Đề tài Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam

 

Lời mở đầu 1

I. TỔNG QUAN VỀ FDI 2

1. Quan niệm về FDI 2

2. Tác động của FDI đối với Việt Nam 2

a. Mặt tích cực 2

b. Mặt hạn chế: 7

II. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM 9

1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 1988-2009 9

2. Tình hình tăng vốn đầu tư 11

3. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài từ 1988-2007 13

2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN 16

a. Giải ngân vốn ĐTNN 16

b. Triển khai hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án ĐTNN 17

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM 18

1. Thuận lợi 18

2. Khó khăn 20

V. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ Ở VIỆT NAM 22

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch 22

2. Nhóm giải pháp về pháp luật, chính sách 22

3. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư 23

4. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng 24

5. Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương 25

6. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính 26

Kết luận 27

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.  b.  Mặt hạn chế: Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: • Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà ĐTNN. • Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. ĐTNN ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các nước và vũng lãnh thổ khắp thế giới. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN. • Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. II. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM 1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ 1988-2009 Tính đến cuối năm 2009, cả nước có hơn 10.960 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 177,1 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình KT-XH đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ bùng nổ ĐTNN tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng số vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động nhân công giá rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng k, tăng 45% so với năm trước. Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông). Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch – dịch vụ cao cấp,...). Bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả năng phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm 2008 là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Theo các báo cáo nhận được, trong 3 tháng đầu năm 2010 cả nước có 139 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư cấp mới chỉ bằng 59,5 % so với cùng kỳ  2010 nhưng 1,9 tỷ USD đăng ký mới cũng là con số khá cao trong bối cảnh kinh tế hiện nay. 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu 2010, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 979,8 triệu USD chiếm 45,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 584,8 triệu USD chiếm 27,3%, đứng thứ 3 là Singapore với tổng vốn đăng ký 146,7 triệu USD chiếm 6,9% . 2. Tình hình tăng vốn đầu tư Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư, đến hết năm 2009, tổng vốn tăng thêm gần 27,8 tỷ USD. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp  đôi  so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD).  Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ  năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.   Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm  2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là  71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4%; 21,1%;  24% và 20%. Năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2007. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Trong 3 tháng đầu năm 2010, có 41 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 215 triệu USD, bằng 5,2% so với cùng kỳ năm trước Vốn tăng thêm  trong 3 tháng đầu năm 2010 thấp thể hiện khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 3 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 2,13 tỷ USD, bằng 29% so với cùng kỳ năm trước. 3. Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài từ 1988-2007 a. Đầu tư nước ngoài phân theo ngành nghề ● Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. ĐTNN vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tính đến năm 2007 STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 CN dầu khí 38       3,861,511,815 5,148,473,303 2 CN nhẹ 2,542     13,268,720,908 3,639,419,314 3 CN nặng 2,404     23,976,819,332 7,049,365,865 4 CN thực phẩm 310       3,621,835,550 2,058,406,260 5 Xây dựng 451       5,301,060,927 2,146,923,027 Tổng số 5,745     50,029,948,532    20,042,587,769 ● Lĩnh vực dịch vụ Một số ngành dịch vụ : bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản, tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. ĐTNN vào lĩnh vực dịch vụ tính đến năm 2007 STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 1 Giao thông vận tải – Bưu điện 208 4.287 721 2 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401 3 Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê 153 9.262 1.892 4 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283 5 Kinh doanh hạ tầng KCN-KCX 28 1.406 576 6 Tài chính – ngân hàng 66 897 714 7 Văn hoá - y tế – giáo dục 271 1.248 367 8 Dịch vụ khác (giám định, tư vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trường...) 954 2.145 445 Tổng cộng 1.912 28.609 7.399 Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí,... ● Lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%.  Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước. ĐTNN vào lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp tính đến năm 2007 STT Ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD) Vốn thực hiện (USD) 1 Nông – lâm nghiệp 803 4,014,833,499 1,856,710,521 2 Thủy sản 130 450,187,779 169,822,132 Tổng 933 4,465,021,278 2,026,532,653 b. Đầu tư nước ngoài phân theo vùng, lãnh thổ Chia làm 3 vùng trọng điểm: ● Vùng trọng điểm phía Bắc Có 2.220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% về số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước; - Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng vốn đăng ký 12,4 tỷ USD) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là: (slide) ● Vùng trọng điểm phía Nam Thu hút 5.293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.398 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là: (slide) ● Vùng trọng điểm miền Trung Thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước. Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là: (slide) Tính đến cuối 2009, địa phương thu hút được nhiều FDI nhất là TP. Hồ Chí Minh, thứ hai là Bà Rịa – Vũng Tàu, thứ ba là Hà Nội. c. Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký  23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký  4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký.  Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. d. Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác đầu tư Cho tới cuối 2009, có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng kí cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam (trình bày theo slide, nêu tên 3 nước đứng đầu về số vốn đăng kí, và về số vốn thực hiện). 2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN a. Giải ngân vốn ĐTNN Các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm phần vốn góp của bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Tổng số vốn thực hiện từ khoảng 4 tỉ trong năm 2006 lên 12 tỉ USD vào cuối năm 2008. Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. b. Triển khai hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án ĐTNN  Hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP. III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM 1. Thuận lợi ü Việt Nam đã ký các cam kết liên quan đến đầu tư nước ngoài Việt Nam đã ký các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS), hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, hiệp định giữa Việt Nam và Bulgaria về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định khung về quan hệ Việt Nam - Uỷ ban Châu Âu (EC), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT), Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GAT), hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ… Trong những cam kết đó đặc biệt phải kể đến là hiệp định thương mại tự do của WTO.  Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được dựa trên các nguyên tắc: - Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp nhận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thoả đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử. - Không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính, trừ trường hợp vì mục đích công cộng thì tuân thủ phương châm không phân biệt đối xử và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo đúng giá thị trường, phù hợp với thủ tục luật định. - Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước theo nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi” - Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan nhà nước ra toà hành chính, trọng tài hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.     ü Môi trường xã hội và chính trị ổn định    Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên 80 triệu dân.   Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). ü Đường lối đối ngoại mở rộng và tích cực Cùng với sự ổn đinh về chính trị-xã hội , Việt Nam có đường lối đối ngoại mở rộng, đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược mở cửa hướng về xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài. Với phương châm “Việt nam muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” nước ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình thích hợp và thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong quan hệ đa phương và song phương. Hiện nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ buôn bán với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ và tiếp nhận đầu tư của gần 80 quốc gia. Chính việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch. ü Có những lợi thế so sánh Việt Nam có điều kiện tự nhiên và trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á. Các tuyến đường hàng không và hàng hải trên thế giới đều rất gần Việt Nam, tạo điều kiện cho giao thương buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và đứng thứ 7 trong số 15 quốc gia giầu tài nguyên nhất thế giới. Người lao động Việt Nam rất sáng tạo trong công việc. Tóm lại, những lợi thế của Việt Nam sẽ là điều kiện để các TNCs đầu tư khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận cao. Vấn đề là chúng ta phải biết lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, muốn làm ăn lâu dài. Đồng thời Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo và khôn khéo để vừa thu hút các TNCs vừa đảm bảo khai thác có hiệu quả nhữg lợi thế của mình theo nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền và hai bên cùng có lợi. 2. Khó khăn • Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo nguyên tắc thị trường. Thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà ĐTNN. • Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ. • Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt. • Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam. • Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. • Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. • Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng, chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các cấp. • Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, không lo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25790.doc
Tài liệu liên quan