MỤC LỤC
1. Lịch sử hình thành Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây.1
2. Vị trí và chức năng của Sở kế hoạch và đầu t Hà Tây.2
3. Nhiệm vụ và quyền hạn.2
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Kế hoạch và Đấu t.6
5. Quy chế làm vệc của Sở Kế hoạch và Đầu t.7
6. Nhiệm vụ của các phòng chuyên môn.13
7. Công tác quản lý hoạt động đầu t của Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Tây.
7.1. Công tác quy hoạch.17
7.2. Công tác kế hoạch và đầu t xây dựng.18
7.3. Công tác thu hút các dự án đầu t trong và ngoài nớc.23
7.4. Công tác đăng ký kinh doanh Đổi mới và phát triển doanh nghiệp.25
7.5. Đề xuất kiến nghị.28
8. Các nhiệm vụ chủ yếu năm 2005.33
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thưc trạng thu hút FDI vào Trung Quốc và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư tại TQ vì điều đó sẽ giúp họ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thácđược các nguồn lực nội tại của thị trường TQ. Cũng tương tự như vậy, các hàng rào và biện pháp phi thuế quan sẽ nhanh chóng được xoá bỏ. Đặc biệt là các trở ngại về duy trì hạn ngạch, về xác lập quyền kinh doanh và phân phối, về trợ cấp, về quy định tỷ lệ nội địa hoá,... Những cam kết này rất được các nhà đầu tư quan tâm.Một sân chơi bình đẳng đang chờ đón họ và trên cơ sở những hấp dẫn đã có, những quy định này có vai trò củng cố niềm tin và làm yên lòng các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới.
Về cơ cấu ngành kinh tế, việc gia nhập WTO của TQ sẽ có lợi thế lớn trong các ngành dệt may, điện tử, mô tô- xe máy, đồ chơi, .... là những ngành TQ đang có ưu thế; giá nhân công rẻ, tỷ lệ nội địa hoá cao, thị phần trong và ngoài nước rộng lớn và theo đó, giá trị gia tăng sản xuất cao. Lợi thế này càng hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khiến cho họ tích cực đẩy mạnh đầu tư vào những ngành này trên cơ sở lợi thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Ưu thế của TQ:
Thị trường nội địa quy mô lớn cuă TQ đã mở rộng lối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư hướng vào sản xuất những mặt hàng thay thế nhập khẩu hướng tới xuất khẩu đều có thể khai thác được các lợi thế trên thị trường TQ.
Các dòng FDI trên thế giới hiện nayđã thay đổi theo hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ dựa trên công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông,... Hơn nữa, các dòng FDI trong dịch vụ tăng không chỉ góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì công nghiệp chế biến, chế tạo có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ giá trị cao và công nghệ cao.
Với việc mở cửa thị trường về cả hàng hoá và dịch vụ, TQ sẽ thu hút đựoc FDI của tất cả các thành viên WTO vì nhờ sự đồng nhất về tiêu chí, nguyên tắc và lợi ích. Những bất cập và trở ngại trước đây, nhất là trong quan hệ với các nước phát triển sẽ giảm nhanh và tiến tới bị xoá bỏ. TQ sẽ có điều kiện đẻ đến gần hơn với công nghệ nguồn, công nghệ trung gian tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh vốn đã mạnh của họ trên thị trường thế giới.
TQ gia nhập WTO cũng sẽ có ảnh hưởng đến đầu tư lẫn nhau giữa ASEAN vào TQ. Cho đến nay, mức đầu tư ASEAN vào TQ là thấp, trong khi đó, phần đầu tư của TQ vào ASEAN còn rất hạn chế, kể cả phần đầu tư vào VN. Do đó, khi TQ gia nhập WTO, có thể cơ hội cho các nhf đầu tư ASẽANâm nhập vào thị trương TQ sẽ được mở rộng hơn. Nhưng đồng thời các nước ASEAn, trong đó có VN cần triệt để khai thác các lợi thé so sánh của mình để thu hút FDI, đối phó nguy cơ suy giảm FDI vào khu vực do việc TQ gia nhập WTO.
2.2. Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc:
2.2.1. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài từ năm 1979 đến nay:
Việc thực hiện các chính sách thu hút FDI của TQ từ 1979 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn như sau:
Từ năm 1979 đến năm 1982, các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài chủ yếu dưới 3 hình thức: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và 100% vốn nước ngoài, lần đầu tiên được thành lập tại các đặc khu kinh tế, tiếp đó là ở các thành phố mở cửa ven biển trên cở sở thử nghiệm. Trong thời gian này, các chủ đầu tư nước ngoài vẫn còn băn khoăn, nghi ngại về môi trường đầu tư, hầu hết các chủ đầu tư vào TQ khi đó là những Hoa Kiều từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, với quy mô đầu tư nhỏ. Hoạt đông kinh doanh ccũng chủ yếu là gia công, lắp ráp các linh kiện và phụ tùng nhập khẩu.
Từ năm 1983 đến 1985: năm 1983, nhiều công ty nước ngoài tăng đầu tư vào TQ. Địa bàn thu hút FDI được mở rộng thêm trong các nam 1984 và 1985 như mở cửa 14 thành phố ven biển và 3 khu phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương các khu vực này đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng như phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin, cấp điện, cấp nước,... thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về thuế, lợi nhuận, đơn giản hoá các thủ tục hành chính như lập hố sơ, kiểm tra, phê chuẩn và đăng ký dự án,... Tháng 4/1984, TQ công bố Quy định về các xí nghiệp hợp tác TQ- nước ngoài và các chính quyền địa phương lại đưa ra nhiều các biện pháp ưu đãi với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả là số dự án FDI vào TQ tăng rất nhanh qua các năm. năm 1984 số xí nghiệp dùng vốn nước ngoài mới tăng lên 1957, gấp hơn 2 lần mức năm 1983. Năm 1985, mức tâng số xí nghiệp mới đạt 65%(3073).
Từ năm 1986 đến năm 1988: sau khi đạt được những đỉnh cao trong thu hút FDI, trong những năm 1984 và 1985, TQ dường như cần thời gian để ổn định lượng FDI mới và cũng để xem xét, tổng kết kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Ngày 12/4/1986, Quốc hội TQ thông qua Luật các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, đồng thời Chính phủ TQ đã đưa ra Quy định tạm thời của Hội đồng Nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài vào tháng 10 năm 1986. Trong khi đó, các phòng ban của Chính phủ và chính quyền các địa phương đã liên tiếp công bố hàng loạt các biện pháp triển khai thực hiện các quy định này. Nhiều nơi đưa ra các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các dự án sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sử dụng kỹ thuật mới. Tháng 7/1988, Chính phủ lại công bố Luật và các Quy định khuyến khích các nhà đầu tư Đài Loan vào Đại lục. Do vậy, một làn sóng FDI mới lại đến với TQ.
Từ năm 1989 đến năm 1991: tháng 4/1990, sau khi tổng kết kinh nghiệm 10 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, TQ đã sửa đổi luật Liên doanh TQ- nước ngoài của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa công bố năm 1979, đồng thời cụ thể Luật thành các điều khoản như: không thực hiện quốc hữu hoá các xí nghiệp có vốn nước ngoài, giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bổ nhiệmchủ tịch Hội đồng quản trị, miễn giảm thuế,... Tháng 5/1990, chính phủ TQ lại công bố Quy định về khuyến khích đầu tư của người Hoa và Hoa Kiều yêu nước ở Hồng kông, Macao và Đài Loan và đến tháng 9 cùng năm đã phê chuẩn Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài và miễn thuế thu nhập, thuế kinh doanh cho các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài ở khu mới Phố Đông Thượng Hải. Tháng 10, Bộ Ngoại thương và hợp tác quốc tế TQ cho xuất bản cuốn Các Quy định chi tiết về thực hiện Luật Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài. Tất cả cá biện pháp này đã cho thấy lập trường của TQ rất kiên định trong thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền lợi pháp lý cũng như lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với Người Hoa và hoa Kiều.
Trong giai đoạn 1992 đến nay: Tháng 3/1992, Quốc vụ viện TQ quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên giới phía Bắc. Đó là các thành phố: Bắc Hà, Noãn Phần Hà, Huy Xuân và Mãn Châu Lý. Tháng 6 cùng năm, Quốc vụ viện TQ lại quyết định mở cửa thêm các thành phố( huyện, thị) ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng, Văn Đĩnh, Thuỵ Lệ, Hà Khẩu.
Về sau, TQ còn tiếp tục mở cửa thêm một số thủ phủ, tỉnh lỵ ở cả khu vực ven biển, ven biên giới, ven sông Trường Giang và một số nơi ở sâu trong nội địa.
Cho đến nay, ở TQ đã hình thành thêm 3 vùng mở của lớn với mục tiêu mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài và khai thác thị trường các nước xung quanh, đó là:
-Vùng Đông Bắc TQ, chủ yếu hướng sang các nước Nga, Đông Âu, Mông Cổ.
Vùng Tây Bắc TQ, chủ yếu hướng sang các nước SNG, Đông Âu, Pakistan và một số nước Trung á.
Vùng Tây Nam TQ chủ yếu hướng về Đông Nam á như các nước ấn Độ, Nê Pan, Myanma, Lào,...
Như vậy là sau hơn 20 năm mở cửa, TQ đã dần dần hình thành cục diện mở cửa đối ngoại có trọng điểm, nhiều tầng nấc từ Nam đến Băc, từ Đông sang Tây.
Trọng tâm của các yêu cầu về đầu tư nước ngoài được chuyển từ số lượng sang chất lượng. Hiện nay TQ rất coi trọng thu hút các công ty xuyên quốc gia lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt được điều này, Chính phủ TQ đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các xí nghiệp do người nước ngoài diều phối.
Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh thuế quan cho phù hợp vớicác xu hướng mới của quốc tée. Các chính sách này đã được bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với việc xoá bỏ các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các đặc khu kinh tế. Ngày 1/1/1998, TQ đã quyết định miễn thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng cho việc nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất, đồng thời còn công bố Chỉ dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực được khuyến khích. Bên cạnh đó, TQ đã nới lỏng những hạn chế về các lĩnh vực được nhận FDI. Danh mục ưu tiên được áp dụng đối với nhiều loại kỹ thuật và sản phẩm. Nhiều lĩnh vực trước kia còn hạn chế, nay cũng được mở ra cho các nhà đầu tư nước ngoài vào TQ. Hiện FDI được mở ra cho hầu như mọi lĩnh vực.
Từ 1/12/1996, việc TQ thực hiện việc chuyển đổi đồng Nhân dân tệ trong tài khoản vãng lai đã giúp các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế – chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho TQ có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.2. Một số đặc điểm trong chính sách thu hút và triển khai các dự án FDI ở TQ thời gian qua:
Để đạt được những thành tựu về thu hút FDI, Chính phủ TQđã liên tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài.
Về Luật đầu tư nước ngoài: Việc gia nhập WTO đã buộc TQ phải rà soát lại toàn bộ các văn bản về đầu tư nước ngoài cho phù hợp với các quy định cuả Tổ chức này. Đến nay, 30 Vụ của Uỷ ban nnhà nước đã rà soát hơn 2.300 bộ luật và quy định hiện hành, trong đó bãi bỏ 830 văn bản và sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190.000 văn bản luật, quy định của các cấp địa phương và các tiêu chuẩn đã được huỷ bỏ hoặc sửa đổi. Khác với Vn chỉ ban hành một luật duy nhất liên quan đến đầu tư nước ngoài, đó là Luật đầu tư nước ngoài tại VN, Chính phủ TQ đã ban hành và sửa đổi ba luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, đó là Luật liên doanh nước ngoài, Luật doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với nước ngoài và Luật doanh nghiệp sở hữu nước ngoài. Như vậy, có thể thấy rằng, trong khi VN chỉ ban hành một đạo luật về đầu tư nước ngoài cho cả 3 hình thức đầu tư chủ yếu, thì ở TQ với mỗi hình thức đầu tư nước ngoài khác nhau lại có một luật quy định riêng. Điều này cho thấy mức độ chi tiết của các quy định luật pháp về các hình thức đầu tư ở TQ chặt chẽ và cụ thể hơn so vơí VN. Đây chính là thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc thực thi các chính sách, luật pháp về đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong hai năm 2000 và 2002. TQ đã sửa đổi lại một cách cơ bản các Luật về doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có vốn cổ phần của nước ngoài. Điểm nổi bật là đã loại bỏ được những yêu cầu về cân đối ngoại tệ, về tỷ lệ nội địa hoá, bỏ hoặc sửa đổi yêu cầu về công nghệ hiện đại và mức độ xuất khẩu, sửa đổi các quy địn về mua nguyên vật liệu trong nước. TQ đảm bảo không bắt buộc thực hiện những yêu cầu trên, TQ cũng cam kết chỉ áp dụng các văn bản luật và quy định liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Để tránh sự chồng chéo giữa các đạo luật, TQ quy định rõ ràng, các công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư nước ngoìa hoạt động theo bộ luật công ty, nhưng khi có những quy định khác nhau giữa Luật đầu tư nước ngoài va Luật công ty thì sẽ tuân thủ các luật liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Về định hướng đầu tư nước ngoài: Nhằm thu hút FDI phục vụ có hiệu quả cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, TQ đã thường xuyên thay đổi danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. 1/4/2002, TQ ban hành danh mục thu hút đầu tư nước ngoài ytên cơ sở các nguyên tắc của WTO, gồm 4 nhóm là: các dự án khuyến khích đầu tư, các dự án được phép đầu tư, các dự án hạn chế đầu tư và các dựu án cấm đầu tư. So với trước danh mục này có một số sửa đổi cơ bản sau:
- Danh mục mới đã mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích đầu tư từ 186 lên 262 phân ngành; đồng thời các ngành thuộc diện hạn chế đầu tư đã giảm từ 112 xuống còn 75. Đặc biệt danh mục mới tập trung thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, công nghệ ứng dụng trongtrong lĩnh vực nông nghiệp, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường.
- Trước đây, TQ hạn chế đầu tư nước ngoài vào các ngành du lịch, nhưng dể phù hợp với các cam kết của WTO, TQ đã mở cửa hơn với các dự ánFDI vào các ngành như ngân hàng bảo hiểm, thương mại, ngoại thương, du lịch, vận tải, các dịch vụ kế toán và pháp lý.
- Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào miền Trung và miền Tây để hạn chế sự cách biệt, TQ cho các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng mức thuế ưu đãi và thực hiệ miễn, giảm thuế trong vòng 10 năm.
- Nhằm thực hiện chính sách cổ phần hoá daonh nghiệp nhà nước, TQ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước lớn, thậm chí cho phép các nhà tư nước ngoài giữ cổ phần chi phối, trừ các dự án có liên quan đến an ninh quốc gia.
Về hình thức đầu tư: Cũng như VN, ngoài ba hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp hợp tác liên doanh, và doanh nghiệp sở hữu nước ngoài; TQ còn ban hành một số hình thức khá đặc thù cho từng lĩnh vực như: hình thức hợp tác phát triển áp dụng trong khai thác dầu khí và mỏ tự nhiên, hình thức BOT áp dụng trong phát triển cơ sở hạ tầng, công ty đầu tư nhằm khuyến khích các tập đoàn lớn của nước ngài phát triển các dự án đầu tư, công ty cổ phần đầu tư nước ngoài được thành lập mới hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoàicó thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, một hình thức phổ biến trong đầu tư nước ngoài trên thế giới là hình thức mua lại hoặc sát nhập đang được TQ áp dụng trong thời gian tới.
Như vậy, các hình thức đầu tư ở TQ đa dạng và linh hoạt hơn so với VN. Ba hình thức cơ bản của TQ đều la doang nghiệp, có tư cách pháp nhân, trong khi đối với VN hình thức hợp doanh chỉ là hợp đồng, điều mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn VN thay đổi, vì họ không có cơ hội khuyếch trương uy tín trên thị trườngVN, phải mượn tư cách pháp nhân của đối tác VN. Và TQ đã ban hành hình thức công ty cổ phần đầu tư nước ngoài, cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành công ty cổ phần đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhằm khuyếch trương hình thức liên doanh, TQ rất ít khi cho phép doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp hợp tác kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp sở hữu nước ngoài. Trong khi đó, ở VN mới chỉ cho phép cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, thực tế có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện muốn thay đổi chủ đầu tư, cơ cấu vốn,... nhưng không thể thực hiện được vì chưa có hình thức công ty cổ phần.
Góp vốn và tái đầu tư: ở TQ, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn bằng những hình thức như ngoại tệ mạnh, máy móc, thiết bị, quyền sở hữu công nghiệp, công nghệ đọc quyền với giá xác định. Hơn nữa, nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lợi nhuận bằng đồng Nhân dân tệ của tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ TQ để tái đầu tư. Như vậy, về cơ bản, hình thức góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài ở TQ cũng như ở VN, nhưng rõ ràng việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư ở TQ thông thoáng hơn VN, vì các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ sử dụng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp mình để tái đầu tư mà còn có thể sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác miễn là thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ TQ.
Về quản lý ngoại hối: ở TQ, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được giấy phép đầu tư, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối lên cơ quan quản lý ngoại hối ở địa phương. Sau khi được cơ quan ngoại hối phê chuẩn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có thể mở tài khoản ngoại tệ tại bất tổ chức tín dụng trong và ngoài lãnh thổ TQ. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu tư nước ngoàicó thể sử dụng ngoại tệ để tái đầu tư, hoặc chuyển lợi nhuận và các khoản chi phí khác bằng ngoại tệ về nước nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với VN, cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng vẫn chỉ là tài khoản vốn vay, chứ không phải phục vụ mục đích giao dịch kinh doanh. Đây là một điểm thông thoáng trong Luật đầu tư nước ngoài của TQ so với VN.
Quy định về lao động: Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, TQ cũng như VN buộc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh bộ luật lao động của nước sở tại. Nhất thiết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động với công nhân trong một hời gian nhất định sau ngày được tuyển dụng. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài ở TQ có thể tự quyết định bộ máy tổ chức, nhân sự và tự do quyết định thời gian, quy mô, điều kiện, phương thức tuyển dụng, nhưng không được tuyển dụng lao động là trẻ em. So với các quy định của VN, đây là một lợi thế của TQ vì các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tuyển lao động trực tiếp mà không phải qua cơ quan quản lý lao động của địa phương, bởi vậy họ có thể chủ động trong tuyển dụng lao động. Chỉ trong trường hợp tuyển dụng lao động là người nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp đơn xin phép lên cơ quan quản lý lao động địa phương.
Quyền hạn của doanh nghiệp: ở TQ, doanh nghiệp dầu tư nước ngoài có toàn quyền quyết định về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính phủ TQ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài áp dụng các biện pháp quản lý khoa học trên thế giới. Trong phạm vi kinh doanh được phê duyệt, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền lập kế hoạch kinh doanh và tiến hành hoạt động sản xuất và bán hàng, tăng huy động và sử dụng vốn, mua nguyên liệu sản xuất, thành lập văn phòng và số lượng lao động.
Về các quy định mới đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài niêm yết tren thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán Thượng Hải được thành lập từ năm 1992. Sau khi thị trường ra đời nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở TQ muốn tăng cổ phần và tạo thị trường trao đổi linh hoạt cho hoạt động đầu tư, nhưng do phía TQ chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng đối với việc niêm yết nên các nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự tham gia vào hoạt dộng của thị trường.
Những quy định mới về pháp lý gần đây của TQ đang bắt đầu khắc phục những vấn đề này bằng việc cho phép các công ty đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp khác niêm yết cổ phiếu. Vào cuối năm 2000, TQ cho phép dao dịch cổ phiếu của các công ty đã niêm yết được 3 năm mà trước đây không được phép mua bán.
Ngày 8/10/2001, Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế và Uỷ ban Chứng khoán TQ cùng ban hành Hướng dẫn thể hiện một số quan điểm về các vấn đề liên quan đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết cổ phiếu. Quan điểm nêu lại những yêu cầu đã được quy định ở các văn bản khác đối với việc chuyển một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần phù hợp với việc niêm yết
Quy định về chính sách thuế: TQ coi đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện nay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở TQ phải chịu các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập từ đất, thuế tài nguyên, thuế bất động sản. Ví dụ như đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, TQ thực hiện 3 mức thuế suất khác nhau, thuế suất thấp nhất là 15% đối với các dự án đầu tư vào các đặc khu kinh tế, các khu công nghệ cao, và đầu tư vào các ngành thuộc diện “ khuyến khích đầu tư ’’; 24% đối với các dự án ở vùng kinh tế mở duyên hải và các thành phố của các địa phương, còn mức thuế suất bình quân là 33%. Như vậy so với VN, TQ chỉ duy trì 3 mức thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi VN duy trì 4 mức với tỷ lệ ưu đãi hơn rất nhiều so với TQ là 10%, 15%, 20% và 25%. Ngoài ra, TQ còn khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua việc thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các dự án đầu tư vào miền Trung và miền Tây, hoặc các dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, TQ có thể thực hiện miễn thuế 5 năm và giảm tiếp 50% trong thời gian từ 3 đến 6 năm tiếp theo. Ngoài ra, TQ cũng thực hiện miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT trong một số trường hợp nhất định.
2.3. Vị trí thu hút FDI của Trung Quốc trên thế giới và trong khu vực:
Theo đánh giá của IMF và WB, trong thời gian trung hạn từ 5 đến 10 năm tới, các nước công nghiệp phát triển sẽ vẫn là những địa chỉ chủ yếu thu hút FDI của thế giới. Các nước này chiếm tỷ trọng khoảng từ 70 – 75% vón đầu tư trực tiếp, đồng thời cũng là lực đẩy chính làm gia tăng luồng vốn FDI của thế giới. Các nước đang phát triển khó có thể làm thay đổi được tỷ lệ tiếp nhận do hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn , lẫn cơ chế trì trệ , chậm đổi mới của các nước này. Dòng vốn FDI tuy không còn đơn thuần là luồng vốn từ các nước phát triển đổ vào những nước đang phát triển như các thập kỷ 50, 60 và trong những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 nữa, song các nước đang phát triển cũng sẽ chỉ đóng góp được khoảng 20% tổng lượng FDI của thế giới.
Theo EIU, trong thời gian từ 2001-2005, trong số 10 địa chỉ thu hút FDI hàng đầu thế giới, các nước đang phát triển chỉ được ghi danh 2 đại biểu là Trung Quốc( xếp vị trí thứ 4 ) và Braxin( xếp vị trí thứ 10).
10 địa chỉ thu hút vốn FDI hàng đầu trên thế giới
(giai đoạn 2001- 2005 )
STT
Nước nhận đầu tư
Lượng FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm(tỷ USD)
Tỷ trọng trong tổng lượng FDI thế giới (%)
1
Mỹ
236,2
26,6
2
Anh
82,5
9,3
3
Đức
68,9
7,8
4
Trung Quốc
57,6
6,5
5
Pháp
41,8
4,7
6
Hà Lan
36,1
4,1
7
Bỉ
30,2
3,4
8
Canada
29,6
3,3
9
Hồng Kông
20,5
2,3
10
Braxin
18,8
2,1
Nguồn: The Economist 11/2001
TQ đã vượt Mỹ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong năm 2003, thu hút được 53 tỷ USD.
TQ đang tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông và Đông Nam á nhờ có nền kinh tế phát triển nhanh, và đường lối nhất quán về tiến hành thương mại trên cơ sở nhượng bộ lẫn nhau. Những quan hệ chặt chẽ hơn với các nước này được thiết lập trên cơ sở: thứ nhất là những hiệp định được ký kết mới đây, mà kiểu mẫu có thể là thoả thuận về thành lập khu vực thương mại tự do vào năm 2010 với ASEAN; thứ hai là các văn bản đã được ký kết trước đây về giảm mức thuế nhập khẩu; thứ ba là các sáng kiến trước đó quy định trao đổi hàng hoá theo chế độ thương mại đối lưu. Kết quả là thía độ thân thiện của các nước láng giềng về khả năng TQ thống trị ở Đông và Đông Nam á đã giảm đi. Trong khi đó TQ vẫn thường xuyên hơn đứng ra như thủ lĩnh của các nước đang phát triển trong phần này của châu á.
Đặc biệt TQ hợp tác khu vực có phần vì lo ngại đối với khả năng lập lại cuộc khủng hoảng như đã xảy ra trong năm 1997 – 1998, và những hậu quả tai hại cho toàn bộ nền kinh tế của mình. TQ mở rộng thương mại của mình trong khu vực, và ủng hộ hành loạt sáng kiến về thiết lập các cơ chế tài chính khu vực; ví dụ như thị trường trái phiếu châu á do Thái Lan đề nghị. Sau nhật, TQ là nước có dự trữ ngoại tệ chính thức lớn nhất (trên 300 tỷ USD). Không nghi ngờ gì nữa, TQ sẽ trở thành một nguồn tài chính lớn nhất sau khi nhân dân tệ được chuyển đổi hoàn toàn.
Cho đến nay việc tăng cường ảnh hưởng của TQ trong khu vực diễn ra theo chiều hướng, cách đây 20 năm, 5 nước đang phát triển của châu á là Bănglađét, ấn Độ, Lào, Hàn Quốc và Xrilanca đã ký kết một hiệp định tại Băng Cốc dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và quy định xúc tiến thương mại bằng chế độ nhập khẩu ưu đãi lẫn nhau. Song ít người biết đến năm 2002, TQ tham gia vào hiệp định này và từ đó tìm nhiều cách tăng số nước tham gia; mở rộng danh mục các mặt hàng được giảm thuế hải quan. Cao điểm trong lịch sử của Hiệp định Băng Cốc là ngày 22/2/2002 TQ và ấn Độ đã ký kết được thoả thuận giảm thuế nhập khẩu được khoản 220 mặt hàng, trong khi đó chủ yếucó lợi cho ấn Độ. Theo ý kiến của chuyên gia thuộc uỷ ban kinh tế xã hội Liên hiệp quốc, thì đối với châu á và Thái Bình Dương, TQ đang tạo ra ở châu á những khu vực rộng lớn được ưu đãi thương mại.
Những điều kiện dẫn về hai bên đều có lợi đã giúp cho TQ khắc phục những ngờ vực trong nước và ở Mỹ đối với tính hợp lý của TQ gia nhập WTO. Luận cứ này cũng được Bắc Kinh sử dụng để làm giảm bớt những lo ngại về việc biến TQ thành một siêu cường thương mại khu vực. TQ cố ý không làm cho các nước láng giềng chú ý tới giá nhân công rẻ, và tác động của kinh tế nhờ vào quy mô sản xuất, mặc dù khi gây sức ép đối với các nhà đầu tư tiềm năng, những ưu thế này lại được nhấn mạnh bàng mọi cách và với ưu đãi là luận cứ khả quan.
Những nhà nghiên cứu của Học viện ngoại thương và hợp tác kinh tế cho rằng, những phản đối chung với đường lối mở cửa rộng hơn cho thương mại nên xem xét song song với tiến hành phân tích về cơ cấu. Cơ sở của việc này là những dữ liệu thống kê riêng về nhập khẩu và xuất khẩu đã cho thấy rằng, năm 2002 đã có sự gia tăng đầy ấn tượng của các nước ASEAn vào TQ – 34% đạt 31,2 tỷ USD, trong khi gia tăng xuất khẩu của TQ vào các nước ASEAN chỉ 28%, đạt 23,5% tỷ USD.
T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46.doc