn đề này, có lẽ một số đồng nghiệp cũng nhằm đứng về phía lợi ích số đông người tiêu dùng. Thế nhưng báo động đến mức làm hoang mang xã hội thì không nên.
- Vụ bồn nước inox của Công ty Toàn Mỹ có khả năng gây ung thư.
Trong vòng chưa đầy ba tháng mà có quá nhiều vụ báo chí la làng về “chất gây ung thư”. Sau vụ nước tương có “chất gây ung thư” không lâu, dư luận lại xôn xao khi một tờ báo thông tin bồn nước inox của Công ty Toàn Mỹ có khả năng gây ung thư.
Dư luận “nóng” đến mức Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương phải tổ chức một cuộc họp xung quanh vấn đề này. Trong cuộc họp, các nhà khoa học nhận định thông những thông tin vừa nêu chỉ là tin đồn, chưa có cơ sở khoa học.
Phát ngôn của các nhà khoa học từ cuộc họp trên vẫn không mấy làm dư luận dịu bớt. Phải đến khi có kết quả kiểm tra chất lượng của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thì dư luận mới dịu bớt. Theo đó, hàm lượng mangan của nước chứa trong bồn inox Toàn Mỹ không thay đổi so với mẫu nước trước khi cho vào bồn nước, đảm bảo được các tiêu chuẩn về nước ăn uống theo quy định của Bộ Y tế.
Khi “hung tin” vừa lan ra, mỗi ngày công ty này thiệt hại khoảng một tỷ đồng. Hàng từ các đại lý cứ tới tấp trả về. “Chưa biết đúng sai thế nào, nhưng cứ liên quan đến chữ ung thư là họ sợ rồi”, đại diện Công ty Toàn Mỹ cho biết. Đến nay, Toàn Mỹ đã cứu vãn được về mặt thông tin, nhưng để doanh nghiệp “khỏe mạnh” lại thì không biết đến bao giờ.
- Vụ thông tin "ăn bưởi gây ung thư": Kiểm điểm và phạt tiền một số cơ quan báo chí
Lao Động số 214 Ngày 15/09/2007 Cập nhật: 8:30 AM, 15/09/2007(LĐ) - Ngày 29.8, Văn phòng Chính phủ có công văn số 4854/VPCP-TTBC truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc giao Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm cơ quan báo chí, ban biên tập và phóng viên đã viết và đăng thông tin "ăn nhiều bưởi làm tăng nguy cơ ung thư vú", gây thiệt hại về vật chất cho những người trồng bưởi trong nước.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các cơ quan báo chí: Thanh niên, Khuyến học và Dân trí, Khoa học phổ thông và trang tin Thời báo Việt.com của Cty Netnam tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cá nhân có liên quan đến việc cho đăng thông tin nói trên.
Ngày 13.9, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã có các quyết định số 596/QĐ-XPHC, 598/QĐ-XPHC, 597/QĐ-XPHC, 599/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt bằng tiền như sau:
Báo Khuyến học và Dân trí: 15 triệu đồng; báo Thanh niên: 14 triệu đồng; Cty Netnam: 13 triệu đồng; báo Khoa học phổ thông: 12 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí tiếp tục xem xét có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân vi phạm và có báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngay khi một số tờ báo trong nước đăng thông tin về “ăn bưởi bị ung thư vú”, cả nhà vườn, thương lái và doanh nghiệp kinh doanh bưởi đều méo mặt.
Hậu quả nhãn tiền là tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá bưởi đang từ 8.000-10.000 đồng/kg đã bị rớt chỉ còn 1.000 đồng/kg. Dù giá rẻ như bèo nhưng sức tiêu thụ vẫn rất ì ạch. Còn theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, chỉ trong hơn một tháng, người dân trồng bưởi ở tỉnh này bị thiệt hại hơn 100 tỷ đồng!
Các báo cùng đưa về sự kiện nhưng đa số các báo đưa tin đều sai do lấy từ báo này coppy sang báo nọ làm thành hiệu ứng sai dây chuyền.
- Như vậy là 70 triệu USD tương đương với 100 tỷ đồng VN?
Theo tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay, 1 USD = 16.205 VND (bán ra). Bằng một phép tính đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể tính được rằng 70 triệu USD = 1.134.350.000.000 VNĐ (hơn 1000 tỷ đồng VN). Một sự chênh lệch quá lớn!
Điều đáng nói nữa là tin bài ngày 13/8 của Bộ Xây dựng lấy lại tin của báo Hà Nội mới.
Báo Hà Nội mới điện tử lại lấy tin từ TTXVN:
Vậy giữa 2 thông số trên: 70 triệu và 100 tỉ đồng, con số nào đúng? Việc các báo đồng loạt đưa tin con số 100 tỉ đồng liệu có phải là việc đưa tin sai theo phản ứng dây chuyền? Hay là thông tin trên trang tin của Bộ Xây dựng công bố ban đầu là sai?
Thiết nghĩ, thông tin về các con số đầu tư trong kinh tế là vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối.
2.2. Khảo sát ý kiến của 20 nhân vật khi tiếp nhận những thông tin trái triều trên báo điện tử.
Tôi đã tiến hành khảo sát về việc tiếp nhận những thông tin trái triều trên báo điện tử của 20 nhân vật thông quan Bảng hỏi (có phụ lục). Kết quả thu được những số liệu như sau:
Câu 1. Anh/ chị có thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo mạng điện tử không?
Có 12 người (60%) thường xuyên theo dõi các thông tin trên báo mạng điện tử.
Có 6 người (30%) có đọc nhưng không thường xuyên.
Có 2 ng ười không theo dõi thông tin trên mạng.
Câu 2. Anh/chị thường theo dõi thông tin trên mấy tờ báo điện tử?
Có 10 ( 55%) người chỉ theo dõi thông tin ở 1 tờ báo mạng điện tử.
Có 6 ( 33%) ngưòi theo dõi thông tin trên 2 tờ báo mạng điện tử.
Có 2 ( 12%) người theo dõi thông tin trên 2 tờ báo mạng điện tử trở lên.
Câu 3. Khi tiếp nhận những sự kiện trên báo mạng, nhất là những sự kiện đang được nhiều người chú ý đặc biệt, anh/ chị có tin ngay thông tin khi chỉ đọc 1 tờ báo không?
Có 10 (55%) tin ngay.
Có 6 người (33%) nghi ngờ.
Có 2 người (12%) đọc nhiều báo khác nhau rồi tổng hợp để có được thông tin chính xác nhất.
Câu 4. Khi xuất hiện nhiều luồng thông tin trái chiều trên báo mạng hiện nay, anh/ chị thường kiểm tra độ tin cậy bằng cách nào?
Có 16 người (88%) xem thông tin ở các tờ báo khác, và tin vào những tờ báo lớn có uy tín.
Có 2 người ( 12%) kiểm tra các ý kiến phản hồi, các chuyên mục bình luận để biết.
Nhận xét:
Qua khảo sát trên, có thể rút ra nhận xét như sau:
Số lượng người sử dụng báo mạng điện tử hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận thông tin của công chúng vẫn còn rất thụ động. Đa số là tin ngay vào các thông tin mà báo chí đưa tin.
Giải pháp cho tình trạng thông tin trái chiều hiện nay trên báo mạng điện tử của bạn đọc vẫn còn rất hạn chế. Điều này, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thời gian, cũng có thể do thông tin rai chiều đó không ảnh hưởng đến người đọc, cũng có thể là do chưa tìm ra cách kiểm tra thông tin tốt nhất.
* Tiểu kết chương II.
Qua những khảo sát thông tin trên một số tờ báo mạng điện tử hiện nay và ý kiến của một số công chúng khi tiếp nhận những thông tin trai chiều trên báo mạng điện tử có thể thấy rõ một thực tế: thông tin trên các báo điện tử hiện nay còn mắc quá nhiều lỗi, nhiều thông tin đã gây hậu quả không lường cho nhân dân, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, làm hoảng loạn dư luận. Đặc biệt, chỉ vì chạy theo lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua tài như vũ báo giữa các tờ báo mạng thì tình trạng copy và paste giữa các báo cần phải đưa ra giải pháp hợp lý về “ bản quyền”. Trong khi đó, người đọc hiện nay vẫn tiếp nhận thông tin một cách thụ động thì các báo mạng điện tử cần phải tự đưa ra giải pháp cho tình trạng thông tin của mình là giải pháp tốt nhất.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO TÌNH HÌNH THÔNG TIN TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY VÀ
TƯƠNG LAI
Ở Việt Nam hiện nay, chỉ riêng số người sử dụng Internet ở Việt Nam hiện đạt khoảng gần 16 triệu người, chiếm tới gần 20% dân số. Người đọc báo mạng ngày càng nhiều và trình độ chung của người đọc đã cao hơn hẳn, ý thức của họ về độ chính xác thông tin ngày càng cao. Báo mạng ngày nay đã trở thành một lực lượng truyền thông quan trọng, lấn át báo giấy ở một số khía cạnh. Chính vì vậy, giải pháp cho vấn đề thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay và tương lai là hết sức quan trọng.
3.1. Cách đánh giá mức độ chính xác thông tin trên báo mạng điện tử.
Thời đại công nghệ cao như hiện nay, khi cần tìm thêm thông tin cho bài viết, ngoài việc đi gõ cửa khắp nơi thì có thêm một nguồn nhanh chóng: Internet. Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung... đều có trên mạng. Nhưng không nên tin tất cả những gì bày sẵn đó.
Những người đã quen với kiểu làm việc của thời đại @ thấy rằng họ luôn có một trợ thủ đắc lực, lại được cái hay là phụng sự hết mình mà chẳng đòi tiền công. Chỉ cần gõ vài từ khóa, sử dụng các công cụ tìm kiếm của thế giới như Google, MSN, Altavista, Yahoo hay các công cụ tìm kiếm của Việt Nam như Vinaseek thì trước mắt là hàng triệu trang thông tin. Đương nhiên, cách thức để nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trong cả cái đống khổng lồ đó cũng là một vấn đề, song khó khăn hơn chính là cách thẩm định những nguồn tin vô tư và không mất tiền này. Nếu sử dụng đúng, ta sẽ có một bài viết chững chạc, nhiều thông tin, nếu trích dẫn sai thì bên cạnh những tác động xấu gián tiếp có thể có đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài viết, thì kẻ chịu hậu quả trực tiếp chính là... bản thân ta.
Vậy có cách nào để các nhà báo cũng như công chúng biết được thông tin này hay bài viết kia trên mạng là có thể dùng được? Dưới đây là một số chỉ dẫn để kiểm tra:
Dựa vào tên miền (domaiw name).
Một (đường dẫn) tên miền có đuôi “.com” mà đơn thuần chỉ nhằm vào mục tiêu kiếm lợi nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến;
Các tên miền có đuôi “.org” thường được coi là phi lợi nhuận, nhưng lại hô hào cho chủ trương riêng. Tuy nhiên, có thể có lợi cho một khía cạnh phê bình trong chủ đề của bạn;
Các tên miền có đuôi .edu có thể là website của một trung tâm nghiên cứu, một học viện hay thậm chí của một học sinh – vì thế nên kiểm tra kỹ. Thông thường tên miền có ký hiệu ~ là directory của cá nhân.
Các tên miền là “.net” thuộc mạng lưới, hệ thống; tên miền là “.int” thuộc quốc tế và tên miền là “.mil” thuộc quân sự nên độ tin cậy là cao nhất.
Kiểm tra các yếu tố trên website.
Chủ nhân:
+ Kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó. Ai gửi văn bản đó lên mạng? Họ có nêu rõ danh tính không?
+ Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang Web đó để trực tiếp kiểm tra tính xác thực của thông tin hay không?
+ Cơ quan nào phụ trách website đó? Cũng cần xem kỹ phần giới thiệu trong mục “About Us”.
+ Trên website phải nêu rõ các mục tiêu của tổ chức đó, và những mục tiêu này phải nhất quán với các mục tiêu đăng tải ở các nơi khác. Nói chung phải là một website chi tiết với phong cách và nội dung "có tầm cỡ".
+ Phân biệt rõ giữa thông tin và ý kiến riêng của người viết.
+ Nếu website đó trích dẫn thông tin từ nguồn khác thì phải kiểm tra.+ Nếu không thấy số để liên hệ trên trang web này thì dùng phím backspace xóa dần trên đường dẫn cho tới khi tìm được một địa chỉ email hoặc một số điện thoại.
- Tính thời sự, mức độ cập nhật ( updating)
+ Kiểm tra mức độ cập nhật và tính chính xác của tài liệu - cần lưu ý xem tài liệu bị “lạc hậu” tới mức nào.
+ Kiểm tra xem đường link dẫn tới đâu. Nếu nối với các website đáng tin cậy thì đó là một dấu hiệu nữa rằng trang này có giá trị.
Ngoài ra, để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử người ta có thể dựa vào một số nguồn khác như:
Dùng cơ sở dự liệu whois database là nơi lưu giữ những thông tin về chủ nhân của tên miền. Chẳng hạn vào trang http//rs.internic.net/cgi – bin/whois.
Hiện nay, có một nguồn khá phong phú để kiểm định thông tin trên báo mạng điện tử đó là các blog. Tuy nhiên, nguồn này không đáng tin cậy. Ta nên vào blog của những người nổi tiếng, họ thường là những nhà báo ngoài đời thì thông tin họ đưa ra đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, các diễn đàn báo chí, các chuyên mục ý kiến và bình luận trên các báo như tuần báo VietNamNet chẳng hạn hay nhà báo Việt Nam…là các nguồn khá tin cậy.
Một mục mà ít ai để ý, nhưng lại rất quan trọng để thẩm định thông tin trên báo mạng điện tử, đó chính là mục phản hồi của các báo. Nó vừa cho biết lượng người nhận thông tin vừa thể hiện ý kiến của người tiếp nhận trước thông tin đưa ra trên báo.
Ngoài ra, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là vấn đề copy và paste tràn lan vô tội vạ trên các báo. Làm thế nào một tờ báo, trang tin điện tử ở Việt Nam có thể bảo vệ thành quả của mình, tăng sức cạnh tranh? Cách mà hầu hết các báo làm trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo mạng điện tử.doc