MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 3
I. KHÁI NIỆM THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU: 3
1. Khái niệm: 3
2. Tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 5
3. Mã số thuế: 6
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU: 8
1. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987: 8
2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991: 9
3. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1993: 9
4. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1998: 9
5. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005: 11
III. ÐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU: 15
1. Ðịnh nghĩa đối tượng chịu thuế: 15
2. Những đối tượng chịu thuế theo Luật hiện hành: 15
3. Ðối tượng không chịu thuế: 16
4. Ðối tượng nộp thuế: 17
IV. CĂN CỨ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ: 17
1. Căn cứ tính thuế: 17
1.1. Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 18
1.2. Thuế suất: 18
1.3. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: 19
2. Phương pháp tính thuế: 19
V. CHẾ ÐỘ MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ: 19
1. Miễn thuế: 19
2. Giảm thuế: 21
VI. ÐĂNG KÝ KÊ KHAI, NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ, TRUY THU THUẾ: 21
1. Ðăng ký kê khai thuế: 22
2. Nộp thuế: 22
3. Hoàn thuế: 23
4. Truy thu thuế: 24
5. Quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 25
5.1 Nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan hải quan: 25
5.2 Xử lý vi phạm về thuế: 26
5.3 Giải quyết khiếu nại về thuế: 27
VII. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU: 28
1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam: 28
2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO: 29
CHƯƠNG II 32
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA 32
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY: 32
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu: 32
2. Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: 33
3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: 34
4. Các đặc điểm của công ty: 37
4.1. Vốn kinh doanh: 37
4.2. Về nguồn nhân lực: 38
4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 40
4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 41
4.5. Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan nhà nước: 42
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: 44
6. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 2006-2008: 47
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY: 52
1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 52
1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 52
1.2 Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế: 52
1.3 Thuế suất: 53
2. Kê khai nộp thuế: 56
3. Hoàn thuế xuất nhập khẩu: 65
CHƯƠNG 3 69
NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG 69
TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA 69
I. Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước: 69
II. Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 70
III. Những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước: 77
1. Đối với Bộ Tài Chính: 77
2 Đối với Tổng cục Hải quan: 78
3 Đối với cơ quan quản lý thuế: 78
4 Đối với Bộ xây dựng: 79
5. Đối với Tổng công ty gốm xây dựng và thủy tinh Viglacera: 79
IV. Những kiến nghị đối với công ty: 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82Z
88 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thực hiện Luật thuế xuất nhập khẩu tại công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế hiện hành 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế ), chủ yếu là đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất và một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.
Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phám Urugoay (1994) như sau: trong lĩnh nông nghịêp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam rham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.
Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật sốsẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.
2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO:
Cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nước. Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm. Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược về giá. Một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, thuế nhập khẩu vẫn là biện pháp quan trong để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo các cam kết của WTO và hiệp định tự do hoá thương mại (AFTA ), thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm trong thời gian năm tới và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 – 12 năm. Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, sẽ có 36% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu so với hiện hành. Với mức cắt giảm như đã cam kết, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm thuế khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Khi đó số thu thuế nhập khẩu sau khi thực hiện cắt giảm giai đoạn 5 năm gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4800 tỉ đồng. Trung bình giảm khoảng 1000 tỉ đồng / năm, tương đương khoảng 6 -7 % số thu thuế nhập khẩu hàng năm.
Gia nhập WTO, Vịêt Nam sẽ cạnh tranh với nhiều đối tác có lợi thế về công nghệ, về giá cả, vận chuyển và chủ động nguồn nguyên liệu trong khi biện pháp bảo hộ bằng thuế không còn thì khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất trong nước.
Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo AFTA khu vực. Theo cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0 – 5%. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có các biện pháp điều chỉnh, vì các nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25- 27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo tiêu chí để được miễn thuế mớí chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, khi AFTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn.
Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, dưới tác động giản tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu thuế từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng. Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.
Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tư, mở rộng sản xuất, hạn chế tối đa những tác động bất lợi về biến động của giá cả. Không chỉ có vậy, chính sách ưu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bước mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ưu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ. Đây cũng là một bước để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY:
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera
Địa chỉ: Số 2 – Hoàng Quốc Việt- Cầu giấy- Hà Nội
Điện thoại: 04.7567712
Fax: 04.7567710
Email: Viglacera- exim@fpt.vn
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp nhà nước mà tiền thân là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập theo quyết định 217/ QĐ- BXD ngày 17/5/1998 có tên giao dịch quốc tế là: Business and Import Export Company nay có tên giao dịch mới là: Trading and Exporrt – Import Company, viết tắt là TRADIMEX. Trụ sở công ty lúc đăng ký kinh doanh đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng – 43B Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hố, Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HàNội. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, thực hiện hạch toán phụ thuộc Tổng công ty, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng phê duyệt.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước; Nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại gạch ngói, đát sét nung, gạch ốp lát ceramic, granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngàng xây dựng; Xuất khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.
2. Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có 2 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các công ty thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, giúp cho sản xuất của công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả cao.
- Chức năng xuất nhập khẩu:
+ Xuất khẩu các loại gạch ngói, đất sét nung, gạch ốp lát các loại Ceramic, Granit, nguyên vật liệu, sứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngành xây dựng.
+ Nhập khấu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và phục vụ kinh doanh.
+ Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.
Nhiệm vụ của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Để thực hiện các chức năng trên của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu phải thực hiện những nhiệm vụ (có thay đổi theo thời gian) như sau:
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các đơn vị thành viên bao gồm cả việc bảo đảm những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra qua đó thu được lơị nhuận. Xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn để trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại.
3. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc trong Tổng công ty do vậy cơ cấu quy mô, tổ chức biên chế nhân sự công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển của công ty bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khi mới thành lập do mới chỉ có chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty chỉ bao gồm 4 phòng là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu nhưng hiện nay do sự phát triển của công ty mà thực chất là sự mở rộng ngành nghề kinh doanh ( thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài Tổng công ty đi làm việc tại nước ngoài) nên công ty có thêm phòng mới là phòng Xuất khẩu lao động.
Biểu 1: sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:
Giám Đốc C.Ty
PGĐ
PGĐ
PGĐ
Phòng
TCKT
Bộ phận
KD Nội địa
Phòng XNK
Phòng XKLĐ
Bộ phận KD kính XD
Phòng KHĐT
Phòng TC-HC
Cũng giống như đại đa số các công ty ở Việt Nam hiện nay sơ đồ tổ chức của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu theo một mô hình trực tuyến, chức năng trong đó:
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu được Chủ tịch HĐQT tại quyết định số 64/TCT- HĐQT ngày 11/7/2000. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Giúp việc cho giám đốc:
- Phó giám đốc kiêm trưởng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
- Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
- Kế toán trưởng.
Các phó giám đốc công ty là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động,tiền lương ,đào tạo ,thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động.
Phòng xuất khẩu lao động: có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà công ty đang khai thác và ngày càng mở rộng các thị trường trên thế giới.
Bộ phận kinh doanh kính xây dựng chịu trách nhiệm trước giám đốc về mảng kinh doanh mà mình đảm nhiệm. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh này có hiệu quả và tiêu thụ được lượng lớn sản phẩm kính xây dựng của các công ty thành viên trong Tổng công ty.
Bộ phận kinh doanh nội địa đảm nhiệm hoạt động kinh doanh, xây dựng và tổ chức quản lý hệ thống mạng lưới của công ty trong nước.
4. Các đặc điểm của công ty:
4.1. Vốn kinh doanh:
- Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đ VNĐ, được chia thành các cổ phần và mỗi cổ phần có trị giá 10.000 đ VNĐ. Trong đó vốn điều lệ phát hành ban đầu là : 500.000 cổ phần.
Cơ cấu vốn điều lệ:
- Nhà nước chiếm: 25%
- Cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư: 75%.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, đây là một công ty nhà nước. Do đó, một mặt nó chịu sự quản lý về mặt tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do Nhà nước và Tổng công ty cấp và còn có thể nhận được lượng vốn nhất định do Ngân sách nhà nước cấp khi cần thiết. Đây là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho sự hoạt động của công ty. Công ty phải có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn này trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong các năm qua công ty không ngừng huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp nên tổng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 1: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó:
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Vốn cố định và đầu tư dài hạn
1,300,816,110
0.578290266
Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn
223,640,909,426
99.42170973
Tổng
224,941,725,536
100
Vốn nhà nước
727,127,000
0.323251301
Vốn vay:
Vay tín dụng dài hạn
Vay tín dụng ngắn hạn
Vay khác
224,214,598,482
99.6767487
188,342,879,037
84.00116688
30,340,649,600
13.53196884
5,531,069,845
2.466864282
Tổng
224,941,725,536
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2005.
4.2. Về nguồn nhân lực:
Lao động là một yếu tố quan trọng hàng đấu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không thể hoạt động có hiệu quả nếu như không có đội ngũ lao động được bố trí hợp lý, phù hợp với chức năng kinh doanh.
Tổng số lao động trong công ty tính đến ngày 30/6/2005 bao gồm 67 người.
Phân theo trình độ của người lao động:
Bảng 2: cơ cấu lao động phân theo trình độ
Đơn vị: người
Đại học và
trên đại học
Cao đẳng và
trung cấp
Phổ thông
Tổng
41
17
09
67
Phân theo hợp đồng lao động:
Bảng 3: cơ cấu lao động phân theo hình thức hợp đồng
Đơn vị: người
Số lượng
lao động
theo biên chế
Hợp đồng
lao động
không xác
định thời hạn
Hợp đồng
lao động
xác định thời hạn
Mùa vụ
Tổng
4
33
28
2
67
Nguồn : Phòng tổ chức hành chinh Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu 2005
Số lượng lao đồng sử dụng sau khi cổ phần hoá: 55 người, theo Quyết định cổ phần hoá: Quyết định số1196/ QĐ- BXD ngày 31/5/2005 và kế hoạch cổ phần hoá do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
Phân theo trình độ của người lao động:
Bảng 4: cơ cấu lao động theo trình độ
Đơn vị: người
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung cấp
Phổ thông
Tổng
36
13
06
55
Phân theo hợp đồng lao động:
Bảng 5: cơ cấu lao động phân theo hình thức hợp đồng
Đơn vị: người
Biên chế
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Mùa vụ
Tổng
0
34
20
01
55
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu 2005
4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có địa bàn kinh doanh rất rộng lớn. Địa bàn kinh doanh trong nước trải rộng khắp cả nước, thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh phía nam trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm.
Về xuất khẩu sang thị trường thế giới công ty có mối quan hệ bạn hàng với nhiếu nước trên thế giới như thị trường các nước ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, các nước Đông Âu, Hoa kỳ, Trung ĐôngCác thị trường này ngày càng có nhu cầu lớn.
Về nhập khẩu công ty có quan hệ với các nước có trình độ khoa học công nghệ cao trong lĩnh vực vật liệu xây dựng như: Italia. Đức, Nhật, Tây Ban Nha
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, vật tư thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng.
- Sản xuất và lắp ráp các thiết bị trang trí nội thất.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hoá chất, dây chuyền sản xuất.
- Xuất khẩu lao động.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bất động sản.
- Kinh doanh vận tải đường bộ.
- Kinh doanh dịch vụ, du lịch.
- Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ô tô
4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có hai chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà máy sản xuất gương và kính tại Bình Dương, đây là một nhà máy lớn với công suất 2 triệu m2/ năm. Từ khi thành lập đến nay công ty đã nhập khẩu nhiều may móc thiết bị hiện đại của các nước có trình độ cao trong lĩnh vực sản xuất gốm xây dựng và thuỷ tinh như: Italia, Đức, Nhậtcông ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu máy móc thiết bị cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Đây là một nhiệm vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên của Tổng công ty nói chung và công ty nói riêng.
Đối với lĩnh vực sản xuất thuỷ tinh xây dựng: Hiện nay các nhà máy kính Đáp Cầu, nhà máy kính Bình Dương và nhà máy liên doanh kính nổi VFG ( liên doanh giữa Viglacera với tập đoàn Nippon- Nhật Bản) với các công nghệ sản xuất hiện đại của Nga, Hàn quốc, Đức, Nhật có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và sản phẩm thuỷ tinh như kính xây dựng có độ dày từ 2-8 mm, kính an toàn cho xe ô tô, kính phản quang, gương, kính thuỷ tinh lỏng, sợi bông thuỷ tinhNăm 2000 đã xuất khẩu các thuỷ tinh mới của công ty sang thị trường các nước ASEAN và trong các năm tới sẽ vươn sang thị trường các khu vực khác.
Đối với lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh: Sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu Viglacera hiện đựơc sản xuất trên công nghệ hiện đại của Italia và Hoa kỳ với các loại chính: chậu rửa các loại. lavabo, bồn tắm và các loại sản phẩm sứ vệ sinh khác. Đây là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu âu theo tiêu chuẩn ISO 9000.
Đối với sản phẩm gạch ốp lát: Các sản phẩm gạch ốp lát nền và ốp tường tráng men dùng trong xây dựng gạch Gramite nhân tạo, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ do Cộng hoà liên bang Đức và Italia chuyển giao.
Đối với lĩnh vực sản xuất gạch chịu lửa: Công ty có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh , gốm xây dựng, xi măng, luyện thép, các vật liệu chịu lửa như gạch chịu lửa Chammot, gạch chịu lửa cao nhân, gạch cách nhiệt, gạch chịu lửa kiềm tính. Các sản phẩm này đựơc sản xuất trên dây chuyền kỹ thuật của Cộng hoà liên bang Nga và Cộng hoà liên bang Đức,
Đối với lĩnh vực sản xuất gạch ngói thông dụng: Các sản phẩm gạch ngói thông thường và gạch ngói tráng men làm từ đất sét như gạch xây, gạch chống nóng gạch chẻ, gạch Block, gạch xây không chát, ngói lợp và ngói trang tríhiện nay có 16 đơn vị trực thuộc của Viglacera sản xuất các loại sản phẩm này trên dây chuyền sản xuất của Nga và Czech với lò nung Tynnel nên mẫu mã và chất lượng sản phẩm rất cao được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm.
4.5. Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan nhà nước:
4.5.1. Mối quan hệ với Chính Phủ:
- Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính Phủ có liên quan đến công ty và các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các quy định liên quan đến công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Thực hiện quy hoạch, chiến lựơc phát triển công ty trong chiến lược phát triển của ngành.
- Chịu sự kiểm tra thanh tra về việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ của nhà nước tại công ty.
- Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể, các chính sách về tài chính, kế toán, thuế, thống kê và cán bộ.
- Được sử dụng và quản lý vốn, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp, cơ chế quản lý Nhà nước đối với công ty.
4.5.2. Mối quan hệ với Bộ Tài chính:
Công ty chịu sự chi phối của Bộ Tài chính về:
- Tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán kế toán.
- Kiểm toán tài chính và kiểm toán nội bộ công ty.
Bộ Tài chính là cơ quan được Chính Phủ giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, chi phối công ty về:
- Xác định vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác mà Nhà nước giao cho Công ty quản lý, sử dụng.
- Kiểm tra hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực khác được giao trong quá trình hoạt động, được thể hiện thông qua các quyết toán hàng năm.
- Duỵêt quyết toán hàng năm của công ty.
Công ty có quyền đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách tài chính tín dụng và các nội dung khác có liên quan đến công ty, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm phê duyệt để tổ chức thực hiện việc chuyển giao các tài sản lớn và việc đầu tư nước ngoài, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
4.5.3. Mối quan hệ với Bộ Xây dựng:
Với chức năng quản lý nhà nước về ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ xây dựng quản lý công ty về các vấn đề:
- Ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn công nghệ kể cả thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ nhập khẩu, các định mức cấp ngành xây dựng và trực tiếp kiểm tra giám sát công ty về việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn đó.
- Xây dựng và ban hành quy hoạch định hướng phát triển và kiểm tra quá trình thực hiện các quy hoạch đó.
Với nhiệm vụ được nhà nước giao thực hiện một số chức năng của chủ sở hữu, Bộ Xây dựng chi phối công ty về các mặt sau:
- Thành lập. tổ chức, tách, nhập, giải thể công ty theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính Phủ.
- Phê chuẩn điều lệ và các nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty.
- Tham gia giao vốn và các nguồn lực khác cho công ty, kiểm tra hoạt động của công ty, công ty có trách nhiệm báo cáo theo quy định của Nhà nước và theo các yêu cầu của Bộ xây dựng.
- Chỉ đạo công ty trong việc bảo đảm cân đối của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu thị trường về những hàng hoá, dịch vụ chủ lục mà công ty đang kinh doanh để thực hiện bình ổn giá cả theo quy định của Nhà nước.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Được thành lập từ tháng 5/ 1998 trong những ngày đầu mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn như: bị hạn chế trong chức năng kinh doanh, đội ngũ cán bộ công nhân viên mới tiếp cận thị trường trong một thời gian ngắn nên chưa có kinh nghiệm, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu. Hơn nữa, trong thời kỳ đó các cơ chế kinh tế thường xuyên thay đổi. Nhưng vượt trên các khó khăn đó Công ty vẫn đạt được những thành công nhất định. Đây là kết quả của quá trình không ngừng cải cách mô hình tổ chức và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên trong công ty. Điều này đựơc minh chứng rất rõ ràng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua như sau:
Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Tổng tài
sản
179,845,226,799
254,192,619,167
224,941,725,536
264,756,355,904.34
Vốn nhà
nước
519,475,589
697,127,054
727,127,054.00
855,561,364.00
Doanh thu
thuần
205,754,525,768
245,403,248,430
200,926,025,419
215,532,766,190.00
Lợi nhuận
trước thuế
375,962,551
749,275,884
2,158,266,105
2,876,805,067.33
Nộp ngân
sách
26,713,409,798
37,277,378,817
35,966,211,489
41,905,135,059.00
Nợ phải
trả
178,807,617,888
252,243,916,909
224,214,598,482
263,829,025,020.34
Nợ phải
thu
132,669,335,106
171,987,774,220
177,206,515,731
205,158,388,977.34
Lao động
113
137
65
57
Thu nhập
1,776,000
1,532,000
2,100,000
2,126,666.67
Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu
Qua bảng số liệu trên ta có bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế của công ty như sau:
Bảng 7:
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng 2003 so với 2002(%)
Tốc độ tăng 2004 so với 2003(%)
Tốc độ tăng 2005 so với 2004(%)
Tổng tài sản
41.34
-11.51
17.69998
Vốn nhà nước
34.2
4.30
17.66348
Doanh thu thuần
23.64
-21.02
7.269716
Lợi nhuận trước thuế
99.3
188.05
33.29242
Nộp ngân sách
34.51
-3.52
16.51251
Nợ phải trả
41.07
-11.11
17.66809
Nợ phải thu
29.63
3.03
15.77361
Lao động
21.24
-52.55
-12.3077
Thu nhập
-13.74
37.08
1.269841
Qua bảng phân tích trên ta thấy: Các năm qua công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả với mức lợi nhuận hàng năm tương đối cao. Năm 2003 lợi nhuận trước thuế của công ty đạt được là 749.275.884đồng VNĐ tăng 99.3 % so với năm 2002. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5514.doc