MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: .01
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀODA NHẬT BẢN:.03
I. Khái niệm ODA: .03
1. Khái niệm ODA:.03
2. Phân loại ODA: .03
3. Ưu điểm vàbất lợi khi tiếp nhận ODA:.05
II.ODA Nhật Bản:.06
1. Mục tiêu cấp ODA của Nhật Bản cho Việt Nam:.06
2. Chính sách ODA của Nhật Bản tại Việt Nam:.09
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO
VIỆT NAM . .13
I. Quy môvà cơcấu: .13
1. Quy mô: .13
2. Cơcấu: . 15
II. Đánh giá thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam: .25
1. Thành tựu: . 25
2. Hạn chế: . 29
CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁPTHU HÚT VỐN ODA NHẬT BẢN
VÀO VIỆT NAM . 33
I. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới: .33
1. Kếhoạch phát triển kinh tếxã hội 5năm(2006-2010): .33
2. Phương hướng vận động của ODA trong thời gian tới: .34
II. Một sốgiải pháp nhằmthu hút và đẩy nhanh tiến độgiải ngân vốn ODA
Nhật Bản vào Việt Nam: 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .39
40 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3318 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
ADB 2.900,97
Pháp 912,26
Đức 597,35
Đan Mạch 549,48
Thuỵ Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
Ôxtrâylia 282,32
EU 269,83
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
13
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Nhìn trên bảng số liệu ta thấy Nhật Bản là nước viện trợ cho lớn nhất cho
Việt Nam. ODA Nhật Bản tăng dần ngay cả trong những năm nền kinh tế Nhật
Bản gặp khó khăn nhất, và trong ba năm trở lại đây, 2006, 2007,2008. Nhật
Bản luôn là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ 1992-2007 đạt
khoảng 13 tỷ USD, chiếm khoảng 30 % tổng khối lượng ODA của cộng đồng
quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng
1,5 tỷ USD. Ngày 31-3-2009, với số tiền 900 triệu USD cho tài khóa 2008
được ký đã nâng tổng số tiền cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam năm
2008 lên con số 6 tỷ USD (so với 5 tỷ USD của năm 2007). Với con số này,
ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam năm 2008 vừa qua đã đạt mức kỷ lục cao
nhất từ trước đến nay.
Viện trợ phát triển chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam
Đơn vị: tỷ Yên
(Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư)
14
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
2.Cơ cấu:
a. Theo loại hình viện trợ
Bảng cơ cấu ODA Nhật Bản theo loại hình viện trợ tính đến năm 2003
Đơn vị: tỷ yên
( Nguồn: Bộ kế hoạch - đầu tư)
• Hợp tác vốn vay:
Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ Nhật Bản đối với
chính phủ các nước đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn
như lãi suất thấp và thời hạn vay dài. Tại Việt Nam, hợp tác vốn vay chủ yếu
dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, điện lực, phát triển
nông thôn. Hợp tác vốn vay thường do Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC) thực hiện.
Tín dụng ưu đãi của Nhật được thực hiện dưới hai hình thức:
- Tín dụng theo dự án
- Tín dụng phi dự án
Tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số ODA Nhật Bản( 87.3%).
Tư tưởng chủ đạo của ODA Nhật Bản là nhấn mạnh đến yếu tố làm chủ và chủ
15
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
động của nước tiếp nhận viện trợ, và do vậy Nhật Bản tập trung cho các khoản
tín dụng ưu đãi hơn là viện trợ. Chính phủ Nhật cho rằng nghĩa vụ trả nợ sẽ tạo
động lực mạnh hơn cho những nỗ lực tăng cường ý thức tự lực cánh sinh.
Cho đến nay thì Nhật Bản đã cùng hợp tác với các nhà đầu tư của ta để
xây dựng những dự án như: Dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, dự án cầu Cần
Thơ, dự án xây dựng nhà ga hành khách Quốc Tế sân bay Tân Sơn Nhất, xây
dựng đường cao tốc Đông Tây Sài Gòn, dự án đường hầm Hải Vân, dự án phát
triển cơ sở hạ tầng qui mô nhỏ cho người nghèo, Dự án nhà máy nhiệt điện Phả
Lại, dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, dự án cải thiện môi trường nước Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, dự án mở rộng cảng Cái Lân, dự án nâng cấp
quốc lộ số 5, dự án mạng lưới thông tin liên lạc nông thôn miền Trung Việt
Nam, dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn.
• Hợp tác viện trợ không hoàn lại:
Hợp tác viện trợ không hoàn lại là việc trao tặng vốn cho chính phủ các
nước đang phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả. Mục đích chính
của hợp tác viện trợ không hoàn lại là đáp ứng cho những nhu cầu căn bản của
con người (nâng cao mức sống cho tầng lớp người dân nghèo đói nhất), đào tạo
nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Hợp tác viện trợ không hoàn lại do bộ
ngoại giao thực hiện, trong đó các dự án hợp tác viện trợ không hoàn lại do địa
phương hoặc viện trợ không hoàn lại hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ
(NGO) của Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 7.3% trong tổng cơ cấu ODA Nhật Bản.
Viện trợ không hoàn lại tập chung vào việc xóa đói giảm nghèo và giải quyết
nhu cầu thiết yếu của con người, cải thiện, nâng cao đời sống con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống nhân dân đối với nước ta. Chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ không
hoàn lại để phát triển những dự án như: xây dựng TT đào tạo nguồn nhân lực,
viện trợ học bổng phát triển nguồn Nhân lực, cầu Miền Bắc -Trung, xây lại cầu
ở đồng bắng sông Cửu Long, trường kỹ thuật giao thông vận tải I, NC trường
tiểu học vùng bão lụt khu vực miền Trung, NC trường tiểu học miền núi phía
Bắc, nâng cấp khoa Nông nghiệp, trường ĐH Cần Thơ, xây dựng cảng cá
16
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Vũng Tàu, hệ thống tưới tiêu Tân Chi, nâng cao điều kiện sống ở Nam Đàn
Nghệ An, nâng cấp bệnh viện (bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai, bệnh
viện Hai Bà Trưng, viện Nhi Trung ương, bệnh viện Trung ương Huế, bệnh
viện Đà Nẵng,... ). Sản xuất Vắc xin Sởi, nhà máy nước Gia Lâm, mở rộng hệ
thống cấp nước Hải Dương, nâng cấp hệ thống cấp nước miền Bắc, nâng cấp
thiết bị trồng rừng (Tây Bắc), thiết bị trồng rừng Tây Nguyên, trồng rừng ven
biển khu vực Nam Trung bộ.
• Hợp tác kỹ thuật:
Hợp tác kỹ thuật là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển,
chương trình đào tạo, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển
đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thể chế. Hợp tác kỹ thuật của chính phủ
Nhật Bản phần lớn do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) thực hiện.
Khác với vốn vay chủ yếu dành cho phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông
vận tải) thì hợp tác kỹ thuật chủ yếu tập chung cho phát triển nguồn nhân lực,
xây dựng thể chế thông qua chuyên gia kỹ thuật và kiến thức thích hợp cho
Việt nam.
Chương trình đào tạo kỹ thuật và cử các chuyên gia đơn lẻ là hai hình thức
hợp tác cơ bản. Hiện nay, chính phủ Nhật cũng đã mở một số hình thức mới
như chương trình tình nguyện viên cấp cao tại Việt Nam (2001), Chương trình
nâng cao năng lực cộng đồng (1998)…. Tuy nhiên, ODA Nhật Bản giành cho
Việt Nam trong cơ cấu hợp tác kỹ thuật còn hạn chế, chiếm 5.4%.
Hiện nay, dự án hợp tác kỹ thuật: tổng cộng có 15 dự án hiện đang thực
hiện (Phục hồi rừng đầu nguồn miền Bắc, Thụ tinh nhân tạo bò, Hợp tác về
luật, Sức khoẻ Sinh sản Nghệ An, Nâng cao kỹ thuật môi trường nước,...) ;
ngoài ra Nhật đã tiếp nhận 9.729 thực tập sinh (tính đến năm 2003) ; cử 1.612
chuyên gia (tính đến năm 2003) ; 114 thanh niên tình nguyện theo chương trình
hợp tác tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản
b. Cơ cấu theo lĩnh vực:
b.1. Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế:
• Phát triển nguồn nhân lực:
17
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Thực hiện đường lối “đổi mới” nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo
phát triển nguồn nhân lực, coi “phát triển nguồn nhân lực và giáo dục và đào
tạo” là quốc sách hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó
chính phủ Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi
nền kinh tế với nhiều chương trình và dự án quan trọng.
Dự án “Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản” là một
trong các dự án quan trọng trên lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và là biểu
tượng của tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước.
Năm 2000, theo Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Trung tâm hợp tác Nguồn Nhân
lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) đã được chính thức thành lập trong đó kết
hợp khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây dựng cơ sở
vật chất trang thiết bị cho Trung tâm và việc tiếp nhận các chuyên gia dài hạn
Nhật Bản trong chương trình Hợp tác Kỹ thuật.
Sau gần một năm xây dựng hai trung tâm ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh,
trong khuôn viên trường Đại học Ngoại thương, ngày 19 tháng 3 năm 2002
Trung tâm VJCC Hà Nội đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động
và sau đó đến Trung tâm VJCC Tp Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 5 năm 2002.
Ngoài ra, Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp
sinh sang Nhật Bản. Năm 2004, Việt Nam đã lập Văn phòng quản lý lao động
tại Tokyo. Ngày 11/11/2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định
141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Năm
2007 đưa được 6.513 tu nghiệp, tăng 15% so với 2006. Năm 2008, số tu nghiệp
sinh và lao động Việt Nam sang Nhật Bản tu nghiệp và làm việc khoảng 6.670
người, tăng gần 5% so với năm 2007.
• Xây dựng thể chế:
Xây dựng thể chế làm cơ sở cho xã hội và kinh tế có vai trò quan trọng
không thể thiếu cả đối với tăng trưởng kinh tế và khắc phục các vấn đề về môi
trường sinh hoạt và xã hội. Chính phủ Nhật Bản đang hỗ trợ cho việc thúc đẩy
18
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
hoàn thiện hệ thống pháp lý, cải cách chế độ công chức và cải cách tài chính
của Việt Nam
Ví dụ về việc hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật của Nhật Bản với Việt
Nam
- Giai đoạn 1(1996-1999): Nhật Bản cử các chuyên gia để hỗ trợ phác
thảo và thực hiện của cải cách pháp luật cũng như việc cải cách tư pháp.
- Giai đoạn 2 (1999-2002): hỗ trợ mở rộng hơn sang các cơ quan có liên
quan khác bao gồm tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao.
- Giai đoạn 3 (2003- nay): chú trọng việc đào tạo cán bộ tư pháp cho Viêt
Nam, hỗ trợ một cách toàn diện, xây dựng các cơ quan đào tạo thống nhất các
cán bộ tư pháp: luật sư, kiểm soát viên…
b.2. Phát triển cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của
đất nước. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn bị đánh giá là lạc hậu, nhỏ bé, thô sơ
và phân bổ không đều. Chính vì vậy, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng luôn là
một trong những kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của đất nước ta. Phát triển
cơ sở hạ tầng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế, kích thích đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy
mà chính phủ Nhật luôn đề cao vai trò của cơ sở hạ tầng trong sự phát triển của
đất nước ta. Đại sứ Nhật Bản nói rằng phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là một trong
những ưu tiên chính của VN. Từ 1992-1994, nguồn ODA của Nhật Bản vào
Việt Nam luôn ưu tiên cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Phát triển cơ sở hạ
tầng là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt
khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008.
Kể từ năm 1994 đến nay, nhiều công trình quan trọng sử dụng vốn ODA
như: QL 1A, QL5, QL18, QL10, hầm đường bộ Hải Vân, cầu Mỹ Thuận, cầu
Bãi Cháy, các cảng Sài Gòn, Cái Lân, Tiên Sa, Hải Phòng, , Nhà ga T2 sân bay
quốc tế Tân Sân Nhất,... đã đưa vào khai thác với lượng hàng hóa, hành khách
thông qua tăng trưởng xa so với dự kiến.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều dự án lớn đang triển khai bằng nguồn vốn
ODA trong kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Điển hình là Dự án xây dựng cầu
19
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
Thanh Trì và đoạn phía Nam vành đai 3 Hà Nội. Nhật Bản cũng đã làm việc
với VN trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 3 dự án trọng điểm
được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt hàng Chính phủ Nhật Bản. Đó là dự án
phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc, dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc -
Nam và dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Năm 2009, dự án xây dựng tuyến
đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo,
tuyến số 2, giai đoạn 1 có giá trị 14,688 tỷ Yên). Đây là dự án rất lớn giúp giải
quyết vấn đề vận tải trong nội đô Hà Nội từ phía Nam cầu Thăng Long đến
trung tâm thành phố
b.3. Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Nhật Bản cũng đã rất chú trọng trong việc phát triển nông-
lâm-ngư-nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi xã hội
Việt Nam còn nhiều vấn đề như dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất đai,
rừng bị thu hẹp hay khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu ở nhiều địa
phương, và hơn hết là việc thiếu trầm trọng những kỹ sư nông-lâm-ngư-nghiệp
có kỹ thuật, tay nghề. ODA của Nhật cũng đã không ngừng hỗ trợ cho Việt
Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam chủ yếu trong
ba lĩnh vực:
• Cải thiện thu nhập, cũng như đời sống người nông dân
• Nâng cao hệ thống giáo dục nông nghiệp ở Việt Nam
• Phát triển thủy sản ở Việt nam
Các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng
trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như dự án giảm
nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa
vào cộng đồng, dự án phát triển sinh kế miền Trung, chương trình cấp nước
nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, chương trình thủy
lợi đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết
hợp xóa đói, giảm nghèo khác. Ngoài ra khoảng 12.409 km đường nông thôn
và 35.343 m cầu nhỏ nông thôn được cải tạo nâng cấp, 111 cầu nhỏ nông thôn
với chiều dài 25-100m/cầu được xây dựng đã góp phần hỗ trợ phát triển nông
20
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch
vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Gần đây dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn đáng chú ý là: Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký
biên bản dự án hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về phát triển năng lực ngành nghề
nông thôn có trị giá 3,5 triệu USD, triển khai trong ba năm tại bốn tỉnh Tây Bắc
là Ðiện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Ðây là các địa phương có tỷ lệ hộ
nghèo cao, nhưng nhiều tiềm năng phát triển ngành nghề thủ công và chế biến
nông, lâm sản. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình phát triển nông thôn
toàn diện thông qua tập huấn kiến thức cho người nghèo, đầu tư vốn tạo ra
những mặt hàng nông, lâm sản chất lượng, trên cơ sở tiềm năng và điều kiện
của địa phương.
NIPON KOEI là công ty tư vấn được JICA lựa chọn đã hợp tác với HRPC
để tiến hành khảo sát và đánh giá tiềm năng của 80 xã thuộc 4 tỉnh vùng dự án.
Đoàn công tác của HRPC với 10 chuyên gia đã triển khai từ ngày 8/1/2009 đến
22/1/2009, hoàn thành công việc khảo sát tại 60 xã của 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn
La, Điện Biên Phủ, và sẽ tiếp tục khỏa sát 20 xã còn lại của tỉnh Lai Châu từ
3/2/2009. Và dự án đã được đề xuất với bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn vào đầu tháng 3/2009
b.4. Giáo dục:
Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Phát triển giáo dục là một trong những động lưc thúc
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, là điều kiện
tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh. Giáo dục đào tạo đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc
gia đang phát triển và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chính vì vậy, Nhật
Bản rất chú trọng trong việc phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam.
Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước Việt Nam, Nhật Bản
đã phát triển dưới nhiều hình thức: hợp tác giữa hai Chính phủ, giữa các trường
học, giữa các tổ chức, giữa các cá nhân. Những năm gần đây, Nhật Bản là một
21
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và đào
tạo của Việt Nam. Trong chuyến thăm Nhật Bản của PTT-BT Giáo dục và Đào
tạo Nguyễn Thiện Nhân (cuối tháng 3/2008), hai bên đã ký Bản ghi nhớ về việc
Nhật giúp Việt Nam đào tạo 1000 tiến sỹ cho Việt Nam đến năm 2020 và tiếp
tục tăng học bổng cho Việt Nam trong 3 năm tới.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ODA Nhật Bản hỗ trợ cho việc thực hiện
cải cách giáo dục ở tất cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề), đào tạo giáo viên, tăng
cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào
tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài, cử cán bộ, công chức đào tạo và đào
tạo lại tại nước ngoài về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.
Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam
sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc.
Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người.
Ngoài ra, trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để
xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên
tai.
Về phía Việt Nam, Việt Nam cũng đã mời nhiều giáo sư, chuyên gia Nhật
Bản sang giảng dạy, tiếp nhận các học giả Nhật Bản sang tìm hiểu về văn hoá,
lịch sử Việt Nam. Với sự trợ giúp của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam đang thí
điểm dạy tiếng Nhật tại một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TP.HCM.
Nhật Bản dự kiến mời 2.000 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản trong 5 năm,
theo nhiều chương trình trong đó bao gồm cả chương trình dành cho học sinh
cấp 2 và cấp 3.
Mới đây, Ngày 2/10/2008, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã khánh thành phòng học tiếng Nhật do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Đây là một trong các dự án của chương trình “Viện trợ Văn hoá không hoàn lại
quy mô nhỏ” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, với tổng trị giá hơn 67.000 USD
trang bị thiết bị nghe nhìn phục vụ giảng dạy và học tập tiếng Nhật.
Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ 6 dự án về giáo dục tại các tỉnh,
thành phố phía Nam với tổng trị giá hơn 246.000 USD.
22
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
b.5. Y tế:
Trong lĩnh vực y tế, vốn ODA không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao, khoảng
58% trong tổng vốn ODA (khoảng 0,9 tỷ USD) đã được sử dụng để tăng cường
cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh
viện và tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành
phố, các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, xây dựng cơ sở sản xuất kháng
sinh, trung tâm truyền máu quốc gia, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia
đình, phòng chống HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét; đào tạo
cán bộ y tế, hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.
Dự án nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ y tế tại bệnh viện Lục Yên, dự án nâng
cấp thiết bị y tế tại Trung tâm Mắt Hải Phòng, dự án nâng cấp thiết bị y tế tại
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Sinh sản, nâng cấp bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện
Bạch Mai, bệnh viện Hai Bà Trưng, Viện Nhi Trung ương, bệnh viện Trung
ương Huế, bệnh viện Đà Nẵng…
b.6. Cấp thoát nước:
Ngoài lĩnh vực trên thì lĩnh vực cấp thoát nước cũng được Nhật Bản chú
trọng trong nhiều năm qua nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh
tranh quốc tế. Chính vì vậy Nhật Bản đã, đang và sẽ hỗ trợ xây dựng mới hoặc
cải tạo hệ thống cung cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải… ở Việt Nam
Mới đây là dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường Hà Nội (II) 29,289 tỉ
Yên mở rộng ra ngoài phạm vi của sông Tô Lịch và tăng cường khả năng thoát
nước ra sông Nhuệ, góp phần giải quyết tình trạng úng ngập, cải thiện môi
trường hiện nay ở Hà Nội và dự án Thoát nước Cải thiện Môi trường TP Hải
Phòng II 21,306 tỉ Yên nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý chất thải lỏng ở
thành phố này.
Trong giai đoạn 1 của Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội (kết
thúc vào năm 2005), JICA đã tiến hành cải tạo một số sông hồ lớn trong thành
phố, xây dựng trạm bơm (hồ điều tiết Yên Sở, trạm bơm Yên Sở).
Tiếp nối dự án trên, dự án lần này sẽ tiến hành cải thiện môi trường lưu
vực sông nối với các sông chủ yếu trong thành phố, xây dựng trạm bơm với
23
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
công suất thoát nước gấp đôi nhằm cải thiện tình trạng lũ lụt và môi trường tại
Hà Nội.
Bằng việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải quy mô bậc trung tiếp theo
nhà máy xử lý nước thải được xây dựng thí điểm trong giai đoạn 1, Dự án hy
vọng sẽ đóng góp vào việc cải thiện tình trạng vệ sinh của thành phố. Sau giai
đoạn 1 (năm 2005 với 3,044 tỉ Yên) phục vụ cho thiết kế chi tiết, dự án vốn vay
lần này sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Ngoài ra, JICA còn tiến hành xây dựng hệ thống xử lý rác thải nhằm cải
thiện môi trường nước và nâng cấp hệ thống thoát nước tại Hà Nội và TP Hải
Phòng. Sau giai đoạn 1 (năm 2004 với 1,517 tỉ Yên) phục vụ cho thiết kế chi
tiết, dự án vốn vay lần này sẽ xây dựng nhà máy xử lý rác thải.
Biều đồ cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực giai đoạn 1993-2008
15,66%
21,78%
28,06%
9,17%
8,90%
3,32% 13,11%
Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo
Năng lượng và công nghiệp
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông
Cấp, thoát nước và phát triển đô thị
Y tế, giáo dục đào tạo
Môi trường, khoa học kỹ thuật
Các ngành khác
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
24
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
II. Đánh giá thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào
Việt Nam:
1.Thành tựu:
Trong vòng 17 năm trở lại đây, nguồn vốn ODA Nhật Bản đã đóng một
vai trò hết sức quan trọng trọng chiến lược phát triển kinh tế; thúc đẩy phát
triển nông nghiệp nông thôn xóa đói giảm nghèo; và đóng góp trong một số
lĩnh vực xã hội của Việt Nam
Đóng góp cho phát triển kinh tế:
ODA Nhật Bản góp phần rất lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta. Như ta đã biết, để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước cần hội đủ rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố vốn và kĩ
thuật. Trong giai đoạn 1992- 2007, tổng số vốn ODA Nhật Bản cam kết dành
cho Việt Nam đạt khoảng 13 tỉ USD, chiếm khoảng 30% tổng số khối lượng
ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam. Nhật Bản cũng là
nước đứng đầu trong thực hiện và giải ngân nguồn vốn này, với tổng số vốn
thực hiện lên tới hơn 5,2 tỷ USD.
Ở Việt Nam, mô hình kinh tế công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tạo
cho nước ta cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quá trình này ban đầu
gặp không ít khó khăn do sự yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, trong khi Việt
Nam còn là một đất nước nghèo, nhu cầu về xây dựng các cơ sở vật chất phục
vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối lập với khả năng đáp ứng nội tại của
nền kinh tế. ODA của Nhật Bản cũng như các nhà tài trợ khác, tập trung chủ
yếu vào các lĩnh vực: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng và
công nghiệp – những lĩnh vực đòi hỏi vốn và kĩ thuật hết sức tiên tiến, nhưng
ngân sách Việt Nam còn hạn chế; khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong
thời gian đầu phát triển thì không mặn mà bởi vốn cao mà thời gian thu hồi vốn
thì chậm, chưa kể đây là những lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh
quốc phòng nên gặp phải rào cản rất lớn từ phía Nhà Nước. Những dự án lớn,
những công trình trong lĩnh vực giao thông và điện đã hoàn thành và đưa vào
sử dụng góp phần tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng tái sản xuất, tạo môi
25
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam
trường thuận lợi thu hút nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài vào Việt Nam để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó cũng là
động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trong những năm
gần đây.
Bên cạnh việc cung ứng về vốn, các dự án ODA còn mang lại công nghệ,
kỹ thuật hiện đại, nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Hợp tác
kỹ thuật là một bộ phận của ODA Nhật Bản, được chính phủ Nhật Bản đặc biệt
coi trọng. Các chương trình hợp tác kỹ thuật do chính phủ Nhật Bản thực hiện
tiến hành ở Việt Nam với rất nhiều hình thức đa dạng đã góp phần chuyển giao,
cải tiến trình độ công nghệ cũng như tiếp thu công nghệ ở nước ta. Các dự án
hợp tác kĩ thuật đã góp phần chuyển giao công nghệ cho các kỹ sư, kỹ thuật
viên, nhân viên y tế… của nước ta bằng cách cho họ tham gia vào các dự án
phát triển thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y
tế, nghiên cứu về dân số và kế hoạch hóa gia đình, dạy nghề và các hoạt động
nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực đó… Ngoài ra, các khảo sát về phát triển
được tiến hành nhằm kiểm tra lại khả năng thành công của các dự án từ khía
cạnh kỹ thuật, kinh tế, tài chính – cũng góp phần vào việc cải tiến trình độ công
nghệ của nước ta. Nhìn chung, các dự án ODA của Nhật Bản vào Việt Nam
đều có trình độ công nghệ cao.
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn và kĩ thuật, ODA Nhật Bản có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc góp phần tăng cường năng lực và thể chế thông qua các
chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính
(như dự án Cải cách Hành chính Thuế giai đoạn 1, giai đoạn 2) hay hỗ trợ cải
cách cơ cấu kinh tế (sáng kiến NEW Miyazawa)… Điều này giúp cải tạo môi
trường đầu tư của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, từ đó thu hút được thêm
nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Đó là chưa kể việc Việt Nam mới chỉ được coi là
nền kinh tế đang chuyển đổi, chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường,
điều luôn khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt thòi khi đứng trên
các sân chơi lớn. Việc cải cách cơ cấu kinh tế sẽ góp phần đắc lực trong việc
rút ngắn khoảng thời gian chuyển đổi này (Theo cam kết của Việt Nam là trong
26
Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam.pdf