Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Chính vì vậy, ODA mang yếu tố chính trị. Các nước viện trợ nói chung đều không quên đựơc lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo phát triển. Viện trợ các nước không chỉ đơn thuần là việc giúp đỡ hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ đòi hỏi những nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phất triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nước cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là do xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Mặt khác với ODA là nguồn vốn vay lâu dài, do ban đầu chưa phải trả nợ ngay nên ODA hay được sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Khi đến kì trả nợ thì người phải trả lại là thế hệ sau, vì vậy, nó còn kìm hãm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA cần phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
37 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút, sử dụng hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ khi mở cửa hội nhập, tiếp nhận luồng vốn đầu tư nước ngoài, số lượng doanh nghiệp trong nước tăng lên đáng kể. Bằng cách tuyển dụng lao động địa phương vào trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trực tiếp tạo việc làm cho người lao động hoặc gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp này và khi các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo việc làm trong phạm vi toàn xã hội.. Ngoài ra điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khoẻ, y tế đối với người lao động tại các nước tiếp nhận đầu tư tốt hơn so với các doanh nghiệp địa phương.Với nguồn thu nhập ngày càng được cải thiện thì chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Thu nhập cao hơn, người lao động sẽ tiêu dùng nhiều hơn, làm gia tăng cầu của nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Điều đó cũng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng cộng vơi sự vơi bớt đi nỗi lo về đầu ra cho sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp trong nước sẽ tích cực sản xuất, nghiên cứu để cải tiến công nghệ nhằm gia tăng năng suất lao động và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Từ do doanh thu từ bán hàng và cung ứng dịch vụ của các công ty sẽ tăng, lợi nhuận tăng, làm gia tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi thu nhập của người lao động tăng, họ cũng tăng tích luỹ, tạo thành nguồn vốn lớn trong nước
Tạo thu cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng tích lũy nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam, sẽ hoạt động theo luật pháp của Việt Nam, và cũng như doanh nghiệp trong nước phải hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Một thực tế mà chúng ta đều thấy, doanh nghiệp nước ngoài thường hoạt động có hiệu quả hơn so với doanh nghiệp trong nước vì vậy, số thuế thu được từ những doanh nghiệp này sẽ nhiều hơn, bao gồm nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển nhượng, thu nhập từ mua bán tài sản.... Đó cũng là nguồn bù đắp lớn cho Ngân sách Nhà nước, mà đây cũng chính là nguồn cung ứng vốn lớn ở trong nước
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài cùng với nguồn vốn trong nước hình thành những hình thức hợp tác như công ty liên doanh, công ty cổ phần.... Việc liên doanh liên kết này sẽ giảm bớt gánh nặng về vốn, đầu tư đổi mới công nghệ do được san sẻ giữa các bên. Bên cạnh đó tạo điều kiện tốt cho phía trong nước có cơ hội học hỏi kỹ năng quản lý chuyên nghiệp từ bên ngoài, tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao tay nghề cho công nhân. Cộng vào đó sản phẩm đầu ra sẽ có thương hiệu tốt hơn, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận cao hơn so với việc không liên doanh liên kết và như thế, nó đã góp phần gia tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế như vậy, nếu sử dụng tốt thì vốn đầu tư nước ngoài về ngắn hạn là đáp ứng vốn đầu tư phát triển, về dài hạn góp phần gia tăng nguồn vốn tích luỹ trong nước.
d. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là tổng thể mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Một nước có nền kinh tế phát triển phải có một cơ cấu kinh tế hợp lí. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước thì cần rất nhiều các yếu tố nguồn lực.Trong đó yếu tố vốn đóng vai trò quyết định.Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước sẽ không thể đáp ứng được, có thêm nguồn vốn nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nguồn vốn nước ngoài làm thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư: chuyển đổi từ ngành sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ và sau cùng là sang ngành sản xuất dịch vụ; thay đổi cơ cấu bên trong một ngành sản xuất từ năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, lao động nhiều sang sản xuất có năng suất cao, công nghệ hiện đại, sử dụng lao động ít; Thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất từ lĩnh vực có hàm lượng công nghệ thấp sang ngành sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Khi cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến gần hơn so với thế giới thì sẽ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển do đã có đựơc những điều kiện sản xuất phát triển ở một mức độ hợp lý. Từ đó cũng góp phần gia tăng tích luỹ nội bộ cho nền kinh tế
e. Vốn nước ngoài thúc đây quá trình sử dụng vốn ở nội địa linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thông qua kênh cạnh tranh: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ biến thị trường trong nước trở thành một nơi có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Thông thường khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại, họ thường chọn những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, sử dụng tối đa công suất của chúng, kích thích nguồn vốn trong lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài sẻ phải tự đổi mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Thông qua kênh sao chép và học hỏi: Các doanh nghiệp nước ngoài khi sang sẽ mang theo các công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến. Thông qua các quá trình tương tác trong hoạt động, các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi và sao chép những kinh nghiệm của nước ngoài để tự mình hoạt động có hiệu quả hơn. Đó có thể là các kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sản xuất hay cải thiện trình độ công nghệ. Khi công nghệ của nước ngoài đã cũ, họ có thể chuyển giao sang cho nước sở tại, cũng làm tăng tiềm lực công nghệ của nước sở tại.
Thông qua kênh liên kết sản xuất: Các doanh nghiệp nước ngoài có thể thiết lập nên các liên doanh với doanh nghiệp trong nước, cải thiện khả sử dụng vốn của các đối tác trong nước. Các doanh nghiệp trong nước muốn làm ăn với nước ngoài thì cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ tin cậy, chất lượng và tốc độ giao hàng. Ngoài ra thì sự năng động của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ kéo theo các ngành sản xuất trong nước và vận tải nội địa hoạt động mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường thế giới, giúp nước nhận mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và là cầu nối trung gian giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vươn ra thịt trường bên ngoài.
Thông qua kênh di chuyển lao động (nhân lực): Các nhà đầu tư tiến hành tuyển dụng lao động ở nước sở tại và đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu công việc. Họ đào tạo từ công nhân cho tới cán bộ quản lý. Khi có sự luân chuyển lao động thì những kỹ năng lao động hữu ích này sẽ lan ra toàn bộ nền kinh tế và làm tăng năng lực của người lao động ở nước sở tại.
=> Tất cả các kênh trên sẽ tác động đồng thời làm tăng năng suất lao động của nước sở tại. Các nguồn vốn sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
Vốn nước ngoài cũng làm hoàn thiện thị trường tài chính trong nư ớc và tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả của thị trường tài chính.
Trong đó tác động mạnh mẽ nhất là lên TTCK. Vốn đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu trong nước giúp giảm chi phí vốn ở nước sở tại và đa dạng hóa rủi ro. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài còn tạo áp lực cải thiện thể chế và chính sách trong nước. Các nhà đầu tư đi kèm là các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm sẽ cải thiện chất lượng thông tin và nhờ đó tăng tính hiệu quả của TTCK. Cơ chế cáo bạch sẽ tăng lên và giúp nước sở tại phát triển các dịch vụ về kế toán, kiểm toán, dịch vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp thị trường vốn nước sở tại từng bước hội nhập với thị trường vốn toàn cầu.
Những tác động tiêu cực nếu như việc sử dụng và quản lý nguồn vốn nước ngoài không tốt
Đúng như trên chúng ta đã phân tích, những tác động tích cực của nguồn vốn nước ngoài mang lại cho chúng ta là rất lớn, song không phải lúc nào nguồn vốn nước ngoài cũng mang lại hiệu quả như mong muốn mà nó cũng luôn tiềm ẩn những nguy cơ cho nước tiếp nhận và tác động tới nguồn vốn trong nước đặc biệt là về khả năng trong tương lai của nguồn vốn này
a. Luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài nhất là đối với nguồn ODA.
Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Chính vì vậy, ODA mang yếu tố chính trị. Các nước viện trợ nói chung đều không quên đựơc lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài, các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo phát triển. Viện trợ các nước không chỉ đơn thuần là việc giúp đỡ hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ đòi hỏi những nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phất triển cho phù hợp với lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ, các nước cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ, không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước do sử dụng không hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp chính là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là do xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Mặt khác với ODA là nguồn vốn vay lâu dài, do ban đầu chưa phải trả nợ ngay nên ODA hay được sử dụng lãng phí, không hiệu quả. Khi đến kì trả nợ thì người phải trả lại là thế hệ sau, vì vậy, nó còn kìm hãm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA cần phải phối hợp với các loại nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
b. Nguồn vốn nước ngoài di chuyển vào trong nước làm tăng thu nhập của vốn nước ngoài trên thị trường trong nước và làm giảm thu nhập của nguồn vốn trong nước.
Về thực chất đây là việc tái phân phối thu nhập của vốn trong nước cho vốn nước ngoài, do đó có thể gây ra làn sóng "bài ngoại" của vốn trong nước và hiện tượng xung đột ngấm ngầm, hoặc công khai trong quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài
c. Nguồn vốn nước ngoài được đầu tư khá nhiều vào khai thác tài nguyên, dẫn đến làm giảm khả năng phát triển lâu dài của nguồn vốn trong nước.
Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên là bắt nguồn từ tính chất quý hiếm và sự phân bố không đòng đều giữa các vùng trên trái đất. Các nước đang phát triển thường có nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn các nước phát triển. Một trong những động cơ của các nhà đầu tư nước ngoài là nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở những nước tiếp nhận. Họ có thể khai thác để đem về nước sản xuất hoặc sản xuất thành sản phẩm ngay tại nước sở tại. Có một hình thức khai thác khác là khai thác những địa điểm du lịch hấp dẫn có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng của chúng ta. Nhưng nguồn tài nguyên của chúng ta chỉ có hạn, nếu cứ khai thác như vậy thì không biết trong bao lâu nữa sẽ cạn kiệt. Thế hệ sau sẽ không có nguyên, nhiêu liệu để sản xuất vì vậy sẽ gặp bất lợi do có thể sẽ phải nhập khẩu nguyên liệu hoặc tốn kém chi phí cho nghiên cứu tìm ra nguyên liệu khác thay thế. Việc này sẽ làm giảm khả năng phát triển về lâu dài của nguồn vốn trong nước
d. Tình trạng lũng đoạn thị trường của nhà đầu tư nước ngoài và cạnh tranh không cân sức giữa doanh nghiệp trong nước với và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể làm phá sản doanh nghiệp trong nước và gây thất nghiệp.
Một thực tế mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn thấy, đó là doanh nghiệp nước ngoài thường làm ăn có hiệu quả hơn với doanh nghiệp trong nước đó là bởi các lý do sau
• Thứ nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đang phát triển thường rất hạn chế bởi đa số các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn. Cộng thêm vào đó là đa số các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp...
• Thứ hai, sự lạc hậu về khoa học - công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, trong đó số máy móc hiện đại chiếm tuỷ lệ thấp. Bên cạnh đó đầu tư để dổi mới công nghệ lại thường chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0.2 dên 0.5 % doanh thu
• Thứ ba, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh nghiệp
• Thứ tư, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế.
e. Làm chảy máu chất xám sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp nước ngoài còn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực thu hút nguồn nhân lực bởi chính sách lương, thưởng và những trợ cấp. Thông thường do được hưởng nhiều ưu đãi và môi trường làm việc tốt hơn mà đa số những người có trình độ tay nghề thường làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc này đã làm giảm đáng kể nhân tài cho khu vực trong nước, góp phần làm giảm khả năng phát triển của khu vực này.
è Giữa hai nguồn vốn trong nước và ngoài nước tồn tại mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mỗi nguồn đều có những tác động tích cựu và những điểm hạn chế tới việc huy động, hiệu quả sử dụng và mức đóng góp cho sự phát triển chung của nguồn vốn còn lại. Biểu hiện đó có thể là những tác động trực tiếp, và những tác động gián tiếp là chủ yếu qua một số kênh trong nền kinh tế như: Kênh lao động, kênh chuyển giao công nghê, kênh cạnh tranh và ổn định môi trường vĩ mô chung cho sự vận động của cả hai nguồn vốn.
Một điều luôn cần phải xem xét là những tác động tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định nền kinh tế của các dòng vốn từ ngoài nước (đầu tư gián tiếp nước ngoài, viện trợ chính phủ…).Những bất ổn này có thể là nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng và có thể đánh đổ những thành quả mà nguồn vốn trong nước đã xây dựng trên con đường phát triển.
Tóm lại, nhìn nhận mối quan hệ hữu cơ giữa hai nguồn vốn trong nước và ngoài nước trong sự đóng góp của chúng trong phát triển kinh tế là cần thiết.Quan trọng là chúng ta phải có được chiến lược kết hợp ,phân bổ, sử dụng hai nguồn vốn này thế nào cho hợp lý nhât để đạt được hiệu quả toàn diện. Muốn làm được điều này,chúng ta cần nghiên cứu những diễn biến của từng nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng trên thực tê như thế nào?
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG HAI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
A. THỰC TRẠNG
I. Nguồn vốn trong nước
1. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước:
Hàng năm nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nhà nước, trong GDP, là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Qui mô đầu tư, hiệu quả đầu tư tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con người.
1.1 Đầu tư từ Ngân sách nhà nước
Tổng vốn đầu tư từ NSNN trong 5 năm 2001-2005 là 274.3 nghìn tỷ đồng (trong đó phần vốn ODA đưa vào ngân sách để đầu tư là 41,75 nghìn tỷ đồng), bằng 22.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 28% tổng chi NSNN. Trong 3 năm cuối của thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006, vốn đầu tư cho lĩnh vực xã hội tăng từ 46% lên 51,1% trong khi đó đầu tư cho lĩnh vực kinh tế giảm từ gần 53% xuống 47.5%.
Có thể đánh giá việc bố trí vốn kế hoạch NSNN trong thời gian qua đã được tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải; Các địa phương đã chủ động giảm bớt các dự án khởi công mới tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành, cụ thể số dự án của các địa phương triển khai năm 2006 chỉ còn 10.276 dự án , ít hơn năm 205 là 424 dự án,trong đó số dựa ns hoàn thành chiếm 35% tổng số dự án thực hiện; Lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản của một số ngành và địa phương đạt kết quả khá cao; Về thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, đi đôi với việc tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng , nhiều tỉnh thành phố đã chủ động bố trí kế hoạch vốn để xử lý nợ xây dựng cơ bản từ các năm trước. Theo số liệu báo cáo sơ bộ, trong năm 2006 các địa phương đã bố trí 3.406 tỷ đồng ( bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư trong cân đối không kể vốn vốn đầu tư từ nguồn thu về sử dụng đất) thanh toán khối lượng nợ xây dựng cơ bản của 2.009 dự án; Việc chấp hành các thủ tục đầu tư và xây dựng được thực hiện tốt hơn so với các năm trước đây, nhìn chung các dự án được bố trí trong kế hoạch năm 2006 đều đảm bảo các thủ tục đầu tư và xây dựng , cũng như các quy định của nhà nước về phân bổ kế hoach vốn đầu tư.
Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận sự chậm trễ trong việc thực hiện và giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ. Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý thực hiện dự án của các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật… vừa chậm trễ, vừa chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng. Công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, không xác định đầy đủ các yếu tố liên quan. Các quy định hướng dẫn tính toán điều chỉnh chi phí, định mức đầu tư thường chậm được xử lý của các cấp thẩm quyền và không đồng bộ với các biến động thị trường. Thủ tục phê duyệt tổng dự toán, kế hoạch đấu thầu, kết quả trúng thầu…của một số Bộ, ngành và địa phương còn rất rườm rà và phức tạp; Năng lực tư vấn và năng lực nhà thầu thi công còn kém. Mặc dù trong thời gian gần đây, năng lực của các đơn vị tư vấn, nhất là tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng dự án phải điều chỉnh nhiều lần vẫn chưa được khắc phục. Sự yếu kém về tài chính và năng lực thi công của nhiều nhà thầu cũng là nguyên nhân chậm tiến độ đầu tư xây dựng công trình; Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều bất cập. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện các Luật, Nghị định của Chính phủ về đầu tư, xây dựng, đấu thầu thanh toán vốn chưa được thống nhất và thiếu cụ thể, gây khó khăn cho việc thực hiện ở các đơn vị cơ sở. Việc thông báo giá của các địa phương thường không đầy đủ, và không cập nhật thường xuyên, nên khi lập dự toán các chủ đầu tư phải triển khai thêm nhiệm vụ thoả thuận với địa phương để bổ sung vào thông báo giá, gây lãng phí và chậm trễ trong công tác đấu thầu. Việc tính trượt giá chưa được quy định thống nhất, cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian lập, thẩm định và phê duyệt dự án; Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, đặc biệt là trong tình hình giá đất đai đang ở mức cao, chi phí đền bù lớn cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư.
1.2. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đến nay đã khẳng định tính đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, phản ánh tính tất yếu của quá trình phát triển kinh tế xã hội chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện khả năng tích luỹ của ngân sách nhà nước, cùng với các chính sách thu hút đầu tư, Chinh phủ đã có thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ đầu tư phát triển phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH.
Cụ thể trên một số mặt sau:
- Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, từng bước xoá bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống của nhân giữa các vùng, miền tạo đà cho các vùng kinh tế cùng phát triển..
- Hỗ trợ phát triển một số lĩnh vực trọng điểm của nên kinh tế.
Về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Hàng nghìn km cầu đường giao thông được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên từng địa bàn và trong phạm vi cả nước, nhất là vùng miền núi, vùng biên giới hải đảo. Xây dựng mới hơn 500 km đường dây 500KV ,gần 2.000 km đường dây 220KV và 110KV hàng trăm trạm biến áp các loại ,công suất phát điện tăng 2.000MV.Vốn đầu tư cho các dự án góp phần tăng năng lực sản xuất điện và phân phối điện năng. Ở các vùng kinh tế trọng điểm và cửa khẩu quốc gia , hạ tầng nhiều khu kinh tế, KCN, KCX được hình thành ,nâng cấp ,mở rộng , đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ,sản xuất kinh doanh của các DA;
Phát triển các ngành sản phẩm công nghiệp trọng điểm: Vốn tín dụng phát triển của Nhà nước đầu tư cho 17 nhà máy đóng tầu có khả năng đóng mới hàng chục tàu trọng tải từ 6.500 tấn đến 53.000 tấn mỗi năm; 42 tàu vận tải biển trọng tải từ 3.600 tấn đến 22.000 tấn. Ngành đường sắt được đầu tư đóng mới 166 toa xe khách và 610 toa xe hàng. Nguồn vốn này cũng góp phần tăng thêm năng lực sản xuất :2.8 triệu tấn xi măng , 0.55 triệu tấn thép, 50 vạn tấn phân bón các loại, trên 1 triệu bộ săm lốp ô tô , 45.000 tấn sợi, 110 triệu m2 vải thành phẩm, 23 triệu sản phẩm dệt kim … mỗi năm.
- Tạo sự chuyển biến lớn về lượng và chất trong việc khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triên của thị trường tài chính.
- Giải quyết các vấn đề xã hội: Vốn tín dụng đã đầu tư và đưa vào sử dụng hàng trăm trường học, trường dạy nghề , bệnh viện ,trạm xá ,các khu nhà ở và đô thị mới .các dự án được đầu tư băng nguồn vốn này đã góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động , đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái ,bảo vệ sức khoẻ và nâng cao mức sống cho người dân , đặc biệt ở khu vực miền núi ,vùng sâu, vùng xa, vùng Đồng bằng sông Cửu long.
1.3. Nguồn vốn đầu tư từ DNNN:
Nguồn vốn này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Các DNNN hiện được xác định đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế , trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta.
Trong tổng giá trị vốn đầu của cả nước thì vốn đầu tư của DNNN vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn năm 2006 chiếm khoảng 18.6% và đang có xu hướng ngày càng tăng lên trong những năm trở lại đây. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh kém hơn khối doanh nghiệp tư nhân hay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhưng rõ ràng các DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế.
Bên cạnh doanh thu trực tiếp do bán điện mang lại , hoạt động của ngành điện cũng có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Những ảnh hưởng này là khó có thể tính toán. Tăng trưởng nguồn điện năng là điều thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế bền vững và đồng đều ở nước ta.
2. Nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân:
2.1. Tiết kiệm tư nhân:
Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, tiền mặt, ngoại tệ… Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. Nhiều hộ gia đình thực sự đã trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp . ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
2.2. Đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Cùng với sự xác định của Đảng và Nhà nước về vai trò cụ thể của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì trong những năm đổi mới vừa qua, diễn biến cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đã cho thấy xu thế vận động hướng tới cơ cấu ngày càng có hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong đó, đặc trưng là nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã gia tăng trong tổng đầu tư xã hội.
Xét về mặt hiệu quả và chất lượng, có bằng chứng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là tương đối cao so với các khu vực kinh tế khác. Với tính chất phong phú, đa dạng, linh hoạt, năng động và chứa đựng cả những khả năng lớn của sáng kiến cá nhân, trên phương diện lý thuyết, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có cơ sở và trách nhiệm phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình.
3. Thị trường vốn
Thị trường vốn Việt Nam mà chủ yếu là TTCK đã có bước phát triển nhảy vọt trong thời gian qua. Thời điểm Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định thành Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn (06/11/1993), thời điểm UBCK Nhà nước được thành l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài.doc